Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là người trực tiếp đào tạo hoặc hướng dẫn
nhiều ca sĩ nhạc vàng đã đi vào huyền thoại như Thanh Tuyền, Giao Linh,
Hà Thanh… Giở lại những dòng hồi ký ngắn của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn
Đông, chúng ta sẽ thấy được 1 chương lịch sử của âm nhạc miền Nam thời
vàng son rực rỡ.
Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười, được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bực Trung úy, mới 24 tuổi đời, còn bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh nhưng tâm tình đã nung trong lửa chín ở quân trường. Chính tại Đồng Tháp Mười, vùng đất địa linh nhân kiệt, đã gợi hứng cho tôi sáng tác những bản hùng ca như Súng Đàn, Vui Ra Đi, một thuở được hát vang trong Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu. Rồi tiếp sau đó là các bản nhạc Phiên Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ được ra đời cũng tại vùng đất thiêng này. Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong ba-lô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời.
Ngày đó Đồng Tháp Mười còn là đồng không mông quạnh, lau sậy ngút ngàn, dân cư thưa thớt, sống co cụm trên những gò đất cao giữa vùng đồng lầy nước nổi quanh năm. Người ở hậu phương lúc bấy giờ nhìn về Đồng Tháp Mười như là vùng đất bí hiểm với những huyền thoại Lúa Ma nuôi quân đánh giặc, về Tổng Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Vương thời chống Pháp qua những trận đánh lẫy lừng ở Gãy Cờ Đen, Gò Tháp mà chiến tích được tạc vào bia đá ở Tháp Mười Tầng còn lưu lại đến ngày nay.
Mùa xuân năm đó, đơn vị tôi đóng trên Gò Bắc Chiêng, có tên là Mộc Hoá, nằm sát biên giới Việt Nam-Campuchia, sau này là Tỉnh lỵ Kiến Tường. Đơn vị của tôi đã có những cuộc giao tranh đẫm máu vào những ngày giáp tết trên những địa danh Ấp Bắc, Kinh 12 và tuyến lửa Thông Bình, Cái Cái, Tân Thành. Dù vậy, mùa xuân vẫn có cánh én bay về trên trận địa và hoa sen Tháp Mười vẫn đua nở trong đầm dù bị quần thảo bởi những trận đánh ác liệt. Cứ mỗi độ xuân về, sông Vàm Cỏ lại mang về từng đàn tôm cá từ biển hồ Tông Lê Sáp, vượt vũ môn theo đám lục bình trôi về vùng Tam Giác Sắt, như nhắc nhở Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Đồng Tháp Mười lập danh sách cho những người được về quê ăn Tết. Vì còn độc thân nên tên tôi được ưu tiên ghi vào Sổ Nhật Ký Hành Quân và ở lại đơn vị trong những ngày Tết. Dù không ai nghĩ có đánh nhau ngày đầu năm nhưng quân lệnh phải được tuân hành nghiêm chỉnh. Trước ba ngày Tết, tôi được lệnh lên chốt tiền tiêu, tăng cường cho cứ điểm, mang theo chiếc ba-lô với chút hành trang lương khô, cùng tấm ảnh của người em gái hậu phương, cũng là cơ duyên sau đó để tôi viết nên bài tình ca Sắc Hoa Màu Nhớ.
Tiền đồn cuối năm, đêm 30 Tết, trời tối đen như mực, phút giao thừa
lạnh lẽo hắt hiu, không bánh chưng xanh, không hương khói gia đình. Tôi
ngồi trên tháp canh quan sát qua đêm tối, chỉ thấy những bóng tháp canh
mờ nhạt bao quanh khu yếu điểm như những mái nhà tranh, chập chờn dưới
đóm sáng hỏa châu mà mơ màng về mái ấm gia đình đoàn tụ lúc xuân sang.
Thay cho lời chúc Tết là tiếng kẻng đánh cầm canh và tiếng hô mật khẩu
lên phiên gác.
Vào đúng thời điểm giao thừa, ngọn đèn bão dưới chiến hào thắp sáng lên như đón chào năm mới thì cũng là lúc những tràng súng liên thanh nổ rền từ chốt tiền tiêu. Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân.
Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài Phiên Gác Đêm Xuân:
“Đón giao thừa một phiên gác đêm
chào Xuân đến súng xa vang rền.
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
ngở rằng pháo tung bay
ngờ đâu hoa lá rơi…”
Rồi mơ ước rất đời thường:
“Ngồi ngắm mấy nóc chòi canh
mơ rằng đây máinhà tranh
mà ước chiếc bánh ngày xuân
cùng hương khói vương niềm thương…”
Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười, được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bực Trung úy, mới 24 tuổi đời, còn bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh nhưng tâm tình đã nung trong lửa chín ở quân trường. Chính tại Đồng Tháp Mười, vùng đất địa linh nhân kiệt, đã gợi hứng cho tôi sáng tác những bản hùng ca như Súng Đàn, Vui Ra Đi, một thuở được hát vang trong Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu. Rồi tiếp sau đó là các bản nhạc Phiên Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ được ra đời cũng tại vùng đất thiêng này. Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong ba-lô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời.
Ngày đó Đồng Tháp Mười còn là đồng không mông quạnh, lau sậy ngút ngàn, dân cư thưa thớt, sống co cụm trên những gò đất cao giữa vùng đồng lầy nước nổi quanh năm. Người ở hậu phương lúc bấy giờ nhìn về Đồng Tháp Mười như là vùng đất bí hiểm với những huyền thoại Lúa Ma nuôi quân đánh giặc, về Tổng Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Vương thời chống Pháp qua những trận đánh lẫy lừng ở Gãy Cờ Đen, Gò Tháp mà chiến tích được tạc vào bia đá ở Tháp Mười Tầng còn lưu lại đến ngày nay.
Mùa xuân năm đó, đơn vị tôi đóng trên Gò Bắc Chiêng, có tên là Mộc Hoá, nằm sát biên giới Việt Nam-Campuchia, sau này là Tỉnh lỵ Kiến Tường. Đơn vị của tôi đã có những cuộc giao tranh đẫm máu vào những ngày giáp tết trên những địa danh Ấp Bắc, Kinh 12 và tuyến lửa Thông Bình, Cái Cái, Tân Thành. Dù vậy, mùa xuân vẫn có cánh én bay về trên trận địa và hoa sen Tháp Mười vẫn đua nở trong đầm dù bị quần thảo bởi những trận đánh ác liệt. Cứ mỗi độ xuân về, sông Vàm Cỏ lại mang về từng đàn tôm cá từ biển hồ Tông Lê Sáp, vượt vũ môn theo đám lục bình trôi về vùng Tam Giác Sắt, như nhắc nhở Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Đồng Tháp Mười lập danh sách cho những người được về quê ăn Tết. Vì còn độc thân nên tên tôi được ưu tiên ghi vào Sổ Nhật Ký Hành Quân và ở lại đơn vị trong những ngày Tết. Dù không ai nghĩ có đánh nhau ngày đầu năm nhưng quân lệnh phải được tuân hành nghiêm chỉnh. Trước ba ngày Tết, tôi được lệnh lên chốt tiền tiêu, tăng cường cho cứ điểm, mang theo chiếc ba-lô với chút hành trang lương khô, cùng tấm ảnh của người em gái hậu phương, cũng là cơ duyên sau đó để tôi viết nên bài tình ca Sắc Hoa Màu Nhớ.
Vào đúng thời điểm giao thừa, ngọn đèn bão dưới chiến hào thắp sáng lên như đón chào năm mới thì cũng là lúc những tràng súng liên thanh nổ rền từ chốt tiền tiêu. Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân.
Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài Phiên Gác Đêm Xuân:
“Đón giao thừa một phiên gác đêm
chào Xuân đến súng xa vang rền.
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
ngở rằng pháo tung bay
ngờ đâu hoa lá rơi…”
Rồi mơ ước rất đời thường:
mơ rằng đây máinhà tranh
mà ước chiếc bánh ngày xuân
cùng hương khói vương niềm thương…”
PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN (Nguyễn Văn Đông) - Hà Thanh
Bài Phiên Gác Đêm Xuân được ra đời trong hoàn cảnh như thế, cách đây nửa thế kỷ, đánh dấu một chuỗi sáng tác của tôi về đời lính như Chiều
Mưa Biên Giới, Mấy Dặm Sơn Khê, Sắc Hoa Màu Nhớ, Khúc Tình Ca Hàng Hàng
Lớp Lớp, Xin Đừng Trách Anh, Lá Thư Người Lính Chiến, Anh Trước Tôi
Sau, Lời Giã Biệt… vân vân. Sau năm 75, các bản nhạc này cùng chung số phận tan tác như cuộc đời chìm nổi của tôi.
Còn với hãng dĩa Continental:
Vào năm 1960, tôi và người bạn cao niên tên là Huỳnh Văn Tứ, một nhà
doanh nghiệp có tiếng ở Sàigòn, cùng đứng ra sáng lập hãng dĩa
Continental và Sơn Ca. Ông Huỳnh Văn Tứ phụ trách Giám Đốc Sản Xuất,
nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông phụ trách Giám Đốc Nghệ Thuật. Chủ trương của
chúng tôi là nhắm vào hai bộ môn Tân Nhạc và Sân Khấu Cải Lương Ca Cổ.
Về lãnh vực Tân Nhạc, tôi cho ra đời hàng trăm chương trình mang dấu
ấn của hãng Continental, Sơn Ca, Premier. Chính hãng Continental, Sơn Ca
đã đi tiên phong trong việc thực hiện Album riêng cho từng cá nhân ca
sĩ, như Khánh Ly với Sơn Ca số 7, Lệ Thu với Sơn Ca số 9, Thái Thanh và
Ban Hợp Ca Thăng Long với Sơn Ca số 10 và nhiều Album cho Phương Dung,
Thanh Tuyền, Giao Linh, làm vinh danh những tài năng này ở thập niên 60
và 70. Riêng về bộ môn Sân Khấu Cải Lương Ca Cổ , tôi đã thực hiện hàng
trăm chương trình Tân Cổ Giao Duyên và trên 50 vở tuồng cải lương kinh
điển nổi tiếng như Nửa Đời Hương Phấn, Đoạn Tuyệt, Tiếng Hạc Trong
Trăng, Sân Khấu Về Khuya, Mưa Rừng… vân vân.
Chính trong thời gian này, tôi tạo thêm hai bút danh nữa là nhạc sĩ
Phượng Linh và soạn giả Đông Phương Tử, nhằm phục vụ cho bộ môn Cải
Lương Sân Khấu và Tân Cổ Giao Duyên. Bút danh Phượng Linh để sáng tác
phần nhạc đệm vài bài ca tân nhạc lồng trong các vở tuồng cải lương,
phối hợp với giàn cổ nhạc gồm những danh cầm như Văn Vỹ, Năm Cơ, Hai
Thơm. Còn bút danh Đông Phương Tử là soạn các bài tân cổ giao duyên và
đạo diễn thâu thanh các vở tuồng cải lương. Tiếc thay, những công trình
tâm huyết đó đã bị gạt ra bên lề xã hội sau biến cố lịch sử 30 tháng Tư
năm 1975.
Sau tháng 4/1975, tôi đi học tập cải tạo 10 năm. Khi trở về nhà, tôi
mang theo nhiều chứng bệnh trầm trọng, tinh thần và thể xác bị suy sụp.
Suốt 30 năm qua, tôi không tham gia bất cứ hoạt động nào ở trong nước
cũng như ngoài nước. Vào năm 2003, nhà nước Việt Nam có cho phép lưu
hành 18 bài hát của tôi, gồm: Hải Ngoại Thương Ca, Nhớ Một Chiều Xuân,
Về Mái Nhà Xưa, Khi Đã Yêu, Đom Đóm, Thầm Kín, Vô Thường, Niềm Đau Dĩ
Vãng, Tình Cố Hương, Cay Đắng Tình Đời, Tình Đầu Xót Xa, Khúc Xuân Ca,
Kỷ Niệm Vẫn Xanh, Truông Mây, Bài Ca Hạnh Phúc, Bông Hồng Cài Áo, Trái
Tim Việt Nam, Núi và Gió.
VIỄN XỨ CA- Nguyễn Văn Đông -Tâm Hảo
Rất tiếc một số bài hát tâm đắc không được nhà nước cho phép. Tôi hy
vọng rồi đây theo thời gian mọi việc sẽ tốt đẹp hơn. Đặc biệt trong lãnh
vực văn hoá, văn nghệ, tôi nghiệm rằng những gì có giá trị nghệ thuật,
dù bị vùi dập vì sự ganh tỵ hay hiểu lầm, sẽ có ngày được mang trả lại
vị trí đích thực của nó. Tôi chỉ tiếc đời người ngắn ngủi mà tôi đã phí
phạm quãng thời gian dài 30 năm. Thật lấy làm tiếc!
Kể về hai cô ca sĩ học trò Giao Linh và Thanh Tuyền:
– Với Giao Linh có nhiều kỷ niệm khó quên. Tôi nhớ
lại, vào một sáng Chúa Nhựt năm 1965, nhạc sĩ Thu Hồ đưa đến nhà tôi một
cô bé gầy gò ốm yếu. Cô đến bằng chiếc xe máy mini Velo Solex, nhưng
không đủ sức đẩy xe qua thềm nhà tôi, phải nhờ nhạc sĩ Thu Hồ giúp đở.
Cô bé ngồi im lặng như đóng băng không nói năng chi, trong khi nhạc sĩ
Thu Hồ thao thao bất tuyệt về khả năng âm nhạc tiềm ẩn trong người cô.
Tôi nhìn cô bé 16 tuổi, vóc dáng nhỏ nhắn, không phát triển như những cô
gái cùng trang lứa, nghĩ thầm làm sao cô bé này có đủ hơi sức để hát
hò. Tôi gợi chuyện vui để cho cô bắt chuyện, qua đó khám phá cái duyên
ngầm sân khấu mà trong nghề nghiệp gọi là tổ đãi cho người nghệ sĩ.
Nhưng cô bé vẫn không cười không nói, nên buổi gặp gở đầu tiên đó, tôi
không dự cảm được gì về cô.
Tuy nhiên, để không phụ lòng nhạc sĩ Thu Hồ, tôi cho một cái hẹn thử
giọng cô bé Đỗ Thị Sinh tại phòng thu âm của hãng dĩa Continental. Thật
bất ngờ, Giao Linh, cái tên nghệ nhân sau này của cô bé Đỗ Thị Sinh, đã
gây sửng sốt bằng chất giọng khỏe khoắn. Cô hát vượt qua tầm cữ quãng
tám một cách dễ dàng với làn hơi ngân nga dịu dàng truyền cảm. Hãng dĩa
Continental chấp nhận, tôi lên chương trình đào tạo, và chỉ sau một thời
gian ngắn, tên tuổi ca sĩ Giao Linh bừng sáng trên vòm trời nghệ thuật,
sánh vai cùng đàn anh đàn chị đi trước. Khi ấy Giao Linh vừa tròn 17
tuổi. Riêng cái tên mỹ miều “Nữ Hoàng Sầu Muộn” mà người đời ban tặng
cho Giao Linh, chỉ vì cô không mỉm môi cười thì Giao Linh mãi mãi mang
theo, dù từ lâu rồi cô đã có một gia đình rất hạnh phúc.
DẠ SẦU (2018) - Ngyễn Văn Đông - Giao Linh
Trường hợp Thanh Tuyền cũng có nhiều kỷ niệm đặc
biệt. Đó là vào năm 1964, tôi đi nghỉ dưởng sức ở Đàlạt. Bạn bè thân hữu
ở Đài Phát Thanh đến thăm hỏi, có giới thiệu giọng hát cô bé Như Mai
nhiều triển vọng. Cô là nữ sinh Trường Bùi Thị Xuân, hàng tuần có tham
gia hát ở Đài Phát Thanh Đàlạt.
Rồi nhân dịp nghỉ hè, Trường Bùi Thị Xuân tổ chức phát thưởng bế
giảng năm học, mời tôi đến dự lễ. Đến phần văn nghệ, người dẫn chương
trình giới thiệu “nữ sinh Như Mai hát tặng cho khách quý đến từ Saigòn”.
Giọng cô nữ sinh Bùi Thị Xuân lảnh lót cất lên, khỏe khoắn đầy nội lực
thanh xuân, âm vang làm rộn rã cả sân trường.Tôi nghe cháy bỏng một ước
mơ, một hy vọng mà cô bé như muốn ngỏ cùng ai.
Khi chấm dứt bài hát, Như Mai ngước nhìn tôi. Tôi hiểu ý nên mời cô
bé lên gặp tôi trên khán đài và hỏi: “Cháu có muốn trở thành ca sĩ
không?”. Như Mai xúc động gật đầu. Sau đó tôi gặp thân sinh của Như Mai
và bàn chuyện đưa cô bé về Saigòn để đào tạo thành ca sĩ.
Khi ấy, tôi còn độc thân, ngày ngày ăn cơm chợ, tối tối ngủ ở đơn vị,
thật không tiện chút nào để đở đần một cô gái trẻ xa nhà như vậy. Thế
nên, sau khi bàn bạc với Ban Giám Đốc Hãng Dĩa Continental, tôi nhờ nhạc
sĩ Mạnh Phát lên Đà Lạt rước Như Mai về Saigòn, tá túc trong gia đình
của ông, cũng là gia đình của đôi nghệ sĩ tài danh Minh Diệu-Mạnh Phát
thời bấy giờ. Mọi phí tổn ăn ở do Hãng Đĩa Continental đài thọ.
Tôi lên chương trình đào tạo và đặt tên mới cho Như Mai là Thanh
Tuyền, ý muốn nói là giòng suối xanh của Cao nguyên Đàlạt. Chỉ trong
vòng 8 tháng có mặt ở thủ đô Saigòn, Thanh Tuyền đã có đĩa và băng nhạc
giới thiệu với người yêu nhạc. Như con chim lạ từ xứ sương mù, một bông
hoa rừng còn đẫm ướt hơi sương, Thanh Tuyền nhanh chóng chiếm được sự
mến mộ của người yêu nhạc thủ đô, sánh vai cùng đàn anh đàn chị trên Đài
Phát Thanh, trên sân khấu Đại Nhạc Hội, phòng trà ca nhạc, được báo
giới Sàigòn không tiếc lời ca ngợi. Năm ấy, Thanh Tuyền vừa đúng 17
tuổi.
Riêng đối với tôi vẫn còn xanh mãi một kỷ niệm về ngày khởi đầu đi
hát của Thanh Tuyền tại Sài Gòn. Theo chương trình, Thanh Tuyền hát ra
mắt lần đầu tiên ở phòng trà Bồng Lai và Vũ trường Quốc Tế đường Lê Lợi
Saigon. Tôi đích thân đi mua son phấn để cho Thanh Tuyền trang điểm khi
đi hát. Tôi thật bất ngờ khi biết Thanh Tuyền chưa từng sử dụng hộp phấn
cây son trước đó. Khi đến giờ trình diễn, tôi đưa Thanh Tuyền đến Viện
Thẩm Mỹ, Salon Make Up, nhưng các cửa tiệm đều đóng cửa vì trời đã
khuya. Quá lo lắng, tôi kéo Thanh Tuyền chạy men theo đường Lê Lợi mong
tìm người quen giúp đỡ. Nhưng không gập được ai mà thời gian lại gấp rút
nên thầy và trò đành ngồi bệt ngay trên vỉa hè Lê Lợi. Nhờ ánh sáng đèn
đường, tôi đánh phấn tô son cho Thanh Tuyền mà trước đó, tôi cũng chưa
từng biết gì về cây son hộp phấn Chanel. Rồi Thanh Tuyền chạy bay lên
lầu phòng trà Bồng Lai để kịp giờ trình diễn, còn tôi nện gót trên lề
đường Lê Lợi, lòng ngập tràn cảm xúc khi tiếng hát Thanh Tuyền cất lên,
đánh dấu ngày khởi nghiệp của ca sĩ Thanh Tuyền giữa thủ đô Sàigòn hoa
lệ.
Thanh Tuyền - Lời Giã Biệt (Nguyễn Văn Đông)
Đến bây giờ, sau 40 năm ngồi nhớ lại, tôi dám đoan chắc rằng, đây là
người thiếu nữ duy nhất trong đời mà tôi đã kẻ lông mày, “tô son trét
phấn” rồi tung con chim Sơn Ca vào bầu trời bao la, bởi vì cô là… của
muôn người.
Lần đầu tiên, tôi được gặp cô Hà Thanh là vào năm 1963 tại Đài Phát
Thanh Sàigòn ở số 3 đường Phan Đình Phùng ngày xưa, bây giờ là đường
Nguyễn Đình Chiễu. Khi ấy, tôi là Trưởng Ban TIẾNG THỜI GIAN của Đài
Sàigòn với các ca sĩ như Lệ Thanh, Khánh Ngọc, Trần văn Trạch, Minh
Diệu, Mạnh Phát, Thu Hồ, Anh Ngọc…
Ngày đó cô Hà Thanh từ Huế vào Sàigòn thăm người chị gái lập gia đình
với một vị Đại tá đang làm việc ở Sàigòn. Chính nhạc sĩ Mạnh Phát cho
tôi biết về cô Hà Thanh nên tôi nhờ Mạnh Phát liên lạc mời cô Hà Thanh
đến hát với Ban Tiếng Thời Gian. Đây là lần đầu tiên tôi được tận tai
nghe tiếng hát Hà Thanh, hát nhạc sống và hát thật ngoài đời với ban
nhạc của tôi, không nghe qua làn sóng phát thanh hay qua băng đĩa nhạc.
Điều này giúp cho tôi có cơ sở nhận định chính xác về giọng hát Hà
Thanh. Tôi hiểu ngay đây là giọng ca thiên phú, kỹ thuật tốt, làn hơi
diễm cãm tuyệt đẹp, là một vì sao trong những vì sao hiếm hoi ở đỉnh cao
nghệ thuật nhưng chưa có cơ hội phát tiết hết hào quang của mình. Ngay
sau đó, tôi có mời Hà Thanh thâu thanh cho Hãng đĩa Continental. Nếu tôi
nhớ không lầm thì bản nhạc đầu tiên tôi trao cho Hà Thanh là bài VỀ MÁI
NHÀ XƯA do tôi sáng tác. Lần đó, cô Hà Thanh hát thật tốt, toàn ban
nhạc và Ban Giám Đốc Hãng Continental rất hài lòng, khen ngợi. Sau ngày
đó, cô Hà Thanh từ giã trở về lại Huế, trở về lại với Cố đô trầm mặc,
tĩnh lặng, không sôi nổi như Thủ Đô Saigòn, là cái nôi của âm nhạc thời
bấy giờ.
Sau khi Hà Thanh trở về Huế, tôi có nhiều suy tư về giọng hát đặc
biệt này. Tôi ví von, cho đây là vì sao còn bị che khuất, chưa toả hết
ánh hào quang, vì chưa có hoàn cảnh thuận lợi để đăng quang, nếu phó mặc
cho thời gian, cho định mệnh, có thễ một ngày kia sẽ hối tiếc. Vì vậy
tôi đem việc này ra bàn với Ban Giám Đốc Hãng đĩa Continental để mời cô
Hà Thanh vào Sàigòn cộng tác.Chính tôi viết thư mời cô Hà Thanh vào
Sàigòn với những lý lẽ rất thuyết phục, rất văn nghệ, rất chân tình.Và
cô Hà Thanh đã vào Sàigòn sau khi đã tranh đấu gay go với gia đình bố
mẹ, vốn giữ nề nếp cỗ xưa của con người xứ Huế. Ngày đó Hà Thanh vào
Sàigòn, hoà nhập vào đời sống người Sàigòn, vào nhịp đập âm nhạc Sàigòn,
vốn đứng đầu văn nghệ cả nước. Hà Thanh đi thâu thanh cho Đài Sàigòn,
Đài Quân Đội và nhận được lời mời tới tấp của các Hãng đĩa băng nhạc như
Sóng nhạc, Việt Nam, Tân Thanh, Tứ Hải và hầu hết các Trung Tâm ở Thủ
Đô Sàigòn, chứ không phải chỉ riêng cho Hãng dĩa Continental và Sơn Ca
của tôi. Ngày đó, tiếng hót của con chim Sơn Ca đất Thần Kinh đã được
vang thật xa, đi vào trái tim của hàng triệu người yêu mến tiếng hát Hà
Thanh.
Cô Hà Thanh hát hầu hết các tác phẩm của tôi. Bài nào tôi cũng thích,
cũng vừa ý, có lẽ vì vậy mà tôi không nghĩ đến chuyện viết bài đặc biệt
cho riêng cô. Tôi nhớ lại một chuỗi những sáng tác trong thời binh lửa
chiến tranh như Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ, Khúc Tình Ca Hàng
Hàng Lớp Lớp, Mấy Dặm Sơn Khê, Lá Thư Người Lính Chiến,Phiên Gác Đêm
Xuân, Anh Trước Tôi Sau, Lời Giã Biệt vân vân, đều rất hợp với tiếng hát
Hà Thanh và cô hát rất thành công. Tôi cho rằng Hà Thanh không chỉ hát
mà còn sáng tạo trong khi hát. Hà Thanh đã tạo thêm những nốt luyến láy
rất truyền cảm, rất mỹ thuật làm cho bài hát của tôi thêm thăng hoa,
trong giai điệu cũng như trong lời ca. Tôi cho rằng khi hát cô Hà Thanh
đã sống và cùng đồng điệu sẻ chia với tác gỉa khi trình bày một bản nhạc
có tầm vóc nghệ thuật.
Hà Thanh - Nhớ Một Chiều Xuân
Tôi cho rằng Hà Thanh có giọng hát thiên phú, cô hát rất thoải mái dễ
dàng, không cầu kỳ, không cường điệu, không gò bó nhưng nó cuốn hút ta
đi trong cái bềnh bồng không gò ép đó. Tôi cám ơn tiếng hát của Hà Thanh
đã mang lại cho các bài hát của tôi thêm màu sắc, thêm thi vị, bay
bổng.Trước khi đến với Hà Thanh, tôi cũng rất ngưởng mộ tiếng hát của cô
Thái Thanh, Lệ Thanh, Khánh Ngọc và nhiều người khác đã gieo khắp
phương trời tiếng lòng của tôi, cũng như về sau này có thêm các cô học
trò như Thanh Tuyền, Giao Linh đã giúp cho ông Thầy truyền tải đến trái
tim người yêu nhạc.
Nhưng đặc biệt, tiếng hát Hà Thanh đã để lại trong tôi nhiều kỹ niệm
tốt đẹp, bền bỉ tuy thời gian ngắn ngủi kể từ khi cô bỏ đi lấy chồng để
tôi độc hành trên đường nghệ thuật. Sau biến cố 1975, tôi không còn dịp
hợp tác với cô Hà Thanh như trước đây. Nhưng thỉnh thoảng tôi được nghe
cô hát một sáng tác mới của tôi ở hải ngoại, tôi vẫn cảm thấy tiếng của
cô vẫn đậm đà phong cách ngày xưa, vẫn một Hà Thanh diễn cảm, sang
trọng, sáng tạo trong khi hát, mặc dù thời gian chia cách đã 40 năm qua.
Nguyễn Văn Đông
*
* *
* *
TUYỆT PHẨM NGUYỄN VĂN ĐÔNG
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire