samedi 23 janvier 2016

Việt Nam: Cuộc Chiến tại Cornell - Nhã Ca

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh6B6ZN2pHRVsPy6k4XSwEvmvhyPI-Hw4ym4dWBVEcXs7dM1FXkJrPqojIUpWoJTtTipY2vM7dGvHpWFLifIsehkUq11WPFp10YhRpy4HVEQc8PH-kuxJwYZXMaChpv6YY9-tXjoxdGSDo/s1600/104+Nh%C3%A3+Ca.jpgNhã Ca nói chuyện tại Cornell & UCI

(Bài trích báo xuân Việt Báo Tết Bính Thân)
Không phải Tổng Thống Mỹ hay vua Tầu. Chính cái gọi là “cuộc chiến tại Cornell” đã đẩy nước Mỹ tới chỗ phải bỏ rơi miền Nam Việt Nam cho cộng sản thôn tính.
Nhưng, đã tới lúc lịch sử được nghiêm túc nhìn lại. Sự thật về chiến tranh Việt Nam, sau nhiều năm bị khuất lấp, đang được nói lên. Và “Giải Khăn Sô Cho Huế” là cuốn sách đầu tiên từ phía miền Nam đã đến được với người đọc anh ngữ: “Mourning Headband for Hue,” công trình nghiên cứu, dịch thuật của Giáo sư Olga Dror, xuất bản bởi Indiana University Press, được đón nhận rộng rãi.

mardi 12 janvier 2016

ĐỔI THAY SẼ TỚI TỪ NGƯỜI DÂN NẾU…. - (Đặng Chí Hùng)

http://www.haingoaiphiemdam.com/Images/News/Nguoi-Buon-Gio-Giai-vo-dich-cac-UVBCT-Phan-3635879634483700160.pngTrong nhiều ngày qua, càng gần đến đại hội đảng CSVN lần thứ 12 thì có nhiều đồn đoán, thông tin xuôi ngược. Nhưng liệu những động thái xếp ghế, phân chia quyền lực hay đấu đá nội bộ có ảnh hưởng gì đến cục diện chính trị của cả đất nước Việt Nam hay không ?. Có lẽ chúng ta cần phải nhận xét một số vấn đề dưới đây để thấy rõ nhất.

vendredi 8 janvier 2016

Món quà đêm đông - Hạt sương khuya

Paris đang bước vào cái rét của những ngày đầu đông. Ngồi một mình trong đêm vắng lặng câm, gậm nhấm từng nét vẽ trên bức tranh của một người họa sĩ mà tôi đã có cùng anh rất nhiều những cảm nhận về nỗi đau thân phận, nỗi đau của một quê hương ngập tràn mùi thuốc súng, quyện cùng mùi tanh của máu, trộn lẫn trên những giọt nước mắt của người góa phụ, hay xót xa hơn trong ánh mắt của người thiếu nữ lặng buồn bên những tháng ngày xuân sắc.

dimanche 3 janvier 2016

Đôi điều về một vị thầy khả kính - Phạm Tín An Ninh

http://phamtinanninh.com/wp-content/uploads/2013/07/gs-luu-trung-khao-199x300.jpgThời còn đi học, tôi không được may mắn học với giáo sư Lưu Trung Khảo. Thầy dạy ở Sài gòn và một vài trường ở các tỉnh miền Nam, tôi chỉ học ở Nha trang. Lúc vào lính tôi cũng chưa hề được gặp thầy, khi thầy có một thời gian trong quân ngũ. Thầy phục vụ ở Tổng Cục CTCT và Tòa Đô Chánh, còn tôi thì ở một đơn vị chiến đấu tại Vùng 2.
Sau 1975, Thầy định cư ở Mỹ, còn tôi ở mãi tận Bắc Âu, nên không biết những hoạt động của thầy. Sau này thỉnh thoảng đọc được một số bài viết của thầy, về chính trị, văn hóa và một số lãnh vực khác, tôi ngưỡng mộ một người hiểu biết rộng, rất nặng tấm lòng với quê hương dân tộc, và đặc biệt với các thế hệ hậu sinh. Thấy trước cái tên thật đẹp của thầy thường có kèm theo hai chữ giáo sư, tôi đi hỏi mấy anh bạn tốt nghiệp sư phạm, hy vọng đã từng là đồng nghiệp của thầy, cũng chỉ được biết có thời thầy dạy ở Nguyễn Trãi sau này là Chu Văn An, và cuối cùng về Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Ngoài ra tôi cũng được biết thêm về các hoạt động rất đa diện và tích cực của thầy từ khi thầy đến  định cư ở Hoa Kỳ.

vendredi 1 janvier 2016

Chương trình H.O tái định cư: Tất cả là bước khởi đầu - Cát Linh, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ho-campaign-for-arvn-invalids-resettlement-12312015083434.html/000_Hkg10174179-622.jpg/imageTiếp tục loạt bài về Tái định cư thương phế binh VNCH, Cát Linh xin gửi đến quí vị những lời chia sẻ của nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn, là hai người sáng lập Hội H.O Cứu trợ thương phế binh, goá phụ VNCH và cũng chính là hai người đã phát động hé mở lại chương trình định cư cho các thương phế binh VNCH.
Trước tiên Bà Hạnh Nhơn cho biết:
“Chúng tôi rất mong mỏi việc đó. Tuy nhiên, việc này, đầu tiên là nhạc sĩ Trúc Hồ của đài SBTN phát động ra, nói với hội chúng tôi cung cấp danh sách thì được 580 người. Chúng tôi đã cùng với SBTN đi gặp bà Lora Funseth, ông McCain, dân biểu Alan Lowenthal, dân biểu Ed Royce. Ai cũng hứa yểm trợ nếu việc này được đưa ra bàn cãi ở Bộ Ngoại giao.”