Với người yêu nhạc, ta thấy rằng từ thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, đã có rất nhiều nhạc sĩ viết về cái móc của con số 20 năm. Quay về dòng lịch sử, ta nên nhớ rằng, các cuộc chinh chiến nổ ra từ thập niên 1940, và bắt đầu lan rộng từ giai đoạn 1954 – 1955, cho đến thập niên 1960, thì dân tộc ta trải qua các cuộc chinh chiến hơn 20 năm.
Dạ lý hương được xem là một trong những loài hoa có tính khiêm nhường nhất, những chùm dạ lý hương nhỏ bé hoàn toàn thu hút chú ý của người đối diện không phải bởi dáng vẻ mà ở mùi thơm quyến rũ làm ngây ngất cõi lòng tỏa ra từ bông hoa. Đối với tình bạn bè, tình anh em hoa được xem sự biểu tượng của sự vui sướng khi đón nhận tình cảm bạn bè của đối phương.
Loài hoa chỉ tỏa hương thơm vào ban đêm. Những bông hoa nhỏ hồng phớt xanh nở từng chùm tỏa ra hương thơm nồng nàn, đắm đuối và bay rất xa. Do vậy hoa được gọi là dạ lý hương.
Để tạo ra một nét riêng, mỗi một người nghệ sĩ hay thường
dành cho mình một nghệ danh. Thế nhưng, cũng có nhiều nhạc sĩ, với những
lý do riêng, họ có rất nhiều bút danh/nghệ danh. Chính vì vậy, mà không
ít người nghe đã ngạc nhiên khi biết tác giả của một tác phẩm nổi tiếng
này cũng chính là tác giả của một tác phẩm nổi tiếng khác, với hai bút
danh khác nhau.
Năm 1955 Bảo An Đoàn được thành lập, trực thuộc Phủ Tổng Thống, ông Tôn Thất Trạch làm Tổng Giám Đốc (Năm 1964, Bảo An Đoàn đổi tên thành Địa Phương Quân, Nha Tổng Giám Đốc Bảo An đổi tên thành Bộ Chỉ Huy Trung Ương, sau đó là Bộ Tư Lệnh Địa Phương Quân & Nghĩa Quân).
Bảo An Đoàn mỗi tỉnh có Đội Văn Nghệ (võ trang tuyên truyền, sau nầy giống như đơn vị Chính Huấn trong ngành Chiến Tranh Chính Trị và Trung Đội Chính Huấn của Đại Đội CTCT ở Tiểu Khu). Đội Văn Nghệ của Bản An Đoàn lúc đó quy tụ “văn nghệ sĩ” địa phương. Cậu bé Nguyễn Ngọc Thương, có năng khiếu và đam mê âm nhạc từ nhỏ nên được những người thân trong gia đình ở Đội Văn Nghệ hướng dẫn thêm, chơi được vài nhạc cụ và ca hát.
Khi học trung học ở trường Tân Thịnh, Sài Gòn, cậu bé đã có vốn liếng về nhạc lý nên “tập tành” sáng tác. Năm 1958, nhạc phẩm đầu tay Mưa Chiều, thể điệu Valse:
Để tạo ra một nét riêng, mỗi một người nghệ sĩ hay thường dành cho mình một nghệ danh. Thế nhưng, cũng có nhiều nhạc sĩ, với những lý do riêng, họ có rất nhiều bút danh/nghệ danh. Chính vì vậy, mà không ít người nghe đã ngạc nhiên khi biết tác giả của một tác phẩm nổi tiếng này cũng chính là tác giả của một tác phẩm nổi tiếng khác, với hai bút danh khác nhau.
Mặc Lâm gửi đến thính giả bài
viết về ông được chia làm hai phần, phần đầu tập trung vào tác phẩm Mưa Nguồn
và phần thứ hai sẽ nói nhiều hơn về những góc đời khác của tài thơ trong trạng
thái nửa tỉnh nửa điên kéo dài suốt nhiều chục năm trong gió bụi của hè phố Sài
Gòn.
Nhà thơ đa tài
Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng
12 năm 1926 tại làng Thanh Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông là một
nhà thơ, dịch giả và nghiên cứu văn học của Việt Nam, ông nổi tiếng từ thập niên 1960 với tập Mưa Nguồn.