Vì
Phạm thiên Thư, như chúng ta đều biết là một nhà sư, vậy bài Ngày Xưa Hoàng Thị
được ông sáng tác từ bao giờ?
“Bài
Ngày Xưa Hoàng Thị tôi viết trước khi đi tu. Khi tôi vào chùa rồi thì hình ảnh
trên đường đi làm tôi nhớ lại kỷ niệm xưa. Nhớ lại hình ảnh của cô Ngọ, thời học
trò ấy mà. Chẳng có tình yêu đâu chỉ là học trò vui vui thôi. Đó là lý do tại
sao tôi viết bài đó.”
Phạm
Thiên Thư vừa cho chúng ta biết một chút lý lịch của bài thơ Ngày Xưa Hoàng Thị,
bài thơ này đã một thời gây sóng gió trong khuôn viên các trường Trung cũng như
đại học tại Việt Nam vào đầu những năm bảy mươi. Nhạc sĩ Phạm Duy đã tinh tế
khi chọn bài thơ này để phổ nhạc và sau đó hàng loạt bài khác của Phạm Thiên
Thư liên tục chiếm lĩnh đài phát thanh Sài Gòn trong nhiều năm trời.
Phạm Thiên Thư và Ngày Xưa Hoàng Thị
Mặc Lâm (Rfa)
Mang
Thiền vào Thơ
Phạm
Thiên Thư có những bài thơ tình tuyệt vời mặc dù bản thân ông là một nhà tu. Điều
gì đã dẫn ông tới bên bờ luyến ái khi từ tâm thức ông là đồ đệ chân chính của
thiền môn?
Thật
ra không phải lúc nào nhà thơ cũng theo đuổi tình yêu. Bên cạnh những lời thơ
mang bóng sắc của cái ngã, Phạm Thiên Thư đã mang Thiền vào thơ của ông kể từ
bài Động Hoa Vàng. Tác phẩm đã mở một hướng nhìn mới vào thế giới của tu trì và
từ bên trong người theo gót thiền có cơ hội dàn trải những tình cảm trước thiên
nhiên, cuộc sống trong đó không loại trừ tình yêu đôi lứa. Tình yêu trai gái
trong thơ ông cũng nhuộm phần nào hơi hướm của tăng sòng và từ đó thơ ông trở
nên tĩnh tại và sâu lắng hẳn.
“Sau
khi vào chùa, thời gian đó cái tư tưởng của nhóm thầy Nhất Hạnh đưa ra gọi là
tu sĩ mới ảnh hưởng. Tôi có ý làm sao mà tu theo hướng tinh thần mới, con người
mới trong đó có cả thơ phú dưới hình thức Thiền. Đó là lý do tại sao tôi sáng
tác thơ tình cảm có nhuốm chất Thiền. Thứ nhất tôi cũng là một người trong học
hội Hồ Quý Ly từ năm 19 tuổi cho tới năm 23 tuổi thì tôi vào chùa. Tôi muốn làm
sao sử dụng sức mạnh dân tộc vì theo gương Hồ Quý Ly, ông là một vị nghiên cứu
chữ Nôm cho nên tôi đưa tinh thần dân tộc là làm sao tạo nét độc sáng cho thanh
niên để vươn lên sức mạnh dân tộc qua bài thơ này, mỗi đoạn 4 câu chứa những
nét của dân tộc.”
Động Hoa Vàng
Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng
Thơ: Phạm thiên Thư-Nhạc: Phạm Duy-Thái Thanh trình bày
Bốn
trăm câu lục bát của bài Động Hoa Vàng mà Phạm Thiên Thư vừa nhắc tới như một bức
tranh xuân trong đó ẩn chứa nhiều triết lý thú vị của cảm quan cuộc sống. Sự bừng
nở thi tứ yêu đương trong suốt bài thơ làm hơi thơ trở thành sương sớm quyện
trong chút nắng hừng ấm đầu xuân. Động Hoa Vàng có thể là nơi non cao, núi vắng
nhưng cũng có thể là một xóm nhỏ nào đó giữa buổi chiều xuân im ắng hanh hao. Kẻ
theo Thiền đạo có thể tin rằng mình vừa tìm được một lối nhỏ mong manh giữa cuộc
trần dẫn đến sự thoát thai ý thức. Trong khi đó, người trần tục cũng không thể
phớt lờ được từng ẩn dụ ý nhị lấp lánh phía sau mỗi câu thơ trong như suối ngàn
và xanh như rừng thẳm.
Con chim mùa nọ chưa chồng
Cũng bay rời rã trong dòng xuân thu
Từ em giặt áo đông tơ
Nay nghe lòng suối hững hờ còn ngâm
Thuyền ai buông lái đêm rằm
Sông thu ngân thoảng chuông trăng rì rào
Cửa sương nhẹ mở âm vào
Lay nghiêng bầu nậm rượu đào trầm ca
Lên non cuốc sỏi trồng hoa
Xuôi thuyền lá trúc la đà câu sương
Vớt con cá nhỏ lòng đòng
Mải vui lại thả xuống dòng suối tơ
Em nghiêng nón hạ cầu mưa
Sông ngâm mây trắng nước chưa buồn về
Hoa sầu cỏ cũng sầu chia
Lơ thơ xanh tụ đầm đìa vàng pha
Thôi thì thôi để mặc
mây trôi
Ôm trăng đánh giấc
bên đồi dạ lan
Thôi thì em chỉ là
phù vân
Thôi thì thôi nhé
có ngần ấy thôi...
Con
khuyên nó hót trên bờ
Em
thay áo tím thờ ơ giang đầu
Tưởng
xưa có kẻ trên lầu
Ngày
xuân gieo nhẹ trái cầu gấm hoa
Tóc
dài cuối nội mây xa
Vàng
con bướm nhụy lẫn tà huy bay
Dùng
dằng tay lại cầm tay
Trao
nhau khăn lụa nhớ ngày sầu đưa
................
Ừ
thì mình ngại mưa mau
Cũng
đưa anh đến bên cầu nước xuôi
Sông
này chảy một dòng thôi
Mây
đầu sông thẫm tóc người cuối sông
........................
Ðôi
uyên ương trắng bay rồi
Tiếng
nghe tha thiết bên trời chớm đông
Nửa
đêm đắp mảnh chăn hồng
Lại
nghe hoa lạnh ngoài đồng thiết tha
Con
chim chết dưới cội hoa
Tiếng
kêu rụng giữa giang hà xanh xao
Mai
anh chết dưới cội đào
Khóc
anh xin nhỏ lệ vào thiên thu
...........................
Tiếng
chim trong cõi vô cùng
Nở
ra bát ngát trên rừng quế hương
Tiếng
em hát giữa giáo đường
Chúa
về trong những thánh chương bàng hoàng
Em Lễ Chùa Này
EM LỄ CHÙA NÀY (Phạm Duy) - Lệ Thu
*
Phạm
Thiên Thư cũng được biết tới qua một bài thơ khác mang tên “Em Lễ Chùa Này”.
Bài thơ có dáng dấp của truyện kể dân gian. Thật ra theo nhà thơ thì câu chuyện
này hoàn toàn có thật, ông kể:
“Bài
thơ này sáng tác theo lời một ông thầy khi ấy đã quá 50 tuổi rồi, ông ấy nhớ lại
tình cảm hồi xưa khi ông còn là chú tiểu thì ông ấy gặp một cô bé đi chùa, ông
tiểu cứ đánh chuông cho cô ấy nghe và cuối năm thì cô ấy chết đi. Cảm động từ
câu chuyện này tôi làm bài thơ “Em lễ chùa này”.”
Đầu Mùa Xuân cùng em đi lễ
Lễ chùa này - vườn nắng tung bay
Và ngàn lau - vàng màu khép nép
Bãi sông bay - một con bướm đẹp
Tàn Mùa Đông vào chùa bỡ ngỡ
Tiễn đưa em trong áo quan này
Từng cội hoa - Trầm lặng thương nhớ
Tóc em xưa - tơ óng như mây
Mộ của em - mộ vừa mới lấp
Có con chim - nào hót trên cây
Lời của chim - chìm vào tiếng suối
Suối xanh lơ - buồn khóc ai hoài
Rồi từ đây - vườn chùa thanh vắng
Đến thăm em - ngày tháng qua mau
Một nụ mai - vừa nở trong nắng
Hỡi em ơi - mây đã qua cầu
Đoạn Trường Vô Thanh
Phạm Thiên Thư cũng được biết đến nhiều qua tác phẩm “Đoạn Trường
Vô Thanh” Tác phẩm này bị nhiều người cho là chạy đua với Nguyễn Du khi dùng
cùng một thể thơ lục bát và tên gọi của tác phẩm. Sự thật ra sao chúng ta hãy
nghe nhà thơ trần tình.
“Trong
thời gian đó bên Trung Quốc có cuốn sách tựa là “Nguyễn Du Là Gì”. Cuốn sách
nói rằng Nguyễn Du chỉ dịch của Trung Quốc, về văn chương không có gì độc sáng
cả chỉ lấy từ Trung Quốc mà thôi. Tôi viết “Đoạn Trường Vô Thanh” nhằm nói về
những nét độc đáo của dân tộc.
Ngày Xưa Hoàng Thị
Ngày Xưa Hoàng Thị
Thơ: Phạm thiên Thư-nhạc: Phạm Duy-Thái Thanh trình bày
*
* *
*
* *
Ngày Xưa Hoàng Thị
Thơ: Phạm thiên Thư-nhạc: Phạm Duy-Thanh Lan trình bày
Trở
lại với “Ngày Xưa Hoàng Thị”, tác phẩm đem người đọc tới với thơ Phạm Thiên Thư
như chính tác giả thừa nhận. Âm hưởng vừa ngây thơ như thư sinh lại vừa thâm trầm
như người tu thiền khiến bài thơ có nét độc đáo khác biệt vừa lãng mạn vừa uyên
nhu, rất riêng tư nhưng không thiếu phần lôi cuốn. Hình ảnh người con trai âm
thầm theo sau cô Ngọ mang nét đẹp của vụng dại, hồn nhiên khá tương phản với
cái trầm tư của những từ kinh điển như “Áo Tà Nguyệt Bạch” hay “Ðời Như Biển Động”
hoặc “Xóa Dấu Ngày Qua”. Bài thơ có những chi tiết rất đắt khi gợi lên hình ảnh
chú chim non đang dấu mỏ dưới cội hoa vàng. Chú chim lén nhìn một cách thích
thú gót chân chàng trai lẽo đẽo theo cô Ngọ trong một chiều tan trường với áo
trắng đầy sân.
Em
tan trường về
Ðường
mưa nho nhỏ
Chim
non dấu mỏ
Dưới
cội hoa vàng
Bước
em thênh thang
Áo
tà nguyệt bạch
Ôm
nghiêng cặp sách
Vai
nhỏ tóc dài
Anh
đi theo hoài
Gót
giày thầm lặng
Ðường
chiều uá nắng
Mưa
nhẹ bâng khuâng
........
Ôi
mối tình đầu
Như
đi trên cát
Bước
nhẹ mà sâu
Mà
cũng nhòa mau
Tưởng
đã phai màu
Đường
chiều hoa cỏ
Mười
năm rồi Ngọ
Tình
cờ qua đây
Cây
xưa vẫn gầy
Phơi
nghiêng dáng đỏ
Áo
em ngày nọ
Phai
nhạt mấy màu
Chân
theo tìm nhau
Còn
là vang vọng
Ðời
như biển động
Xóa
dấu ngày qua
Tay
ngắt chùm hoa
Mà
thương mà nhớ
Bài
thơ tuy nhắc lại một cách dịu dàng kỷ niệm thời xưa nhưng đã động lòng biết bao
thế hệ sau đó. Những chàng trai thời a vòng hôm nay đâu thua gì thế hệ Phạm
Thiên Thư bởi họ cũng đã và đang bâng khuâng chờ tiếng chuông tan trường để được
xao xuyến theo sau gót chân những cô Ngọ thời nay. Mặc dù cô Ngọ của thế kỷ 21
không còn e ấp như xưa nhưng nét duyên muôn thuở của thời áo trắng dễ gì phai
nhạt?
Phạm
Thiên Thư tuy xuất hiện không lâu trên vòm trời văn học Việt Nam nhưng thơ của
ông có những nét rất riêng và sự khác biệt chọn lọc đó đã được trả công từ người
đọc lẫn người nghe thơ ông. “Ngày Xưa Hoàng Thị” tuy chỉ là một bài thơ phổ nhạc
nhưng có sức thu hút lòng người một cách mạnh mẽ. Bốn mươi năm sau khi nghe lại
bài thơ này người ta vẫn không khỏi ngạc nhiên tự hỏi sao lại có một bài thơ
hay như thế?
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/Pham-thien-thu-and-ngay-xua-hoang-thi-mlam-11292009090256.html
*
* *
* *
Tàn cuộc hoa này - Phạm Thiên Thư
*
* *
Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu
Phạm Duy-Thơ: Phạm Thiên Thư-Tiếng hát: Duy Quang
Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu
Ngày xưa áo nhuộm hoàng hôn
Áo nhuộm hoàng hôn
Áo nhuộm hoàng hôn
Bóng ai cắp rổ cắp rổ lên cồn
Lên cồn hái dâu hái dâu
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire