Nhà văn Võ Phiến vừa qua đời vào chiều hôm qua ngày 28 tháng 9 tại thành phố Santa Ana California hưởng thọ 90 tuổi.
Võ Phiến là cây bút nổi tiếng của văn học Việt Nam từ thập niên 60 khi cuộc chuyển mình giữa hai luồng tư tưởng tự do và cộng sản lên tới đình cao nhất. Tác phẩm của ông để lại cho Văn học Việt Nam đồ sộ không những ở con số của các trang sách mà trong từng trang sách ấy chứa đựng sự sáng tạo, trăn trở với văn học, với con đường đất nước đã lặn lội qua nhiều chế độ.
Võ Phiến là cây bút nổi tiếng của văn học Việt Nam từ thập niên 60 khi cuộc chuyển mình giữa hai luồng tư tưởng tự do và cộng sản lên tới đình cao nhất. Tác phẩm của ông để lại cho Văn học Việt Nam đồ sộ không những ở con số của các trang sách mà trong từng trang sách ấy chứa đựng sự sáng tạo, trăn trở với văn học, với con đường đất nước đã lặn lội qua nhiều chế độ.
*
* *
* *
Nhà văn Võ Phiến, người hồi sinh nền văn học miền Nam - Mặc Lâm, RFA
Nhà
văn Võ Phiến vừa từ trần tại California hưởng thọ 90 tuổi để lại cho
người yêu mến văn tài ông sự tiếc thương vô hạn. Khi còn minh mẫn ông
là người dí dỏm nhưng rất ít khi xuất hiện trước công chúng. Nhiều tác
phẩm mang đến cho ông hàng trăm ngàn người đọc, cộng với những tiếng
cười thoải mái hay tiếng thở dài thườn thượt âm thầm theo chân ngòi bút
với hơn 60 năm trong cái nghiệp văn chương chữ nghĩa. Kể từ khi thoát
khỏi nhà tù của Việt Minh và sau đó dấn thân vào văn chương, Võ Phiến đã
chấp nhận làm chứng nhân và viết lại một giai đoạn lịch sử bi thương
của dân tộc
*
* *
* *
Võ Phiến: Nghìn Năm Mây Trắng Lê Thê - Phan Tấn Hải
Trọn đời nhà văn Võ Phiến (1925-2015) là những trang giấy, nơi đó ông đi
nhiều hơn ngồi, ông động nhiều hơn tĩnh, ông gây bất ngờ cho độc giả
nhiều hơn là lưu giữ sự lặng lẽ trên giấy.
Và chính đời ông cũng đã trải qua những chuyến đi xa, những chuyến đi ảnh hưởng tới trọn văn nghiệp của ông, khi rời thành để tham gia Việt Minh chống Pháp, rời bỏ bộ đội để về thành khi thấy không phù hợp với chủ nghĩa cộng sản, rời Miền Trung để vào Sài Gòn, và rời đất nước năm 1975.
Và chính đời ông cũng đã trải qua những chuyến đi xa, những chuyến đi ảnh hưởng tới trọn văn nghiệp của ông, khi rời thành để tham gia Việt Minh chống Pháp, rời bỏ bộ đội để về thành khi thấy không phù hợp với chủ nghĩa cộng sản, rời Miền Trung để vào Sài Gòn, và rời đất nước năm 1975.
*
* *
* *
Lễ tưởng niệm nhà văn Võ Phiến - 'ông già tinh quái'
WESTMINSTER, Calif. (NV) – Buổi
tưởng niệm nhà văn Võ Phiến, một trong những đại thụ của nền văn học
Việt Nam hiện đại, do Nhật Báo Người Việt tổ chức, đã diễn ra trong
không khí trang nghiêm tại Phòng số 1, Peek Family Funeral Home vào trưa
Thứ Bảy, 3 Tháng Mười, với sự tham dự của gia đình, bạn bè, độc giả,
đồng hương Bình Định, và nhiều người thuộc giới văn nghệ sĩ.
Nhà
báo Đinh Quang Anh Thái, người điều hợp chương trình, đã nêu những nét
chính về thân thế và sự nghiệp của nhà văn Võ Phiến ngay trong lời mở
đầu.
*
* *
* *
Đặng Tiến - Chim và Rắn : cái nhìn tương đối trong văn chương Võ Phiến
Sau khi mình chết mà con cháu có làm tới quận công, sao bằng đang sống mà gặp được sự chung tình. (Võ Phiến) Tạp chí Văn học (Cali) có lần đã đăng một tạp luận của Võ Phiến : « Đối thoại về thịt cầy ». Người quen đọc Võ Phiến sẽ ngạc nhiên : cái gì vậy cà ? Xưa nay có bao giờ nghe Võ Phiến đòi đối thoại ? Hai chữ đối thoại nó lơ láo trong từ vựng Võ Phiến. Và sao lại đối thoại về thịt cầy, một món ăn mà ông chưa chắc đã sành ? Ông đã viết về thịt ếch, thịt rắn, thịt rùa, có nghe chuyện thịt cầy bao giờ đâu ? Chắc là ông ngụ ý cái gì đây. Tôi lại có dịp suy nghĩ thêm về tác phẩm Võ Phiến.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire