Bài phổ nhạc đầu tiên là vào khoảng năm 1964 và tính cho đến 1975 thì
trong giai đoạn này, những ca khúc mà tôi rất hài lòng, thứ nhất là: “Tình Sầu Du Tử Lê” do anh Phạm Duy phổ nhạc. Thứ hai là “Khi Cuộc Tình Đã Chết” của anh Phạm Đình Chương. Thứ ba là hai bài của anh Từ Công Phụng: “Trên Ngọn Tình Sầu”, và “Ơn Em” (còn có tựa là “Giữ Đời Cho Nhau”).
Ở hải ngoại cũng có thể chia ra làm 2 giai đoạn: từ 1975 đến 1985 có những bài mà tôi hài lòng: “Quê Hương Là Người Đó”, “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn”, “Khi tôi chết Hãy Đem Tôi Ra Biển”, của anh Phạm Đình Chương. Ngoài ra có một số bài do anh Trần Duy Đức phổ nhạc mà tôi cũng rất hài lòng như: “Trong Tay Thánh Nữ có Đời Tôi”, “Chỉ nhớ Người Thôi Đủ Hết Đời”, đó là trong giai đoạn từ 1975 đến 1985. Nếu chấm dứt ở năm 1985 thì phải kể đến “Khúc Thụy Du” do anh Anh Bằng phổ nhạc.(Du Tử Lê)
KHI TÔI CHẾT HÃY ĐEM TÔI RA BIỂN
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đời lưu vong không cả một ngôi mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
hồn không đi, sao trở lại quê nhà
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
những năm trước bao người ngon miệng cá
thì sá gì thêm một xác cong queo
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
cho tôi về gặp lại các con tôi
cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
từ những mắt đã buồn hơn bóng tối...
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và trên đường hãy nhớ hát quốc ca
ôi lâu quá không còn ai hát nữa
(bài hát giờ cũng như một hồn ma)
Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn.
Ở hải ngoại cũng có thể chia ra làm 2 giai đoạn: từ 1975 đến 1985 có những bài mà tôi hài lòng: “Quê Hương Là Người Đó”, “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn”, “Khi tôi chết Hãy Đem Tôi Ra Biển”, của anh Phạm Đình Chương. Ngoài ra có một số bài do anh Trần Duy Đức phổ nhạc mà tôi cũng rất hài lòng như: “Trong Tay Thánh Nữ có Đời Tôi”, “Chỉ nhớ Người Thôi Đủ Hết Đời”, đó là trong giai đoạn từ 1975 đến 1985. Nếu chấm dứt ở năm 1985 thì phải kể đến “Khúc Thụy Du” do anh Anh Bằng phổ nhạc.(Du Tử Lê)
Playlist Thơ Du Tử Lê phổ nhạc
*
* *
* *
Những ca khúc phổ thơ của thi sĩ Du Tử Lê -
Rfa
*
* *
* *
>
Du Tử Lê và thơ phổ nhạc -
VOA
*
* *
* *
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Phạm Đình Chương,Du Tử Lê-Anh Khoa trình bày
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đời lưu vong không cả một ngôi mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
hồn không đi, sao trở lại quê nhà
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
những năm trước bao người ngon miệng cá
thì sá gì thêm một xác cong queo
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
cho tôi về gặp lại các con tôi
cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
từ những mắt đã buồn hơn bóng tối...
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và trên đường hãy nhớ hát quốc ca
ôi lâu quá không còn ai hát nữa
(bài hát giờ cũng như một hồn ma)
Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn.
*
* *
*
* *
*
* *
* *
K Khúc Riêng Chàng
tôi xa người như xa núi sông
em bên kia suối? – bên kia rừng
em bên kia nắng? – bên kia gió
tôi một dòng sương, lên, mênh mông
em bên kia suối? – bên kia rừng
em bên kia nắng? – bên kia gió
tôi một dòng sương, lên, mênh mông
tôi xa người như xa biển đông
chiều lên lênh láng chiều, giăng hàng
những cây ghi dấu ngày em đến
đã chết từ đêm mưa không sang
chiều lên lênh láng chiều, giăng hàng
những cây ghi dấu ngày em đến
đã chết từ đêm mưa không sang
tôi xa người xa đôi môi tham
em biết: rồi em như chim ngàn
thôi còn khua động làm chi nữa
hồn tôi vốn đã là tro than
em biết: rồi em như chim ngàn
thôi còn khua động làm chi nữa
hồn tôi vốn đã là tro than
tôi xa người xa đôi mắt ngoan
vườn tôi trăng lạnh đến hoang tàn
em xa xôi quá làm sao biết
vốn liếng tôi còn: những ngổn ngang
vườn tôi trăng lạnh đến hoang tàn
em xa xôi quá làm sao biết
vốn liếng tôi còn: những ngổn ngang
tôi xa người xa trên sân bay
hồn tôi cồn cát dấu chân bầy
em vui đời khác làm sao hiểu
tôi sống âm thầm như cỏ cây
hồn tôi cồn cát dấu chân bầy
em vui đời khác làm sao hiểu
tôi sống âm thầm như cỏ cây
tôi xa người xa hơi thuốc cay
ngày mai tình sẽ bỏ tim này
chiều em không đến hàng cây cũng
nghiêng xuống tôi: từng ngọn heo may
ngày mai tình sẽ bỏ tim này
chiều em không đến hàng cây cũng
nghiêng xuống tôi: từng ngọn heo may
tôi xa người xa bàn tay, vui
bàn tay có ngón đã chôn đời
bàn tay có ngón không đeo nhẫn
có ngón dành riêng cho môi tôi
bàn tay có ngón đã chôn đời
bàn tay có ngón không đeo nhẫn
có ngón dành riêng cho môi tôi
tôi xa người xa miền thiết tha
hoa xuân đã héo rụng, hiên nhà
phố xưa em buộc đôi hàng bím
nay tóc về đâu? – hồn ở đâu?
hoa xuân đã héo rụng, hiên nhà
phố xưa em buộc đôi hàng bím
nay tóc về đâu? – hồn ở đâu?
tôi xa người xa niềm mê oan
hồn tôi khô xác sợi giây đàn
máu tôi đã gửi trong con chữ
dẫu chết, còn nguyên lời oán than
hồn tôi khô xác sợi giây đàn
máu tôi đã gửi trong con chữ
dẫu chết, còn nguyên lời oán than
tôi xa người xa một mùi hương
bãi khuya, hồn ốc, lạc thiên đường
nhớ ai buồn ngất trên vai áo
mưa ở đâu về? – như vết thương.
bãi khuya, hồn ốc, lạc thiên đường
nhớ ai buồn ngất trên vai áo
mưa ở đâu về? – như vết thương.
Nhạc sĩ Đăng Khánh là một trong những tên tuổi nổi bật của dòng nhạc
trữ tình Việt Nam ở hải ngoại sau 1975, và bài hát nổi tiếng nhất của
ông có lẽ là K Khúc Của Lê (Ca Khúc Của Lê), phổ từ bài thơ K Khúc Riêng Chàng ở trên.
K. Khúc Của Lê (Đăng Khánh, thơ Du Tử Lê) - Tuấn Ngọc
*
* *
Ơn Em
ơn em thơ dại từ trời,
theo ta xuống biển, vớt đời ta trôi.
ơn em dáng mộng mưa vời,
theo ta lên núi, về đồi yêu thương.
theo ta xuống biển, vớt đời ta trôi.
ơn em dáng mộng mưa vời,
theo ta lên núi, về đồi yêu thương.
ơn em ngực ngải môi trầm,
cho ta cỏ mặn, trăm lần lá ngoan.
ơn em hơi thoáng chỗ nằm,
giấu quanh giấu quẩn nỗi buồn một nơi.
cho ta cỏ mặn, trăm lần lá ngoan.
ơn em hơi thoáng chỗ nằm,
giấu quanh giấu quẩn nỗi buồn một nơi.
ơn em tình như mù loà,
như con sâu nhỏ bò qua giấc vùi.
ơn em hồn sớm ngậm ngùi,
kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau.
tạ ơn em… tạ ơn em…
như con sâu nhỏ bò qua giấc vùi.
ơn em hồn sớm ngậm ngùi,
kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau.
tạ ơn em… tạ ơn em…
Bài thơ mang tên Ơn Em này của Du Tử Lê được nhạc sĩ Từ Công Phụng phổ thành ca khúc mang tên Giữ Đời Cho Nhau. Tuy nhiên sau này, nhiều nơi ghi nhầm tên bài hát thành tên là Ơn Em.
GIỮ ĐỜI CHO NHAU (Tạ Ơn Em) - Từ Công Phụng, thơ Du Tử Lê - Tuấn Ngọc
* *
DU TỬ LÊ - Trên Cọc Nhọn Trăm Năm - Phần I
*
* *
* *
DU TỬ LÊ - Trên Cọc Nhọn Trăm Năm - Phần 2
*
* *
* *
Thi sĩ Du Tử Lê (1942-2019)
Hai bài thơ này đã được cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ thành ca khúc.
Trong đoạn videoclip này chúng ta sẽ nghe bác Du Tử Lê nhắc nhớ về hai
người bạn vong niên của bác là Nhà Văn Mai Thảo và nhạc sĩ Phạm Đình
Chương với những kỷ niệm khó quên lúc còn sinh tiền
*
* *
* *
Quê Hương Là Người Đó - Nhạc: Phạm Đình Chương-Thơ: Du Tử Lê-Anh Ngọc trình bày
người nay xa xôi người bên kia trời
người nay xa xôi người bên kia đời
chân người có vui, những chiều cuối phố
mắt người có nguôi, những chiều mưa rơi
ta lang thang cảnh tình lữ thứ
ta thương đau đời cuốn theo giòng
biết bao lần ta đã gọi em
biết bao lần nắng lên chân thềm
ta thương em mảnh hồn tan vỡ
ta thương em bèo vướng chân cầu
biết bao giờ ta có lại nhau
biết bao giờ gối chăn nhạt nhòa
ôi người quê hương một đời ta gọi
ôi người trăm năm đời đời biệt ly
quê hương ta, đã vốn là người đó
hấp hối mãi với mối tình xót xa!
*
* *
* *
Thu Khúc - Thơ Du Tử Lê -/Nhạc Phạm Anh Dũng - Tiếng hát: Bảo Yến
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire