Năm bài hát sáng tác trước năm 1975 lại bị cấm sau khi được cho phép
lưu hành trong một thời gian dài. Lý do của sắc lệnh cấm đoán mới ra đời
này là phải kiểm tra lại ca từ và nguyên bản.
Một người tên là Nguyễn Phú Yên viết trên mạng xã hội:
“Nếu xem lại ca từ của các bài hát này, ta thấy chẳng có bài nào vi phạm các tiêu chí “chống cộng, phản động, đồi trụy” ở đây cả! Đó là những giai điệu gợi lên tình cảm nhân văn và quý giá mà người nhạc sĩ đã thể hiện được trong hoàn cảnh chiến tranh. Trong khi bộ mặt văn hóa hiện nay rơi rơi vào thảm trạng tệ hại, cần bỏ công sức để chấn chỉnh và phát huy những giá trị tốt đẹp, thì các quan lại “rách việc” đi xét lại việc cấp giấy phép mà chính mình đã đặt bút ký tên vào đó.”
Kính Hòa, phóng viên RFA
Chống cộng, phản động, và đồi trụy là những từ ngữ mà cơ quan văn hóa
của nhà nước cộng sản hay dùng để chỉ những ý tưởng đối nghịch với họ,
không tuân theo những qui định về văn hóa của họ.
Nhưng liệu có cấm những bài hát được hay không?
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng viết trên trang blog của ông:
“Khi tự cho mình cái quyền thì sẽ sử dụng vô tội vạ. Bất chấp thiên hạ chê cười. Cấm hát, cho hát, lại cấm hát. Rỗi rảnh chả có gì để làm, lại sẽ hát cho dzui.
Nhưng tụi tui, dân đen, đen thủi đen thui, thích là hát, đã hát, và sẽ hát!
Vì là bài hát Việt Nam, chứ đâu phải của nước lạ. Cấm sao dduwwojc hả? Cho thiên hạ chê cười! Rõ chuyện đười ươi.”
Nước lạ mà giáo sư Hưng đề cập ám chỉ Trung Quốc, mà dư luận cho rằng đang thực hiện một cuộc tấn công văn hóa tràn vào Việt Nam với phim ảnh, nhạc phẩm. Còn chuyện đười ươi lại làm người đọc liên tưởng một chuyện thú vị khác, khi mới đây một bộ phim giải trí của Mỹ được quay tại Việt Nam mang tên King Kong, với nhân vật chính là một chú khỉ đột. Các nhà lãnh đạo tại thủ đô Hà Nội mau mắn đưa ra đề nghị xây dựng tượng King Kong, chú khỉ đột đười ươi tại hồ Hoàn Kiếm, giữa thủ đô Hà Nội. Đương nhiên mạng xã hội và các trang blog lại bùng lên lời chỉ trích.
Khi có tin 5 bài hát cũ bị cấm. Người ta nhận thấy các thành viên mạng xã hội đổ nhau tìm kiếm 5 bài hát đó. Người ta chia nhau các đoạn video, thậm chí tìm kiếm lại các bản in xưa cũ.
Blogger Đặng Lũy viết về một trong những bài hát năm xưa vừa bị cấm:
“Con đường xưa em đi.
Lớn lên, khi trái tim bắt đầu biết rung động bởi một tà áo bay vờn trong nắng chiều hoang hoải, ai mà chẳng có một con đường xưa để tìm về, để mê mãi nhớ? Sang cả trong thơ văn thì là một ngày xưa của dáng ai Hoàng Thị "đi quanh tìm hoài, ai mang bụi đỏ đi rồi". Gần gũi hơn, mê đắm hơn, da diết hơn thì " con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê".
Vâng, ngõ hồn dâng tái tê. Hồn tôi đã từng tái tê biết bao bận khi nhìn theo dáng em ôm nghiêng tập vở, tóc dài tà áo vờn bay. Trong cuộc đời này, còn gì dễ thương hơn, khi nhìn theo một bờ vai nhỏ nghiêng nghiêng trong bóng chiều sắp tắt?”
Câu chuyện chống “văn hóa phản động, đồi trụy” của các cơ quan văn hóa của đảng cộng sản sau năm 1954 ở miền Bắc, và sau năm 1975 tại miền Nam là một câu chuyện kéo dài đã lâu. Người ta còn nhớ câu chuyện đàn áp Nhân văn giải phẩm cách nay hơn 60 năm, và cách đây 40 năm, những đoàn thanh niên mang băng đỏ trên đường phố Sài Gòn tìm và diệt sách báo, băng đĩa nhạc của miền Nam.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng đi đôi với việc mở cửa về kinh tế của đảng cộng sản vào năm 1986, cái nhìn của họ về văn hóa đã có phần nhẹ nhàng hơn. Riêng trong lĩnh vực âm nhạc, nhiều bài hát sáng tác trước năm 1975 được họ “chính thức cho phép.”
Nhưng mặc dù không thể nào cấm một con người hát một bài nào đó, trong một chổ nào đó, cơ quan văn hóa của đảng vẫn cấm, và họ cấm rất nhiều bài rất được ưa chuộng của các nhạc sĩ nổi tiếng như Trịnh Công Sơn, Phạm Duy.
Và rồi song song với chuyện cấm còn có chuyện mà nhạc sĩ Tuấn Khanh gọi là mở rồi bóp, tức là tương tự như trường hợp của 5 bài hát vừa bị “cấm trở lại.” Một số người, trong đó có Tuấn Khanh đưa ra nhận định là có một sự lo lắng trong giới cầm quyền rằng nền văn hóa trước năm 1975 sẽ bùng phát trở lại. Để chống lại sự bùng phát này, ngoài lệnh cấm, các cơ quan văn hóa của đảng còn thực hiện các chiến dịch như là chống nhạc bolero, vốn là một trong những nét quan trọng của âm nhạc miền Nam, trên các phương tiện truyền thông giải trí.
Tấu Hài, một phương tiện thay thế
Và còn có những chương trình khác như là tấu hài, game show, được phủ đầy các kênh giải trí trong cuộc chiến văn hóa đó.
Về các chương trình giải trí tấu hài được phủ sóng trên đài truyền hình Việt Nam, VTV, blogger Cánh Cò viết rằng:
“VTV là công cụ tuyên truyền của đảng. Đừng quên điều đó.
VTV cũng là nơi kinh doanh để nuôi quyền lực. Vòi bạch tuộc của nó vói tới khắp mọi miền đất nước. Tiền ngân sách tài trợ cho nó toàn quyền sử dụng dẫn tới những chương trình mục ruỗng, phi đạo dức, nhảm nhí và rẻ tiền, miễn sao kiếm được view và kiếm được quảng cáo.
VTV nuôi dưỡng những gameshow mà tầm nhận thức của người làm chương trình không khác gì những bầu show hàng đêm xuất hiện bán vé dạo cho khách vãng lai. VTV nuôi những con bệnh khoe mẻ, khoác chiếc áo danh hài lên sân khấu làm giám khảo chỉ cốt đánh bóng khuôn mặt mình còn người dự thi thì xem như cỏ rác. Không hiếm trường hợp thí sinh phê phán thẳng mặt giám khảo vì lố lăng, nhí nhố vượt thẩm quyền khi ngồi chấm giải.”
Một trong những “danh hài” trên truyền hình tên là Tấn Thành, mới đây đưa ra một tuyên bố mà nhiều người cho là vô văn hóa, xúc phạm người xem. Anh này nói rằng nếu không thích thì cứ tắt TV đi. Cánh Cò viết rằng đó là một câu nói phản trắc, nằm trong cái nhìn tẩy não của đảng, muốn rằng toàn dân không biết ơn ai hết ngoài đảng.
Blogger Bạch Hoàn chỉ trích rất nặng các chương trình tấu hài này:
Những kiểu gây cười trong các chương trình giải trí trên truyền hình hiện nay đang làm tầm thường hoá giá trị nghệ thuật, đang phá huỷ các giá trị văn hoá thực sự. Nó ru ngủ đám đông trong những tiếng cười hềnh hệch vô bổ để quên đi thực tại xã hội. Nó khiến người ta không thấy quanh mình còn quá nhiều thứ khác thiết thực hơn, cấp bách hơn cần dành sự quan tâm, cần lên tiếng bảo vệ.
Nó làm cho giới trẻ sống ích kỉ, không quan tâm đến giá trị cộng đồng. Nó khiến giới trẻ đề cao hình thức, chạy theo vật chất, rẻ rúng tâm hồn. Biến giới trẻ thành những người sống không có lý tưởng. Lý tưởng ở đây không chỉ là yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, mà còn là trách nhiệm với cuộc sống quanh mình. Lý tưởng ở đây không phải là lý tưởng chính trị, mà là lý tưởng sống như một con người có ích cho xã hội, lý tưởng sống một cuộc đời có ý nghĩa. Nghệ thuật mà như vậy, kênh thông tin văn hoá mà như vậy thì có nên tồn tại hay không?. Bởi đơn giản, thứ văn hoá ấy, thứ nghệ sĩ coi thường công chúng ấy, thực ra là tệ nạn của văn hoá dân tộc.
Sự phản kháng
Chính sách văn hóa của đảng bị phản kháng, và nhất là trong thời buổi của thông tin điện tử và mạnh xã hội. Hầu như cùng lúc với câu chuyện 5 bài hát bị cấm, người ta lưu truyền một video của Huỳnh Quốc Huy, sống ở Sài Gòn. Huỳnh Quốc Huy xem chính sách văn hóa của những người cộng sản từ trước đến nay là một sự tẩy não tinh vi, và nói rằng họ đã tạo ra một nền văn hóa … “nghợm.”
Tại sao vậy các anh chị? Ngoài chủ trương bưng bít sự thật, phải chăng người ta muốn tôn vinh các áng văn chương, các tác phẩm, những ca khúc tào lao…mía lau của những tác giả với những văn hóa phẩm ‘Ngợm’?”
Có những bài hát, nghe âm thanh thôi, nghe giai điệu thôi thế hệ lớn tuổi sẽ nhận ra là nó lấy cảm hứng từ những bài dân ca cổ truyền của dân tộc mình Đấy là những âm thanh, những giai điệt tuyệt vời, nó miên man len lỏi vào lòng người một cách tự nhiên. Tác dụng tai hại là khi bị đẩy vào trạng thái miên man bởi âm thanh, giai điệu cũ người nghe bị cuốn vào lời ca mới mà quên luôn nét đẹp của lời ca nguyên thủy. Quên luôn cái mục đích nó hướng tới và trong vô thức… say mê, thích thú nó luôn. Chúng ta khó từ chối nó. Chúng ta khó cưỡng lại nó. Giản dị vì nó khởi nguồn từ giai điệu cố truyền của dân tộc. Nghe riết rối không còn nhận ra những hình tượng bậy bạ gửi trong ca từ được những tay phù thủy âm nhạc tạo ra.
Chính sách bất nhân, phi văn hóa này thực hiện từ năm 213 trước công nguyên, qua đó, tất cả kho tàng văn học, sách vở bị đốt hết, các nho gia bị tàn sát để nhà Tần rảnh tay xây dựng một Văn Hóa mới theo ý họ. Cuối cùng rồi sao các anh chị? Họ đã dựng nên một thứ Văn Hóa phi nhân… biến con người thành những ‘Con Ngợm’
Mốc thời gian năm 213 trước công nguyên mà anh đề cập là thời gian diễn ra một chính sách hủy diệt văn hóa nổi tiếng ở Á Đông, chính sách đốt sách chôn học trò của bạo chúa Tần Thủy Hoàng bên Trung Quốc.
Nhà báo Trần Phong Vũ nhận xét về Huỳnh Quốc Huy:
Huỳnh Quốc Huy là một trong những hiện tượng về sự thức tỉnh của lương tri giới trẻ Việt Nam quốc nội trước nạn thù trong giặc ngoài & hiểm họa tiêu vong của giống giòng Lạc Việt. Kẻ trước người sau, mỗi người một tư duy, một phương sách lên tiếng khác nhau. Nhưng tất cả đều ngời lên một khối óc, một trái tim Việt Nam, một thái độ can đảm và một tấm lòng yêu thương trải rộng.
Yêu con người. Yêu sự sống. Yêu sự thật. Yêu dân tộc. Yêu quê hương.
Thiết tha, Nồng nàn. Can đảm.
Trở lại câu chuyện những bài hát bị cấm, blogger Đặng Lũy nhớ lại khoảng thời gian ông sống trong trại tù cải tạo trước đây:
Điều này làm gợi nhớ, lúc ở trại cải tạo sau 75, quản giáo bắt họp lại trước sân sinh hoạt và hát các bài hát của miền Bắc mỗi đêm. Một đêm cả láng bắt bài hát gì đó có câu "gió lên đi cho thuyền ta ra khơi" Quản giáo nghe tới đó hét lớn. Dừng lại! các anh giờ này, đừng còn bày đặt phản động. nghe chửa? các anh đòi ra khơi là ra khơi nào? khơi nào cho các anh mà khơi?
Hì hì, Đã hơn 40 năm rồi, lại bắt gặp anh quản giáo ngày nào giờ vào làm lãnh đạo cục biểu diễn nghệ thuật.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết rằng người dân vẫn sẽ hát những bài hát bị cấm Vì họ biết, cuối cùng tài sản lớn nhất của con người là văn hóa chứ không là cường quyền. Âm nhạc hay sách vở - tri thức và cảm xúc… sẽ còn lại mãi mãi, bền bỉ thách đố mọi thời đại mê muội của quyền hành.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/prohibit-songs-03192017091609.html
Một người tên là Nguyễn Phú Yên viết trên mạng xã hội:
“Nếu xem lại ca từ của các bài hát này, ta thấy chẳng có bài nào vi phạm các tiêu chí “chống cộng, phản động, đồi trụy” ở đây cả! Đó là những giai điệu gợi lên tình cảm nhân văn và quý giá mà người nhạc sĩ đã thể hiện được trong hoàn cảnh chiến tranh. Trong khi bộ mặt văn hóa hiện nay rơi rơi vào thảm trạng tệ hại, cần bỏ công sức để chấn chỉnh và phát huy những giá trị tốt đẹp, thì các quan lại “rách việc” đi xét lại việc cấp giấy phép mà chính mình đã đặt bút ký tên vào đó.”
Câu chuyện những bài hát bị cấm
Kính Hòa, phóng viên RFA
Nhưng liệu có cấm những bài hát được hay không?
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng viết trên trang blog của ông:
“Khi tự cho mình cái quyền thì sẽ sử dụng vô tội vạ. Bất chấp thiên hạ chê cười. Cấm hát, cho hát, lại cấm hát. Rỗi rảnh chả có gì để làm, lại sẽ hát cho dzui.
Nhưng tụi tui, dân đen, đen thủi đen thui, thích là hát, đã hát, và sẽ hát!
Vì là bài hát Việt Nam, chứ đâu phải của nước lạ. Cấm sao dduwwojc hả? Cho thiên hạ chê cười! Rõ chuyện đười ươi.”
Nước lạ mà giáo sư Hưng đề cập ám chỉ Trung Quốc, mà dư luận cho rằng đang thực hiện một cuộc tấn công văn hóa tràn vào Việt Nam với phim ảnh, nhạc phẩm. Còn chuyện đười ươi lại làm người đọc liên tưởng một chuyện thú vị khác, khi mới đây một bộ phim giải trí của Mỹ được quay tại Việt Nam mang tên King Kong, với nhân vật chính là một chú khỉ đột. Các nhà lãnh đạo tại thủ đô Hà Nội mau mắn đưa ra đề nghị xây dựng tượng King Kong, chú khỉ đột đười ươi tại hồ Hoàn Kiếm, giữa thủ đô Hà Nội. Đương nhiên mạng xã hội và các trang blog lại bùng lên lời chỉ trích.
Khi có tin 5 bài hát cũ bị cấm. Người ta nhận thấy các thành viên mạng xã hội đổ nhau tìm kiếm 5 bài hát đó. Người ta chia nhau các đoạn video, thậm chí tìm kiếm lại các bản in xưa cũ.
Blogger Đặng Lũy viết về một trong những bài hát năm xưa vừa bị cấm:
“Con đường xưa em đi.
Lớn lên, khi trái tim bắt đầu biết rung động bởi một tà áo bay vờn trong nắng chiều hoang hoải, ai mà chẳng có một con đường xưa để tìm về, để mê mãi nhớ? Sang cả trong thơ văn thì là một ngày xưa của dáng ai Hoàng Thị "đi quanh tìm hoài, ai mang bụi đỏ đi rồi". Gần gũi hơn, mê đắm hơn, da diết hơn thì " con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê".
Vâng, ngõ hồn dâng tái tê. Hồn tôi đã từng tái tê biết bao bận khi nhìn theo dáng em ôm nghiêng tập vở, tóc dài tà áo vờn bay. Trong cuộc đời này, còn gì dễ thương hơn, khi nhìn theo một bờ vai nhỏ nghiêng nghiêng trong bóng chiều sắp tắt?”
Câu chuyện chống “văn hóa phản động, đồi trụy” của các cơ quan văn hóa của đảng cộng sản sau năm 1954 ở miền Bắc, và sau năm 1975 tại miền Nam là một câu chuyện kéo dài đã lâu. Người ta còn nhớ câu chuyện đàn áp Nhân văn giải phẩm cách nay hơn 60 năm, và cách đây 40 năm, những đoàn thanh niên mang băng đỏ trên đường phố Sài Gòn tìm và diệt sách báo, băng đĩa nhạc của miền Nam.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng đi đôi với việc mở cửa về kinh tế của đảng cộng sản vào năm 1986, cái nhìn của họ về văn hóa đã có phần nhẹ nhàng hơn. Riêng trong lĩnh vực âm nhạc, nhiều bài hát sáng tác trước năm 1975 được họ “chính thức cho phép.”
Nhưng mặc dù không thể nào cấm một con người hát một bài nào đó, trong một chổ nào đó, cơ quan văn hóa của đảng vẫn cấm, và họ cấm rất nhiều bài rất được ưa chuộng của các nhạc sĩ nổi tiếng như Trịnh Công Sơn, Phạm Duy.
Và rồi song song với chuyện cấm còn có chuyện mà nhạc sĩ Tuấn Khanh gọi là mở rồi bóp, tức là tương tự như trường hợp của 5 bài hát vừa bị “cấm trở lại.” Một số người, trong đó có Tuấn Khanh đưa ra nhận định là có một sự lo lắng trong giới cầm quyền rằng nền văn hóa trước năm 1975 sẽ bùng phát trở lại. Để chống lại sự bùng phát này, ngoài lệnh cấm, các cơ quan văn hóa của đảng còn thực hiện các chiến dịch như là chống nhạc bolero, vốn là một trong những nét quan trọng của âm nhạc miền Nam, trên các phương tiện truyền thông giải trí.
Tấu Hài, một phương tiện thay thế
Và còn có những chương trình khác như là tấu hài, game show, được phủ đầy các kênh giải trí trong cuộc chiến văn hóa đó.
Về các chương trình giải trí tấu hài được phủ sóng trên đài truyền hình Việt Nam, VTV, blogger Cánh Cò viết rằng:
“VTV là công cụ tuyên truyền của đảng. Đừng quên điều đó.
VTV cũng là nơi kinh doanh để nuôi quyền lực. Vòi bạch tuộc của nó vói tới khắp mọi miền đất nước. Tiền ngân sách tài trợ cho nó toàn quyền sử dụng dẫn tới những chương trình mục ruỗng, phi đạo dức, nhảm nhí và rẻ tiền, miễn sao kiếm được view và kiếm được quảng cáo.
VTV nuôi dưỡng những gameshow mà tầm nhận thức của người làm chương trình không khác gì những bầu show hàng đêm xuất hiện bán vé dạo cho khách vãng lai. VTV nuôi những con bệnh khoe mẻ, khoác chiếc áo danh hài lên sân khấu làm giám khảo chỉ cốt đánh bóng khuôn mặt mình còn người dự thi thì xem như cỏ rác. Không hiếm trường hợp thí sinh phê phán thẳng mặt giám khảo vì lố lăng, nhí nhố vượt thẩm quyền khi ngồi chấm giải.”
Một trong những “danh hài” trên truyền hình tên là Tấn Thành, mới đây đưa ra một tuyên bố mà nhiều người cho là vô văn hóa, xúc phạm người xem. Anh này nói rằng nếu không thích thì cứ tắt TV đi. Cánh Cò viết rằng đó là một câu nói phản trắc, nằm trong cái nhìn tẩy não của đảng, muốn rằng toàn dân không biết ơn ai hết ngoài đảng.
Blogger Bạch Hoàn chỉ trích rất nặng các chương trình tấu hài này:
Những kiểu gây cười trong các chương trình giải trí trên truyền hình hiện nay đang làm tầm thường hoá giá trị nghệ thuật, đang phá huỷ các giá trị văn hoá thực sự. Nó ru ngủ đám đông trong những tiếng cười hềnh hệch vô bổ để quên đi thực tại xã hội. Nó khiến người ta không thấy quanh mình còn quá nhiều thứ khác thiết thực hơn, cấp bách hơn cần dành sự quan tâm, cần lên tiếng bảo vệ.
Nó làm cho giới trẻ sống ích kỉ, không quan tâm đến giá trị cộng đồng. Nó khiến giới trẻ đề cao hình thức, chạy theo vật chất, rẻ rúng tâm hồn. Biến giới trẻ thành những người sống không có lý tưởng. Lý tưởng ở đây không chỉ là yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, mà còn là trách nhiệm với cuộc sống quanh mình. Lý tưởng ở đây không phải là lý tưởng chính trị, mà là lý tưởng sống như một con người có ích cho xã hội, lý tưởng sống một cuộc đời có ý nghĩa. Nghệ thuật mà như vậy, kênh thông tin văn hoá mà như vậy thì có nên tồn tại hay không?. Bởi đơn giản, thứ văn hoá ấy, thứ nghệ sĩ coi thường công chúng ấy, thực ra là tệ nạn của văn hoá dân tộc.
Sự phản kháng
Chính sách văn hóa của đảng bị phản kháng, và nhất là trong thời buổi của thông tin điện tử và mạnh xã hội. Hầu như cùng lúc với câu chuyện 5 bài hát bị cấm, người ta lưu truyền một video của Huỳnh Quốc Huy, sống ở Sài Gòn. Huỳnh Quốc Huy xem chính sách văn hóa của những người cộng sản từ trước đến nay là một sự tẩy não tinh vi, và nói rằng họ đã tạo ra một nền văn hóa … “nghợm.”
Tại sao vậy các anh chị? Ngoài chủ trương bưng bít sự thật, phải chăng người ta muốn tôn vinh các áng văn chương, các tác phẩm, những ca khúc tào lao…mía lau của những tác giả với những văn hóa phẩm ‘Ngợm’?”
Có những bài hát, nghe âm thanh thôi, nghe giai điệu thôi thế hệ lớn tuổi sẽ nhận ra là nó lấy cảm hứng từ những bài dân ca cổ truyền của dân tộc mình Đấy là những âm thanh, những giai điệt tuyệt vời, nó miên man len lỏi vào lòng người một cách tự nhiên. Tác dụng tai hại là khi bị đẩy vào trạng thái miên man bởi âm thanh, giai điệu cũ người nghe bị cuốn vào lời ca mới mà quên luôn nét đẹp của lời ca nguyên thủy. Quên luôn cái mục đích nó hướng tới và trong vô thức… say mê, thích thú nó luôn. Chúng ta khó từ chối nó. Chúng ta khó cưỡng lại nó. Giản dị vì nó khởi nguồn từ giai điệu cố truyền của dân tộc. Nghe riết rối không còn nhận ra những hình tượng bậy bạ gửi trong ca từ được những tay phù thủy âm nhạc tạo ra.
Chính sách bất nhân, phi văn hóa này thực hiện từ năm 213 trước công nguyên, qua đó, tất cả kho tàng văn học, sách vở bị đốt hết, các nho gia bị tàn sát để nhà Tần rảnh tay xây dựng một Văn Hóa mới theo ý họ. Cuối cùng rồi sao các anh chị? Họ đã dựng nên một thứ Văn Hóa phi nhân… biến con người thành những ‘Con Ngợm’
Mốc thời gian năm 213 trước công nguyên mà anh đề cập là thời gian diễn ra một chính sách hủy diệt văn hóa nổi tiếng ở Á Đông, chính sách đốt sách chôn học trò của bạo chúa Tần Thủy Hoàng bên Trung Quốc.
Nhà báo Trần Phong Vũ nhận xét về Huỳnh Quốc Huy:
Huỳnh Quốc Huy là một trong những hiện tượng về sự thức tỉnh của lương tri giới trẻ Việt Nam quốc nội trước nạn thù trong giặc ngoài & hiểm họa tiêu vong của giống giòng Lạc Việt. Kẻ trước người sau, mỗi người một tư duy, một phương sách lên tiếng khác nhau. Nhưng tất cả đều ngời lên một khối óc, một trái tim Việt Nam, một thái độ can đảm và một tấm lòng yêu thương trải rộng.
Yêu con người. Yêu sự sống. Yêu sự thật. Yêu dân tộc. Yêu quê hương.
Thiết tha, Nồng nàn. Can đảm.
Trở lại câu chuyện những bài hát bị cấm, blogger Đặng Lũy nhớ lại khoảng thời gian ông sống trong trại tù cải tạo trước đây:
Điều này làm gợi nhớ, lúc ở trại cải tạo sau 75, quản giáo bắt họp lại trước sân sinh hoạt và hát các bài hát của miền Bắc mỗi đêm. Một đêm cả láng bắt bài hát gì đó có câu "gió lên đi cho thuyền ta ra khơi" Quản giáo nghe tới đó hét lớn. Dừng lại! các anh giờ này, đừng còn bày đặt phản động. nghe chửa? các anh đòi ra khơi là ra khơi nào? khơi nào cho các anh mà khơi?
Hì hì, Đã hơn 40 năm rồi, lại bắt gặp anh quản giáo ngày nào giờ vào làm lãnh đạo cục biểu diễn nghệ thuật.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết rằng người dân vẫn sẽ hát những bài hát bị cấm Vì họ biết, cuối cùng tài sản lớn nhất của con người là văn hóa chứ không là cường quyền. Âm nhạc hay sách vở - tri thức và cảm xúc… sẽ còn lại mãi mãi, bền bỉ thách đố mọi thời đại mê muội của quyền hành.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/prohibit-songs-03192017091609.html
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire