CÁM ƠN ÔNG NGUYỄN ĐÌNH TOÀN
Nói tới Nguyễn Đình Toàn thì nhiều người biết và cũng không nhiều bạn sẽ thích, vì ông này đa tài, từ viết văn, làm thơ, viết kịch và nhạc đều có, nhưng nhạc ông kén người nghe, nhưng nghe quen sẽ thấm và ghiền
Nguyễn Đình Toàn là một người gốc Bắc nhưng gắn với Sài Gòn Việt Nam Cộng Hòa một thời, ông là một trí thức tiểu biểu của Miền Nam, những câu chữ của ông thể hiện sự tài hoa và hào khí của một thời, kể cả sau những ngày 30/4 câu chữ của ông vẫn hiên ngang vững chắc
Có hai bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Đình Toàn mà ai cũng nhớ vì được Vũ Thành An phổ nhạc
* "Tình khúc thứ nhất" làm người ta thổn thức
"Thần tiên gẫy cánh đêm xuân
Bước lạc sa xuống trần
Thành tình nhân đứng giữa trời không
Khóc mộng thiên đường
Ngày về quê xa lắc lê thê
Trót nghe theo lời u mê
Làm tình yêu nuôi cánh bay đi
Nhưng còn dăm phút vui trần thế"
Ôi .... Tình vui theo gió mây
trôi …....!
Tình Khúc Thứ Nhất | Thơ: Nguyễn Đình Toàn, Nhạc: Vũ Thành An | Lê Uyên
* “Em đến thăm anh đêm 30” cũng là một bài thơ tình diễm lệ của đất Sài Gòn
"Em đến thăm anh đêm ba mươi
Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi
Anh nói với người phu quét đường
"Em đến thăm anh đêm ba mươi
Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi
Anh nói với người phu quét đường
Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em"
Em Đến Thăm Anh Đêm 30
Nhạc Vũ Thành An - thơ Nguyễn Đình Toàn
Anh Khoa
Những ngày Tết của cái năm xa xăm nào đó ở tại đô thành Sài Gòn, một chàng trai giữa đất trời sắp giao mùa, chuyển qua thời khắc quan trọng đã hân hạnh được "em" ghé thăm trong niềm vui bất tận và chuyện tình của họ có người phu quét đường làm chứng
Câu "Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết?" là một câu hay không bút mực nào diễn tả
Người phu quét đường mộc mạc, hồn quê cùi cụi, cái đất Sài Gòn hồn nhiên của chúng ta
Quá là thương Sài Gòn, nhớ hồi đó, cái thời xưa thiệt xưa
Khi thấy mệt hãy nghe nhạc đặng giữ lòng cho thanh thản, cho lòng mình thả ra, bay về mọi thứ mà mình thấy bình an, vùng vẫy trong mọi niềm vui
Tôi có thói quen nghe nhạc Nguyễn Đình Toàn từ hồi còn xuân xanh, những năm còn là sinh viên, nghe lần đầu thấy chát chát, lần sau thấy thấm rồi thích, như ăn sấu riêng, ăn bún mắm vậy, ghiền đó
"Gió trời xin ngủ bình yên
Coi như giấc mộng ưu phiền đấy thôi
Mây cao với mắt trông vời
Soi gương trán bỏng, quên người tôi đi. "
Đêm nghe Nguyễn Đình Toàn để thả lòng mình ra, bung ra, buồn thì cứ dãn mình ra, thất vọng chất ngất gì đó để rồi hãy vui lại, có niềm hy vọng trong những lời cuối của ca từ
“Tình ca, những tiếng nói thiết tha và tuyệt vời nhất của một đời người, bao giờ cũng được bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau
Tất cả mùa màng, thời tiết, hoa lá, cỏ cây của cái vùng đất thần tiên đó, kết hợp lại làm nên hạnh phúc, làm nên nỗi tiếc thương của chúng ta. Em đâu ngờ, anh còn nghe vang tiếng em, trong tất cả tiếng động ngù ngờ nhất, của cái ngày sung sướng đó, tiếng gió mây thổi trên những cành liễu nhỏ, tiếng giọt sương rơi trên mặt hồ, tiếng guốc khua trên hè phố
Ngần ấy những tiếng động ngân nga trong trí tưởng anh, một thưở thanh bình nào, bây giờ đã gần im hơi, nhưng một đôi khi vẫn còn đủ sức làm vang lên trong ký ức một mùa Hè háo hức, một đêm mưa trở về, gió cuốn từng cơn nhớ, anh bỗng nhận ra, anh vẫn còn yêu em, dù chúng ta đã xa nhau như hai thành phố.”
Bạn thử vừa uống trà vừa nghe nhạc Nguyễn Đình Toàn đi, nghe rỉ rả, nghe tỉ tê, bạn sẽ thấy yêu quê mình nhiều lần hơn nữa
"Đêm thao thức mây đưa
Đêm rưng rức sao thưa
Quanh mình nghe đã lạ
Ai xa đã xa chưa
Ai quên đã quên chưa
Thôi nặng lòng chi nữa"
Không thương quê, không thương dân tộc mình không được vì nó quá đáng thương, nó đã trầy vi tróc vẩy nhiều lắm rồi
"Ngày đau thương kia ta còn nhìn thấy mình
Trong tấm gương đầy nước mắt"
Đứng giữa trời đất này đôi lúc tiếc, cái phận người Việt của mình sao quá là truân chuyên, lận đận, lao đao tan nát
Vậy tương lai nào cho xứ Việt của chúng ta?
Chúng ta phải làm sao cho quê mình bớt đau thương, bớt rên xiết? Câu hỏi này nhiều người đã hỏi, vậy ai trả lời cho chúng ta?
"Có tay nào che nổi trời mưa
Cho vai đừng ướt nặng bơ vơ
Hãy nói với đêm khuya
Một lời nói nhỏ
Tình là chi mà nhiều khi chôn được ở lòng ta
Tình là chi mà nhiều khi chôn lại nở thành hoa"
Đâu có dễ,định lòng "chôn" chặt rồi, nhưng rồi tình sẽ bung ra, mở ra muôn hướng, tình riêng còn có tình chung, gói trọn quê nhà trong đó, không ai chọn được nơi mình sanh ra hết, đã trót là sẽ đeo bám trọn đời
"Có chăng một ngày
Quê hương ta không còn hận ngăn ghét trói
Đớn đau sẽ nguôi
Đói no cũng vui
Biết buông sầu oán vơi thương đầy
Nhìn nhau ra người cũng một đời thôi"
Tôi thích nhạc Nguyễn Đình Toàn hơn cả Phạm Duy, Trịnh Công Sơn vì ông Toàn cứ nhét quê hương của tôi vào mấy bài ca của ông, như xát muối vào lòng dạ người Việt khắp nơi, cuối mỗi bài nhạc ông lại nhen nhúm sự hy vọng về một ngày nào đó
Người Việt trong nước càng đau nhiều hơn ông ơi!
Có những nỗi buồn thân phận, đời người những bước ngoặt của lịch sử, đó là nghịch cảnh quê hương mà không có cuốn sách nào, dòng chữ nào, ý tưởng nào diễn tả hết
Thời gian cứ trôi mà người thì cứ già, không sợ chết mà chỉ sợ chẳng làm gì được đã chết rồi
"Tháng ngày đã trôi qua
Tình đã phôi pha
Người khuất xa
Chỉ còn chút hương xưa
Rồi cũng phong ba
Rụng cùng mùa …"
Tôi sẽ nói cho các bạn nghe về đời của chúng ta
Khi cha mẹ sanh ra ta, ta khóc oe oe, ngước mắt nhìn trời nhìn đất, nhìn xung quanh lạ lẫm, lúc đó ta có "sanh mệnh"
Khi lớn lên, học hỏi cái hay cái dở, biết mọi thứ, ta biết ta có thêm cái “tánh mệnh"
Tánh là gì? Tánh là “nguyên thủy chân như” của mỗi cá nhơn chúng ta. Chân là chân thật, không lươn lẹo. Như là như bình thường, không biến đổi
Chân Như là cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt
Tức là trời sanh ra ta vốn là ta, là như vậy, đó gọi là “Tánh”, nó thuộc về cái mà dân gian gọi là “Trời sanh”
Mệnh là gì? Mệnh cũng là một cái của Trời cho
Kinh Dịch viết:
“Vun bồi Tánh Mệnh của mình
Giữ gìn toàn vẹn tánh lành Trời cho”
Thư tịch dạy ta rằng, chưa biết về sống, nói làm chi tới chết, sống chưa chu toàn thì bàn tới chết mà làm gì cho xa xôi
Nhưng phải nhắc chết, để người ta biết rõ cái bản ngã mình có chịu đựng đủ “thời thế” hay không? Làm tròn bổn phận quê hương chưa?
Nho gia xưa dạy dân rằng phận làm trai phải "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Đụng tới chánh trị là đối diện với cái chết, quan trọng là phải chuẩn bị tinh thần sẵn lúc nào cũng có thể chết
Nho sanh xưa coi cái chết nhẹ như lông con chim hồng hộc, họ quan niệm chết để thực hiện đúng sở nguyện của họ thì không tiếc, chẳng sợ
“Nhơn sanh tự cổ thùy vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”
(Người ta tự cổ ai không chết
Lấy tấm lòng soi rọi sử xanh)
Ta nhớ câu nói của Trần Bình Trọng: ”Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi”
Rồi ngày 4/8/1867, quan Phan Thanh Giản sau khi để mất ba tỉnh Miền Tay đã tự kết thúc đời mình bằng 17 ngày nhịn ăn và chén á phiện pha dấm
"Minh tinh chín chữ lòng son tạc
Trời đất từ nay mặc gió thu”
Đọc sử, ta sụt sùi khi nghĩ tới cảnh đại thần Nguyễn Tri Phương sau khi thành Hà Nội thất thủ, ông bị Pháp bắt, bản thân thì đang bị thương
Ông tuyệt thực, Pháp nhét thuốc vô miệng ông phun ra, Pháp băng vết thương thì ông dùng tay móc vết thương cho rộng ra để mau chết
Ôi thương quá!
Đời phức tạp nhưng suy ra quá đơn giản, chỉ có sống và chết thôi, hơn thua một hơi thở, như cái bóng đèn gió qua cái vèo tim tắt, lửa mất … đèn tối tui
Hoa tươi, hoa đẹp có ngày hoa héo, hoa tàn, hoa rụng
Nhưng hãy giữ lòng với quê hương mình dù mình có vô danh, có buồn bực, có tả tơi ước mơ, có phút nào đó muốn quên mọi thứ
Có nhiều người đã chết, hoàn toàn vô danh, anh hùng vô danh, không ai hay biết, không cần ai tung hê, họ lặng thầm ngã xuống cho quê mình, tới phút cuối họ cũng đem cái thân xác của mình tưới tẩm cho quê nhà xanh cây tốt cỏ
Nằm giữa quê nhà, như bạn tôi đó, sau nhiêu năm nó về và đang an giấc nằm mé Sông Tiền đặng ngày ngày nghe sóng vỗ, lục bình trôi câu hát "Hò ơi"
“Ở đó có lá cuốn dây ngoài song, có giếng nước soi trời trong, có gió mát đêm bình yên, có những tiếng chuông gần lắm…..."
Cái cảnh "Ngày về quê xa lắc lê thê" hay "Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai” đã hiện diện trên quê hương Việt Nam này rồi
Nhưng có lẽ rồi cũng sẽ qua, sẽ có một cánh cửa khác, con đường sẽ từ từ mở ra, còn người là còn mọi thứ, chúng ta "khốn khó quyết nuôi tình duyên đã trốn thoát qua nhiều phen"
Nhớ hoài hai câu:
"Vì còn đây câu nói yêu em
Âm thầm soi lối vui tìm đến"
Nguyễn Đình Toàn - một nhân cách vẹn toàn đã giữa lửa, giữ niềm tin, nhắc cho người Việt chữ "thân phận" và "quê hương" qua những dòng thơ, nhạc
Xin cám ơn ông.
Câu "Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết?" là một câu hay không bút mực nào diễn tả
Người phu quét đường mộc mạc, hồn quê cùi cụi, cái đất Sài Gòn hồn nhiên của chúng ta
Quá là thương Sài Gòn, nhớ hồi đó, cái thời xưa thiệt xưa
Khi thấy mệt hãy nghe nhạc đặng giữ lòng cho thanh thản, cho lòng mình thả ra, bay về mọi thứ mà mình thấy bình an, vùng vẫy trong mọi niềm vui
Tôi có thói quen nghe nhạc Nguyễn Đình Toàn từ hồi còn xuân xanh, những năm còn là sinh viên, nghe lần đầu thấy chát chát, lần sau thấy thấm rồi thích, như ăn sấu riêng, ăn bún mắm vậy, ghiền đó
"Gió trời xin ngủ bình yên
Coi như giấc mộng ưu phiền đấy thôi
Mây cao với mắt trông vời
Soi gương trán bỏng, quên người tôi đi. "
Đêm nghe Nguyễn Đình Toàn để thả lòng mình ra, bung ra, buồn thì cứ dãn mình ra, thất vọng chất ngất gì đó để rồi hãy vui lại, có niềm hy vọng trong những lời cuối của ca từ
“Tình ca, những tiếng nói thiết tha và tuyệt vời nhất của một đời người, bao giờ cũng được bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau
Tất cả mùa màng, thời tiết, hoa lá, cỏ cây của cái vùng đất thần tiên đó, kết hợp lại làm nên hạnh phúc, làm nên nỗi tiếc thương của chúng ta. Em đâu ngờ, anh còn nghe vang tiếng em, trong tất cả tiếng động ngù ngờ nhất, của cái ngày sung sướng đó, tiếng gió mây thổi trên những cành liễu nhỏ, tiếng giọt sương rơi trên mặt hồ, tiếng guốc khua trên hè phố
Ngần ấy những tiếng động ngân nga trong trí tưởng anh, một thưở thanh bình nào, bây giờ đã gần im hơi, nhưng một đôi khi vẫn còn đủ sức làm vang lên trong ký ức một mùa Hè háo hức, một đêm mưa trở về, gió cuốn từng cơn nhớ, anh bỗng nhận ra, anh vẫn còn yêu em, dù chúng ta đã xa nhau như hai thành phố.”
Bạn thử vừa uống trà vừa nghe nhạc Nguyễn Đình Toàn đi, nghe rỉ rả, nghe tỉ tê, bạn sẽ thấy yêu quê mình nhiều lần hơn nữa
"Đêm thao thức mây đưa
Đêm rưng rức sao thưa
Quanh mình nghe đã lạ
Ai xa đã xa chưa
Ai quên đã quên chưa
Thôi nặng lòng chi nữa"
Không thương quê, không thương dân tộc mình không được vì nó quá đáng thương, nó đã trầy vi tróc vẩy nhiều lắm rồi
"Ngày đau thương kia ta còn nhìn thấy mình
Trong tấm gương đầy nước mắt"
Đứng giữa trời đất này đôi lúc tiếc, cái phận người Việt của mình sao quá là truân chuyên, lận đận, lao đao tan nát
Vậy tương lai nào cho xứ Việt của chúng ta?
Chúng ta phải làm sao cho quê mình bớt đau thương, bớt rên xiết? Câu hỏi này nhiều người đã hỏi, vậy ai trả lời cho chúng ta?
"Có tay nào che nổi trời mưa
Cho vai đừng ướt nặng bơ vơ
Hãy nói với đêm khuya
Một lời nói nhỏ
Tình là chi mà nhiều khi chôn được ở lòng ta
Tình là chi mà nhiều khi chôn lại nở thành hoa"
Đâu có dễ,định lòng "chôn" chặt rồi, nhưng rồi tình sẽ bung ra, mở ra muôn hướng, tình riêng còn có tình chung, gói trọn quê nhà trong đó, không ai chọn được nơi mình sanh ra hết, đã trót là sẽ đeo bám trọn đời
"Có chăng một ngày
Quê hương ta không còn hận ngăn ghét trói
Đớn đau sẽ nguôi
Đói no cũng vui
Biết buông sầu oán vơi thương đầy
Nhìn nhau ra người cũng một đời thôi"
Tôi thích nhạc Nguyễn Đình Toàn hơn cả Phạm Duy, Trịnh Công Sơn vì ông Toàn cứ nhét quê hương của tôi vào mấy bài ca của ông, như xát muối vào lòng dạ người Việt khắp nơi, cuối mỗi bài nhạc ông lại nhen nhúm sự hy vọng về một ngày nào đó
Người Việt trong nước càng đau nhiều hơn ông ơi!
Có những nỗi buồn thân phận, đời người những bước ngoặt của lịch sử, đó là nghịch cảnh quê hương mà không có cuốn sách nào, dòng chữ nào, ý tưởng nào diễn tả hết
Thời gian cứ trôi mà người thì cứ già, không sợ chết mà chỉ sợ chẳng làm gì được đã chết rồi
"Tháng ngày đã trôi qua
Tình đã phôi pha
Người khuất xa
Chỉ còn chút hương xưa
Rồi cũng phong ba
Rụng cùng mùa …"
Tôi sẽ nói cho các bạn nghe về đời của chúng ta
Khi cha mẹ sanh ra ta, ta khóc oe oe, ngước mắt nhìn trời nhìn đất, nhìn xung quanh lạ lẫm, lúc đó ta có "sanh mệnh"
Khi lớn lên, học hỏi cái hay cái dở, biết mọi thứ, ta biết ta có thêm cái “tánh mệnh"
Tánh là gì? Tánh là “nguyên thủy chân như” của mỗi cá nhơn chúng ta. Chân là chân thật, không lươn lẹo. Như là như bình thường, không biến đổi
Chân Như là cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt
Tức là trời sanh ra ta vốn là ta, là như vậy, đó gọi là “Tánh”, nó thuộc về cái mà dân gian gọi là “Trời sanh”
Mệnh là gì? Mệnh cũng là một cái của Trời cho
Kinh Dịch viết:
“Vun bồi Tánh Mệnh của mình
Giữ gìn toàn vẹn tánh lành Trời cho”
Thư tịch dạy ta rằng, chưa biết về sống, nói làm chi tới chết, sống chưa chu toàn thì bàn tới chết mà làm gì cho xa xôi
Nhưng phải nhắc chết, để người ta biết rõ cái bản ngã mình có chịu đựng đủ “thời thế” hay không? Làm tròn bổn phận quê hương chưa?
Nho gia xưa dạy dân rằng phận làm trai phải "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Đụng tới chánh trị là đối diện với cái chết, quan trọng là phải chuẩn bị tinh thần sẵn lúc nào cũng có thể chết
Nho sanh xưa coi cái chết nhẹ như lông con chim hồng hộc, họ quan niệm chết để thực hiện đúng sở nguyện của họ thì không tiếc, chẳng sợ
“Nhơn sanh tự cổ thùy vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”
(Người ta tự cổ ai không chết
Lấy tấm lòng soi rọi sử xanh)
Ta nhớ câu nói của Trần Bình Trọng: ”Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi”
Rồi ngày 4/8/1867, quan Phan Thanh Giản sau khi để mất ba tỉnh Miền Tay đã tự kết thúc đời mình bằng 17 ngày nhịn ăn và chén á phiện pha dấm
"Minh tinh chín chữ lòng son tạc
Trời đất từ nay mặc gió thu”
Đọc sử, ta sụt sùi khi nghĩ tới cảnh đại thần Nguyễn Tri Phương sau khi thành Hà Nội thất thủ, ông bị Pháp bắt, bản thân thì đang bị thương
Ông tuyệt thực, Pháp nhét thuốc vô miệng ông phun ra, Pháp băng vết thương thì ông dùng tay móc vết thương cho rộng ra để mau chết
Ôi thương quá!
Đời phức tạp nhưng suy ra quá đơn giản, chỉ có sống và chết thôi, hơn thua một hơi thở, như cái bóng đèn gió qua cái vèo tim tắt, lửa mất … đèn tối tui
Hoa tươi, hoa đẹp có ngày hoa héo, hoa tàn, hoa rụng
Nhưng hãy giữ lòng với quê hương mình dù mình có vô danh, có buồn bực, có tả tơi ước mơ, có phút nào đó muốn quên mọi thứ
Có nhiều người đã chết, hoàn toàn vô danh, anh hùng vô danh, không ai hay biết, không cần ai tung hê, họ lặng thầm ngã xuống cho quê mình, tới phút cuối họ cũng đem cái thân xác của mình tưới tẩm cho quê nhà xanh cây tốt cỏ
Nằm giữa quê nhà, như bạn tôi đó, sau nhiêu năm nó về và đang an giấc nằm mé Sông Tiền đặng ngày ngày nghe sóng vỗ, lục bình trôi câu hát "Hò ơi"
“Ở đó có lá cuốn dây ngoài song, có giếng nước soi trời trong, có gió mát đêm bình yên, có những tiếng chuông gần lắm…..."
Cái cảnh "Ngày về quê xa lắc lê thê" hay "Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai” đã hiện diện trên quê hương Việt Nam này rồi
Nhưng có lẽ rồi cũng sẽ qua, sẽ có một cánh cửa khác, con đường sẽ từ từ mở ra, còn người là còn mọi thứ, chúng ta "khốn khó quyết nuôi tình duyên đã trốn thoát qua nhiều phen"
Nhớ hoài hai câu:
"Vì còn đây câu nói yêu em
Âm thầm soi lối vui tìm đến"
Nguyễn Đình Toàn - một nhân cách vẹn toàn đã giữa lửa, giữ niềm tin, nhắc cho người Việt chữ "thân phận" và "quê hương" qua những dòng thơ, nhạc
Xin cám ơn ông.
Nguồn: Fb Nguyễn Gia Việt
*
* *
"Một người thanh niên xưa lúc đi khi về thấy mình già* *
Dẫu sao lòng anh vẫn đầy bao nỗi vui
Đóa xương rồng sắc tươi hồng trong bó gai."
(Nguyễn Đình Toàn)
*
* *
* *
Nhạc Chủ đề Nguyễn Đình Toàn- Giọt Mưa Thu
Nhạc Đặng Thế Phong-Tiếng hát Thái Thanh
Nhạc Đặng Thế Phong-Tiếng hát Thái Thanh
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire