Từ xa xưa hẻm là hình ảnh chốn Bùn lầy nước đọng của những mảnh đời lầm than trong Bước đường cùng, bức tranh phủ đầy những mảng màu nâu, tối buồn bã đã được các nhà văn thời Tự lực Văn đoàn tả thực vào những năm 30-40 thế kỷ trước.
Ngõ hẹp, xóm nghèo không chỉ là bóng hình của ký ức, hoài niệm khó quên mà còn gợi nhiều cảm xúc trong sáng tác văn chương, nghệ thuật. Con hẻm của thi sĩ Vũ Hoàng Chương (1943) buồn “hiu hiu” và câu thơ cuối đã lưu truyền trong dân gian như lời than thở của bi quan, yếm thế:
Mưa lùa gian gác xép.
Lá rơi đầy ngõ hẹp.
Đời hiu hiu xế tà…
Đời tàn trong ngõ hẹp.
*
* *
* *
Những con hẻm SaiGon qua những bài hát
Ngõ hẹp, xóm nghèo không chỉ là bóng hình của ký ức, hoài niệm khó quên
mà còn gợi nhiều cảm xúc trong sáng tác văn chương, nghệ thuật. Con hẻm
của thi sĩ Vũ Hoàng Chương (1943) buồn “hiu hiu” và câu thơ cuối đã lưu
truyền trong dân gian như lời than thở của bi quan, yếm thế:
Mưa lùa gian gác xép.
Lá rơi đầy ngõ hẹp.
Đời hiu hiu xế tà…
Đời tàn trong ngõ hẹp.
Ngõ của nhà thơ Cung Trầm Tưởng (1959) cũng buồn dù trong một đêm hẹn hò:
Em có nghe mơ hồ.
Bước ai thao thức.
Gõ nhịp hẹn hò.
In dài ngõ cụt…
Mưa lùa gian gác xép.
Lá rơi đầy ngõ hẹp.
Đời hiu hiu xế tà…
Đời tàn trong ngõ hẹp.
Ngõ của nhà thơ Cung Trầm Tưởng (1959) cũng buồn dù trong một đêm hẹn hò:
Em có nghe mơ hồ.
Bước ai thao thức.
Gõ nhịp hẹn hò.
In dài ngõ cụt…
*
* *
* *
Hẻm nhỏ Sài Gòn qua những bài hát nổi tiếng
Hẻm, ngõ rồi cũng như con đường mòn đơn độc, hẩm hiu nếu không bao
bọc, chạy quanh xóm nhà. Ngoằn ngoèo hay thẳng tắp, bụi bặm Hẻm Sài Gòn chỉ hai mùa mưa nắng nhưng vẫn có đủ chuyện bốn mùa. Là
lối đi nhỏ nhất trong hệ thống đường sá đô thị nhưng hẻm lại chất chứa
trong nó đầy ắp những hỉ, nộ, ái, ố cùng lẽ vô thường cõi nhân gian.
Chuyện xóm là chuyện hẻm. Hẻm biết nhiều chuyện hơn cư dân xóm vì họ
thường trò chuyện, gặp nhau ngoài ngõ. Hẻm không rộng nên người trong
hẻm gần gũi, thân tình. Đi vào hẻm là đi vào không gian Việt mà lại rất
riêng Sài Gòn: cảnh huyên náo, tấp nập đan xen nhiều quãng lặng.
Sài Gòn đi qua quá nhiều biến động mà người trong hẻm luôn là nhân
chứng cận kề nên những quãng lặng kia như người láng giềng ngồi bên nhau
nhìn hôm nay mà nghĩ chuyện hôm qua, chuyện ngày mai…Hẻm thức dậy rất sớm, rầm rì cuộc mưu sinh, chuyện hàng xóm, thế thái nhân tình… đến quá nửa đêm, lúc tiếng rao hàng dạo không còn hẻm mới chập chờn vào giấc ngủ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire