Phạm Thế Mỹ và Những Ngày Xưa Thân Ái”: Một Chương Trình đầy kỷ niệm, đầy dư âm và tình nghĩa Thầy-Trò.
Một buổi chiều Chủ Nhật cuối tuần ngày 9 tháng 4 năm 2006 vừa qua tại Trung Tâm Lạc Hồng thành phố Houston với gió nhẹ và bầu trời quang đãng, Chương Trình “Phạm Thế Mỹ va Những Ngày Xưa Thân Ái” đã diễn ra trong bầu không khí thân tình và đầy xúc động, với sự tham dự của hơn 450 đồng hương (theo Ban Giám đốc TT Lạc Hồng và A. Quảng Đức từ Virginia về tham dự) và một số khoảng 60-70 đồng hương đã ra về vì không còn chỗ đậu xe. Trong số quan khách có những người từng là bạn nghệ sĩ một thời với Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ năm xưa ở Sài Gòn như Nhạc sĩ lão thành Đan Thọ (với nhạc phẩm nổi tiếng “Chiều Tím”), Giáo Sư Doãn Quốc Sĩ, Nhạc sĩ Đăng khánh và chị Phương Hoa/ Giám đốc Đài VOVN 1110 (nơi mà người học trò của Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ là A. Sơn Huy/Nguyễn Ngọc Túy đang cộng tác cũng là Trưởng Ban Tổ Chức) đã dành mối ưu ái và ủng hộ cho chương trình Phạm Thế Mỹ từ ngày đầu tiên với tất cả lòng yêu mến dành cho một người nhạc sĩ kém may mắn vào lúc cuối đời. Anh chị Khuất Duy Trác (Ca sĩ Duy Trác), Bác Sĩ Nguyễn Đức Tuệ (Việt Nguyễn) cùng phu nhân BS. Nguyễn Thị Quỳnh Giao, BS. Mùi Quí Bồng, Anh Phạm Thông (báo Con Ong Texas), nhà văn Tạ Xuân Thạc, nhà thơ Ngu Yên, anh Quảng Đức (Nguyễn Bè) đến từ Virginia, đặc biệt các anh chị cựu SV/Viện Đại Học Vạn Hạnh, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh… từ các nơi đến tham dự CT “PTM & NNXTA” tai Houston.
Chương trình được mở đầu với anh Đoàn Hữu Đức (Phó Chủ Tịch Hội Cựu SV/Viện Đại Học Vạn Hạnh) trong BTC giới thiệu toàn bộ chương trình của đêm “Phạm Thế Mỹ và Những Ngày Xưa Thân Ái”, nối tiếp anh Trần Trí (Chủ Tịch Cựu SV/Viện Đại học Đà Lạt) đã đọc bức Tâm Thư của Ban Tổ Chức và anh giới thiệu Trưởng Ban Tổ Chức của chương trình “Phạm Thế Mỹ và Những Ngày Xưa Thân Ái” là anh Sơn Huy/Đài VOVN 1110 AM Houston, cũng chính là Nguyễn Ngọc Túy, người học trò của Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ có đôi lời cảm tạ.
Anh Sơn Huy, một tiếng nói quen thuộc qua làn sóng 1110 AM của đài VOVN tại Houston, với giọng nói ấm áp chân thành đã cảm tạ tất cả cơ quan truyền thông báo chí cùng các bạn bè thân hữu xa gần cùng đồng hương đã yêu mến dòng nhạc của người Thầy của anh là Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ. Sơn Huy đã kể lại những kỷ niệm với nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, cùng lần thăm viếng mới đây nhất tại khu chung cư ở Khánh Hội, nơi nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đang sinh sống với một phía chân của ông đã bị liệt vì tai biến mạch máu não và giọng nói của ông không còn sang sảng như những lần dạy học trò hát năm xưa. Ông sống rất thanh bần và tự trọng, tuy nghèo nhưng không than vãn, đó chính là tư cách của một người thầy mà Sơn Huy hết lòng qúy mến và cũng chính điều đó, người học trò Sơn Huy/Nguyễn Ngọc Túy của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã xin Thầy cho phép để mạnh dạn đứng ra tổ chức chương trình “Phạm Thế Mỹ và Những Ngày Xưa Thân Ái” để mong giúp được ông trong lúc này còn hơn là đến khi ông nằm xuống rồi tổ chức những chương trình Vinh Danh. Anh Sơn Huy cũng bày tỏ là anh không có tham vọng tổ chức một chương trình Đại Nhạc Hội hay là Vinh Danh Vĩ Đại mà chỉ là một buổi chiều cùng nhau nghe lại những nhạc phẩm viết về thời chinh chiến cũ, quê hương và tình yêu của Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ, để ông thấy rằng dù ở nơi xa xôi nhưng học trò của Ông cũng như đồng hương vẫn không quên Ông, không quên những ca khúc Ông đã viết cho đời. Nhiều vị quan khách trong đó, những vị mái tóc đã bạc trắng âm thầm ngồi khóc theo lời kể của Sơn Huy. Xin cảm ơn tấm lòng và một bông hồng cho tình nghĩa Thầy - Trò theo đạo lý của dân tộc Việt Nam cho Sơn Huy.
Chương trình được điều hợp nhịp nhàng với 3 MC: Nhạc Sĩ Vĩnh Lạc/Đoàn Thế Ngữ (Đài VOVN 1110 AM, Houston), Bạch Hạc và Sơn Huy (VOVN). Nhạc sĩ Vĩnh Lạc với kiến thức uyên bác đã đưa người thưởng ngoạn về những nét nhạc tuyệt vời của Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ trong từng bài hát. Đặc biệt hơn hết, Nhạc Sĩ Vĩnh Lạc đã cho một cái nhìn rất mới, rất nghệ thuật qua tác phẩm “Đưa Em Về Quê Huơng” của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ với bài “Vết Lăng Trầm” của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn.
Các nhạc phẩm chọn lọc và lần lượt giới thiệu qua chương trình gồm có các ca khúc của Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ: “Đưa Em Về Quê Hương” với tiếng hát Ca Sĩ Hoàng Tường; “Nắng Lệ Xóm Nghèo”, tác phẩm đầu tay của Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ, được ông viết vào năm 1956, đã được Sơn Huy trân trọng giới thiệu cùng với kỷ niệm, đã được trình bày qua tiếng hát ca sĩ Vy Liên. Nối tiếp là một liên khúc gồm hai sáng tác rất nổi tiếng của Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ “Trăng Tàn Trên Hè Phố” và những “Ngày Xưa Thân Ái” được trình bày qua tiếng hát của ca nhạc sĩ Quốc Tuấn và Sơn Huy, vời tiếng hát trầm ấm, điêu luyện và chân tình đã gây xúc động sâu xa trong lòng người nghe, như mang về cho mỗi người một trời dĩ vãng đầy kỷ niệm.
Một nhạc phẩm nổi tiếng khác của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ được Sơn Huy kể lại hoàn cảnh ông đã viết nên ca khúc này là một năm rất xa xưa, khi Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ đang nằm trong một bệnh viện tại Sài Gòn để chữa bệnh (không nhớ năm và tên của bệnh viện) thì một người con gái vào thăm ông với màu Áo Lụa Vàng, cùng màu vàng của nắng trời Sài Gòn, người đó chính là ca sĩ Hà Thanh… Trong niềm cảm xúc đó ông đã viết nên nhạc phẩm “Áo Lụa Vàng” mà nhiều người vẫn nghĩ đây là một nhạc phẩm tiền chiến chứ không phải là một trong những sáng tác của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Và nhạc phẩm này đã được chuyển đến cho người nghe qua tiếng hát quen thuộc đầy ngạc nhiên sâu lắng của Mimi Nguyễn. Nhạc sĩ lão thành Đan Thọ có đôi lời tâm sự rằng: Bác nghe” CT Phạm Thế Mỹ & NNXTA” qua đài BBC cách đây mấy hôm khi A. Xuân Hồng/BBC phỏng vấn Sơn Huy về chương trình Phạm Thế Mỹ và kết thúc bằng chính nhạc phẩm “Áo Lụa Vàng”. Theo nhạc sĩ Đan Thọ, đây là nét rất đặc biệt, rất thơ và rất tiền chiến trong các ca khúc của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Nhạc sĩ Đan Thọ còn nhắc lại những kỷ niệm xa xưa khi ông gặp nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tại phòng thu thanh của Đài Phát Thanh Sài Gòn ngày đó. Nhìn mái tóc bạc trắng với những lời nói điềm đạm chan chứa tình người, tình nghệ sĩ của bác Đan Thọ, hầu như không ai là không xúc động, nhất là khi ngồi bên nhạc sĩ Đan Thọ là Giáo Sư Doãn Quốc Sĩ, một khuôn mặt khả kính của thế hệ cha anh.
Tiếng hát hiền hòa dễ thương của ca sĩ Kim Loan/Houston đưa người nghe về một vùng trời bình yên nhưng cũng đầy ray rức của tình yêu qua giai điệu Blue thổn thức với nhạc phẩm “Người Yêu Và Con Chim Sâu Nhỏ”, điều đó cho thấy rằng nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã viết nhiều thể loại cho những sáng tác của ông.
Nhà thơ Ngu Yên/đài VAB, môt khuôn mặt rất quen thuộc của Houston, đã nói lên cảm nghĩ về vị trí cũng như chỗ đứng rất quan trọng của dòng nhạc Phạm Thế Mỹ trong kho tàng văn nghệ Việt Nam.
Môt nhạc phẩm khác mang nhiều nét thơ văn tiền chiến của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ “Tóc Mây” mà nhà báo Nguyễn Phi Thọ/Houston từng viết rằng “Ông, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, hơn Trịnh Công Sơn một bước… Trời bao nhiêu gió, tóc bao nhiêu buồn… và Mùa hè vui đôi chân chấp cánh, tóc mây hồng cho mắt long lanh. Trời mùa đông môi em thắp nắng, tòc mây dài chân vui đường vàng… tóc mây buồn phủ kín tim tôi…” Và nhà báo Nguyễn Phi Thọ cho rằng nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ không chỉ là một nhạc sĩ mà còn là một nhà thơ, một nhà thơ rất lãng mạn… và nhạc phẩm này đã được gửi đến với tiếng hát mang âm hưởng nét liêu trai lãng mạn của Bạch Hạc.
Nhà thơ Vĩnh Sơn đã viết rằng “Sài Gòn của những năm 1973 là thời điểm để nhạc của Phạm Thế Mỹ đi sâu vào lòng người… dòng nhạc Phạm Thế Mỹ gắn bó với nhiều thứ tình: quê hương, con người, lứa đôi. Khi bưóc chân xa xứ hôm nay, chúng ta vẫn còn “Bóng Mát” của Phạm Thế Mỹ như một chút gì nhớ nhung nhắn gởi” và nhạc phẩm mang đầy hình ảnh quê hương, tình yêu và nỗi nhớ này “Bóng Mát” qua chính giọng ca của người học trò năm xưa mà ông đã dạy dỗ Sơn Huy/Nguyễn Ngọc Túy nghe thật thấm thía như tiếng thì thầm vang vọng của một thời yêu dấu từ dĩ vãng mãi theo bước chân của những người con lưu lạc hôm nay.
Một điều đáng trân trọng và đáng nhớ khi Ban Tổ Chức đã viết “Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sẽ rất vui mừng cảm động không phải vì số tiền ông sẽ nhận được, nhưng với trái tim của một người nghệ sĩ, ông sẽ vui sướng biết bao khi biết rằng dù sau 30 năm và từ trong thành phố Houston xa xôi cách trở, vẫn còn có những học trò còn biết nhớ đến Thầy, còn những đồng hưong thương mến ông và dòng nhạc của ông.”
Tiếng nói mới nhất của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ dù giọng ông đã không còn như xưa vì tai biến mạch máu não, đã được học trò Sơn Huy thu âm lại đem qua để gởi đến quý vị quan khách. Thật cảm động và qua người học trò Sơn Huy/Nguyễn Ngọc Túy, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã gửi lời cảm tạ đến tất cả mọi mgười đang còn nhớ đến những dòng nhạc của ông.
Nhạc sĩ Vĩnh Lạc nối tiếp chương trình bằng lời giới thiệu một ca khúc nổi tiếng trong thời chinh chiến cũ khi cứ mỗi mùa Xuân về, người yêu, người vợ của những người lính xa nhà lại thêm một lần mơ ước “anh sẽ về khi mai vàng trước ngỏ… để hoa xuân lại thắm, để môi em lại ấm, cho áo mới yêu đời, cho tiếng pháo thêm vui”, tiếng hát tuyệt vời của Sơn Huy và Kim Loan đã chuyên chở trọn vẹn đến người nghe một niềm hoài cảm năm xưa.
Sơn Huy kể về sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ viết về Mẹ theo ý thơ từ cuốn sách “Bông Hồng Cài Áo” của thầy Thích Nhất Hạnh: vào những năm đệ thất hay đệ lục (khoảng 1963-1964), Sơn Huy lúc đó đang hát trong ban Tiếng Thùy Dương của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tại Đà Nẵng, một buổi chiều đến nhà nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ để tập nhạc như thường lệ, khi đến Sơn Huy vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấyThầy của mình đang đứng nghiêm vòng tay bên cạnh cây đàn piano quen thuộc ở góc nhà, nhìn thấy Sơn Huy (Nguyễn Ngọc Túy), nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ nói với Sơn Huy rằng “Thầy có lỗi bị mẹ thầy phạt, vậy em đứng chờ đi, khi nào mẹ thầy tha thầy sẽ dạy em”, ngay lúc đó mẹ Thầy từ nhà sau bước ra và nói “Thôi học trò con đến rồi, mẹ tha cho con đó”. Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đứng dậy và nói “Con cám ơn mẹ!” Hình ảnh cảm động đó đeo đuổi Sơn Huy suốt đời vì chỉ có tình yêu thương mẹ vô vàn, bằng cả tấm lòng quí mến vô biên, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ mới viết được ca khúc “Bông Hồng Cài Áo”, mà mới đây khi Sơn Huy điện thoại nhắc lại kỷ niệm này, Ông đã khóc và nói “Túy ơi, giờ này Thầy đâu còn mẹ để được nghe lời dạy dỗ hay trách phạt nữa đâu em”. Một lần nữa Bạch Hạc đã đưa người nghe về một về một tình yêu bao la vô bờ bến của Mẹ với nhạc phẩm “Bông Hồng Cài Áo”.
Chúng tôi vẫn mãi ghi nhớ những lời nói rất chân tình của Sơn Huy/Nguyễn Ngọc Túy và nhất là bài thơ mới nhất của nhà thơ Luân Hoán mà Sơn Huy đã đọc lên cho các quan khách nghe sau khi A. Luân Hoán nói chuyện với nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, mà theo nhà thơ Luân Hoán “ nhạc vẫn ngấm trong lòng quê hương”
Thăm nhau qua điện thoại
“Chợt nghe được giọng bạn hiền
Sao tôi bỗng lặng im liền mấy giây
Coi kìa giọt nước gì đây
Rịn trên khóe mắt cay cay bất ngờ?
Hoán ơi, nhớ quá… bao giờ
Gặp nhau như thủơ dật dờ ngày xưa?
Anh hỏi tôi lặng quên thưa
Gượng tay chặm mắt lòng chưa sạch lòng
Giọng anh như tấm gương trong
Không soi cũng thấy tháng năm chúng mình
Cái thời anh rót chân tình
Lên từng nốt nhạc hiển linh cho đời
Cái thời tôi mãi ham chơi
Bỏ rơi một đoạn chân nơi chiến trường
Nhạc anh thòng cánh tay buồn
Nâng tôi đứng dậy bình thường lâu nay
Bây giờ, ai đỡ anh đây?
Câu thơ tôi chỉ sợi dây úng sầu
Có còn được vịn vào nhau
Vùi chân qua khắp chiều sâu thân tình
Giữ cho lòng mãi rập rình
Cái thương cái nhớ xinh xinh cuộc đời
Sống trong anh, sống trong tôi
Hạt thơ mầm nhạc xanh chồi như xưa
Tôi chưa thừa, anh chưa thừa
Ít ra còn điểm tựa vừa nhớ nhung
Vét tình vải rộng không trung
Hoán ơi, nhớ quá, nơi dừng đến chưa?”
Đặc biệt, Sơn Huy đã đọc lại 16 nhân vật của năm 1974 mà báo phổ thông đăng tải:
“Trở lại một thời đã qua. Vào ngày 20 tháng 2 năm 1975, hai tháng trước khi Việt Nam Cộng Hòa thân thương của chúng ta tan hàng, tạp chí phổ thông, một công trình của cố thi sĩ Nguyễn Vỹ để lại, từ địa chỉ 816 đường Phan Thanh Giản Sài Gòn, đã phát hành 3000 ấn bản phổ thông số 30. Trong số này có in bản công bố kết quả cuộc thăm dò dư luận do tạp chí Phổ Thông thực hiện nhân kỉ niệm sinh nhật 20 của phổ thông (1955-1975). Cuộc thăm dò bắt đầu từ năm 1974 qua 51 vị giáo sư, nam nữ công ty, 108 sinh viên của nhiều phân khoa, 20 nông dân, 43 công tư chức, 33 ký giả, nghệ sĩ, nhà văn, 54 quân dân các cấp, 47 thương gia và tiểu thương, 33 bà nội trợ cùng 115 công nhân lao động các giới. Năm trăm lẻ bốn người này đều ở khắp miền nam Việt Nam, đã chọn tôn vinh 16 nhân vật, gọi là “Người của năm 1974”, không phân biệt phe nhóm, ngành hoạt động, gồm có: tướng Nguyễn Khoa Nam, thượng tọa Thích Trí Quang, linh mục Trần Hữu Thanh, chính trị gia Nguyễn Văn Huyền, giáo sư Vũ Văn Mẫu, nhà báo Trần Tấn Quốc, nhà báo Nam Đình, tiến sĩ kinh tế Châu Kim Ngân (tổng trưởng bộ tài chánh Việt Nam Cộng Hòa), tướng Ngô Quang Trưởng, họa sĩ Nguyễn Hải Chí (Chóe), nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, nhà báo Vương Hữu Bột (cũng là nhà thơ Đỗ Quý Toàn), giáo sư Lý Chánh Trung, tiến sĩ công pháp Nguyễn Huy Hân (tổng giám đốc thuế vụ VNCH), nhà thơ Luân Hoán, nhà văn kiêm luật sư Dương Kiền. Tất cả 16 người trên đều có chân dung in kèm. Trong phần giới thiệu Phạm Thế Mỹ, Phổ Thông viết:
“Phạm Thế Mỹ mở rộng thêm đường đi của anh trong năm 1974, bằng Trái Tim Việt Nam, trái tim bốc lửa khát vọng hòa bình. Người và cảnh vật trên đất nước ta chỉ tồn tại được, vươn cao lên, và bao dung mãi nhờ ngọn lửa ầm hòa bình.
Nhạc Phạm Thế Mỹ phản ảnh tiếng thì thầm, lời kêu gọi chân tình những người Việt hãy tĩnh dậy sau cơn mê dài chiến tranh - cuộc tang tóc của chúng ta nằm mãi trong toan tính khôn khéo của ngoại bang trục lợi? Riêng Phạm Thế Mỹ, anh trả lời bằng cách cất cao tiếng hát, ca tụng tình người và tình quê hương Việt Nam muôn đời.
Phạm Thế Mỹ sinh năm 1932 (2) tại Bình Định. Tham gia kháng chiến chống Pháp thời kỳ 1945-1954. Học quốc gia âm nhạc Sài Gòn: 1954-1959. Dạy Việt Văn tại trường Trung Học Bồ Đề Đà Nẵng từ 1959-1970. Giữ chức Trưởng phòng Văn Mỹ Nghệ Viện đại học Vạn Hạnh từ 1970-1975.
Những tác phẩm đã xuất bản:
Nhạc bản rời: Bản đầu tay “Nắng Lên Xón Nghèo” va bản mới nhất (cuoi năm 1974) “Nhớ chứ Em Ơi Tổ Quốc Mình”.
Tập nhạc: Hòa Bình Ơi, Hãy Đến (in chung thơ Lê Vĩnh Thọ, Luân Hoán), Trái Tim Việt Nam (Đối Diện xuất bản), Việt Nam Trong Lòng Thế Giới (thơ Quốc tế, bản dịch Lê Vĩnh Thọ, Phạm Thế Mỹ phổ nhạc).
Trường ca: Lửa Thiêng 1963 (phổ biến hạn chế), Con Đường Trước Mặt (Phật Tử Âu Châu xuất bản 1971), Trang Sử Mới (Sinh Viên Phật Tử Pháp xuất bản), Thêm Một Lần Hoa Nở (Viện Đại Học Vạn Hạnh xuất bản), hững Dòng Sông Anh Em (phổ biến hạn chế).
Nhạc kịch: Sắc Lụa Trữ La, Tiếng Hát Dậy Từ Lòng Đất, Miếu Âm Hồn (trang 13, Phổ Thông 30)”.
(Sơn Huy cho biết là nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sinh năm 1930 và đã dạy nhạc cho rất nhiều trường trung học tại Đà Nẵng như: Nguyễn Công Trứ, Tây Hồ, Sao Mai, Kỹ Thuật… trước khi ông chuyển vào Sài Gòn.)
Chương trình được kết thúc bằng ca khúc “Thương Quá Việt Nam” của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ mà Sơn Huy cùng các bạn trong Ban Tổ Chức: Đoàn Hữu Đức, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Đức, Trần Trí, Bạch Hạc, Mimi… đã mời tất cả quan khách cùng cất cao tiếng hát như một lời cám ơn đến nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ với những bông hoa nghệ thuật mà ông đã viết cho đời sống hôm qua, hôm nay và cho ngày mai. Thật xúc động khi kết thúc chương trình nhiều quan khách mắt đỏ hoe đã ôm chầm lấy Sơn Huy, trưởng ban tổ chức cũng là người học trò của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ để chia xẻ với anh là anh đã thực hiện một chương trình thật ý nghĩa, thật đầy tình người phù hợp với đạo lý của dân tộc Việt Nam….
Một lần nữa cám ơn Sơn Huy, người học trò theo tôi rất xứng đáng của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ và người viết tin chắc rằng nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ cũng sẽ rất hãnh diện và tâm hồn ông cũng đấy ắp tình người cùng những niềm an ủi sâu xa, nơi người học trò của Ông: Sơn Huy/Nguyễn Ngọc Túy, “bởi vì cuối cùng, tất cả cũng sẽ qua đi, chỉ có tình thương, bao dung va cảm thông là ở lại….”
Jacquelin NhuLe
Một buổi chiều Chủ Nhật cuối tuần ngày 9 tháng 4 năm 2006 vừa qua tại Trung Tâm Lạc Hồng thành phố Houston với gió nhẹ và bầu trời quang đãng, Chương Trình “Phạm Thế Mỹ va Những Ngày Xưa Thân Ái” đã diễn ra trong bầu không khí thân tình và đầy xúc động, với sự tham dự của hơn 450 đồng hương (theo Ban Giám đốc TT Lạc Hồng và A. Quảng Đức từ Virginia về tham dự) và một số khoảng 60-70 đồng hương đã ra về vì không còn chỗ đậu xe. Trong số quan khách có những người từng là bạn nghệ sĩ một thời với Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ năm xưa ở Sài Gòn như Nhạc sĩ lão thành Đan Thọ (với nhạc phẩm nổi tiếng “Chiều Tím”), Giáo Sư Doãn Quốc Sĩ, Nhạc sĩ Đăng khánh và chị Phương Hoa/ Giám đốc Đài VOVN 1110 (nơi mà người học trò của Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ là A. Sơn Huy/Nguyễn Ngọc Túy đang cộng tác cũng là Trưởng Ban Tổ Chức) đã dành mối ưu ái và ủng hộ cho chương trình Phạm Thế Mỹ từ ngày đầu tiên với tất cả lòng yêu mến dành cho một người nhạc sĩ kém may mắn vào lúc cuối đời. Anh chị Khuất Duy Trác (Ca sĩ Duy Trác), Bác Sĩ Nguyễn Đức Tuệ (Việt Nguyễn) cùng phu nhân BS. Nguyễn Thị Quỳnh Giao, BS. Mùi Quí Bồng, Anh Phạm Thông (báo Con Ong Texas), nhà văn Tạ Xuân Thạc, nhà thơ Ngu Yên, anh Quảng Đức (Nguyễn Bè) đến từ Virginia, đặc biệt các anh chị cựu SV/Viện Đại Học Vạn Hạnh, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh… từ các nơi đến tham dự CT “PTM & NNXTA” tai Houston.
Chương trình được mở đầu với anh Đoàn Hữu Đức (Phó Chủ Tịch Hội Cựu SV/Viện Đại Học Vạn Hạnh) trong BTC giới thiệu toàn bộ chương trình của đêm “Phạm Thế Mỹ và Những Ngày Xưa Thân Ái”, nối tiếp anh Trần Trí (Chủ Tịch Cựu SV/Viện Đại học Đà Lạt) đã đọc bức Tâm Thư của Ban Tổ Chức và anh giới thiệu Trưởng Ban Tổ Chức của chương trình “Phạm Thế Mỹ và Những Ngày Xưa Thân Ái” là anh Sơn Huy/Đài VOVN 1110 AM Houston, cũng chính là Nguyễn Ngọc Túy, người học trò của Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ có đôi lời cảm tạ.
Anh Sơn Huy, một tiếng nói quen thuộc qua làn sóng 1110 AM của đài VOVN tại Houston, với giọng nói ấm áp chân thành đã cảm tạ tất cả cơ quan truyền thông báo chí cùng các bạn bè thân hữu xa gần cùng đồng hương đã yêu mến dòng nhạc của người Thầy của anh là Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ. Sơn Huy đã kể lại những kỷ niệm với nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, cùng lần thăm viếng mới đây nhất tại khu chung cư ở Khánh Hội, nơi nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đang sinh sống với một phía chân của ông đã bị liệt vì tai biến mạch máu não và giọng nói của ông không còn sang sảng như những lần dạy học trò hát năm xưa. Ông sống rất thanh bần và tự trọng, tuy nghèo nhưng không than vãn, đó chính là tư cách của một người thầy mà Sơn Huy hết lòng qúy mến và cũng chính điều đó, người học trò Sơn Huy/Nguyễn Ngọc Túy của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã xin Thầy cho phép để mạnh dạn đứng ra tổ chức chương trình “Phạm Thế Mỹ và Những Ngày Xưa Thân Ái” để mong giúp được ông trong lúc này còn hơn là đến khi ông nằm xuống rồi tổ chức những chương trình Vinh Danh. Anh Sơn Huy cũng bày tỏ là anh không có tham vọng tổ chức một chương trình Đại Nhạc Hội hay là Vinh Danh Vĩ Đại mà chỉ là một buổi chiều cùng nhau nghe lại những nhạc phẩm viết về thời chinh chiến cũ, quê hương và tình yêu của Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ, để ông thấy rằng dù ở nơi xa xôi nhưng học trò của Ông cũng như đồng hương vẫn không quên Ông, không quên những ca khúc Ông đã viết cho đời. Nhiều vị quan khách trong đó, những vị mái tóc đã bạc trắng âm thầm ngồi khóc theo lời kể của Sơn Huy. Xin cảm ơn tấm lòng và một bông hồng cho tình nghĩa Thầy - Trò theo đạo lý của dân tộc Việt Nam cho Sơn Huy.
Chương trình được điều hợp nhịp nhàng với 3 MC: Nhạc Sĩ Vĩnh Lạc/Đoàn Thế Ngữ (Đài VOVN 1110 AM, Houston), Bạch Hạc và Sơn Huy (VOVN). Nhạc sĩ Vĩnh Lạc với kiến thức uyên bác đã đưa người thưởng ngoạn về những nét nhạc tuyệt vời của Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ trong từng bài hát. Đặc biệt hơn hết, Nhạc Sĩ Vĩnh Lạc đã cho một cái nhìn rất mới, rất nghệ thuật qua tác phẩm “Đưa Em Về Quê Huơng” của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ với bài “Vết Lăng Trầm” của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn.
Các nhạc phẩm chọn lọc và lần lượt giới thiệu qua chương trình gồm có các ca khúc của Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ: “Đưa Em Về Quê Hương” với tiếng hát Ca Sĩ Hoàng Tường; “Nắng Lệ Xóm Nghèo”, tác phẩm đầu tay của Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ, được ông viết vào năm 1956, đã được Sơn Huy trân trọng giới thiệu cùng với kỷ niệm, đã được trình bày qua tiếng hát ca sĩ Vy Liên. Nối tiếp là một liên khúc gồm hai sáng tác rất nổi tiếng của Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ “Trăng Tàn Trên Hè Phố” và những “Ngày Xưa Thân Ái” được trình bày qua tiếng hát của ca nhạc sĩ Quốc Tuấn và Sơn Huy, vời tiếng hát trầm ấm, điêu luyện và chân tình đã gây xúc động sâu xa trong lòng người nghe, như mang về cho mỗi người một trời dĩ vãng đầy kỷ niệm.
Một nhạc phẩm nổi tiếng khác của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ được Sơn Huy kể lại hoàn cảnh ông đã viết nên ca khúc này là một năm rất xa xưa, khi Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ đang nằm trong một bệnh viện tại Sài Gòn để chữa bệnh (không nhớ năm và tên của bệnh viện) thì một người con gái vào thăm ông với màu Áo Lụa Vàng, cùng màu vàng của nắng trời Sài Gòn, người đó chính là ca sĩ Hà Thanh… Trong niềm cảm xúc đó ông đã viết nên nhạc phẩm “Áo Lụa Vàng” mà nhiều người vẫn nghĩ đây là một nhạc phẩm tiền chiến chứ không phải là một trong những sáng tác của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Và nhạc phẩm này đã được chuyển đến cho người nghe qua tiếng hát quen thuộc đầy ngạc nhiên sâu lắng của Mimi Nguyễn. Nhạc sĩ lão thành Đan Thọ có đôi lời tâm sự rằng: Bác nghe” CT Phạm Thế Mỹ & NNXTA” qua đài BBC cách đây mấy hôm khi A. Xuân Hồng/BBC phỏng vấn Sơn Huy về chương trình Phạm Thế Mỹ và kết thúc bằng chính nhạc phẩm “Áo Lụa Vàng”. Theo nhạc sĩ Đan Thọ, đây là nét rất đặc biệt, rất thơ và rất tiền chiến trong các ca khúc của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Nhạc sĩ Đan Thọ còn nhắc lại những kỷ niệm xa xưa khi ông gặp nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tại phòng thu thanh của Đài Phát Thanh Sài Gòn ngày đó. Nhìn mái tóc bạc trắng với những lời nói điềm đạm chan chứa tình người, tình nghệ sĩ của bác Đan Thọ, hầu như không ai là không xúc động, nhất là khi ngồi bên nhạc sĩ Đan Thọ là Giáo Sư Doãn Quốc Sĩ, một khuôn mặt khả kính của thế hệ cha anh.
Tiếng hát hiền hòa dễ thương của ca sĩ Kim Loan/Houston đưa người nghe về một vùng trời bình yên nhưng cũng đầy ray rức của tình yêu qua giai điệu Blue thổn thức với nhạc phẩm “Người Yêu Và Con Chim Sâu Nhỏ”, điều đó cho thấy rằng nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã viết nhiều thể loại cho những sáng tác của ông.
Nhà thơ Ngu Yên/đài VAB, môt khuôn mặt rất quen thuộc của Houston, đã nói lên cảm nghĩ về vị trí cũng như chỗ đứng rất quan trọng của dòng nhạc Phạm Thế Mỹ trong kho tàng văn nghệ Việt Nam.
Môt nhạc phẩm khác mang nhiều nét thơ văn tiền chiến của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ “Tóc Mây” mà nhà báo Nguyễn Phi Thọ/Houston từng viết rằng “Ông, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, hơn Trịnh Công Sơn một bước… Trời bao nhiêu gió, tóc bao nhiêu buồn… và Mùa hè vui đôi chân chấp cánh, tóc mây hồng cho mắt long lanh. Trời mùa đông môi em thắp nắng, tòc mây dài chân vui đường vàng… tóc mây buồn phủ kín tim tôi…” Và nhà báo Nguyễn Phi Thọ cho rằng nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ không chỉ là một nhạc sĩ mà còn là một nhà thơ, một nhà thơ rất lãng mạn… và nhạc phẩm này đã được gửi đến với tiếng hát mang âm hưởng nét liêu trai lãng mạn của Bạch Hạc.
Nhà thơ Vĩnh Sơn đã viết rằng “Sài Gòn của những năm 1973 là thời điểm để nhạc của Phạm Thế Mỹ đi sâu vào lòng người… dòng nhạc Phạm Thế Mỹ gắn bó với nhiều thứ tình: quê hương, con người, lứa đôi. Khi bưóc chân xa xứ hôm nay, chúng ta vẫn còn “Bóng Mát” của Phạm Thế Mỹ như một chút gì nhớ nhung nhắn gởi” và nhạc phẩm mang đầy hình ảnh quê hương, tình yêu và nỗi nhớ này “Bóng Mát” qua chính giọng ca của người học trò năm xưa mà ông đã dạy dỗ Sơn Huy/Nguyễn Ngọc Túy nghe thật thấm thía như tiếng thì thầm vang vọng của một thời yêu dấu từ dĩ vãng mãi theo bước chân của những người con lưu lạc hôm nay.
Một điều đáng trân trọng và đáng nhớ khi Ban Tổ Chức đã viết “Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sẽ rất vui mừng cảm động không phải vì số tiền ông sẽ nhận được, nhưng với trái tim của một người nghệ sĩ, ông sẽ vui sướng biết bao khi biết rằng dù sau 30 năm và từ trong thành phố Houston xa xôi cách trở, vẫn còn có những học trò còn biết nhớ đến Thầy, còn những đồng hưong thương mến ông và dòng nhạc của ông.”
Tiếng nói mới nhất của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ dù giọng ông đã không còn như xưa vì tai biến mạch máu não, đã được học trò Sơn Huy thu âm lại đem qua để gởi đến quý vị quan khách. Thật cảm động và qua người học trò Sơn Huy/Nguyễn Ngọc Túy, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã gửi lời cảm tạ đến tất cả mọi mgười đang còn nhớ đến những dòng nhạc của ông.
Nhạc sĩ Vĩnh Lạc nối tiếp chương trình bằng lời giới thiệu một ca khúc nổi tiếng trong thời chinh chiến cũ khi cứ mỗi mùa Xuân về, người yêu, người vợ của những người lính xa nhà lại thêm một lần mơ ước “anh sẽ về khi mai vàng trước ngỏ… để hoa xuân lại thắm, để môi em lại ấm, cho áo mới yêu đời, cho tiếng pháo thêm vui”, tiếng hát tuyệt vời của Sơn Huy và Kim Loan đã chuyên chở trọn vẹn đến người nghe một niềm hoài cảm năm xưa.
Sơn Huy kể về sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ viết về Mẹ theo ý thơ từ cuốn sách “Bông Hồng Cài Áo” của thầy Thích Nhất Hạnh: vào những năm đệ thất hay đệ lục (khoảng 1963-1964), Sơn Huy lúc đó đang hát trong ban Tiếng Thùy Dương của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tại Đà Nẵng, một buổi chiều đến nhà nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ để tập nhạc như thường lệ, khi đến Sơn Huy vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấyThầy của mình đang đứng nghiêm vòng tay bên cạnh cây đàn piano quen thuộc ở góc nhà, nhìn thấy Sơn Huy (Nguyễn Ngọc Túy), nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ nói với Sơn Huy rằng “Thầy có lỗi bị mẹ thầy phạt, vậy em đứng chờ đi, khi nào mẹ thầy tha thầy sẽ dạy em”, ngay lúc đó mẹ Thầy từ nhà sau bước ra và nói “Thôi học trò con đến rồi, mẹ tha cho con đó”. Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đứng dậy và nói “Con cám ơn mẹ!” Hình ảnh cảm động đó đeo đuổi Sơn Huy suốt đời vì chỉ có tình yêu thương mẹ vô vàn, bằng cả tấm lòng quí mến vô biên, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ mới viết được ca khúc “Bông Hồng Cài Áo”, mà mới đây khi Sơn Huy điện thoại nhắc lại kỷ niệm này, Ông đã khóc và nói “Túy ơi, giờ này Thầy đâu còn mẹ để được nghe lời dạy dỗ hay trách phạt nữa đâu em”. Một lần nữa Bạch Hạc đã đưa người nghe về một về một tình yêu bao la vô bờ bến của Mẹ với nhạc phẩm “Bông Hồng Cài Áo”.
Chúng tôi vẫn mãi ghi nhớ những lời nói rất chân tình của Sơn Huy/Nguyễn Ngọc Túy và nhất là bài thơ mới nhất của nhà thơ Luân Hoán mà Sơn Huy đã đọc lên cho các quan khách nghe sau khi A. Luân Hoán nói chuyện với nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, mà theo nhà thơ Luân Hoán “ nhạc vẫn ngấm trong lòng quê hương”
Thăm nhau qua điện thoại
“Chợt nghe được giọng bạn hiền
Sao tôi bỗng lặng im liền mấy giây
Coi kìa giọt nước gì đây
Rịn trên khóe mắt cay cay bất ngờ?
Hoán ơi, nhớ quá… bao giờ
Gặp nhau như thủơ dật dờ ngày xưa?
Anh hỏi tôi lặng quên thưa
Gượng tay chặm mắt lòng chưa sạch lòng
Giọng anh như tấm gương trong
Không soi cũng thấy tháng năm chúng mình
Cái thời anh rót chân tình
Lên từng nốt nhạc hiển linh cho đời
Cái thời tôi mãi ham chơi
Bỏ rơi một đoạn chân nơi chiến trường
Nhạc anh thòng cánh tay buồn
Nâng tôi đứng dậy bình thường lâu nay
Bây giờ, ai đỡ anh đây?
Câu thơ tôi chỉ sợi dây úng sầu
Có còn được vịn vào nhau
Vùi chân qua khắp chiều sâu thân tình
Giữ cho lòng mãi rập rình
Cái thương cái nhớ xinh xinh cuộc đời
Sống trong anh, sống trong tôi
Hạt thơ mầm nhạc xanh chồi như xưa
Tôi chưa thừa, anh chưa thừa
Ít ra còn điểm tựa vừa nhớ nhung
Vét tình vải rộng không trung
Hoán ơi, nhớ quá, nơi dừng đến chưa?”
Đặc biệt, Sơn Huy đã đọc lại 16 nhân vật của năm 1974 mà báo phổ thông đăng tải:
“Trở lại một thời đã qua. Vào ngày 20 tháng 2 năm 1975, hai tháng trước khi Việt Nam Cộng Hòa thân thương của chúng ta tan hàng, tạp chí phổ thông, một công trình của cố thi sĩ Nguyễn Vỹ để lại, từ địa chỉ 816 đường Phan Thanh Giản Sài Gòn, đã phát hành 3000 ấn bản phổ thông số 30. Trong số này có in bản công bố kết quả cuộc thăm dò dư luận do tạp chí Phổ Thông thực hiện nhân kỉ niệm sinh nhật 20 của phổ thông (1955-1975). Cuộc thăm dò bắt đầu từ năm 1974 qua 51 vị giáo sư, nam nữ công ty, 108 sinh viên của nhiều phân khoa, 20 nông dân, 43 công tư chức, 33 ký giả, nghệ sĩ, nhà văn, 54 quân dân các cấp, 47 thương gia và tiểu thương, 33 bà nội trợ cùng 115 công nhân lao động các giới. Năm trăm lẻ bốn người này đều ở khắp miền nam Việt Nam, đã chọn tôn vinh 16 nhân vật, gọi là “Người của năm 1974”, không phân biệt phe nhóm, ngành hoạt động, gồm có: tướng Nguyễn Khoa Nam, thượng tọa Thích Trí Quang, linh mục Trần Hữu Thanh, chính trị gia Nguyễn Văn Huyền, giáo sư Vũ Văn Mẫu, nhà báo Trần Tấn Quốc, nhà báo Nam Đình, tiến sĩ kinh tế Châu Kim Ngân (tổng trưởng bộ tài chánh Việt Nam Cộng Hòa), tướng Ngô Quang Trưởng, họa sĩ Nguyễn Hải Chí (Chóe), nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, nhà báo Vương Hữu Bột (cũng là nhà thơ Đỗ Quý Toàn), giáo sư Lý Chánh Trung, tiến sĩ công pháp Nguyễn Huy Hân (tổng giám đốc thuế vụ VNCH), nhà thơ Luân Hoán, nhà văn kiêm luật sư Dương Kiền. Tất cả 16 người trên đều có chân dung in kèm. Trong phần giới thiệu Phạm Thế Mỹ, Phổ Thông viết:
“Phạm Thế Mỹ mở rộng thêm đường đi của anh trong năm 1974, bằng Trái Tim Việt Nam, trái tim bốc lửa khát vọng hòa bình. Người và cảnh vật trên đất nước ta chỉ tồn tại được, vươn cao lên, và bao dung mãi nhờ ngọn lửa ầm hòa bình.
Nhạc Phạm Thế Mỹ phản ảnh tiếng thì thầm, lời kêu gọi chân tình những người Việt hãy tĩnh dậy sau cơn mê dài chiến tranh - cuộc tang tóc của chúng ta nằm mãi trong toan tính khôn khéo của ngoại bang trục lợi? Riêng Phạm Thế Mỹ, anh trả lời bằng cách cất cao tiếng hát, ca tụng tình người và tình quê hương Việt Nam muôn đời.
Phạm Thế Mỹ sinh năm 1932 (2) tại Bình Định. Tham gia kháng chiến chống Pháp thời kỳ 1945-1954. Học quốc gia âm nhạc Sài Gòn: 1954-1959. Dạy Việt Văn tại trường Trung Học Bồ Đề Đà Nẵng từ 1959-1970. Giữ chức Trưởng phòng Văn Mỹ Nghệ Viện đại học Vạn Hạnh từ 1970-1975.
Những tác phẩm đã xuất bản:
Nhạc bản rời: Bản đầu tay “Nắng Lên Xón Nghèo” va bản mới nhất (cuoi năm 1974) “Nhớ chứ Em Ơi Tổ Quốc Mình”.
Tập nhạc: Hòa Bình Ơi, Hãy Đến (in chung thơ Lê Vĩnh Thọ, Luân Hoán), Trái Tim Việt Nam (Đối Diện xuất bản), Việt Nam Trong Lòng Thế Giới (thơ Quốc tế, bản dịch Lê Vĩnh Thọ, Phạm Thế Mỹ phổ nhạc).
Trường ca: Lửa Thiêng 1963 (phổ biến hạn chế), Con Đường Trước Mặt (Phật Tử Âu Châu xuất bản 1971), Trang Sử Mới (Sinh Viên Phật Tử Pháp xuất bản), Thêm Một Lần Hoa Nở (Viện Đại Học Vạn Hạnh xuất bản), hững Dòng Sông Anh Em (phổ biến hạn chế).
Nhạc kịch: Sắc Lụa Trữ La, Tiếng Hát Dậy Từ Lòng Đất, Miếu Âm Hồn (trang 13, Phổ Thông 30)”.
(Sơn Huy cho biết là nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sinh năm 1930 và đã dạy nhạc cho rất nhiều trường trung học tại Đà Nẵng như: Nguyễn Công Trứ, Tây Hồ, Sao Mai, Kỹ Thuật… trước khi ông chuyển vào Sài Gòn.)
Chương trình được kết thúc bằng ca khúc “Thương Quá Việt Nam” của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ mà Sơn Huy cùng các bạn trong Ban Tổ Chức: Đoàn Hữu Đức, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Đức, Trần Trí, Bạch Hạc, Mimi… đã mời tất cả quan khách cùng cất cao tiếng hát như một lời cám ơn đến nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ với những bông hoa nghệ thuật mà ông đã viết cho đời sống hôm qua, hôm nay và cho ngày mai. Thật xúc động khi kết thúc chương trình nhiều quan khách mắt đỏ hoe đã ôm chầm lấy Sơn Huy, trưởng ban tổ chức cũng là người học trò của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ để chia xẻ với anh là anh đã thực hiện một chương trình thật ý nghĩa, thật đầy tình người phù hợp với đạo lý của dân tộc Việt Nam….
Một lần nữa cám ơn Sơn Huy, người học trò theo tôi rất xứng đáng của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ và người viết tin chắc rằng nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ cũng sẽ rất hãnh diện và tâm hồn ông cũng đấy ắp tình người cùng những niềm an ủi sâu xa, nơi người học trò của Ông: Sơn Huy/Nguyễn Ngọc Túy, “bởi vì cuối cùng, tất cả cũng sẽ qua đi, chỉ có tình thương, bao dung va cảm thông là ở lại….”
Jacquelin NhuLe
*
* *
* *
Những Tình Khúc Của Nhạc Sỹ Phạm Thế Mỹ
*
* *
* *
Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ - Các Bài Hát Chọn Lọc - Thu Âm Trước 1975
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire