Du Tử Lê
12/8/2010
Và, Đỗ B.
1.
Khi thiếu nữ ngồi xuống với cây guitar trong lòng, cũng là lúc mái tóc nàng, sau lưng, như một giòng suối dịu dàng, chảy xuôi triền quá khứ.
Khi những âm thanh thoát đi ra từ những ngón thanh xuân của nàng, hòa với tiếng guitar của Xuân Hoàn (bạn đồng hành âm nhạc,) cũng là lúc những ngọn đèn thính phòng đã tắt.
Bóng tối tráng một lớp lụa mỏng thương yêu lên những mái đầu (cùng lúc tâm hồn,) hàng trăm người thưởng ngoạn.
Nhưng khoảng cách giữa hàng ghế với sân khấu, bóng tối và, những lượng sáng chọn lọc, chói lọi soi tỏ khuôn, dáng nền nã nhan sắc nàng, chỉ thực sự được bôi xóa, khi nàng cất tiếng hát.
Tiếng hát, như tặng phẩm từ thượng đế.
Sân khấu, hàng ghế và, bóng tối với những lớp lụa mỏng thương yêu đó, là những thính phòng và, những người thưởng ngoạn như nửa kia của vầng trăng, làm thành hình hài, chân dung trọn vẹn một tiếng hát. Đêm đêm. Saigòn. Lắng. Sống.
Tiếng tây ban cầm thanh thoát đi ra từ những ngón thanh xuân, mái tóc như dòng suối dịu dàng, chảy xuôi triền quá khứ kia, là Quỳnh Lan, nhạc sĩ.
Thiếu nữ có khuôn, dáng nền nã nhan sắc và, tiếng hát như tặng phẩm từ thượng đế đó, là Quỳnh Lan, ca sĩ.
2.
Tôi không biết trước và, sau Quỳnh Lan, những ai đã / sẽ cất tiếng cật vấn định mệnh (như những lời tỏ tình ngậm ngùi gửi tới mai sau):
Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai
Tuổi nào ghi dấu chân chim qua trời
Xin cho tay em còn muốt dài
Xin cho cô đơn vào tuổi này
Tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài
Em xin tuổi nào còn tuổi nào cho nhau
Trời xanh trong mắt em sâu
Mây xuống vây quanh giọt sầu
Em xin tuổi nào
Còn tuổi trời hư vô
Bàn tay che dấu lệ nhòa
Ôi buồn!
Tuổi nào ngồi khóc tình đã nghìn thu
(Trịnh Công Sơn: Còn tuổi nào cho em.) (1)
Nhưng, khi nghe Quỳnh Lan hát, tôi không chỉ cảm được thành phố, nơi chốn hoang vu một thời Việt Nam, tuổi trẻ.
Khi nghe Quỳnh Lan hát, tôi cũng không chỉ cảm được những giọt lệ chứa trong nó, lượng thời gian sóng sánh sương mù. Lênh đênh tuổi thơ đìu hiu, với những con đường lủi thủi mộng mơ thất, lỡ. Và, những ngón thanh xuân đuối, níu mặt trời…
Tôi còn nghe được trong tiếng hát Quỳnh Lan, những bước chân không ngừng đi về phía tàn phai. Phía của một (hay những) cuộc tình tưởng những nghìn thu.
Tôi không biết trước và, sau Quỳnh Lan, những ai đã / sẽ trao trái tim mình cho đôi cánh thời gian, ngược chiều nhân gian tìm về những bình minh tình xanh, ý nặng; những vàng son nẻo cũ, lui xa:
ôi đâu người, đâu ân tình cũ?
Chờ hoài nhau trong mơ
Nhưng có bao giờ, thấy nhau lần nữa
Chờ nhau hoài cố nhân ơi!
Sương buồn che kín nguồn đời
Hẹn nhau một kiếp xa xôi,
nhớ nhau muôn đời mà thôi!
Thời gian tựa cánh chim bay,
qua dần những tháng cùng ngày
Còn đâu mùa cũ êm vui?
Nhớ thương biết bao giờ nguôi?
(Cung Tiến: Hoài Cảm.) (2)
Nhưng, khi nghe Quỳnh Lan hát, tôi không chỉ cảm được những tín hiệu tình yêu tôi, ở kiếp sau. Hạnh phúc tôi ở những cánh rừng thương nhớ…
Tôi còn cảm nhận được hương thơm từ những đời cây hẹn hò đáp, đền tình sâu đời qua và, kiếp tới.
Tôi muốn nói những “đợi chờ,” những “mùa cũ,” những “cánh chim” trong cõi giới âm nhạc Cung Tiến, qua tiếng hát của mình, Quỳnh Lan đã có cho chúng trái tim và, nhiều hơi thở khác.
Tôi muốn nói, tâm cảm tuyệt vọng (một thời) của Cung Tiến qua ca từ “Nhưng có bao giờ, thấy nhau lần nữa,”” đã được tiếng hát Quỳnh Lan hóa thân thành những xác quyết hạnh ngộ tương lai - - Bằng vào chính tiếng hát bép têm, lửa ngọn của nàng.
Cũng thế, tôi thấy một tôi khác, khi tình cờ, một đêm, nghe Quỳnh Lan với ca khúc “Yêu” của Văn Phụng.
Tôi biết, trước và, sau Quỳnh Lan, đã và sẽ còn nhiều người hát:
Thôi yêu dấu mà chi
ngày vui xế bóng đôi lòng chia xa
hồn tàn hơi buốt giá
khi mùa xuân qua úa phai ngàn hoa
Nhớ thương bao nhiêu một người thân yêu
đã đi xa về miền hoang liêu
những trang thư là hành trang theo
cố nhân ơi giận hờn chi nhau
Yêu là thêm thương đau
với xót xa lệ tình khôn lau
biết nói sao những khi âu sầu
những khi uá nhầu tâm tư (3)
Nhưng, qua tiếng hát Quỳnh Lan, tôi thấy chính tôi, trở về với những “ngày vui xế bóng…”
Tôi thấy chính tôi (không phải “người thân yêu” trong ca khúc,) là kẻ “đã đi xa về miền hoang liêu…”
Và, tôi cũng không phải là người “biết nói sao những khi âu sầu…”
Quỳnh Lan thay tôi, nói hộ.
Đúng hơn, tiếng hát Quỳnh Lan, đã thăng hoa, đã tháp cho những đau thương, những đổ vỡ cuộc tình tôi, tim khác.
Chính trái tim khác có từ “tiếng hát như tặng phẩm của thượng đế” của Quỳnh Lan, đã cho tôi lòng biết ơn những vết thương mà tình yêu tôi riêng, đem lại.
Cũng thế, tôi còn thấy một tôi khác, qua rất nhiều ca khúc được Quỳnh Lan chọn, như một xác lập tiến trình định hình nhan-sắc-tiếng-hát của mình.
Đó là những ca khúc của các tác giả thành danh như Y Vân, Trường Sa, Phạm Duy, Nguyễn Ánh 9, Đức Huy, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, v.v…
Tôi cũng không chút ngạc nhiên, khi các nhạc sĩ như Phạm Anh Dũng, Trần Quang Ngọc, Vĩnh Điện, Phan Ni Tấn, Nguyễn Nam, Nguyễn Đăng Tuấn, Tăng Nga, Phạm Ngọc, Vũ Thư Nguyên và, rất nhiều nhạc sĩ khác, đã chọn tiếng hát Quỳnh Lan, làm chiếc cầu nối, đưa cõi giới âm nhạc của họ đến với giới thưởng ngoạn trong và, ngoài đất nước.
3.
Song song với số lượng ca khúc nhiều tới mức khó ai có thể đếm nổi, chúng ta cũng có số lượng ca sĩ gia tăng đáng kể.
Vì thế, trong ghi nhận của tôi, một ca khúc mới, tự thân có được giá trị nào đó, đã được các ca sĩ tìm đến, như một nỗ lực cần thiết, để thắp sáng thêm nhan- sắc-tiếng-hát của mình. Nó sẽ mau chóng mất đi tính mới mẻ. Nó trở thành cũ, như dịnh luật tất yếu của thị trường!
Tuy nhiên, không phải bất cứ ca sĩ nào tìm đến với những ca khúc giá trị (dù thời trước hay hôm nay,) đều có thể thiết lập được một tương quan hữu cơ hay, một lương duyên tốt đẹp như mong ước.
Định mệnh (tôi xin được dùng hai chữ này,) thường cho thấy tính đỏng đảnh, nhắm nhẳng của một phụ nữ khó tính.
Định mệnh, hồi nào giờ cũng là người vốn mang bệnh lãng trí / alzheimer. Một thứ bệnh khả dĩ “giải mã” được tính…đố kị nụ cười!
Tuy nhiên, thản hoặc, định mệnh cũng chợt nhớ rằng, lâu lâu, cũng nên mỉm cười với ai đó.
Và, vẫn theo ghi nhận của tôi, mười năm gần đây, trong lãnh vực âm giai và tiếng hát, một trong những người đã được định mệnh cười với, là Quỳnh Lan!
Tôi không biết, có phải, dù sao thì, Quỳnh Lan cũng là người đã nhận được từ thượng đế: “Tiếng hát, như một tặng phẩm”?./.
(California, Dec. 4th 2010.)
Ảnh Quỳnh Lan cung cấp
Chú thích:
(1), (2), (3) Theo Wikipedia và dactrung.com
Du Tử Lê
12/8/2010
Và, Đỗ B.
1.
Khi thiếu nữ ngồi xuống với cây guitar trong lòng, cũng là lúc mái tóc nàng, sau lưng, như một giòng suối dịu dàng, chảy xuôi triền quá khứ.
Khi những âm thanh thoát đi ra từ những ngón thanh xuân của nàng, hòa với tiếng guitar của Xuân Hoàn (bạn đồng hành âm nhạc,) cũng là lúc những ngọn đèn thính phòng đã tắt.
Bóng tối tráng một lớp lụa mỏng thương yêu lên những mái đầu (cùng lúc tâm hồn,) hàng trăm người thưởng ngoạn.
Nhưng khoảng cách giữa hàng ghế với sân khấu, bóng tối và, những lượng sáng chọn lọc, chói lọi soi tỏ khuôn, dáng nền nã nhan sắc nàng, chỉ thực sự được bôi xóa, khi nàng cất tiếng hát.
Tiếng hát, như tặng phẩm từ thượng đế.
Sân khấu, hàng ghế và, bóng tối với những lớp lụa mỏng thương yêu đó, là những thính phòng và, những người thưởng ngoạn như nửa kia của vầng trăng, làm thành hình hài, chân dung trọn vẹn một tiếng hát. Đêm đêm. Saigòn. Lắng. Sống.
Tiếng tây ban cầm thanh thoát đi ra từ những ngón thanh xuân, mái tóc như dòng suối dịu dàng, chảy xuôi triền quá khứ kia, là Quỳnh Lan, nhạc sĩ.
Thiếu nữ có khuôn, dáng nền nã nhan sắc và, tiếng hát như tặng phẩm từ thượng đế đó, là Quỳnh Lan, ca sĩ.
2.
Tôi không biết trước và, sau Quỳnh Lan, những ai đã / sẽ cất tiếng cật vấn định mệnh (như những lời tỏ tình ngậm ngùi gửi tới mai sau):
Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai
Tuổi nào ghi dấu chân chim qua trời
Xin cho tay em còn muốt dài
Xin cho cô đơn vào tuổi này
Tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài
Em xin tuổi nào còn tuổi nào cho nhau
Trời xanh trong mắt em sâu
Mây xuống vây quanh giọt sầu
Em xin tuổi nào
Còn tuổi trời hư vô
Bàn tay che dấu lệ nhòa
Ôi buồn!
Tuổi nào ngồi khóc tình đã nghìn thu
(Trịnh Công Sơn: Còn tuổi nào cho em.) (1)
Nhưng, khi nghe Quỳnh Lan hát, tôi không chỉ cảm được thành phố, nơi chốn hoang vu một thời Việt Nam, tuổi trẻ.
Khi nghe Quỳnh Lan hát, tôi cũng không chỉ cảm được những giọt lệ chứa trong nó, lượng thời gian sóng sánh sương mù. Lênh đênh tuổi thơ đìu hiu, với những con đường lủi thủi mộng mơ thất, lỡ. Và, những ngón thanh xuân đuối, níu mặt trời…
Tôi còn nghe được trong tiếng hát Quỳnh Lan, những bước chân không ngừng đi về phía tàn phai. Phía của một (hay những) cuộc tình tưởng những nghìn thu.
Tôi không biết trước và, sau Quỳnh Lan, những ai đã / sẽ trao trái tim mình cho đôi cánh thời gian, ngược chiều nhân gian tìm về những bình minh tình xanh, ý nặng; những vàng son nẻo cũ, lui xa:
HOÀI CẢM (Cung Tiến) - Quỳnh Lan
Lòng cuồng điên vì nhớôi đâu người, đâu ân tình cũ?
Chờ hoài nhau trong mơ
Nhưng có bao giờ, thấy nhau lần nữa
Chờ nhau hoài cố nhân ơi!
Sương buồn che kín nguồn đời
Hẹn nhau một kiếp xa xôi,
nhớ nhau muôn đời mà thôi!
Thời gian tựa cánh chim bay,
qua dần những tháng cùng ngày
Còn đâu mùa cũ êm vui?
Nhớ thương biết bao giờ nguôi?
(Cung Tiến: Hoài Cảm.) (2)
Nhưng, khi nghe Quỳnh Lan hát, tôi không chỉ cảm được những tín hiệu tình yêu tôi, ở kiếp sau. Hạnh phúc tôi ở những cánh rừng thương nhớ…
Tôi còn cảm nhận được hương thơm từ những đời cây hẹn hò đáp, đền tình sâu đời qua và, kiếp tới.
Tôi muốn nói những “đợi chờ,” những “mùa cũ,” những “cánh chim” trong cõi giới âm nhạc Cung Tiến, qua tiếng hát của mình, Quỳnh Lan đã có cho chúng trái tim và, nhiều hơi thở khác.
Tôi muốn nói, tâm cảm tuyệt vọng (một thời) của Cung Tiến qua ca từ “Nhưng có bao giờ, thấy nhau lần nữa,”” đã được tiếng hát Quỳnh Lan hóa thân thành những xác quyết hạnh ngộ tương lai - - Bằng vào chính tiếng hát bép têm, lửa ngọn của nàng.
Cũng thế, tôi thấy một tôi khác, khi tình cờ, một đêm, nghe Quỳnh Lan với ca khúc “Yêu” của Văn Phụng.
Tôi biết, trước và, sau Quỳnh Lan, đã và sẽ còn nhiều người hát:
Thôi yêu dấu mà chi
ngày vui xế bóng đôi lòng chia xa
hồn tàn hơi buốt giá
khi mùa xuân qua úa phai ngàn hoa
Nhớ thương bao nhiêu một người thân yêu
đã đi xa về miền hoang liêu
những trang thư là hành trang theo
cố nhân ơi giận hờn chi nhau
Yêu là thêm thương đau
với xót xa lệ tình khôn lau
biết nói sao những khi âu sầu
những khi uá nhầu tâm tư (3)
Nhưng, qua tiếng hát Quỳnh Lan, tôi thấy chính tôi, trở về với những “ngày vui xế bóng…”
Tôi thấy chính tôi (không phải “người thân yêu” trong ca khúc,) là kẻ “đã đi xa về miền hoang liêu…”
Và, tôi cũng không phải là người “biết nói sao những khi âu sầu…”
Quỳnh Lan thay tôi, nói hộ.
Đúng hơn, tiếng hát Quỳnh Lan, đã thăng hoa, đã tháp cho những đau thương, những đổ vỡ cuộc tình tôi, tim khác.
Chính trái tim khác có từ “tiếng hát như tặng phẩm của thượng đế” của Quỳnh Lan, đã cho tôi lòng biết ơn những vết thương mà tình yêu tôi riêng, đem lại.
Cũng thế, tôi còn thấy một tôi khác, qua rất nhiều ca khúc được Quỳnh Lan chọn, như một xác lập tiến trình định hình nhan-sắc-tiếng-hát của mình.
Đó là những ca khúc của các tác giả thành danh như Y Vân, Trường Sa, Phạm Duy, Nguyễn Ánh 9, Đức Huy, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, v.v…
Tôi cũng không chút ngạc nhiên, khi các nhạc sĩ như Phạm Anh Dũng, Trần Quang Ngọc, Vĩnh Điện, Phan Ni Tấn, Nguyễn Nam, Nguyễn Đăng Tuấn, Tăng Nga, Phạm Ngọc, Vũ Thư Nguyên và, rất nhiều nhạc sĩ khác, đã chọn tiếng hát Quỳnh Lan, làm chiếc cầu nối, đưa cõi giới âm nhạc của họ đến với giới thưởng ngoạn trong và, ngoài đất nước.
3.
Song song với số lượng ca khúc nhiều tới mức khó ai có thể đếm nổi, chúng ta cũng có số lượng ca sĩ gia tăng đáng kể.
Vì thế, trong ghi nhận của tôi, một ca khúc mới, tự thân có được giá trị nào đó, đã được các ca sĩ tìm đến, như một nỗ lực cần thiết, để thắp sáng thêm nhan- sắc-tiếng-hát của mình. Nó sẽ mau chóng mất đi tính mới mẻ. Nó trở thành cũ, như dịnh luật tất yếu của thị trường!
Tuy nhiên, không phải bất cứ ca sĩ nào tìm đến với những ca khúc giá trị (dù thời trước hay hôm nay,) đều có thể thiết lập được một tương quan hữu cơ hay, một lương duyên tốt đẹp như mong ước.
Định mệnh (tôi xin được dùng hai chữ này,) thường cho thấy tính đỏng đảnh, nhắm nhẳng của một phụ nữ khó tính.
Định mệnh, hồi nào giờ cũng là người vốn mang bệnh lãng trí / alzheimer. Một thứ bệnh khả dĩ “giải mã” được tính…đố kị nụ cười!
Tuy nhiên, thản hoặc, định mệnh cũng chợt nhớ rằng, lâu lâu, cũng nên mỉm cười với ai đó.
Và, vẫn theo ghi nhận của tôi, mười năm gần đây, trong lãnh vực âm giai và tiếng hát, một trong những người đã được định mệnh cười với, là Quỳnh Lan!
Tôi không biết, có phải, dù sao thì, Quỳnh Lan cũng là người đã nhận được từ thượng đế: “Tiếng hát, như một tặng phẩm”?./.
(California, Dec. 4th 2010.)
Ảnh Quỳnh Lan cung cấp
Chú thích:
(1), (2), (3) Theo Wikipedia và dactrung.com
Du Tử Lê
*
* *
* *
Tuyển Tập Tình Khúc Phổ Thơ Hoàng Ngọc Ẩn - Quỳnh Lan (Phần 1)
*
* *
* *
Tuyển Tập Tình Khúc Phổ Thơ Hoàng Ngọc Ẩn | Quỳnh Lan (Phần 2)
*
* *
*
* *
QUỲNH LAN - Rừng Lá Thay Chưa - Thơ Hoàng Ngọc Ẩn - Nhạc Huỳnh Anh
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire