Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là một trường hợp đặc biệt trong dòng nhạc
vàng miền Nam trước 75, khi ông vừa là một nhạc sĩ sáng tác chuyên
nghiệp, vừa cầm súng trực tiếp chiến đấu như một người lính thực thụ.
Ông cũng là nhạc sĩ có chức vụ cao nhất trong quân đội khi mang cấp bậc
đại tá lục quân từ năm 1972.
Tuy là một quan chức cao cấp như vậy, nhưng số phận những bài nhạc vàng ông sáng tác trong những năm đầu của miền Nam lại long đong vì bị chính quyền cấm phổ biến. Trong đó có bài hát bất hủ Chiều Mưa Biên Giới.
Sẽ có nhiều người cho rằng chính quyền miền Nam trước 75 là một chế độ dân chủ và không có việc cấm đoán nhạc hoặc kiểm duyệt bài hát khắc khe. Tuy nhiên ít người biết trong những năm đầu của nền đệ nhất cộng hòa, thường xảy ra việc Bộ Thông Tin cấm hoặc hạn chế các bài nhạc bị xem là “giảm nhuệ khí chiến đấu” của binh sĩ.
Về hoàn cảnh sáng tác bài Chiều Mưa Biên Giới, Nguyễn Văn Đông viết trong hồi ký như sau:
Khi ấy, tôi mới 24 tuổi, là trung úy trưởng phòng hành quân của chiến khu Đồng Tháp Mười là người có trách nhiệm đề ra những phương án tác chiến.
“Lần đó tôi dẫn đầu một nhóm biệt kích bí mật đi điều nghiên
(điều tra – nghiên cứu) chiến trường dọc theo biên giới Miên – Việt và
Đồng Tháp Mười. Trên đường về, anh em chúng tôi lâm vào cảnh trời chiều
gió lộng, mưa gào như vuốt mặt. Giữa cánh đồng hoang vắng tiêu sơ, lối
vào tiền đồn thì xa xôi, thoáng ẩn hiện những nóc tháp canh mờ nhạt ở
cuối chân trời.
Và từng chập gió buốt kéo về như muới sát vào thịt da. Từ trong cảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những cung bậc rung cảm, những trường canh đầu tiên buồn bã cho bài Chiều Mưa Biên Giới anh đi về đâu…”
Nguyễn Văn Đông soạn hai tác phẩm “Chiều Mưa Biên Giới” và “Phiên Gác Đêm Xuân” trong cùng năm 1956, phản ánh đời sống của lính chiến thời điểm đó. Sinh thời Nguyễn Văn Đông nói rằng ông muốn viết thực tế về lính, khi chính mắt ông nhìn thấy nhiều chết chóc và đau khổ ở chiến trường. Khi mới cho phổ biến hai bài này, ông đề tên bút danh là Vì Dân như muốn giấu tên mình. Hai ca khúc đều có lời giới thiệu: “Kính tặng các Chiến sĩ một nắng hai sương lao mình nơi tiền tuyến, dâng mình cho đất nước và các Bạn thanh-niên sắp khoác chiến y”. Xem hình dưới đây:
Bài Chiều Mưa Biên Giới được phát hành lần đầu năm 1959. Năm
1961, nghệ sĩ Trần Văn Trạch đã được đài Europe No. 1 và đài Truyền
hình Pháp thu âm, rồi thu hình ca khúc “Chiều mưa biên giới”
của Nguyễn Văn Đông, gây tiếng vang lớn ở Âu châu. Việc này đã tạo làn
sóng ngược về Việt Nam, khiến chỉ trong vòng 3 tháng, nhà xuất bản Tinh
Hoa Miền Nam của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo đã bán hết 60,000 bản nhạc lẻ, phá
kỷ lục số ấn bản lớn nhất ở thời điểm đó. Âm vang của ca khúc “Chiều mưa
biên giới” lại được khuếch tán thêm nữa, khi cũng trong năm 1961, nghệ
sĩ Trần Văn Trạch lần đầu tiên trình bày ca khúc đó tại “Đại nhạc hội
Trăm Hoa Miền Nam” với dàn nhạc của Đài Truyền Hình Pháp.
Tuy là một quan chức cao cấp như vậy, nhưng số phận những bài nhạc vàng ông sáng tác trong những năm đầu của miền Nam lại long đong vì bị chính quyền cấm phổ biến. Trong đó có bài hát bất hủ Chiều Mưa Biên Giới.
Sẽ có nhiều người cho rằng chính quyền miền Nam trước 75 là một chế độ dân chủ và không có việc cấm đoán nhạc hoặc kiểm duyệt bài hát khắc khe. Tuy nhiên ít người biết trong những năm đầu của nền đệ nhất cộng hòa, thường xảy ra việc Bộ Thông Tin cấm hoặc hạn chế các bài nhạc bị xem là “giảm nhuệ khí chiến đấu” của binh sĩ.
Về hoàn cảnh sáng tác bài Chiều Mưa Biên Giới, Nguyễn Văn Đông viết trong hồi ký như sau:
Khi ấy, tôi mới 24 tuổi, là trung úy trưởng phòng hành quân của chiến khu Đồng Tháp Mười là người có trách nhiệm đề ra những phương án tác chiến.
Và từng chập gió buốt kéo về như muới sát vào thịt da. Từ trong cảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những cung bậc rung cảm, những trường canh đầu tiên buồn bã cho bài Chiều Mưa Biên Giới anh đi về đâu…”
Nguyễn Văn Đông soạn hai tác phẩm “Chiều Mưa Biên Giới” và “Phiên Gác Đêm Xuân” trong cùng năm 1956, phản ánh đời sống của lính chiến thời điểm đó. Sinh thời Nguyễn Văn Đông nói rằng ông muốn viết thực tế về lính, khi chính mắt ông nhìn thấy nhiều chết chóc và đau khổ ở chiến trường. Khi mới cho phổ biến hai bài này, ông đề tên bút danh là Vì Dân như muốn giấu tên mình. Hai ca khúc đều có lời giới thiệu: “Kính tặng các Chiến sĩ một nắng hai sương lao mình nơi tiền tuyến, dâng mình cho đất nước và các Bạn thanh-niên sắp khoác chiến y”. Xem hình dưới đây:
Trần Văn Trạch – Chiều Mưa Biên Giới
“Một số nhạc phẩm sau đây của Nhạc-sĩ NGUYỄN VĂN ĐÔNG bị cấm. Xin quí bạn yêu nhạc đừng gởi thơ về xin chữ ký trên các nhạc phẩm này nữa. Chúng tôi không thể làm vừa lòng quí bạn vì phạm phép và làm mất tiền tem của quí bạn”.
Xem chi tiết ở hình bên dưới:
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông bị 15 ngày trọng cấm, lệnh phạt theo quân kỷ, ban hành bởi Bộ Quốc Phòng. Lý do:
“Đương sự đã không tuân hành huấn lệnh quy định rằng, bất cứ một quân nhân nào, khi sáng tác thơ, văn, âm nhạc… trước khi phổ biến cho công chúng, phải được nhân viên hữu trách của Bộ Quốc Phòng duyệt trước và, cấp giấy cho phép!…”
Lệnh phạt ấy còn kèm theo một điều khoản trói tay, triệt tiêu nỗ lực phát triển tài hoa, nghệ thuật của họ Nguyễn. Đó là điều khoản:
“…Đương sự không được phép xuất hiện trong mọi sinh hoạt ca nhạc nơi công cộng!”
Mặc dù khi ấy, đương cấp bậc đại úy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đảm nhiệm nhiều chức vụ khá quan trọng như: Bí thư Tổng giám đốc Cảnh sát, Công an và, Chánh văn phòng Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô.
Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ cùng năm 1963, việc kiểm duyệt âm nhạc mới được nới lỏng hơn và các tác phẩm của Nguyễn Văn Đông mới lại được phổ biến rộng rãi.
Nhạc tờ Chiều Mưa Biên Giới phát hành năm 1971 ghi tên nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (chứ không còn là Vì Dân như trước)
Là một sĩ quan quân đội, lại là một nhạc sĩ viết về những nỗi khó
nhọc của người lính và hoàn cảnh chia ly của đất nước, Nguyễn Văn Đông
luôn bị chông chênh giữa hai đầu bổn phận quân nhân và nghệ sĩ. Nhiều
người đánh giá nhạc của Nguyễn Văn Đông là một loại nhạc phản chiến.
Trong cuộc đời binh nghiệp, ông nhiều lần bị đe dọa bởi những cơn bão
lớn, bị những đố kỵ dèm pha xung quanh. Thậm chí ông kể có một lần ông
bị đích thân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gọi vào dinh độc lập để khiển
trách vì những tố cáo về đời tư, gây ảnh hưởng tới uy tín quân đội.Có thể vì Nguyễn Văn Đông đã biết trước những giông tố đó trong đời mình nên đã tự răn mình trong bài Chiều Mưa Biên Giới:
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
thì đường trần mưa bay gió cuốn
Hà Thanh – Chiều Mưa Biên Giới
Trong đời nhạc của ông, tình yêu tổ quốc luôn nồng nàn, như thể đó là tình yêu thứ nhất của cuộc đời:
Và xin em hiểu rằng, người đi giúp nước nào màng danh chi
Cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy
Lòng anh vẫn nhớ tình người hôm nay
Đời dâng cho núi sông
Lòng này thách với tang bồng
Đừng làm má thắm phai hồng, buồn lắm em ơi!…
(Trích bài Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp)
Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp - Hà Thanh, Hùng Cường
Đông Kha
(Bài viết có sử dụng tư liệu của thi sĩ Du Tử Lê và nhà nghiên cứu Jason Gibbs)
(Bài viết có sử dụng tư liệu của thi sĩ Du Tử Lê và nhà nghiên cứu Jason Gibbs)
*
* *
* *
PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN (Nguyễn Văn Đông) - Hà Thanh
*
* *
* *
HÀ THANH - NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN
*
* *
* *
HÀ THANH - Mấy dặm sơn khê
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire