Ra đời dưới một ngôi sao xấu, đầu thai lầm thế kỷ, sinh bất phùng thời... Có ai đó đã viết về những năm tháng đầu đời của Nhạc sĩ Lam Phương như vậy.
Thế rồi cậu bé thiếu may mắn Lâm Đình Phùng (tên thật của Lam Phương) phải rời quê nghèo ở Rạch Giá, lên Sài-Gòn tìm nơi nương tựa ở nhà một người thân để được cắp sách tới trường, và chỉ vài năm sau đã trở thành Nhạc sĩ Lam Phương, ở tuổi 15. Và, sau hơn 60 năm sáng tác, đã dâng hiến cho đời trên 200 nhạc phẩm.
Dòng nhạc dồi dào, phong phú ấy đã được hàng triệu người nghe, ưa thích, trong suốt mấy thế hệ thính giả ở miền Nam Việt Nam, và đã đưa tên tuổi Lam Phương lên cao trong bộ môn âm nhạc Việt Nam.
“Cuộc đời, ái tình, và sự nghiệp” của Lam Phương đã được nhiều người viết trong suốt bao nhiêu năm. Bây giờ còn gì để viết về Lam Phương, ở những năm tháng cuối đời của ông?
Những gì cần viết, đáng viết về Lam Phương, người khác đã viết hết cả rồi. Nào là Duyên Anh, Nguyễn Ngọc Ngạn, Nam Lộc, Vũ Ánh, Ngô Thụy Miên, Trần Quang Hải-Bạch Yến, Quyên Di, Phan Ni Tấn, và còn nhiều người khác có thẩm quyền về âm nhạc đã cùng nhau tạo thành một bản hòa tấu vinh danh Lam Phương:
“Trong nền âm nhạc Việt Nam, hiếm có nhạc sĩ nào được phong cách sáng tác đa dạng như Nhạc sĩ Lam Phương, từ những ca khúc rất ‘bình dân’ cho đến những bản tình ca, tình tự quê hương, nhạc chinh chiến rồi đến những dòng nhạc có âm hưởng rất trữ tình, lãng mạn và xót xa như: Một Mình, Cỏ Úa, Phút Cuối, Mưa Lệ.
Thế rồi cậu bé thiếu may mắn Lâm Đình Phùng (tên thật của Lam Phương) phải rời quê nghèo ở Rạch Giá, lên Sài-Gòn tìm nơi nương tựa ở nhà một người thân để được cắp sách tới trường, và chỉ vài năm sau đã trở thành Nhạc sĩ Lam Phương, ở tuổi 15. Và, sau hơn 60 năm sáng tác, đã dâng hiến cho đời trên 200 nhạc phẩm.
Dòng nhạc dồi dào, phong phú ấy đã được hàng triệu người nghe, ưa thích, trong suốt mấy thế hệ thính giả ở miền Nam Việt Nam, và đã đưa tên tuổi Lam Phương lên cao trong bộ môn âm nhạc Việt Nam.
“Cuộc đời, ái tình, và sự nghiệp” của Lam Phương đã được nhiều người viết trong suốt bao nhiêu năm. Bây giờ còn gì để viết về Lam Phương, ở những năm tháng cuối đời của ông?
Những gì cần viết, đáng viết về Lam Phương, người khác đã viết hết cả rồi. Nào là Duyên Anh, Nguyễn Ngọc Ngạn, Nam Lộc, Vũ Ánh, Ngô Thụy Miên, Trần Quang Hải-Bạch Yến, Quyên Di, Phan Ni Tấn, và còn nhiều người khác có thẩm quyền về âm nhạc đã cùng nhau tạo thành một bản hòa tấu vinh danh Lam Phương:
“Trong nền âm nhạc Việt Nam, hiếm có nhạc sĩ nào được phong cách sáng tác đa dạng như Nhạc sĩ Lam Phương, từ những ca khúc rất ‘bình dân’ cho đến những bản tình ca, tình tự quê hương, nhạc chinh chiến rồi đến những dòng nhạc có âm hưởng rất trữ tình, lãng mạn và xót xa như: Một Mình, Cỏ Úa, Phút Cuối, Mưa Lệ.
Phút Cuối - Lam Phương (Bảo Yến)
“Nếu dòng nhạc Lam Phương dễ dàng hòa nhập vào lòng người qua những ngôn từ đơn sơ, sơ mộc mạc và chứa đầy cảm xúc hòa cùng những giai điệu lưu luyến và êm ái thì chính cá nhân người nhạc sĩ tài hoa này cũng dễ dàng chiếm trọn cảm tình mọi giới bằng một gương mặt hiền hòa đôn hậu, một nụ cười và giọng nói nhỏ nhẹ thân tình đó đã biểu hiện của sự tương đồng giữa những ca khúc với bản chất, tình cảm và con người của nhạc sĩ.
Mưa Lệ (Lam Phương) - Hồ Hoàng Yến nbsp;
Có lẽ những ca khúc đó đã phản ảnh một phần nào cho chính cuộc đời của tác giả. Đời sống của Nhạc sĩ Lam Phương đã trải qua những thăng trầm trong cuộc sống nhưng ông đã không ngừng phấn đấu trong mọi hoàn cảnh để mang đến cho đời những bản nhạc bất hủ. Mỗi chặng đường trải qua là một gian nan thử thách trong cuộc đời của nhạc sĩ, nên nhạc sĩ đã mang đến cho chúng ta những tác phẩm để đời cho kho tàng âm nhạc Việt Nam với trên 200 nhạc phẩm đầy ấn tượng trong suốt hơn 50 năm sự nghiệp sáng tác.” (LAM PHƯƠNG, Nhạc và Đời)
Lam Phương rất xứng đáng với những tán dương và cảm tình của thính giả dành cho mình, và không còn khía cạnh nào trong “cuộc đời, ái tình, và sự nghiệp” của Lam Phương chưa được viết ra.
Thế thì bây giờ viết cái gì? Tôi nghĩ rằng những người đã viết về Lam Phương đã bỏ sót, không nói tới một điều, hay có người nói tới nhưng chỉ thoáng qua, coi như không quan trọng, trong khi chính điều đó đã nâng “dáng đứng” Lam Phương và sự nghiệp Lam Phương cao hơn nhiều đồng nghiệp cùng thời.
Đó là lập trường chính trị dứt khoát, thái độ phân minh của Lam Phương giữa cuộc tương tranh quốc/cộng mà ông đã bày tỏ qua nhạc phẩm Chuyến Đò Vĩ Tuyến vào năm chưa đầy 20 tuổi, khi Hiệp Định Genève được ký kết, chia đôi nước Việt Nam. Chính nhạc phẩm này và vài nhạc phẩm khác có liên quan đến tình hình đất nước, được viết vài năm sau nhạc phẩm đầu tay Chiều Thu Ấy, đã thực sự xác định thiên tài âm nhạc của Lam Phương và đưa tên tuổi của ông lên vị trí xứng đáng cho đến ngày nay.
Chiều Thu Ấy - Sĩ Phú
*
* *
* *
Hoàng Oanh - Chuyến đò vĩ tuyến
Thực vậy, qua những nhạc phẩm chứa chan tình tự dân tộc, ngợi ca đời sống an bình, tự do của người dân miền Nam, nói lên tình quân dân cá nước, ông đã xác định chỗ đứng rõ ràng trong cuộc chiến giữa hai miền Nam/Bắc. Không có những giọng điệu hung hăng, sắt máu kiểu “phanh thây, uống máu quân thù…”, nhạc và lời của Lam Phương lúc nào cũng hiền hòa, êm nhẹ, trong sáng, nhưng không ai có thể lầm lẫn chiến tuyến của ông. Chính đặc tính đó đã làm Lam Phương khác với Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Văn Cao…
Khi quốc nạn 30.4.1975 xảy ra, Lam Phương đã may mắn rời Việt Nam trước khi Sài-Gòn rơi vào tay cộng quân. Ở hải ngoại, Lam Phương tiếp tục sáng tác, gắn bó với Cộng đồng người Việt ti nạn, viết ra những bản nhạc với xúc cảm chân thành, đa dạng, phong phú, làm giàu thêm di sản âm nhạc của ông.
Càng trải qua những đổi thay của thời thế, của cuộc sống, và càng sáng tác, Lam Phương càng chứng tỏ cái nhân bản hiền lương bất di bất dịch của ông: yêu đời, yêu người, trung hậu.
Chấp Tay Nguyện Cầu (Lam Phương) -Thanh Tuyền
*
* *
* *
Chiều Hoang Đảo (Lam Phương - Lệ Thu
*
* *
Con Tàu Định Mệnh - Mạnh Đình + Diệp Thanh Thanh
Không ít người trong số đó, sau khi về Việt Nam, đã trở mặt và có những lời nói đáng tiếc khiến cho hình ảnh nhiều “thần tượng” đã sụp đổ trong lòng những kẻ từng ái mộ họ. Và họ đã nhận được sự phỉ nhổ của công luận.
Trong một dịp sang Miền Nam California gần đây, tôi đã tới thăm Nhạc sĩ Lam Phương. Trong câu chuyện thân tình, tôi hỏi ông:
- Trong những năm qua, nhiều nghệ sĩ ở hải ngoại đã kéo nhau về Việt Nam kiếm sống. Lý do nào khiến ông không về?
- Làm sao mà trở về được khi mà mình đã chống lại họ hai mươi mấy năm, lập trường rõ ràng qua những bản nhạc đã viết. Từ ngày rời quê hương đi tị nạn, đời sống của tôi là ở ngoài này, là quê hương thứ hai với Cộng đồng người Việt. Bà con mình ở đây quá thương tôi và hết lòng giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn. Tôi cũng thương mọi người ở đây, tôi không thể phản bội, tệ bạc với mọi người, làm buồn mọi người.
- Thế chúng nó có cho người tới rủ rê, thuyết phục, hay mua chuộc ông không?
- Có chứ! Họ tới đây hoài nhưng thấy không đi tới đâu nên hồi này thôi rồi.
- Chúng nó không dùng tiền mua chuộc ông à?
- Có chứ. Như nói tôi về sẽ cho vô biên chế, như “nghệ sĩ nhân dân”, lãnh lương suốt đời.
- Ông tin không?
- Tin gì! Họ chỉ dùng sự trở về của mình để tuyên truyền. Một khi vô tròng rồi, có chuyện gì thì biết ngỏ nào ra?
- Ông cũng không bao giờ “đi” Việt Nam à?
- “Về” với “đi” thì khác nhau cái gì?
- “Về” là về ở luôn, là giã từ quá khứ, là trở thành công dân của nước “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN”. Còn “đi” là đi Việt Nam vài ba tuần hay một hai tháng với tư cách công dân Mỹ rồi lại trở về Mỹ.
- À. (Lam Phương cười hiền) Tôi không về mà cũng chưa bao giờ đi Việt Nam.
- Ông không nhớ quê hương à?
- Nhớ lắm chứ! Nhớ từ góc phố, từ con đường, từ gốc me… Nhưng tôi nghĩ bây giờ trở về, hay đi Việt Nam, nhìn cảnh và người ngày nay ở bển chỉ làm cho tôi cảm thấy buồn hơn là vui. Chừng nào có thay đổi, có tự do, đời sống của dân mình an vui như ngày xưa, tôi mơ ước ngày đó, và sẽ trở về, nhưng… bây giờ tôi già rồi, biết có sống được tới ngày đó hay không.
- Ngày đó chắc chắn sẽ đến, và không ai có thể biết bao giờ sẽ đến. Có thể đêm nay, ngày mai. Khối Cộng sản Đông Âu và Liên-Sô đã tan biến bất ngờ hai mươi bảy năm trước. Bốn nước cộng sản tàn dư còn lại đáng lẽ đã phải sụp đổ theo từ lâu rồi.
- Cũng mong ngày đó sớm xảy ra để tôi có thể trở về.
- Ông còn tiếp tục viết nhạc, còn sáng tác không?
- Độ này yếu nhiều do ảnh hưởng của vụ đứt mạch máu não năm 1999 và tuổi tác ngày một cao. Tôi đã cố gắng phấn đấu tập tành để phục hồi nhưng cũng được phần nào thôi. Mỗi khi ngồi lâu, viết nhạc và suy nghĩ, cái đầu đau nhức ghê gớm nên bác sĩ khuyên tôi nên ngưng sáng tác.
- Bản nhạc cuối cùng mà ông đã viết xong là bài gì?
- Bài “Hạnh Phúc Mang Theo”, trong đó tôi viết về ngày ra đi rời khỏi thế gian này tôi sẽ mang theo những kỷ niệm vui trong cuộc đời với những người đã chia sẻ cùng tôi những ngày tháng hạnh phúc…Hân hoan ra đi để những người ở lại không cảm thấy buồn khổ, hối tiếc, hay ăn năn gì cả..
HẠNH PHÚC MANG THEO (Lam Phương) - Bạch Yến
Với Lam Phương, nhạc là đời, đời sống gần gũi quanh ta với những tiếng nhạc lời ca trong sáng, dễ hiểu dễ nhớ, đôi khi dí dỏm, đi thẳng vào lòng người, không cầu kỳ, bóng bảy mà trống rỗng. “Đời” đây còn là đạo lý ở đời, nghĩa vụ giữa người với người, giữa người với non sông đất nước.
Lam Phương, người nhạc sĩ yêu đời, yêu người, yêu nước, đã làm tròn sứ mạng được định mệnh giao phó.
Virginia vào hè 2017
Sơn Tùng
*
* *
* *
Tiếng Hát Bạch Yến - Tình Ca Lam Phương
Sưu tập VongNgayXanh
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire