Nguyễn Ðức Quang là một trong những người có công gây dựng và làm lớn dậy phong trào du ca ở miền Nam trước 1975.
Du ca có nghĩa là đi đây, đi đó để hát.
Các buổi trình diễn như thế thường diễn ra tại các sân trường đại học, các giảng đường, sân vận động, các trại hè hay một nơi nào đó có những sinh hoạt cộng đồng và đám đông tụ tập, vào thời ấy có thể là một trại tị nạn, mục đích chính chỉ là để “hát cho nhau nghe”, cho đỡ buồn, để thắp lại hy vọng...
Cũng không ai biết đến bao giờ chiến tranh mới chấm dứt.
Phong trào du ca được hình thành trong những ngày khốn khổ đó
Có lẽ vì khởi nghiệp như một ca sĩ du ca nên nhạc của Nguyễn Ðức Quang có nhiều yếu tố thích hợp để đem trình diễn trước đám đông. Cũng có thể vì sự thành công của ông khiến người ta có ấn tượng như thế.
Ca khúc của Nguyễn Ðức Quang được xuất bản trước 75 có các tập “Trầm Ca”, “Bài Ca Khai Phá”, “Ruồi Và Kên Kên”, “Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc”... Tất cả mấy tập này và một số ca khúc khác của Nguyễn Ðức Quang, năm 1995 đã được Ngô Manh Thu và Nguyễn Thiện Cơ gom lại cho in trong tập “Dưới Ánh Mặt Trời”.
Ca khúc của Nguyễn Ðức Quang được xuất bản trước 75 có các tập “Trầm Ca”, “Bài Ca Khai Phá”, “Ruồi Và Kên Kên”, “Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc”... Tất cả mấy tập này và một số ca khúc khác của Nguyễn Ðức Quang, năm 1995 đã được Ngô Manh Thu và Nguyễn Thiện Cơ gom lại cho in trong tập “Dưới Ánh Mặt Trời”.
(Nguyễn Ðình Toàn)
>> "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" (video)
>> Nguyễn Đức Quang hát: "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" (mp3)
> Nguyễn Đức Quang hát: "Đường Việt Nam" (mp3)
> Nguyễn Đức Quang hát:" Như Mây Trên Cao" (mp3)
>> Nguyễn Đức Quang hát: "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" (mp3)
> Nguyễn Đức Quang hát: "Đường Việt Nam" (mp3)
> Nguyễn Đức Quang hát:" Như Mây Trên Cao" (mp3)
*
* *
* *
Chiều Qua Tuy Hòa - Nguyễn Đức Quang
Ngày xưa tôi đã đi qua Tuy Hòa
Trời xanh le lói bao mộng mơ
Đàn chim tung cánh bay bay đầu gió
và đâu đây tiếng sông bồi phù sa
Ôi, những chiều mây vắt ngang lưng đèo
Vọng Phu đưa mắt cũng buồn theo!
Chiều nay lơ lững tôi ngang Tuy Hòa
Ngồi đây nhưng thấy như còn xa
Trường xưa hoang vắng, hiu hiu bên ruộng lúa
Một con chim én nô đùa ngoài kia
Ôi, bước dài ngao ngán bên nương buồn
Nhìn quanh trơ đứng bao đồng nương!
Rồi khi tia nắng phía non Tây tàn
(Thì) Người đây như cũng như dần tan
Nhịp đêm tiếng súng đong đưa ngoài ngõ
Người qua song chắn hé nhìn trời xa
Ôi đỉnh trời lấp lánh trong đêm dài
(mà) mình tu chưa chín nên nào hay!
Đường đi đưa tới phía Nam nhưng lòng
triền miên ray rứt theo miền Trung
Cầu xưa xơ xác sau cơn bão tố
(còn) người dân tan tác bên đường ngẩn ngơ
Ôi, bước buồn theo mãi không gian buồn
Một đêm qua biết bao sầu thương!
Ngày xưa tôi đã đi qua Tuy Hòa
Trời xanh le lói bao mộng mơ
Đàn chim tung cánh bay bay đầu gió
và đâu đây tiếng sông bồi phù sa
Ôi, những chiều mây vắt ngang lưng đèo
Vọng Phu đưa mắt cũng buồn theo!
Chiều nay lơ lững tôi ngang Tuy Hòa
Ngồi đây nhưng thấy như còn xa
Trường xưa hoang vắng, hiu hiu bên ruộng lúa
Một con chim én nô đùa ngoài kia
Ôi, bước dài ngao ngán bên nương buồn
Nhìn quanh trơ đứng bao đồng nương!
Rồi khi tia nắng phía non Tây tàn
(Thì) Người đây như cũng như dần tan
Nhịp đêm tiếng súng đong đưa ngoài ngõ
Người qua song chắn hé nhìn trời xa
Ôi đỉnh trời lấp lánh trong đêm dài
(mà) mình tu chưa chín nên nào hay!
Đường đi đưa tới phía Nam nhưng lòng
triền miên ray rứt theo miền Trung
Cầu xưa xơ xác sau cơn bão tố
(còn) người dân tan tác bên đường ngẩn ngơ
Ôi, bước buồn theo mãi không gian buồn
Một đêm qua biết bao sầu thương!
*
* *
* *
Một số Chương Trình Phát Thanh về Nguyễn Đức Quang
Chương Trình Thơ Nhạc - Bích Huyền phụ trách:
> Tưởng Niệm Nguyễn Đức Quang (mp3)
*
* *
* *
Chương Trình Phát Thanh "Chuyện Dân Tôi" (Úc Châu)
*
* *
* *
Chương Trình Phát Thanh "Âm Nhạc Cuối Tuần" - RFA (Á Châu Tự Do)
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và phong trào Du ca Việt Nam 2004-05-25 /Thy Nga, phóng viên đài RFA
Vào năm 1966, khi chiến tranh ngày càng dữ dội, một phong trào văn nghệ đã ra đời tại miền Nam Việt Nam với mục đích tác động tinh thần quần chúng để cùng ý thức về tình hình đất nước - đó là phong trào Du Ca Việt Nam do Nguyễn Đức Quang và Đinh Gia Lập đề xướng. Hai anh chủ trương là văn nghệ phải làm sao để người nghe hưởng ứng với người hát, để nhập cuộc chứ không phải là chỉ thụ động nghe mà thôi. Người du ca gây tinh thần cộng đồng qua những ý tưởng gởi gấm trong các bài hát, và bằng chính việc làm của mình. Trưởng xưởng Du Ca do nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang điều hành. Đến năm 1972 thì được thay thế bởi Ngô Mạnh Thu, tức nhạc sĩ Trần Tú. Các đoàn, các toán của phong trào đã đi khắp miền Nam khi đó, ca diễn trong những trường học, ngoài sân cỏ, trên sân khấu, hay sinh hoạt cùng với các đoàn thể Hướng Đạo, Thanh Sinh Công, và Gia Đình Phật Tử. Các loại nhạc mà du ca viên xử dụng để đến với quần chúng là Thanh niên ca, Thiếu nhi ca, Sinh hoạt ca, Nhận thức ca, Sử ca, Dân ca, những bài hát ngợi ca tình thương yêu của con người, và chia xẻ ưu tư về thời cuộc nước nhà. "
Bản hùng ca “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” tiếp tục vang lên
2008-06-29 / Thy Nga, phóng viên đài RFA
2008-06-29 / Thy Nga, phóng viên đài RFA
"Lịch sử Việt Nam là một lịch sử hết sức bi thương nhưng đầy tự hào. “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” khái quát được cả sự bi thương lẫn sự tự hào đó. Chúng ta tự hào và ngạo nghễ vì là người Việt Nam."
*
* *
* *
Một số bản nhạc của Nguyễn Đức Quang
Bấm vào tên người trình bày để nghe
Người Anh Vĩnh Bình - Uyên Phương
Im Lặng Là Đồng Lõa - Nguyễn Đức Quang
Chiều Qua Tuy Hòa - Lệ Mai, Hoàng Ngọc Tuấn
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ & "DU CA" NGUYỄN ĐỨC QUANG - Biên soạn: Phan Anh Dũng
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire