Chiều Trên Phá Tam Giang được Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc từ bài thơ dài cùng tên của thi sĩ Tô Thùy Yên. Lời bản nhạc chỉ diễn tả một góc thân phận tình yêu trong cuộc chiến trong không gian bài thơ là về cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, một cuộc chiến mà Tô Thùy Yên gọi những người cầm súng bắn nhau cũng mê muội không khác gì cùng "mê sa một con đĩ thập thành".
Cánh đồng con ngựa chuyến tàu - Tô Kiều Ngân
Bài viết về nhà thơ Tô Thùy Yên dưới đây được được trích từ tập di cảo
"Mặc Khách Sài Gòn" của cố nhà thơ Tô Kiều Ngân. Hình ảnh nhà thơ Tô
Thùy Yên được Tô Kiều Ngân khắc họa bằng những dòng văn đầy cảm xúc.
Cánh đồng con ngựa chuyến tàuTrại
của tôi cách xa trại Tô Thùy Yên nhưng thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp
nhau trong những lần đi lao động, đẵn cây đốn nứa. Có lần gặp chỉ đủ để
Yên dúi vào tay tôi một gói thuốc lào rồi sau đó là mỗi người một ngả.
Có
lần đứng trong sân trại nhìn qua hàng rào kẽm gai tôi thấy Tô Thùy Yên
đang gánh một gánh khoai mì đi qua. Anh bước đi có vẻ nặng nhọc. Vai bị
gánh khoai mì trĩu xuống, lưng cong như lưng tôm, mồ hôi chảy có giọt.
*
* *
Tô Thuỳ Yên, một Hành Giả trong thi ca Việt
Đến khi ông mất thế hệ sau năm 75 mới giật mình là họ đã bỏ lỡ mât cơ
hội được học và đọc ông. Võ Phiến nói "toàn bộ sự nghiệp thơ ca của ông
là một dấu hỏi khổng lồ trước bí ẩn của vũ trụ", hay cô giáo Thảo Dân
sinh năm 74 ở Bắc phát hiện ra trong thơ Tô Thuỳ Yên là hội đủ những thị
vị của giới anh hào thơ Việt. Nhà thơ Trần Tiến Dũng thì ví ông như Don
Quixote trong miền đất hoang hoá, và tại đây cảm xúc sống chân thành
cao cả trọn vẹn bât chấp nghịch cảnh và thời cuộc đã tạo cho ông có một
không gian thơ riêng biệt khó ai có được.
*
* *
Tô Thùy Yên,tác giả của “Chiều Trên Phá Tam Giang”
Vĩnh biệt thi sĩ Tô Thùy Yên,tác giả của “Chiều Trên Phá Tam Giang” .
Phá Tam Giang với cửa Thuận An và sông Hương là thủy lộ chính lên kinh
thành Huế nên ngày xưa ai thượng kinh đều phải vượt phá. Tuy là đầm
nhưng vì có sóng nên ca dao có câu:
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biết như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang…
*
* *
Tô Thuỳ Yên, Chiều Trên Phá Tam Giang
Chiều Trên Phá Tam Giang được Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc từ bài thơ dài cùng tên của thi sĩ Tô Thùy Yên. Lời bản nhạc chỉ diễn tả một góc thân phận tình yêu trong cuộc chiến trong không gian bài thơ là về cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, một cuộc chiến mà Tô Thùy Yên gọi những người cầm súng bắn nhau cũng mê muội không khác gì cùng "mê sa một con đĩ thập thành".
*
* *
Về bài thơ “Qua sông” của Tô Thuỳ Yên-Nguyễn Thị Thảo An
Tô Thùy Yên là một tên tuổi lớn trong thi ca Việt Nam. Thời chiến tranh, ông là người lính. Trong thời bình, ông là người tù. Đi lính, làm thơ lính. Đi tù, làm thơ tù. Thơ tù của ông khiến thiên hạ xốn xang, kể cả cai tù cũng phải rúng động. Nhưng thơ lính lại có người “chê”, nhất là giới trẻ. Người ta vẫn quen lối mòn suy nghĩ, thơ lính là thơ hùng, người lính lúc nào cũng lăm lăm tay súng.
*
* *
Trường Sa hành - Tô Thùy Yên
"Trường Sa! Trường Sa! Ðảo chuếnh choáng.
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.
Lính thú mươi người lạ sóng nước,
Ðêm nằm còn tưởng đảo trôi đi."
*
* *
Tô Thùy Yên – Thắp Tạ
Tô Thùy Yên – Thắp Tạ
Nhà thơ áo lính Tô Thùy Yên Bích Huyền
*
* *
Nhà thơ áo lính Tô Thùy Yên: “ta về cúi mái đầu sương điểm”
Nghe tin nhà thơ Tô Thùy Yên vừa ra đi, nhiều người đã trích dẫn lại những câu thơ của ông như một lời đưa tiễn:
ta về cúi mái đầu sương điểm
nghe nặng từ tâm lượng đất trời
cám ơn hoa đã vì ta nở
thế giới vui từ mỗi lẻ loi
Thơ Tô Thùy Yên thể hiện một sự trái ngược khá lạ lùng. Ông là một
trong 5 thành viên của nhóm Sáng Tạo (mà duy nhất ông là người miền
Nam), một nhóm thơ mong muốn thổi vào thi ca Saigon khi đó một sự cách
tân cả về nội dung lẫn hình thức, nhưng trong những sáng tác của ông, ta
thấy ông lại dùng tấm áo gấm cổ điển để gói bọc nội dung siêu hình,
giàu tính triết học, vô cùng hiện đại.
*
* *
Ta Về của Tô Thùy Yên - Mai Hoa (SBS)
Khi Tô Thuỳ Yên mât, người ta nói nhiều về ông như một gương mặt lớn của thi ca Việt Nam và nhắc nhiều về bài Ta Vê. Ngươi ta cũng nói đến việc ông đi tù 13 năm trong đó lần đầu là 10 năm cải tạo vì là Thiếu tá Tâm Lý Chiến nhưng ít ai biết ông bị bắt lại lần hai ngay sau đó và đi tù ba năm vì bài thơ Ta Về mà ông làm sau khi đi cải tạo về. Ngày 1/6/2019 tại Houston là lễ hoả táng đưa ông về với cát bụi nhưng thơ ông thì ở mãi với người đọc và văn chương Việt Nam.
*
* *
Cánh đồng - Con Ngựa - Chuyến tàu
Tàu chạy mau, càng mau, càng mau.
Ngựa ngã lăn, mình mướt như cỏ,
Chấm giữa nền nhung một vết nâu.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire