samedi 6 août 2022

Viết về nhạc sĩ Thục Vũ (Bích Huyền thực hiện)

 
http://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2011/04/tu_cai_tao.jpg
Anh ở đây-Thục Vũ - Đoàn Chính
 
 

Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây
Áo rách xác xơ vai gầy
Cùng chung kiếp sống lưu đầy
Anh ở đây, ngày này cơm chưa đầy chén
Chiều chiều xa trông đàn én
Kiếm mồi thấp thoáng bay nhanh

Toa liền toa, tầu đi trong ánh hoàng hôn
Tiếp nối những dư âm buồn
Thành thơ ray rứt tâm hồn
Trăng ngậm sương, mịt mờ không soi nẻo tối
Đường dài sao rơi lạc lối
Cho lòng giăng mắc không nguôi
Chiều Suối Máu xót xa buồn nhớ con
Tình thương em vẫn đong đầy khoé mắt
Chiều Long Giao sương mờ đêm u uất
Nhớ thương vơi đầy hẹn hò vương chân mây
Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây
Vẫn giếng nước sâu bên cầu
Tìm trăng, trăng vướng dây gầu
Anh ở đây, ngày này bên trong rào sắt
Hận thù ưu tư chồng chất
Giữa lòng núi cũ sông xưa
Anh đẩy xe, bạn bè anh cũng đẩy xe
Dưới nắng gắt gay trưa hè
Lòng đau viễn xứ ê chề
Mưa chiều đông nhạt nhòa mưa rơi lạnh giá
Ngậm ngùi trông nhau lặng lẽ
Chân buồn đếm bước lê thê
Ôi đời ta, ngờ đâu trăm đắng nghìn cay
Khúc sắn bát ngô vơi đầy
Sầu nuôi thân xác hao gầy
Bao ngày qua đợi chờ tin vui chẳng thấy
Hận thù yêu thương còn đấy
Vui đành như cánh chim bay
Người giữ nước phát gian miền núi xa
Chiều Sơn La mưa rơi nhòa nước mắt
Người đi xa trong niềm đau chất ngất
Lối xưa không về hẹn hò đành đơn sai
Ôi người đi, về đâu khi nắng chiều phai
Nắng úa xót xa thương người
Chiều nao gục ngã trên đồi
Chim rủ nhau về rừng ru anh ngủ mãi
Hình hài tan theo cỏ cháy
Kiếp người kiệt sức buông tay
Anh ở đây ! Anh ở đây ! Sao vẫn còn ở đây?
Thục Vũ (1932 – 1976)

 
Nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là Vũ Văn Sâm, sinh năm 1932 tại vùng Non Côi Sông Vị (làng Nam Lạng, Trực Ninh, Bắc Việt). Anh tốt nghiệp khóa 4 phụ Đà Lạt năm 1954, đúng vào năm ký kết hiệp định đình chiến Geneva chia đôi đất nước.
Bước đầu của việc binh nghiệp, Thục Vũ được đưa ra phục vụ ở Đà Nẵng, và sau đó là Sư Đoàn 13 ở Tây Ninh và sau một thời gian tu nghiệp bên Hoa Kỳ về ngành Bộ Binh, anh được bổ nhiệm về Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung với chức vụ Trưởng phòng Tâm Lý Chiến ở Trung Tâm Huấn Luyện nàỵ Cũng tại đây, một bản hùng ca được Thục Vũ cho ra đời để tác động tinh thần anh em tân binh. Đó là bài “Quang Trung hành khúc” mà chúng ta thường nghe trong phần nhạc hiệu của chương trình phát thanh của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung của đài phát thanh Quân Đội trước 1975.
Năm 1972, Thục Vũ đưọc đề cử làm Tham mưu phó của Sư đoàn 5 Bộ Binh ở Lai Khê (Bến Cát). Và đơn vị cuối cùng của nhạc sĩ Thục Vũ là Trường Sĩ quan Bộ binh Long Thành trước ngày CS cưỡng chiếm miền Nam. Lúc đó cấp bậc của Thục Vũ là Trung Tá.
Với cấp bậc Trung Tá, lại phụ trách ngành Tâm Lý Chiến, Trung Tá Vũ Văn Sâm chắc chắn là phải đi học tập “mút mùa” nhưng người nhạc sĩ tuy cung cách nhà binh nhưng rất hiền lành này của chúng ta đã phải bỏ mình nơi chốn rừng thiên nước độc chỉ sau hơn 1 năm cải tạo.
 

   
Tình người hậu tuyến Thơ: Lệ Khánh- Nhạc : Thục vũ - trình bày : Thanh Tuyền
  
Hôm nay trời vào thu,
Đà Lạt lắm sương mù,
Cây khô buồn trút lá,
Gió ven hồ bay xa.
Mây thu lờ lững trôi,
Lồng lộng gió lưng đồi.
Xin anh đừng giận dỗi,
Viết thư về thăm em,
Viết thư về thăm em

Thương anh, thương màu áo hoa rừng,
Và thương con đường đầy gió sương,
Chiến tuyến chiều xuống mưa rừng bay,
Thương anh, thương khung trời hoang sơ.

Hôm nay dành tặng anh
Vài giọt nắng thơm lành.
Mai kia tàn chinh chiến,
Áo em màu "Mosa"
Đón anh về hoan ca.

TÌNH MÙA CHINH CHIẾN - THỤC VŨ - MINH HIẾU

Người ơi, tôi lắng dòng tâm tư
Nghe chuyện tình người em gái mắt vương khói lam chiều
Ngày xưa tóc ngang vai đến trường nắng ban mai
Hoa tím hay cài trên nếp áo xanh

Thời gian tô nắng hồng lên môi
Thương đời được người chiến sĩ áo xanh lá cây rừng
Cùng mơ lúc thanh bình nắng vàng sáng lung linh
Chung đắp xây đời đẹp như hoa đầu xuân

Người đi như cánh chim bay chiều vắng
Buồn nhớ mái tóc hoa duyên cài nắng
Hậu phương ai ngóng tin nơi chiến trường
Tình thương như thương núi mẹ bồng con

Người ơi, tôi chép vào tâm tư
Câu chuyện tình mùa chinh chiến thấy thương nhớ vô bờ
Rồi đây sử xanh ghi những người đã hy sinh
Dâng hiến thân mình để đắp xây ngày mai

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire