Trong nghệ thuật, có những sự kết hợp giữa hai dòng chảy hoàn toàn
khác nhau, nhưng với sự sáng tạo uyển chuyển, thì sự kết hợp ấy sẽ tạo
nên một tác phẩm đẹp và hài hoà. Trong âm nhạc cũng thế, có những dòng
nhạc, giai điệu mà thoạt nhiên, mọi người nghĩ rằng không thể “cùng
chung một nhịp”, thế nhưng không hẳn thế. Chúng ta từng biết nhạc sĩ Hà
Chương đã “remix” thành công ca khúc dân gian Trống cơm khi kết hợp đàn
bầu và giai điệu hiện đại DJ.
Giờ đây, cũng là một sự kết hợp, một khúc hoà tấu tình yêu và thân phận được thể hiện bởi những sáng tác và hai giọng ca ở hai thập niên khác nhau. Đó là dòng nhạc Lê Uyên Phương và dòng nhạc Trịnh Nam Sơn lần đầu tiên phối hợp trong đêm nhạc “Giọt tình Xuân” ở Saigon Performing Arts Center, thành phố Fountain Valley, California đêm 27 tháng 2 năm 2016.
“Ngày xưa anh cất bước ra đi, không từ giã,
Để lòng ai nuối tiếc mối tình, chìm cuối trời xa
Ngày đó xa nhau, đời ngừng tiếng hát
Ngày đó chia tay, trời buồn ngơ ngác
Quạnh hiu đời tôi, từng năm tháng qua…” (DĨ VÃNG)
Dĩ vãng, ca khúc quý vị vừa nghe, là nhạc phẩm đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc của ca nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn, người tình cờ bước vào cuộc dạo chơi nghệ thuật, và đã ở lại mãi nơi đó.
Và đây cũng là một trong những ca khúc do chính tác giả thể hiện trong đêm nhạc “Giọt tình xuân”.
Hai dòng nhạc, một cảm xúc
Trong hầu hết những nhạc phẩm của Trịnh Nam Sơn, dù là niềm hạnh phúc, hay mất mát, nhưng trong từng nốt nhạc được viết ra, là ông viết cho chính cuộc tình của mình.
Tâm tình này được ông Vũ Đình Trọng, đại diện cho ban tổ chức đêm nhạc “Giọt tình Xuân” kể lại:
“Anh viết cho anh. Anh viết về tình yêu của anh, cái mất mát trong tình yêu, cái suy nghĩ về tình yêu của anh chứ không phải của người khác. Và anh giới thiệu với công chúng mà không được chấp nhận. Trong những giai đoạn đầu của thập niên 80 thì dòng nhạc của Trịnh Nam Sơn được hình thành như thế. Và sau này anh viết là viết cho tình yêu của anh không thôi. Anh xác nhận là anh không viết giùm người ta. Anh không viết về câu chuyện của người khác mà anh viết chính cho anh. Đồng thời hồi đó, ca sĩ không ai nhận lời ca giúp anh cả, nên anh phải tự ca để giới thiệu.”
Có táo bạo quá không khi tiếng hát khàn đục của Lê Uyên (Phương) sẽ cất lên bên cạnh một Trịnh Nam Sơn trầm ấm, lãng tử, làm nên bản hòa tấu nghệ thuật đầu năm? Đối với ông Vũ Đình Trọng và các cộng sự của mình, cùng với Sống Entertainment, cơ sở tổ chức đêm diễn thì đây sẽ là một kết hợp rất hài hoà.
“Em ơi! Quên đi bao nhiêu xót xa
Những chiều thiết tha bên nhau
Em ơi! Xin em, xin em nói yêu đương đậm đà
Để rồi ngày mai cách xa…” (Lời gọi chân mây)
“Nếu chúng ta để ý chúng ta sẽ thấy là hai dòng nhạc này có một cái rất chung, đó là cảm xúc về thân phận con người trong tình yêu rất thực. Và hai nhạc sĩ viết bằng cảm xúc của mình chứ không bằng cảm xúc của người khác. Nghĩa là họ viết cho họ, chứ không viết giùm người khác. Nên mặc dù là nó riêng rời nhưng nó mang một cái chung là cảm xúc về tình yêu, về thân phận con người rất là hài hoà.”
“…Sài Gòn còn ai khóc kẻ lên đường
Sài Gòn xe chiều rạt rời vó ngựa
Sài Gòn âm thầm đèn đỏ đèn xanh
Sài Gòn mưa bay thôi thế cũng đành…” (Khi xa Sài Gòn)
Ca sĩ Lê Uyên, người tình trong nhạc của cố nhạc sĩ Lê Uyên Phương, cũng là người chuyên chở những suy tư và cái đẹp trong nhạc của ông suốt hơn 40 năm qua cho biết lý do bà nhận lời kết hợp làm nên bản hoà tấu giữa hai dòng nhạc.
“Lý do để tôi đồng ý là cả hai nhạc sĩ đều viết về tình yêu. Những bài hát về tình yêu của Lê Uyên Phương thì Lê Uyên Phương đã viết với tình yêu của chính mình, với những cảm xúc rất thực trong đời sống tình yêu của chúng tôi.”
Nghệ thuật của sự kết hợp
Nếu ai đó đã nói rằng trong nghệ thuật, không thể có sự phân ranh về thời gian, tuổi tác, hay thể loại thì cũng có nghĩa là bất cứ sự kết hợp nào giữa dòng nghệ thuật này với một hoặc nhiều dòng nghệ thuật khác cũng hoàn toàn có thể tạo nên một nghệ thuật mới.
Đương nhiên, đó phải là sự kết hợp có ý nghĩa về nội dung và được sáng tạo trên nền tảng tương đồng về đối tượng.
Đó chính là khán thính giả. Và Vũ Đình Trọng, đại diện cho Ban tổ chức Sống Entertainment đã từng là một trong những khán thính giả ấy.
“Qua dòng nhạc của Trịnh Nam Sơn thập niên 1980, với tôi, ở trong nước, trong khoảng thời gian đó cũng từng nghe lén dòng nhạc này, thêm với dòng nhạc của Lê Uyên Phương rồi. Hai dòng nhạc này, mặc dù quen thuộc nhưng chưa từng bao giờ đứng chung với nhau cả.”
Những ca khúc của Trịnh Nam Sơn, do chính anh thể hiện, với chất giọng trầm ấm và cách trình diễn phong trần không nhầm lẫn với ai được đã trở thành “hiện tượng” từ cuối năm 1986.
“Hiện tượng” của Dĩ vãng, của Về đây em, của Con đường màu xanh, Quên đi tình yêu cũ… của Trịnh Nam Sơn tạo nên một luồng gió mới cho phong cách nhạc tình thời ấy. Những ca khúc tình yêu dang dở nhưng không hề bi luỵ, từ ca từ cho đến giai điệu.
“Ѵà mùɑ đông lạnh lùng buốt giá
Nỗi cô đơn riêng mình tɑ
Ѵà mùɑ đông một trời trắng xóɑ
Ϲho tâm tư năm tháng ngàу quɑ
Đời còn nhiều nhung nhớ
Ϲho dù tình mình đã lỡ
Ѵẫn mong cho bóng người quɑу νề…” (Về đây em)
Đó là nỗi cô đơn trong tình yêu của Trịnh Nam Sơn. Những năm đầu thập niên 90, từ hải ngoại, lời kêu gọi “Về đây em” của ông, hay niềm hy vọng về một “Con đường màu xanh” đã bay xa nửa vòng trái đất, đi vào lòng người yêu nhạc ở Việt Nam thời đó.
Trong một lần trả lời phỏng vấn truyền thông trong nước, Trịnh Nam Sơn bày tỏ rằng, ông không xem những mối tình đơn phương, sự đổ vỡ, hay những cuộc tình không trọn vẹn là trắc trở. Mà tất cả là “trải nghiệm”. Tất cả đều là con đường của màu xanh, màu của hy vọng.
“Người yêu hỡi vẫy tay biệt ly
Em thênh thang trên con đường về
Giọt nước mắt hãy lau thật khô
Tình yêu đã tan theo mây trời
Tôi mong em từ nay
Nhìn lại con đường em đi trên
Đầy màu xanh...” (Con đường màu xanh)
Cũng cùng một quan niệm như thế về tình yêu và thân phận, cố nhạc sĩ Lê Uyên Phương, cùng với mối tình tri kỷ của mình, ca sĩ Lê Uyên đã mang đến cho người nghe thập niên 60 những ca khúc bất hủ về tình yêu.
“Về dòng nhạc Lê Uyên Phương, trước năm 1975, nhiều khán thính giả lớn tuổi đã nghe, nhiều người đã thổn thức trong lức tuổi thanh niên thời đó. Chúng ta mang ra hải ngoại này nghe đi nghe lại và không hề nhàm chán. Dù Lê Uyên Phương đã mất rồi, nhưng chị Lê Uyên vẫn tiếp tục dòng này. Mặc dù nó thiếu thốn nhưng vẫn đầy cảm xúc như ngày đầu. Vì chị mang nỗi nhớ anh đi suốt các sân khấu.”
“Ngày em thắp sao trời
Chờ trăng gió lên khơi
Mà mưa bão tơi bời
Một ngày mưa bão không rơi
Trên đôi vai thanh xuân
Ướp hôn nồng bên gối đắm say…” (Dạ khúc cho tình nhân)
“Giọt tình Xuân” được “rót” vào những ngày đầu năm mới, cũng lại là một sự kết hợp có ý nghĩa giữa nghệ thuật và thời gian. Khi mà hơi ấm mùa xuân của dân tộc vẫn còn vương đâu đó giữa đất trời, có một giọt tình được hoà trộn giữa hai sắc thái âm nhạc, rót mời chào những người yêu nhạc đang sống xa quê hương.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/le-uyen-phuong-trinh-nam-son-cl-02282016082402.html
Giờ đây, cũng là một sự kết hợp, một khúc hoà tấu tình yêu và thân phận được thể hiện bởi những sáng tác và hai giọng ca ở hai thập niên khác nhau. Đó là dòng nhạc Lê Uyên Phương và dòng nhạc Trịnh Nam Sơn lần đầu tiên phối hợp trong đêm nhạc “Giọt tình Xuân” ở Saigon Performing Arts Center, thành phố Fountain Valley, California đêm 27 tháng 2 năm 2016.
‘Giọt tình xuân’ – khúc hoà tấu giữa hai dòng nhạc Lê Uyên Phương và Trịnh Nam Sơn
Cát Linh, phóng viên RFA
Để lòng ai nuối tiếc mối tình, chìm cuối trời xa
Ngày đó xa nhau, đời ngừng tiếng hát
Ngày đó chia tay, trời buồn ngơ ngác
Quạnh hiu đời tôi, từng năm tháng qua…” (DĨ VÃNG)
Dĩ vãng, ca khúc quý vị vừa nghe, là nhạc phẩm đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc của ca nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn, người tình cờ bước vào cuộc dạo chơi nghệ thuật, và đã ở lại mãi nơi đó.
Và đây cũng là một trong những ca khúc do chính tác giả thể hiện trong đêm nhạc “Giọt tình xuân”.
Hai dòng nhạc, một cảm xúc
Trong hầu hết những nhạc phẩm của Trịnh Nam Sơn, dù là niềm hạnh phúc, hay mất mát, nhưng trong từng nốt nhạc được viết ra, là ông viết cho chính cuộc tình của mình.
Tâm tình này được ông Vũ Đình Trọng, đại diện cho ban tổ chức đêm nhạc “Giọt tình Xuân” kể lại:
“Anh viết cho anh. Anh viết về tình yêu của anh, cái mất mát trong tình yêu, cái suy nghĩ về tình yêu của anh chứ không phải của người khác. Và anh giới thiệu với công chúng mà không được chấp nhận. Trong những giai đoạn đầu của thập niên 80 thì dòng nhạc của Trịnh Nam Sơn được hình thành như thế. Và sau này anh viết là viết cho tình yêu của anh không thôi. Anh xác nhận là anh không viết giùm người ta. Anh không viết về câu chuyện của người khác mà anh viết chính cho anh. Đồng thời hồi đó, ca sĩ không ai nhận lời ca giúp anh cả, nên anh phải tự ca để giới thiệu.”
Có táo bạo quá không khi tiếng hát khàn đục của Lê Uyên (Phương) sẽ cất lên bên cạnh một Trịnh Nam Sơn trầm ấm, lãng tử, làm nên bản hòa tấu nghệ thuật đầu năm? Đối với ông Vũ Đình Trọng và các cộng sự của mình, cùng với Sống Entertainment, cơ sở tổ chức đêm diễn thì đây sẽ là một kết hợp rất hài hoà.
“Em ơi! Quên đi bao nhiêu xót xa
Những chiều thiết tha bên nhau
Em ơi! Xin em, xin em nói yêu đương đậm đà
Để rồi ngày mai cách xa…” (Lời gọi chân mây)
“Nếu chúng ta để ý chúng ta sẽ thấy là hai dòng nhạc này có một cái rất chung, đó là cảm xúc về thân phận con người trong tình yêu rất thực. Và hai nhạc sĩ viết bằng cảm xúc của mình chứ không bằng cảm xúc của người khác. Nghĩa là họ viết cho họ, chứ không viết giùm người khác. Nên mặc dù là nó riêng rời nhưng nó mang một cái chung là cảm xúc về tình yêu, về thân phận con người rất là hài hoà.”
Sài Gòn xe chiều rạt rời vó ngựa
Sài Gòn âm thầm đèn đỏ đèn xanh
Sài Gòn mưa bay thôi thế cũng đành…” (Khi xa Sài Gòn)
Ca sĩ Lê Uyên, người tình trong nhạc của cố nhạc sĩ Lê Uyên Phương, cũng là người chuyên chở những suy tư và cái đẹp trong nhạc của ông suốt hơn 40 năm qua cho biết lý do bà nhận lời kết hợp làm nên bản hoà tấu giữa hai dòng nhạc.
“Lý do để tôi đồng ý là cả hai nhạc sĩ đều viết về tình yêu. Những bài hát về tình yêu của Lê Uyên Phương thì Lê Uyên Phương đã viết với tình yêu của chính mình, với những cảm xúc rất thực trong đời sống tình yêu của chúng tôi.”
Nghệ thuật của sự kết hợp
Nếu ai đó đã nói rằng trong nghệ thuật, không thể có sự phân ranh về thời gian, tuổi tác, hay thể loại thì cũng có nghĩa là bất cứ sự kết hợp nào giữa dòng nghệ thuật này với một hoặc nhiều dòng nghệ thuật khác cũng hoàn toàn có thể tạo nên một nghệ thuật mới.
Đương nhiên, đó phải là sự kết hợp có ý nghĩa về nội dung và được sáng tạo trên nền tảng tương đồng về đối tượng.
Đó chính là khán thính giả. Và Vũ Đình Trọng, đại diện cho Ban tổ chức Sống Entertainment đã từng là một trong những khán thính giả ấy.
“Qua dòng nhạc của Trịnh Nam Sơn thập niên 1980, với tôi, ở trong nước, trong khoảng thời gian đó cũng từng nghe lén dòng nhạc này, thêm với dòng nhạc của Lê Uyên Phương rồi. Hai dòng nhạc này, mặc dù quen thuộc nhưng chưa từng bao giờ đứng chung với nhau cả.”
Những ca khúc của Trịnh Nam Sơn, do chính anh thể hiện, với chất giọng trầm ấm và cách trình diễn phong trần không nhầm lẫn với ai được đã trở thành “hiện tượng” từ cuối năm 1986.
“Hiện tượng” của Dĩ vãng, của Về đây em, của Con đường màu xanh, Quên đi tình yêu cũ… của Trịnh Nam Sơn tạo nên một luồng gió mới cho phong cách nhạc tình thời ấy. Những ca khúc tình yêu dang dở nhưng không hề bi luỵ, từ ca từ cho đến giai điệu.
“Ѵà mùɑ đông lạnh lùng buốt giá
Nỗi cô đơn riêng mình tɑ
Ѵà mùɑ đông một trời trắng xóɑ
Ϲho tâm tư năm tháng ngàу quɑ
Đời còn nhiều nhung nhớ
Ϲho dù tình mình đã lỡ
Ѵẫn mong cho bóng người quɑу νề…” (Về đây em)
Đó là nỗi cô đơn trong tình yêu của Trịnh Nam Sơn. Những năm đầu thập niên 90, từ hải ngoại, lời kêu gọi “Về đây em” của ông, hay niềm hy vọng về một “Con đường màu xanh” đã bay xa nửa vòng trái đất, đi vào lòng người yêu nhạc ở Việt Nam thời đó.
Trong một lần trả lời phỏng vấn truyền thông trong nước, Trịnh Nam Sơn bày tỏ rằng, ông không xem những mối tình đơn phương, sự đổ vỡ, hay những cuộc tình không trọn vẹn là trắc trở. Mà tất cả là “trải nghiệm”. Tất cả đều là con đường của màu xanh, màu của hy vọng.
“Người yêu hỡi vẫy tay biệt ly
Em thênh thang trên con đường về
Giọt nước mắt hãy lau thật khô
Tình yêu đã tan theo mây trời
Tôi mong em từ nay
Nhìn lại con đường em đi trên
Đầy màu xanh...” (Con đường màu xanh)
Cũng cùng một quan niệm như thế về tình yêu và thân phận, cố nhạc sĩ Lê Uyên Phương, cùng với mối tình tri kỷ của mình, ca sĩ Lê Uyên đã mang đến cho người nghe thập niên 60 những ca khúc bất hủ về tình yêu.
“Về dòng nhạc Lê Uyên Phương, trước năm 1975, nhiều khán thính giả lớn tuổi đã nghe, nhiều người đã thổn thức trong lức tuổi thanh niên thời đó. Chúng ta mang ra hải ngoại này nghe đi nghe lại và không hề nhàm chán. Dù Lê Uyên Phương đã mất rồi, nhưng chị Lê Uyên vẫn tiếp tục dòng này. Mặc dù nó thiếu thốn nhưng vẫn đầy cảm xúc như ngày đầu. Vì chị mang nỗi nhớ anh đi suốt các sân khấu.”
“Ngày em thắp sao trời
Chờ trăng gió lên khơi
Mà mưa bão tơi bời
Một ngày mưa bão không rơi
Trên đôi vai thanh xuân
Ướp hôn nồng bên gối đắm say…” (Dạ khúc cho tình nhân)
“Giọt tình Xuân” được “rót” vào những ngày đầu năm mới, cũng lại là một sự kết hợp có ý nghĩa giữa nghệ thuật và thời gian. Khi mà hơi ấm mùa xuân của dân tộc vẫn còn vương đâu đó giữa đất trời, có một giọt tình được hoà trộn giữa hai sắc thái âm nhạc, rót mời chào những người yêu nhạc đang sống xa quê hương.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/le-uyen-phuong-trinh-nam-son-cl-02282016082402.html
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire