Du Tử Lê (Lê Cự Phách) sinh năm 1942 tại Kim Bảng, Hà Nam. Ông là tác
giả của 70 tập thơ, văn xuôi. Ông học Đại học Văn khoa Sài Gòn, tu
nghiệp báo chí tại Indianapolis, Indiana (1969). Giải thưởng Văn chương
toàn quốc tại Sài Gòn năm 1973 (tập Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972).
Theo
Wikipedia: Cho tới nay, ông là nhà thơ châu Á duy nhất được phỏng vấn
và có thơ đăng trên hai nhật báo lớn của Hoa Kỳ: Los Angeles Times
(1983) và New York Times(1996).[1] Thơ ông cũng đã và đang được đưa vào giảng dạy, làm tài liệu nghiên cứu, đọc thêm tại một số trường đại học Hoa Kỳ và châu Âu.
Năm
1998, nhà xuất bản W. W. Norton, New York đã chọn Du Tử Lê vào một
trong năm tác giả Việt Nam để in vào phần "Thế kỉ 20: thi ca Việt Nam"
khi tái bản tuyển tập World Poetry An Anthology of Verse From Antiquity
to Our Present Time (Tuyển tập Thi ca thế giới từ xưa đến nay).
Khúc Ca riêng của Chàng-Thơ Du Tử Lê-Diễn ngâm Bích Ty & Hà Phương
K.Khúc của Lê - Thơ Du Tử Lê - Nhạc Đăng Khánh - Tiếng hát Tuấn Ngọc
*
* *
* *
Quê Hương Là Người Đó
nhạc: Phạm Đình Chương - thơ: Du Tử Lê-Diễm Liên trình bày
*
* *
* *
Nhớ Lại Trong Đêm Nay -
Nhạc Võ Tá Hân-Thơ: Du Tử Lê-Tiếng Hát: Bảo Yến
*
* *
* *
Khúc Thụy Du
- Thơ:Du Tử Lê
Nhạc: Anh Bằng -
Trình bày: Y Phương
*
* *
* *
Tan Theo Ngày Nắng Vội
Thơ: Du Tử Lê -Nhạc:Trần Duy Đức-Tiếng hát:Anh Ngọc
*
* *
* *
Khúc tháng chín - Nhạc Trần Duy Đức - Thơ Du Tử Lê -
Tiếng hát Tuấn Ngọc
Này tháng chín, này em, này tháng chín,
Em biết không, tôi kẻ đứng bên đường
Hồn tháng chạp, cuối đời khua tiếng gậy
Em từ tâm có đủ lượng bao dung?.
Này tháng chín, mùa thu về rất mới
Bởi hôm qua có kẻ mới qua đời
Hồn thánh thiện, lối vào thơm cỏ dại
Em xạ hương, từ quá khứ tôi
Này tháng chín, mùa thu về như thể
Giữa đêm qua, có kẻ lén vào
Vườn hạnh phúc một người đang tập nói
Chàng phục sinh, như một giấc mơ.
Này tháng chín, mùa thu hồng lối biếc
Mưa ở đâu, mưa ướt trí nhớ ai
Hồn hải điểu có bao giờ quy thuận
Bỗng bình mình, như một cửa gương
Này tháng chín, mùa thu về như thể
Giữa đêm qua có kẻ lẻn vào
Vườn hạnh phúc một người đang tập nói
Chàng phục sinh, như một giấc mơ.
Này tháng chín, lược đời tôi, hãy chải
Và cho tôi sợi tóc cuối chân ngày
Đêm tháng chạp tôi sẽ ngồi nối lại
Những con đường (những sợi tóc rơi)
Những con đường mãi mãi chả ai thôi
Quên nhắc đến bởi chính hồn em đó.
Này tháng chín, nghe không lời nói nhỏ
Hoàng hôn em, tôi gửi một que diêm...
Này tháng chín, nghe không lời nói nhỏ:
"hoàng hôn em, tôi gửi một que diêm".
Em biết không, tôi kẻ đứng bên đường
Hồn tháng chạp, cuối đời khua tiếng gậy
Em từ tâm có đủ lượng bao dung?.
Này tháng chín, mùa thu về rất mới
Bởi hôm qua có kẻ mới qua đời
Hồn thánh thiện, lối vào thơm cỏ dại
Em xạ hương, từ quá khứ tôi
Này tháng chín, mùa thu về như thể
Giữa đêm qua, có kẻ lén vào
Vườn hạnh phúc một người đang tập nói
Chàng phục sinh, như một giấc mơ.
Này tháng chín, mùa thu hồng lối biếc
Mưa ở đâu, mưa ướt trí nhớ ai
Hồn hải điểu có bao giờ quy thuận
Bỗng bình mình, như một cửa gương
Này tháng chín, mùa thu về như thể
Giữa đêm qua có kẻ lẻn vào
Vườn hạnh phúc một người đang tập nói
Chàng phục sinh, như một giấc mơ.
Này tháng chín, lược đời tôi, hãy chải
Và cho tôi sợi tóc cuối chân ngày
Đêm tháng chạp tôi sẽ ngồi nối lại
Những con đường (những sợi tóc rơi)
Những con đường mãi mãi chả ai thôi
Quên nhắc đến bởi chính hồn em đó.
Này tháng chín, nghe không lời nói nhỏ
Hoàng hôn em, tôi gửi một que diêm...
Này tháng chín, nghe không lời nói nhỏ:
"hoàng hôn em, tôi gửi một que diêm".
*
* *
* *
Khúc thụy du
- Nhạc Anh Bằng-Thơ Du Tử Lê-Tiếng hát Bảo Yến
Hãy nói về cuộc đời khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi và tình ơi
Như loài chim bói cá trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm đời đánh mất trong vũng nước cuộc đời
Trong vũng nước cuộc đời
Thụy ơi và tình ơi
Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay em lạnh
Vì sao thân anh run
Vì sao chân không vững
Vì sao và vì sao
Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu
Thụy bây giờ về đâu
Anh là chim bói cá
Em là bóng trăng ngà
Chỉ cách một mặt hồ
Mà muôn trùng chia xa
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA trước đây, tác giả Khúc Thụy Du nói:
“Bài Khúc Thụy Du tôi viết vào năm 1968, khoảng thời gian vừa xảy ra cái tết Mậu Thân. Hồi đó tôi làm phóng viên chiến trường, được cử đi tường thuật về một trận đánh mà tôi còn nhớ là ở trên đường ra Quang Trung.
“Khi tôi đi như vậy thì còn giới nghiêm, dọc đường gần như không có người. Tôi thấy những xác chết, những cánh tay, những phần thân thể bị văng lủng lẳng trên các dây điện. Tôi cũng nhìn thấy những con chó hoang vì chủ đã bỏ đi lánh nạn gậm những khúc xương người. Tôi bị chấn động trước cảnh tượng này và làm ra bài thơ. Khi về một người bạn của tôi ngày đó, anh Trần Phong Giao, làm tờ báo Văn, làm một số báo sau biến cố tết Mậu Thân, hỏi xin bài. Tôi đưa bài thơ đó cho anh.
“Tôi muốn nói Khúc Thụy Du là một bài thơ mới về chiến tranh. Nó hoàn toàn không phải là một bài thơ tình. Tình yêu trong Khúc Thụy Du.
Sẽ lấy được những gì về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi và tình ơi
Như loài chim bói cá trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm đời đánh mất trong vũng nước cuộc đời
Trong vũng nước cuộc đời
Thụy ơi và tình ơi
Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay em lạnh
Vì sao thân anh run
Vì sao chân không vững
Vì sao và vì sao
Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu
Thụy bây giờ về đâu
Anh là chim bói cá
Em là bóng trăng ngà
Chỉ cách một mặt hồ
Mà muôn trùng chia xa
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA trước đây, tác giả Khúc Thụy Du nói:
“Bài Khúc Thụy Du tôi viết vào năm 1968, khoảng thời gian vừa xảy ra cái tết Mậu Thân. Hồi đó tôi làm phóng viên chiến trường, được cử đi tường thuật về một trận đánh mà tôi còn nhớ là ở trên đường ra Quang Trung.
“Khi tôi đi như vậy thì còn giới nghiêm, dọc đường gần như không có người. Tôi thấy những xác chết, những cánh tay, những phần thân thể bị văng lủng lẳng trên các dây điện. Tôi cũng nhìn thấy những con chó hoang vì chủ đã bỏ đi lánh nạn gậm những khúc xương người. Tôi bị chấn động trước cảnh tượng này và làm ra bài thơ. Khi về một người bạn của tôi ngày đó, anh Trần Phong Giao, làm tờ báo Văn, làm một số báo sau biến cố tết Mậu Thân, hỏi xin bài. Tôi đưa bài thơ đó cho anh.
“Tôi muốn nói Khúc Thụy Du là một bài thơ mới về chiến tranh. Nó hoàn toàn không phải là một bài thơ tình. Tình yêu trong Khúc Thụy Du.
*
* *
* *
U Tình (Thơ Vũ Hoàng Chương, Mai Hiên diễn ngâm)
Dòng Suối Trăm Năm (Thơ Du Tử Lê, Nhạc Trần Duy Đức, Tiếng hát Trần Thái Hoà)
*
* *
* *
Ở chổ Nhân gian không thể hiểu
(Thơ Du Tử Lê, Bảo Oanh diễn ngâm)
Khúc Thuỵ Du (Thơ Du Tử Lê, Nhạc Anh Bằng, Tiếng hát Ngọc Lan)
*
* *
* *
Nhà thơ Du Tử Lê nói về Nhạc sĩ Anh Bằng
*
* *
* *
Hạt mưa bay cuối đời
Nhạc: Đăng Khánh-Thơ: Du Tử Lê -
Tiếng hát: Tuấn Ngọc
*
* *
* *
Tạ Ơn Em
- Thơ Du Tử Lê - Nhạc Từ Công Phụng - Tiếng hát: Tuấn Ngọc
*
* *
* *
KHI TÔI CHẾT HÃY ĐEM TÔI RA BIỂN
(Phạm Đình Chương, Thơ Du Tử Lê) - Anh Khoa
*
* *
* *
Vũ Khanh - Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn (Phạm Đình Chương - Du Tử Lê)
*
* *
* *
CHỈ NHỚ NGƯỜI THÔI ĐỦ HẾT ĐỜI
(Trần Duy Đức, Thơ Du Tử lê) - Lê Uyên
Chẳng chiến chinh mà cũng lẻ đôi...
( Du Tử Lê)
chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
chim về góc biển. Bóng ra khơi
lòng tôi lũng thấp. tâm hiu quạnh
chẳng chiến chinh mà cũng lẻ đôi.
chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
buổi chiều chăn, gối thiếu hơi ai!
em đi để lại hồn thơ dại
tôi, vó câu buồn sâu sớm mai.
chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
em còn gương lược dấu đường ngôi?
nằm mơ thấy tóc thơm vai hẹn
và, khoảng trời xanh đến rợn người.
chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
bàn tay dư mấy ngón chia phôi!
(tặng nhau chính ngón không đeo nhẫn)
và những tàn phai đầy tuổi tôi.
chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
như trời nhớ đất (rất xa xôi.)
nắng mưa nhớ mãi hàng hiên đợi
thư nhớ hồi âm. Lệ nhớ môi.
*
chỉ nhớ người thôi sông đủ cạn
nói gì kiếp khác với đời sau.
đôi khi nghe ấm trên da, thịt
như thể ai đi mới trở về.
( Du Tử Lê)
chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
chim về góc biển. Bóng ra khơi
lòng tôi lũng thấp. tâm hiu quạnh
chẳng chiến chinh mà cũng lẻ đôi.
chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
buổi chiều chăn, gối thiếu hơi ai!
em đi để lại hồn thơ dại
tôi, vó câu buồn sâu sớm mai.
chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
em còn gương lược dấu đường ngôi?
nằm mơ thấy tóc thơm vai hẹn
và, khoảng trời xanh đến rợn người.
chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
bàn tay dư mấy ngón chia phôi!
(tặng nhau chính ngón không đeo nhẫn)
và những tàn phai đầy tuổi tôi.
chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
như trời nhớ đất (rất xa xôi.)
nắng mưa nhớ mãi hàng hiên đợi
thư nhớ hồi âm. Lệ nhớ môi.
*
chỉ nhớ người thôi sông đủ cạn
nói gì kiếp khác với đời sau.
đôi khi nghe ấm trên da, thịt
như thể ai đi mới trở về.
*
* *
* *
EM HIỂU VÌ ĐÂU CHIM GỌI NHAU
(Trần Duy Đức, Thơ Du Tử Lê) - Anh Ngọc
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire