Nói tới người hoạt động văn hóa ở hải ngoại không thể không nhắc tới
ông, một trí thức đúng nghĩa, một bầu nhiệt huyết vì văn học, con người
Việt Nam không hề chảy chậm lại trong cơ thể ông bất cứ phút giây nào và
vượt lên trên tất cả, sự dấn thân suốt cuộc đời vì hai chữ tự do cho
Việt Nam đã làm tên tuổi ông nằm sâu trong lòng những người từng gặp và
biết ông, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích.
Một trí thức đáng kính Sống và làm việc ở những vị trí quan trọng của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 và sau này khi định cư tại Hoa Kỳ, GS Nguyễn Ngọc Bích là một trí thức đáng kính trọng bởi những việc làm cụ thể trước cộng đồng. Được đào tạo từ những đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ từ thập niên 50 như Princeton trong ngành chính trị học cho tới văn học cổ điển Nhật Bản tại Columbia University, cũng như tham dự những khóa học khác nhau tại Vienna, Munich, hay Madrid, Tokyo… Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích có kiến thức ngôn ngữ, chính trị và văn hóa học nhiều nước đủ để giảng dạy tại các đại học lớn của Mỹ sau này như George Mason, Trinity College và Georgetown University.
Là một học giả chuyên ngành ngôn ngữ, ông có những đóng góp đồ sộ cho kho tàng văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Những tác phẩm của ông dịch ra từ các tác giả cổ điển như Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương cho tới các tác giả hiện đại như Nguyễn Chí Thiện, Dương Thu Hương, Trần Cao Lĩnh cùng hàng chục tác giả Việt Nam khác để giới thiệu với thế giới đang nằm trong các thư viện lớn của quốc hội Mỹ và nhiều đại học nổi tiếng.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích được Tổng thống George W.H Bush (cha) bổ nhiệm chức Giám đốc song ngữ của Bộ Giáo dục Liên bang từ năm 1991 cho tới năm 1993, là Giám đốc đầu tiên của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự do từ năm 1997 cho tới khi về hưu năm 2003. Chủ tịch “Nghị Hội Toàn Quốc Của Người Việt tại Hoa Kỳ” cho tới ngày ông mất.
Nhà báo Đinh Quang Anh Thái có cơ hội biết nhiều tới ông từ khi còn là sinh viên trong nước cho tới khi về làm việc cho đài Phát thanh RFA khi GS Bích làm giám đốc Ban Việt Ngữ. Cho biết cảm nhận của anh về GS Bích như sau:
“Đối với cá nhân tôi thì Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là người tượng trưng cho tấm lòng tử tế, dấn thân trên rất nhiều lĩnh vực và mục tiêu chính của ông là góp phần làm tốt đẹp cho con người và đất nước Việt Nam. Điển hình là lúc ông học bên Mỹ thời thập niên 50 trước khi về Sài Gòn làm việc thì ông là người đã cùng với sinh viên khác lên tiếng bênh vực chính nghĩa tự do của quân dân miền Nam trong việc bảo vệ vùng đất miền Nam. Đối đầu với đám biểu tình do hiểu sai lạc tin tức nên chống cuộc chiến tranh Việt Nam.
Khi ông về Sài gòn năm 1970-1971 thì ông đóng một vai trò quan trọng trong chính quyền là Cục trưởng Cục thông tin quốc ngoại. Đối với sinh viên thì ông là Tổng thư ký Viện Đại học Cửu Long. Ông gần gũi với sinh viên và ngoài tư cách như một vị thầy, một người anh lớn ông lúc nào cũng gắn bó với tất cả mọi sinh hoạt của sinh viên hồi đó, từ cứu trợ nạn nhân chiến tranh cho tới các buổi hát cộng đồng hay các sinh hoạt văn hóa của sinh viên Sài Gòn.
Ông trước sáng tác nhiều, dịch thuật cũng nhiều và góp rất nhiều công lao giới thiệu văn hóa Việt Nam cho thế giới. Cho tới năm 1975 biến cố 30 tháng 4 xảy ra và ông sang Mỹ giữ vai trò trong nhiều tổ chức khác nhau không ngoài mục tiêu đấu tranh cho một đất nước Việt Nam tự do dân chủ. Lịch sử hoạt động của GS Nguyễn Ngọc Bích thì chắc chúng ta không kể xiết được nhưng có thể tóm lại về phương diện văn hóa thì ông là nhà văn hóa đã đóng góp rất nhiều trong việc giới thiệu nền văn hóa Đông phương nói chung và văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Đối với người Việt Nam ngoài nước thì ông là một người đấu tranh cho tự do dân chủ và là người xây dựng cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ vững mạnh và tốt đẹp hơn.
Trong vai trò là người Giám đốc ban Việt Ngữ của Đài Á châu Tự do thì ông là người sáng lập đầu tiên của Ban Việt ngữ và đã dẫn dắt ban Việt ngữ trong nhiều năm trời. Khi ông về hưu chỉ ngồi nhà viết sách cho tới cuối đời của ông thì như chúng ta đều biết GS Nguyễn Ngọc Bích đã mất trên đường đi dự Hội nghị Biển Đông tại Manila và ông đột tử trên máy bay. Đó là bằng chứng cho thấy rằng ông đã sống cho tới lúc chết đã không bỏ sót phút giây nào trong cuộc đời mình cho những mục tiêu cao đẹp mà ông đề ra và đeo đuổi.
“Tôi lập ra nhà xuất bản gọi là Tủ sách Cành Nam hay gọi tắt là Cành Nam, anh Bích cứ thấy sách vở ở đâu là nhào tới thôi! Anh ấy nghĩ là nếu chỉ in sách của gia đình thì nó hạn hẹp quá, tại sao mình không làm hẳn một Tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa kỳ chung nhau lại để xuất bản cả sách của những người khác? Căn bản những người khác là ai? Họ là những văn nghệ sĩ lúc đó rất hiếm người có phương tiện in ấn và đặc biệt là không biết phát hành ở đâu trong khi tác phẩm của họ rất có giá trị, rất có ích cho văn hóa hay ngay cả cho chính trị nữa. Chúng tôi đặt ra như một thứ slogan là yểm trợ các văn nghệ sĩ để mà họ có một chút phương tiện thời giờ để tiếp tục viết lách.
Anh Bích là người đa dạng, anh ấy nhiều tài lắm thành ra anh ấy làm rất nhiều việc. Nhưng trước khi nói gì thì tôi phải thưa một điều là tôi với anh Bích cũng có những lần tâm sự thì tôi luôn luôn nói với anh Bích rằng anh giỏi quá về văn học sao anh không chuyên về văn học mà lại đi sâu vào lĩnh vực chính trị để nó chia trí và cũng đâm ra chia thời giờ công sức. Dĩ nhiên là làm việc này thì phải bớt việc kia.
Thế nhưng anh ấy nói rằng chẳng may đất nước mình nó ở trong tình trạng rất nhiểu nhương và có rất nhiều nỗi đời đau khổ quá. Nếu cứ ngồi làm chuyện văn hóa không thôi thì chả hóa ra mình vô tình với nước non lắm sao? Thành ra chuyện chính trị mà ảnh dính vào là một chuyện rất bất đắc dĩ nhưng chẳng may nó lại rất nổi bật cũng chỉ vì hoàn cảnh đất nước mà thôi.”
Điều mà nhà văn Trương Anh Thụy nhận xét không có gì lạ. Hầu như ai gặp ông cũng nhìn thấy tấm lòng tin tưởng thiết tha vào một ngày mai tươi sáng cho đất nước. Ông không hề mỏi mệt bay từ nước này sang nước khác để vận động, huấn luyện cho những người trẻ có lòng với đất nước. Ông tham gia hàng trăm buổi hội thảo ở nước ngoài nhiều đến nỗi Hà Nội phải vận động nhiều nước cấm ông nhập cảnh vì lo sợ. Điển hình là vào ngày 21 tháng giêng năm 2014 Malaysia đã không cho ông nhập cảnh để làm việc với nhóm Lao Động Việt. Cùng ngày hôm ấy ông chia sẻ với chúng tôi:
“Khi vào phi trường Kuala Lumpur mấy người khác không bị gì cả nhưng tới phiên tôi thì tự nhiên nó chặn và nói rằng chúng tôi có lệnh không cho ông vào Mã Lai. Tôi hỏi lại sao lại có chuyện như vậy thì họ bảo tôi cũng không có câu trả lời cho ông chỉ vì trên headquarter nói với chúng tôi là không cho ông vào thế thôi, mặc dù ông có giấy tờ đàng hoàng.
Tôi bảo ông có thể giải thích vì sao hay không thì họ nói tôi chỉ có thể nói với ông như thế này: có phải lần trước ông vào Mã Lai vào năm 2009 phải không? Tôi nói là đúng như vậy. Họ lại nói sau khi ông vào Mã Lai lần đó thì giữa năm 2010 chúng tôi có lệnh không cho ông vào.”
Với người trẻ, GS Nguyễn Ngọc Bích không quên đưa tay ra làm một nhịp cầu cho họ trên mảnh đất tri thức mà ông đã trải qua. Nguyễn Phương Uyên, một người tranh đấu trẻ từ Việt Nam may mắn được ông dìu dắt kể lại:
“GS Nguyễn Ngọc Bích là một người đã theo tôi từ những chặng đường đầu tiên khi bước vào xây dựng phong trào dân chủ. Bác luôn luôn rất giàu nhiệt huyết và năng lượng trong việc giúp đỡ tôi ngay cả khi bác bệnh thì bác vẫn cố gắng trả lời những câu hỏi, những thắc mắc của tôi trước khi bác đi khám bệnh, bác bị bệnh tiểu đường và tim mạch cũng lo cho các câu hỏi của tôi trước.
Bác như là người cha đẻ của phong trào Bước chân Lạc hồng. Những bước đầu mình ấp ủ như thế nào, xây dựng một diễn đàn cho giới trẻ, mở rộng cho giới trẻ tham gia thì mình nói với bác cách thức ngay cả việc sinh hoạt trong nhánh, trong group ra sao đều chia sẻ với bác ngay cả in ấn và phát hành.”
Bất cứ gặp ông lần đầu hay thường xuyên người ta đều có ấn tượng về khuôn mặt hiền lành, dễ mến kỳ lạ. Nụ cười không bao giờ tắt trên môi ông như nói với mọi người rằng cuộc đời có gì mà phải buồn rầu áo não, ngay cả lúc bi thương nhất vẫn còn tia hy vọng cuối con đường kia mà!
Nhà văn Uyên Thao một bạn đời lâu năm của ông nhận xét:
“Nhận xét anh Bích trong vòng anh em thì có lẽ nhận xét của anh Nguyễn Ngọc Linh, là bào huynh của anh Bích, thì có vẻ chính xác nhất với cái nhìn của tôi. Anh Linh nhìn bọn tôi nhiều khi anh ấy nói thằng tuột. Anh ấy nói tôi với ông anh của Bích là hai anh dở người không làm được cái quái gì hết. Riêng Bích thì cái gì cũng lao vô cuối cùng do vậy chẳng có việc gì làm cho nó ra hồn, đấy là cái nhận xét của anh Linh. Tôi thì tôi nhìn thấy cái nhận xét đó của anh Linh thì thấy hình dung của Bích nó có vẻ phù hợp với cái câu tôi nghe từ bao lâu rồi. Là con người vừa là cái hạt cát lại vừa là viên ngọc.
Nó phải biết rằng nó là cái hạt cát để đừng tranh chấp, đừng mưu cầu cái gì và nó cũng phải hiểu nó là viên ngọc để lúc nào cũng giữ gìn cái chất ngọc đối với tất cả tha nhân. Tôi nghĩ nhận xét của anh Linh có vẻ chê mấy thằng em nhưng mà Bích đã thể hiện được cái câu đó. Hầu như y chẳng nghĩ cái gì mưu cầu cho bản thân của mình mà cứ làm theo tinh thần vị tha theo cái hướng mà nhìn thấy người chết đuối thì lập tức nhảy xuống dưới sông trong khi không biết mình có biết bơi hay không. Đấy là cái nhìn của tôi về Bích.”
GS Nguyễn Ngọc Bích chắc không còn cười tươi được nữa dưới ba tấc đất nhưng gia đình, bạn bè, người thân, học trò của ông đều tin rằng ông đã làm tròn trọng trách của một nhà văn hóa, một trí thức trải qua bao biến động vẫn giữ được cái tâm trong sáng và khí tiết của kẻ sĩ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/prof-nguyen-ngoc-bich-a-venerable-intellectual-ml-03192016075411.html
Một trí thức đáng kính Sống và làm việc ở những vị trí quan trọng của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 và sau này khi định cư tại Hoa Kỳ, GS Nguyễn Ngọc Bích là một trí thức đáng kính trọng bởi những việc làm cụ thể trước cộng đồng. Được đào tạo từ những đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ từ thập niên 50 như Princeton trong ngành chính trị học cho tới văn học cổ điển Nhật Bản tại Columbia University, cũng như tham dự những khóa học khác nhau tại Vienna, Munich, hay Madrid, Tokyo… Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích có kiến thức ngôn ngữ, chính trị và văn hóa học nhiều nước đủ để giảng dạy tại các đại học lớn của Mỹ sau này như George Mason, Trinity College và Georgetown University.
Là một học giả chuyên ngành ngôn ngữ, ông có những đóng góp đồ sộ cho kho tàng văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Những tác phẩm của ông dịch ra từ các tác giả cổ điển như Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương cho tới các tác giả hiện đại như Nguyễn Chí Thiện, Dương Thu Hương, Trần Cao Lĩnh cùng hàng chục tác giả Việt Nam khác để giới thiệu với thế giới đang nằm trong các thư viện lớn của quốc hội Mỹ và nhiều đại học nổi tiếng.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích được Tổng thống George W.H Bush (cha) bổ nhiệm chức Giám đốc song ngữ của Bộ Giáo dục Liên bang từ năm 1991 cho tới năm 1993, là Giám đốc đầu tiên của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự do từ năm 1997 cho tới khi về hưu năm 2003. Chủ tịch “Nghị Hội Toàn Quốc Của Người Việt tại Hoa Kỳ” cho tới ngày ông mất.
Nhà báo Đinh Quang Anh Thái có cơ hội biết nhiều tới ông từ khi còn là sinh viên trong nước cho tới khi về làm việc cho đài Phát thanh RFA khi GS Bích làm giám đốc Ban Việt Ngữ. Cho biết cảm nhận của anh về GS Bích như sau:
“Đối với cá nhân tôi thì Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là người tượng trưng cho tấm lòng tử tế, dấn thân trên rất nhiều lĩnh vực và mục tiêu chính của ông là góp phần làm tốt đẹp cho con người và đất nước Việt Nam. Điển hình là lúc ông học bên Mỹ thời thập niên 50 trước khi về Sài Gòn làm việc thì ông là người đã cùng với sinh viên khác lên tiếng bênh vực chính nghĩa tự do của quân dân miền Nam trong việc bảo vệ vùng đất miền Nam. Đối đầu với đám biểu tình do hiểu sai lạc tin tức nên chống cuộc chiến tranh Việt Nam.
Khi ông về Sài gòn năm 1970-1971 thì ông đóng một vai trò quan trọng trong chính quyền là Cục trưởng Cục thông tin quốc ngoại. Đối với sinh viên thì ông là Tổng thư ký Viện Đại học Cửu Long. Ông gần gũi với sinh viên và ngoài tư cách như một vị thầy, một người anh lớn ông lúc nào cũng gắn bó với tất cả mọi sinh hoạt của sinh viên hồi đó, từ cứu trợ nạn nhân chiến tranh cho tới các buổi hát cộng đồng hay các sinh hoạt văn hóa của sinh viên Sài Gòn.
Ông trước sáng tác nhiều, dịch thuật cũng nhiều và góp rất nhiều công lao giới thiệu văn hóa Việt Nam cho thế giới. Cho tới năm 1975 biến cố 30 tháng 4 xảy ra và ông sang Mỹ giữ vai trò trong nhiều tổ chức khác nhau không ngoài mục tiêu đấu tranh cho một đất nước Việt Nam tự do dân chủ. Lịch sử hoạt động của GS Nguyễn Ngọc Bích thì chắc chúng ta không kể xiết được nhưng có thể tóm lại về phương diện văn hóa thì ông là nhà văn hóa đã đóng góp rất nhiều trong việc giới thiệu nền văn hóa Đông phương nói chung và văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Đối với người Việt Nam ngoài nước thì ông là một người đấu tranh cho tự do dân chủ và là người xây dựng cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ vững mạnh và tốt đẹp hơn.
Trong vai trò là người Giám đốc ban Việt Ngữ của Đài Á châu Tự do thì ông là người sáng lập đầu tiên của Ban Việt ngữ và đã dẫn dắt ban Việt ngữ trong nhiều năm trời. Khi ông về hưu chỉ ngồi nhà viết sách cho tới cuối đời của ông thì như chúng ta đều biết GS Nguyễn Ngọc Bích đã mất trên đường đi dự Hội nghị Biển Đông tại Manila và ông đột tử trên máy bay. Đó là bằng chứng cho thấy rằng ông đã sống cho tới lúc chết đã không bỏ sót phút giây nào trong cuộc đời mình cho những mục tiêu cao đẹp mà ông đề ra và đeo đuổi.
Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ
Trên chuyến bay từ Istanbul đến Philippines vào tối ngày 2 tháng 3 năm 2016 để tham dự Hội nghị Biển Đông Việt-Phi lần thứ II ông đã từ trần đột ngột do nhồi máu cơ tim bên người vợ theo ông suốt cả cuộc đời là TS Đào Thị Hợi. Cuộc đời ông chưa bao giờ ngưng nghỉ cho riêng mình, nói với chúng tôi, nhà văn Trương Anh Thụy, người hơn nửa thế kỷ cộng tác với ông trong lĩnh vực viết lách và cùng với Giáo sư Bích khởi xướng Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ kể lại:“Tôi lập ra nhà xuất bản gọi là Tủ sách Cành Nam hay gọi tắt là Cành Nam, anh Bích cứ thấy sách vở ở đâu là nhào tới thôi! Anh ấy nghĩ là nếu chỉ in sách của gia đình thì nó hạn hẹp quá, tại sao mình không làm hẳn một Tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa kỳ chung nhau lại để xuất bản cả sách của những người khác? Căn bản những người khác là ai? Họ là những văn nghệ sĩ lúc đó rất hiếm người có phương tiện in ấn và đặc biệt là không biết phát hành ở đâu trong khi tác phẩm của họ rất có giá trị, rất có ích cho văn hóa hay ngay cả cho chính trị nữa. Chúng tôi đặt ra như một thứ slogan là yểm trợ các văn nghệ sĩ để mà họ có một chút phương tiện thời giờ để tiếp tục viết lách.
Anh Bích là người đa dạng, anh ấy nhiều tài lắm thành ra anh ấy làm rất nhiều việc. Nhưng trước khi nói gì thì tôi phải thưa một điều là tôi với anh Bích cũng có những lần tâm sự thì tôi luôn luôn nói với anh Bích rằng anh giỏi quá về văn học sao anh không chuyên về văn học mà lại đi sâu vào lĩnh vực chính trị để nó chia trí và cũng đâm ra chia thời giờ công sức. Dĩ nhiên là làm việc này thì phải bớt việc kia.
Thế nhưng anh ấy nói rằng chẳng may đất nước mình nó ở trong tình trạng rất nhiểu nhương và có rất nhiều nỗi đời đau khổ quá. Nếu cứ ngồi làm chuyện văn hóa không thôi thì chả hóa ra mình vô tình với nước non lắm sao? Thành ra chuyện chính trị mà ảnh dính vào là một chuyện rất bất đắc dĩ nhưng chẳng may nó lại rất nổi bật cũng chỉ vì hoàn cảnh đất nước mà thôi.”
Điều mà nhà văn Trương Anh Thụy nhận xét không có gì lạ. Hầu như ai gặp ông cũng nhìn thấy tấm lòng tin tưởng thiết tha vào một ngày mai tươi sáng cho đất nước. Ông không hề mỏi mệt bay từ nước này sang nước khác để vận động, huấn luyện cho những người trẻ có lòng với đất nước. Ông tham gia hàng trăm buổi hội thảo ở nước ngoài nhiều đến nỗi Hà Nội phải vận động nhiều nước cấm ông nhập cảnh vì lo sợ. Điển hình là vào ngày 21 tháng giêng năm 2014 Malaysia đã không cho ông nhập cảnh để làm việc với nhóm Lao Động Việt. Cùng ngày hôm ấy ông chia sẻ với chúng tôi:
“Khi vào phi trường Kuala Lumpur mấy người khác không bị gì cả nhưng tới phiên tôi thì tự nhiên nó chặn và nói rằng chúng tôi có lệnh không cho ông vào Mã Lai. Tôi hỏi lại sao lại có chuyện như vậy thì họ bảo tôi cũng không có câu trả lời cho ông chỉ vì trên headquarter nói với chúng tôi là không cho ông vào thế thôi, mặc dù ông có giấy tờ đàng hoàng.
Tôi bảo ông có thể giải thích vì sao hay không thì họ nói tôi chỉ có thể nói với ông như thế này: có phải lần trước ông vào Mã Lai vào năm 2009 phải không? Tôi nói là đúng như vậy. Họ lại nói sau khi ông vào Mã Lai lần đó thì giữa năm 2010 chúng tôi có lệnh không cho ông vào.”
Với người trẻ, GS Nguyễn Ngọc Bích không quên đưa tay ra làm một nhịp cầu cho họ trên mảnh đất tri thức mà ông đã trải qua. Nguyễn Phương Uyên, một người tranh đấu trẻ từ Việt Nam may mắn được ông dìu dắt kể lại:
“GS Nguyễn Ngọc Bích là một người đã theo tôi từ những chặng đường đầu tiên khi bước vào xây dựng phong trào dân chủ. Bác luôn luôn rất giàu nhiệt huyết và năng lượng trong việc giúp đỡ tôi ngay cả khi bác bệnh thì bác vẫn cố gắng trả lời những câu hỏi, những thắc mắc của tôi trước khi bác đi khám bệnh, bác bị bệnh tiểu đường và tim mạch cũng lo cho các câu hỏi của tôi trước.
Bác như là người cha đẻ của phong trào Bước chân Lạc hồng. Những bước đầu mình ấp ủ như thế nào, xây dựng một diễn đàn cho giới trẻ, mở rộng cho giới trẻ tham gia thì mình nói với bác cách thức ngay cả việc sinh hoạt trong nhánh, trong group ra sao đều chia sẻ với bác ngay cả in ấn và phát hành.”
Bất cứ gặp ông lần đầu hay thường xuyên người ta đều có ấn tượng về khuôn mặt hiền lành, dễ mến kỳ lạ. Nụ cười không bao giờ tắt trên môi ông như nói với mọi người rằng cuộc đời có gì mà phải buồn rầu áo não, ngay cả lúc bi thương nhất vẫn còn tia hy vọng cuối con đường kia mà!
Nhà văn Uyên Thao một bạn đời lâu năm của ông nhận xét:
“Nhận xét anh Bích trong vòng anh em thì có lẽ nhận xét của anh Nguyễn Ngọc Linh, là bào huynh của anh Bích, thì có vẻ chính xác nhất với cái nhìn của tôi. Anh Linh nhìn bọn tôi nhiều khi anh ấy nói thằng tuột. Anh ấy nói tôi với ông anh của Bích là hai anh dở người không làm được cái quái gì hết. Riêng Bích thì cái gì cũng lao vô cuối cùng do vậy chẳng có việc gì làm cho nó ra hồn, đấy là cái nhận xét của anh Linh. Tôi thì tôi nhìn thấy cái nhận xét đó của anh Linh thì thấy hình dung của Bích nó có vẻ phù hợp với cái câu tôi nghe từ bao lâu rồi. Là con người vừa là cái hạt cát lại vừa là viên ngọc.
Nó phải biết rằng nó là cái hạt cát để đừng tranh chấp, đừng mưu cầu cái gì và nó cũng phải hiểu nó là viên ngọc để lúc nào cũng giữ gìn cái chất ngọc đối với tất cả tha nhân. Tôi nghĩ nhận xét của anh Linh có vẻ chê mấy thằng em nhưng mà Bích đã thể hiện được cái câu đó. Hầu như y chẳng nghĩ cái gì mưu cầu cho bản thân của mình mà cứ làm theo tinh thần vị tha theo cái hướng mà nhìn thấy người chết đuối thì lập tức nhảy xuống dưới sông trong khi không biết mình có biết bơi hay không. Đấy là cái nhìn của tôi về Bích.”
GS Nguyễn Ngọc Bích chắc không còn cười tươi được nữa dưới ba tấc đất nhưng gia đình, bạn bè, người thân, học trò của ông đều tin rằng ông đã làm tròn trọng trách của một nhà văn hóa, một trí thức trải qua bao biến động vẫn giữ được cái tâm trong sáng và khí tiết của kẻ sĩ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/prof-nguyen-ngoc-bich-a-venerable-intellectual-ml-03192016075411.html
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire