samedi 10 mars 2018

Nỗi buồn 30/4 của những sinh viên du học (Tường An, thông tín viên RFA)

http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/the-sadness-of-vns-students-in-europe-ta-03092015120535.html/sinh-vien-tai-Phap-bieu-tinh3-600.jpg/imageNhững ngày cuối tháng 4 của 40 năm về trước, hàng ngàn sinh viên du hoc ở Pháp, Đức, Bỉ..v.v.. đã đón nhận những bản tin dồn dập đến từ quê hương với tâm trạng hụt hẫng, hoang mang. Từ những thanh niên đang ở độ tuổi hồn nhiên, bỗng chốc họ trở thành những kẻ vô Tổ quốc với những lo toan cho một tương lai vô định. Anh Nguyễn Đình Hải, sinh viên du học tại Bỉ từ năm 1969 bày tỏ :
«Trước đó tụi này theo dõi tình hình trên báo chí và đài truyền thanh, truyền hình rất cặn kẽ. Ngày 30/4 khi nghe tin Sài Gòn thất thủ thì phải nói là tụi này rất là hoang mang, mình không biết mình phải làm gì trong thời điểm đó. Sau đó là một cơn buồn ray rứt bởi vì khi mình đi ra khỏi đất nước, mình đi với hoài bão một ngày nào đó mình sẽ trở về để mình đóng góp, xây dựng, lúc bấy giờ mình cảm thấy mình rất là bơ vơ và hoang mang. Nhưng mà liền sau đó thì tụi này nghĩ mình vẫn phải tiếp tục làm cái gì đó để hữu ích cho đất nước, thì lúc đó tụi này đứng ra thành lập «Nhân bản dân tộc văn nghệ đoàn.»

Nỗi buồn 30/4 của những sinh viên du học Tường An, thông tín viên RFA...

Những câu hỏi được đặt ra cho tương lai của mình, những thanh niên còn rất trẻ, một sớm một chiều trở thành bơ vơ trên một nơi không phải là quê hương. Anh Trần Ngọc Giáp, cựu sinh viên du học tại Pháp chia sẻ :
«Lúc đó mình coi như illégal (bất hợp pháp) không biết mình có bị bắt trở về Việt Nam hay không ? Có phải lên toà đại sứ Việt cộng làm lại giấy tờ hay không ? không biết là chính phủ Pháp có chấp nhận mình hay không ? lúc đó mình không biết được , lúc đó thì không ai biết gì hết ! »
Và tiếp đó là nỗi lo vật chất khi mà nguồn tiếp tế từ Việt Nam đã bị gián đoạn. Anh Nguyễn Sơn Hà, một sinh viên du học ở Pháp từ năm 1974 nói :
«Lúc đó rất là hoang mang, nhất là theo dõi trên các đài truyền hình Pháp nói về tình hình ở bên nhà, về sự thất thủ của các tỉnh, các thành phố và nhất là sự tuyệt vọng của miền Nam đã làm ảnh hưởng đến tinh thần sinh viên lúc đó. Nhiều đoàn thể sinh viên đã nghĩ đến chuyện giải tán, mỗi cá nhân tự lo bản thân mình bởi vì lúc đó tiền viện trợ từ gia đình bị gián đoạn, còn toà đại sứ VNCH thì lo tháo chạy. Vì không có tiền viện trợ từ Việt Nam , anh (Trần văn ) Bá đem các anh em về ở với anh, lo cho anh em từ cái ăn, ch ở. Năm đó, mùa lạnh, Hà không có áo lạnh, anh Bá không nói một lời, đưa cho Hà cái áo lạnh. Anh em thiếu ăn, ảnh liền đưa một cái ticket ( phiếu ăn) cho các anh em. »
Hoang mang, buồn rầu và uất hận dẫn đến sự tuyệt vọng về tương lai. Có người thì tâm trạng cực kỳ bi quan như anh Trương Quốc Trung, lúc đó đang học năm thứ 5 về ngành kiến trúc tại Pháp :
sinh-vien-tai-Phap-bieu-tinh2-400.jpg
Sinh viên tại Pháp biểu tình. Hình do anh Nguyễn Sơn Hà cung cấp
“Riêng tôi thì tôi nghĩ  tôi thuộc về một thế hệ bỏ đi, không làm được cái gì hết. Như mình là chân hỏng trên một đất nước không phải của mình. Và với cái tài năng mình có, cái học thức mình có, mình trở thành vô dụng”
Có người thì muốn chọn dòng sông Seine  như một giải pháp. Anh Lê Như Quốc Khánh cho biết :
«Những người đi du học hoàn toàn tự dưng mất liên lạc với Bố Mẹ, không còn lãnh lương, không còn gì hết, không biết ra làm sao. Có người ra bờ sông ngồi tính tới chuyện tự tử nữa.
Đức, nơi có gần 2000 sinh viên du học ở thời điểm đó. Anh Trần Huê, lúc đó đang học năm thứ 5 y khoa tại Munchen cũng cùng chung 1 tâm trạng :
“Ngày 30/4, cái tin đó làm cho tôi rất là buồn vì trong thời gian tôi du học tại Âu châu thì tôi đã được rất nhiều những thông tin về những chế độ Cộng sản ở Đông âu, ở Liên xô, cũng như ở Trung quốc, thành ra chuyện miền Nam bị mất vô tay của người Cộng sản tôi thấy là nó có những dấu hiệu không tốt cho đất nước của mình.
Kể từ khi mà giấy thông hành cũ của VNCH hết hạn thì mình sẽ được một giấy thông hành của người Đức họ cấp cho. Luật quốc tế nó có một loại (luật) dành cho những người không có quốc gia đó.
Anh Vũ Quốc Thao, lúc đó là một chàng sinh viên còn rất trẻ, chưa ý thức ngay được sự mất mát đem đến do biến cố 30/4, anh nói:
«Riêng tôi, cho tới ngày 30/4 tôi chưa hoàn toàn ý thức được rằng mình không còn có một chỗ đứng trên quê hương mình nữa lúc đó. Phải vài ngày sau khi cùng với anh em trong Tổng hội Sinh viên tới lãnh sự quán để giúp thiêu huỷ các hồ sơ. Hồ sơ tương đối mật thì mình đốt hết, còn phim ảnh, tài liệu sứ quán thì đem tải đi nơi khác.
Sự thống nhất đất nước ở bên kia, đưa đến sự phân chia rõ rệt ở bên này bờ đại dương. Tại Paris sau ngày 30/4 đã diễn ra nhiều cuộc đánh đấm giữa hai phe sinh viên thân Cộng và Quốc gia. Nhóm sinh viên thân cộng tấn công những sinh viên quốc gia đi riêng rẽ. Anh Nguyễn Sơn Hà kể lại:
«Không thể để cho các anh em đó bị hại, anh Bá kêu các anh em đi bảo vệ các anh em này, ngay điểm hẹn ch Cité U ( Cité Université) đánh rất là mãnh liệt. Vì anh Bá là một người quân tử ảnh cấm các anh em mang vũ khí, mình không được làm tổn thương ngay cả người địch của mình. Chính vì vậy mà làm cho bên phe mình bị thương rất nhiều vì bên phe kia họ cầm gậy, cầm sắt, cầm vũ khí để đánh lại mấy anh em.»
Sinh viên quốc gia bên Đức cũng chịu chung số phận. Nếu ở Việt Nam có những thành phần được gọi là « thành phần cờ đỏ, thành phần 30/4 » xuất hiện sau ngày miền Nam đổi chủ thì tại Đức cũng có những sinh viên thân cộng đảm nhận nhiệm vụ 30/4 này (tuy không mang băng đỏ). Anh Trần Huê nói :
«Bên Tây Đức có toà đại sứ (VNCH) ở Bonn, còn bên Đông đức cũng có toà đại sứ của miền Bắc. Những sinh viên theo Cộng sản : nhóm Đoàn kết rất là nhiều thì họ trở thành nhân viên của toà đại sư. Giấy thông hành thì mình phải qua mấy người đó, họ phải chứng nhận căn cước của mình là người như thế nào. Họ đòi giải tán tất cả những đoàn thể sinh viên, nhất là những đoàn thể sinh viên chống Cộng.»
Trước tình hình thay ngôi đổi chủ tại Việt Nam, các toà đại sứ cũng chịu cùng chung số phận. Anh Trương Quốc Trung cho biết tình hình tại toà đại sứ Pháp lúc đó :
«Toà đại sứ Việt Nam của mình thì….(cười…) những người đàn anh của chúng tôi đã bỏ trốn hết tất cả, họ không lo cho chúng tôi cái gì cả, chúng tôi là những người lên toà đại sứ để thu thập tất cả những hồ sơ, thu thập những gì còn lại để đem về Tổng Hội sinh viên để lưu trữ.» 

Ho-chieu-do-sinh-vien-tu-dong-dau-và-ky-ngay-30-thang-400.jpg 
Hộ chiếu do sinh viên tự đóng dấu và ký ngày 30/4/1975. Photo: anh Nguyễn Quốc Nam cung cấp
Lo sợ trở thành một kẻ vô tổ quốc, ngày 30/4 , anh Nguyễn Quốc Nam lúc đó đang du học tại thành phố Lille, miền bắc Pháp, đã cùng gia đình đến toà đại sứ ở Paris để tự mình đóng dấu gia hạn hộ chiếu, anh Nguyễn Quốc Nam kể lại :
«Chúng tôi đến đó thì nhân viên toà đại sứ không còn ai nữa chúng tôi phải tự làm lấy. Một người thì viết trên sổ thông hành ngày 30/4/1975. Tôi thì đóng mộc và ký tên trên đó. Sau khi mà tôi đã gia hạn sổ thông hành rồi, suy nghĩ lại thì tôi mới biết là VNCH mình không còn nữa thì sổ thông hành của tôi cũng không giá trị. Préfecture de police (sở cảnh sát) ra cho tôi một cái tên là « Apatride » tức là người không có tổ quốc. Ngày nay chúng tôi còn giữ lại sổ thông hành đó làm kỷ niệm, đó là những kỷ niệm không thể nào quên được dù đã 40 năm qua .»
Anh Nguyễn Đình Hải cho biết những gì xảy ra tại toà đại sứ Bỉ sau ngày 30/4 :
«Lúc tụi này lên thì toà đại sứ nói với chúng tôi là : Chúng tôi đã hết phận sự rồi, cái phận sự còn lại của chúng tôi là phải trao tất cả những gì chúng tôi có trong tay cho những người thuộc chế độ mới sau này. Tôi nhớ hồi đó một số anh chị em đã rất bực mình vì chuyện đó, chúng tôi không đồng ý, chúng tôi yêu cầu anh ra khỏi toà đại sứ và chúng tôi tiếp thu toà đại sứ để tiếp tục cái công cuộc đấu tranh, phục vụ cho đất nước và dân tộ c.»
Những chàng thanh niên trẻ ngày xưa, ra đi với « sách trong tay, ước mộng chất đầy hồn » bỗng chốc trở thành những con thuyền mất phương hướng trên dòng sông lịch sử. Nếu mỗi khúc ngoặc của cuộc đời là một định mệnh thì có những con thuyền đã giữ vững tay chèo để đến bến bờ, nhưng cũng có những con thuyền đã phải ngập sóng giữa dòng. Bốn mươi năm nhìn lại, những mái đầu giờ đã bạc chắc cũng ngậm ngùi.
*
*     *
Câu chuyện về một tấm hình 
Tường An, thông tín viên RFA
*
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/40-years-memory-ab-the-photo-ta-03102015122439.html/Buc-anh-Sinh-vien-Paris-xuong-duong-voi-chu-ky-cua-tac-gia-Tran-Dinh-Thuc.jpg/@@images/08e50e10-f76a-4f8d-93b8-6034f40cf712.jpeg  
Nhắc đến hồi ức 30 tháng tư, nhiều người chợt nhớ đến một tấm hình được truyền đi trên mạng, tấm hình trắng đen ngẫu nhiên được mang tên  «sinh viên Paris biểu tình» với hình ảnh những người thanh niên chít khăn tang trắng tuần hành trên đường phố Paris. Lần dấu về nguồn gốc của tấm hình này, thông tín viên Tường An hỏi chuyện một số người có mặt trong cuộc biểu tình ngày 27/4 năm 1975.
Những ngày cuối tháng 4, khi các chiến trường ở Việt Nam còn mịt mờ khói súng, khi các thây người tiếp tục ngã, và khi mà các dấu chấm đỏ dần dần tiếng về miền Nam trên bản đồ hình chữ S thì cũng là lúc ngổn ngang tâm trạng của các sinh viên trong các khu đại học  Paris và vùng phụ cận.
Hàng đêm, không còn là những buổi tối ở thư viện mà họ tụ tập nhau trước màn ảnh truyền hình, những cuộc di tản hoảng loạn , những mặt trận dần dần bị chiếm đóng, lòng hướng về quê hương, dạ bời bời muôn nỗi. Họ không thể ngồi yên, họ phải làm một cái gì đó. Lúc đó  mọi người đồng ý tổ chức « Một ngày cho quê hương » để ủng hộ miền Nam mà khởi đầu là cuộc xuống đường ngày 27/4 để ghi ơn những người đã nằm xuống cho quê hương.
Anh Trần Ngọc Giáp  hồi tưởng lại 40 năm trước, những ngày ngồi bên nhau chuẩn bị cho cuộc biểu tình :
«Lúc đó tình hình đất nước nghiêng ngửa, cũng sắp bế tắc rồi cho nên tụi này muốn làm một cái gì cho đất nước để mà ghi ơn những người chiến sĩ VNCH, cám ơn họ đã anh dũng chiến đấu bao nhiêu năm và cũng như để đánh dấu một giai đoạn lịch sử, để tang cho sự mất mát của miền Nam. Phần lớn mọi người tinh thần rất là cao, dĩ nhiên là đau buồn vì mình biết trước là đất nước mình sắp mất rồi, không biết bao lâu nữa, nhưng gần như chắc chắn là mất rồi  thành thử ra anh em mới tổ chức cuộc biểu tình như vậy. »
Người chủ tịch của Tổng Hội sinh viên lúc đó là anh Trần văn Bá, linh hồn của những chàng sinh viên trẻ lúc bấy giờ, anh  Trương Quốc Trung cho biết  ý nghĩa của tấm khăn tang chít trên đầu của hàng trăm sinh viên ngày 27/4 năm đó:
«Trước hết là anh Trần văn Bá yêu cầu buổi họp các anh em sinh viên hoạt động với nhau làm cái gì, thì chúng tôi lấy một cái quyết định là làm một cuộc biểu tình trong thành phố Paris mang ý nghĩa là để tang cho những người đã nằm xuống cho Tổ quốc và nói lên lòng phn uất của sinh viên lúc đó, rất là buồn và xấu hổ vì có những đàn anh không xứng đáng.»
Cuộc biểu tình xuất phát lúc 3 giờ trưa từ cư xá sinh viên Đất Việt. Dẫn đầu cuộc biểu tình là lá cờ VNCH với bình nhang. Gần 300 sinh viên với khăn tang trắng lặng lẽ, trang nghiêm đi xuyên qua các trục lộ chính của Paris. Anh Nguyễn Sơn Hà kể lại:
«Cái cuộc biểu tình ngày 27/4 đã chít khăn tang, đã đi từ cư xá sinh viên, đi ngang qua Quốc hội Pháp, đưa thỉnh nguyện thư, đến toà đại sứ Mỹ để phản đối, để tố cáo, các anh em đã gửi rất nhiều cho chính giới, từ ông Tổng thống Giscard d’Estaing cho đến lưỡng viện Quốc hội, ông Jacques Chirac, nhưng tất cả đều không trả lời, tất cả đều làm ngơ. Anh Trần văn Bá kêu gọi một số anh em sinh viên cùng một các đoàn thể sinh viên khác cùng nhau tiếp tục giương cao lá cờ vàng chính nghĩa đó để xác định với Quốc tế và dân tộc Việt Nam cùng nhau ghi ơn các chiến sĩ bảo vệ tự do. Đó là nói lên tại sao có cuộc biểu tình ngày 27/4. Cho thấy là tuổi trẻ Việt Nam chúng ta vẫn còn đây.»
Từng thước vải đen kẻ đòng chữ trắng: “Vinh Danh Các Chiến Sĩ Đã Nằm Xuống Cho Tự Do", “Miền Nam Tự Do Bất Diệt", “ Ngày Đại Tang" vv… bằng tiếng Pháp được căng lên trong cuộc xuống đường. Khăn tang trắng chít đầu là để tang cho những người đã hy sinh trong cuộc chiến nhưng cũng để tránh sự trà trộn của những sinh viên thân Cộng lúc đó cũng khá nhiều ở Paris,  anh Nguyễn Sơn Hà kể tiếp :
«Anh Bá giao cho vấn đề giữ an ninh nên lúc nào cũng phập phồng là Việt Cộng nó sẽ đánh chuyện này, chuyện kia như bên Việt Nam. Cái lo âu lúc đó là lúc nào cũng sợ có chuyện xảy ra. Anh em vừa đi vừa khóc rất là nhiều. Suốt cuộc tuần hành tất cả anh em đều giữ im lặng, nhưng đến trước toà đại sứ Mỹ thì có một số anh em vì phẫn uất quá nên đã tự phát hô lên những khẩu hiệu như  “A bas les Américain” (đả đảo Mỹ) “A bas les communisme Vietnamien” (đả đảo cộng sản Việt Nam ) ghi ơn các chiến sĩ VNCH đã bảo vệ tự do, phản đối sự vi phạm về luật quốc tế…»
Anh Võ Quốc Thao, lúc đó là một thanh niên còn rất trẻ, và vẫn còn rất lạc quan về tương lai đất nước. Anh nhớ lại ngày 27/4 của 40 năm về trước:
«Năm đó tôi cũng có tham dự đoàn biểu tình, năm đó thì tôi mới 18 tuổi. Vào lúc đó thì 18 tuổi không giống như tuổi trẻ bây giờ đâu, còn ngây ngô lắm các anh lớn kéo đi đâu thì mình đi theo. Tại cư xá Đất Việt ở đường Lutèce trong quận 5 được coi như là trụ sở thứ nhì của Tổng Hội Sinh viên lúc bấy giờ. Chính cái cư xá đó được dùng làm địa điểm xuất phát cuộc biểu tình, anh em tập họp tiến ra đường Gay Lussac, đi lên phía công viên Luxembourg , đi ngang qua đường d’Assas có toà đại sứ VNCH ở đó, đi ngang qua Thượng viện Pháp, tại thượng viện Pháp thì tình hình bắt đầu căng thẳng tại vì phía cực hữu và phía cực tả lợi dụng vấn đề Việt Nam căng thẳng với nhau, mình ở giữa, mình chỉ muốn nói về vấn đề Việt Nam mà thôi, nhưng rồi sau đó thì cũng yên.
Riêng tôi thì tôi không nghĩ là chế độ sẽ sụp đổ mau chóng như vậy thành ra tôi cũng biểu tình nhưng mà không đến nỗi đau nhiều, mặc dù cũng có để tang, để tang này là để tang cho những nạn nhân chứ không phải để tang cho đất nước bởi vì lúc đó chưa biết rằng mình sắp sửa mất nước thành ra anh em đi rất là trang nghiêm nhưng không phải là thất vọng »
Tấm hình “Sinh viên Paris xuống đường” được anh Trần Đình Thục chụp ở đường Gay Lussac trưa ngày 27/4.Tấm hình trắng đen với vận mệnh nổi trôi như dân tộc của nó đã nằm im một thời gian dài trong ngăn kéo để rồi 39 năm sau xuất hiện trở lại trên bìa tuyển tập  “Ngậm ngùi tháng tư” của nhà văn Huy Phương ở quận Cam, California, Hoa kỳ, tấm hình được nhân bản và lưu truyền trên internet. Anh Trương Quốc Trung cho biết thêm chi tiết về tấm hình này:
«Hồi đó ở Paris có 2 người đi chụp hình thôi, là anh Trần Đình Thục và tôi. Sau ngày 30/4 một số anh em có được tấm hình đó là vì anh Thục anh mến arnh tặng lại cho một số anh em thôi ! Và tấm hình đó bị quên đi một thời gian rất là lâu, cho đến năm ngoái, tôi có nhận được một email của anh Thục nói là «Bây giờ có một người đang biên một cuốn sách về 30/4 thì họ lấy tấm hình đó làm bìa sách và nhân buổi lễ ra mắt cuốn sách đó anh Thục đã chính thức giao tấm hình đó lại cho cộng đồng Việt Nam  tại Orange County.»
Cuộc tuần hành khởi đầu ở khu đại học quận 5 và dừng lại xế ngang toà đại sứ Hoa Kỳ. Nơi đó, bài quốc ca VNCH được trổi lên bằng cả một nỗi buồn của những sinh viên xa xứ. Tiếng hát lạc loài trong sự thờ ơ của Paris, của nước Pháp và của thế giới  lúc đó. Không ai biết chỉ 3 ngày họ sẽ trở thành người vô tổ quốc và cũng không ai biết nhiều ngày sau đó lương tâm thế giới sẽ bị đánh thức bởi những hình ảnh hãi hùng trên biển cả. Anh Trương Quốc Trung mãi sẽ không quên được ngày này, năm ấy:
«Tôi không bao giờ nghĩ là 40 năm cả, tôi vẫn nghĩ như là ngày hôm qua vậy !, tôi rất buồn, hổ thẹn!»
Bốn mươi năm nhìn lại, những mái đầu chít khăn tang trắng bùi ngùi đi giữa dòng Paris hoa lệ nay không biết đã còn ai, mất ai nhưng tấm hình sẽ mãi mãi ở lại để làm nhân chứng cho một giai đoạn tang thương của lịch sử.
*
*     *
L’image contient peut-être : 2 personnes 
Ngày 27 tháng 4 năm 1975
Sinh viên VN .tại Pháp xuống đường để tang cho miền Nam.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire