Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Tháng 3/75 sau khi ra lệnh rút quân khỏi Pleiku Kontum, một quyết định dẫn tới sự sụp đổ hỗn loạn ở vùng cao nguyên trung phần và các tỉnh phía bắc VNCH, chạy dài từ Huế vào tới Phan Rang.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức
Ngày 21/4/1975 TT Nguyễn Văn Thiệu chịu áp lực từ nhiều phía và quyết định từ chức.
Ông nói: “Thưa đồng bào anh chị em chiến sĩ cán bộ các cấp, tôi tuyên bố từ chức tổng thống và theo hiến pháp phó tổng thống Trần Văn Hương sẽ đảm nhận chức tổng thống.”
Thưa đồng bào anh chị em chiến sĩ cán bộ các cấp, tôi tuyên bố từ chức tổng thống và theo hiến pháp phó tổng thống Trần Văn Hương sẽ đảm nhận chức tổng thống.
Khi nhà giáo Trần Văn Hương lên nắm giềng mối quốc gia, thì lúc đó 6 sư đoàn quân cộng sản Bắc Việt đang khép chặt vòng vây thủ đô Saigon, nơi có 3 triệu ngừơi sinh sống.
Nhận nhiệm vụ được 5 ngày, tới ngày 26/4 Ông Trần Văn Hương yêu cầu quốc hội tìm người thay thế mình, một người mà theo ông có đủ khả năng tìm giải pháp vãn hồi hoà bình hoà giải dân tộc.
Quốc hội ra nghị quyết chỉ định đại tướng Dương Văn Minh vào chức vụ tổng thống.
Chiều ngày 28/4/1975 Lễ Bàn Giao giữa hai ông Trần Văn Hương và Dương Văn Minh được tổ chức tại Dinh Độc Lập.
Lời tổng thống Hương liên tục với tường thuật của phóng viên: “ …Làm thế nào cho dân được sống yên…làm thế nào cho máu đừng đổ thịt đừng rơi thì công của đại tướng đối với hậu thế sẽ lưu lại đời đời, dầu thế nào tôi thiết nghĩ đất nước này không bao giờ quên công lao đó của đại tướng….(vỗ tay)….(tường thuật)
Sau khi nguyên tổng thống Trần Văn Hương đọc xong bài diễn văn trao nhiệm, chúng tôi nhận thấy một sĩ quan đã gỡ huy hiệu tổng thống hai con rồng bay xuống…và thay thế bằng một huy hiệu tổng thống mới…với hình một hoa mai năm cánh…
Đây là phóng viên Hệ Thống Truyền Thanh VN, quí thính giả đang theo dõi trực tiếp truyền thanh lễ trao nhiệm chức tổng thống VNCH giữa ông Trần Văn Hương và cựu đại tướng Dương Văn Minh…
…Làm thế nào cho dân được sống yên…làm thế nào cho máu đừng đổ thịt đừng rơi thì công của đại tướng đối với hậu thế sẽ lưu lại đời đời, dầu thế nào tôi thiết nghĩ đất nước này không bao giờ quên công lao đó của đại tướng…. Thưa quí thính vào lúc này bên ngoài dinh Dộc Lập chúng tôi nhận thấy trời đã bắt đầu mưa nhỏ và Saigon đang trải qua một buổi chiều u ám như hoàn cảnh hiện tại của đất nước… ”
Những lời quí thính giả vừa nghe là của phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến thuộc Hệ Thống Truyền Thanh VN. Như một sự tình cờ, phóng viên này đang làm việc cho Đài Á Châu Tự Do. Anh chính là Nam Nguyên của Ban Việt Ngữ.
Nam Nguyên: “Vâng ngày ấy tôi còn trẻ lắm 29 tuổi, bây giờ nghe lại hết sức xúc động. Không ngờ còn có người giữ được những đoạn băng đáng lẽ đã đi vào quên lãng.”
Thưa quí thính giả cho đến 30 năm sau, vẫn chưa có lời giải đáp là tại sao Nam Việt Nam lại tan rã nhanh chóng như vậy. Tuy nhiên theo nhiều nhà phân tích thời cuộc, thì kể từ lúc tổng thống Thiệu từ chức ngày 21/4 và vội vã ra đi 2 ngày sau đó, sự kiện chế độ VNCH cáo chung chỉ còn là vấn đề thủ tục.
“Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hoà giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam…vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó."
Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây chờ gặp chính phủ CMLTCHMNVN để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự…tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào…”
Sau khi Đài Phát Thanh Saigon lập lại nhiều lần lệnh buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh, cũng như nhật lệnh tương tự của thiếu tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người được bổ nhiệm làm phụ tá cho tổng tham mưu trưởng sau cùng là Trung Tướng Vĩnh Lộc. Quân đội đã thi hành lệnh giao nạp vũ khí cho những người chủ mới của đất nước.
Xe Tăng Cộng Sản Bắc Việt tiến vào khuôn viên Dinh Độc Lập lúc 10g45 phút sáng ngày 30/4, đánh dấu sự cáo chung của chế độ VNCH. Một chế độ được xây dựng bởi những người không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Chế độ ấy trải qua hai nền cộng hoà tồn tại được 21 năm.
Cuộc chiến quốc cộng huynh đệ tương tàn làm thiệt mạng hơn hai triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc. Phía đồng minh của VNCH, 58 ngàn quân nhân Mỹ tử trận cùng hàng ngàn binh sĩ của các nước Nam Hàn, Thái Lan, Úc và Tân Tây Lan.
Thưa quí thính giả, cũng là một tình cờ lịch sử, khi cờ Mặt Trận Giải Phóng đã tung bay trên Dinh Độc Lập, thì các đại diện chính trị của bên cộng sản chưa vào Saigon để tiếp nhận chính quyền.
Do vậy Đại tá Bùi Tín, một nhà báo quân đội BV đi theo cánh quân làm phóng sự, lúc đó đã được bộ đội uỷ quyền vào dinh gặp chính quyền Dương Văn Minh. Ông Bùi Tín hiện nay tỵ nạn chính trị ở Pháp. Từ Paris ông Bùi Tín kể lại giây phút lịch sử khi ông giáp mặt ông Dương Văn Minh:
“ Tôi là người đầu tiên tiếp xúc, ông Dương Văn Minh và tất cả đứng dậy…ông Minh nói là chúng tôi chờ quí vị tới từ sáng nay, đặng chuyển giao chính quyền… tôi có trả lời rằng là, tất cả chính quyền các ông không còn nữa qua cuộc tấn công của chúng tôi…cho nên không thể bàn giao cái gì đã không còn nữa…”
Ðúng giờ này, tức là vào chiều ngày 29 tháng Tư năm 1975, giờ Washington, Sài Gòn bắt đầu sụp đổ. Từ Trung Tâm Ðiều Hành ở Bộ Ngoại Giao, ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Phillip Habib và tôi nói chuyện lần cuối cùng với ông Ðại Sứ Graham Martin.
Ðại Sứ Martin không muốn rời Việt Nam, vì ông ta muốn kéo dài thì giờ để có thể cứu thêm những người khác. Cuối cùng, chúng tôi phải chỉ thị bắt ông đại sứ phải rời nhiệm sở. Ông đại sứ Martin nói chuyện với chúng tôi và tôi còn nhớ là ông ta bảo là sẽ lên sân thượng của Tòa Ðại Sứ, dùng trực thăng để ra hạm đội, và chúng tôi nói lời từ giã với nhau.
Không đầy một giờ đồng hồ sau đó, đại sứ Martin gọi điện lại báo đã ra tới hạm đội bình yên.
Chúng tôi xin trích dẫn báo Quốc Tế, ông Võ Văn Kiệt cho rằng đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975, ngày mà một nhà quân sự như ông Minh có thể đoán được sự thất thủ của Saigon.
Theo ông Võ Văn Kiệt, giả dụ ông Minh để cho các tướng lãnh dưới quyền tử thủ thì quân Bắc Việt sẽ vẫn chiến thắng, nhưng Saigon khó mà nguyên vẹn, chưa kể biết bao sinh mạng và tài sản của ngừơi dân nữa. Nhà cựu lãnh đạo của chính phủ Hà Nội nhấn mạnh rằng, không thể quên vai trò của đại tướng Dương Văn Minh trong việc giữ cho Saigon được nguyên vẹn.
Thưa quí thính giả lần đầu tiên, một cựu lãnh đạo cộng sản nói rằng, người VN đã phải trả giá cho chiến thắng 30/4/75 bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Nhiều gia đình người dân miền Nam theo lời ông Kiệt, rơi vào hoàn cảnh có ngừơi thân vừa ở phía bên này, vừa ở phiá bên kia. 30/4 khi nhắc lại, vẫn theo ông Kiệt có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn.
Ông Kiệt cho rằng đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu. Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt còn nói là ông muốn lưu ý mọi người rằng, làm được một chiến thắng kỳ vỹ như 30/4/1975 mà say sưa, như tự mãn nguyện thì cũng đã từng phải trả giá. Theo ông thế giới đã đi rất xa, Việt Nam phải nhanh chân chứ đừng tự ru ngủ mình để rồi sẽ còn bị bỏ xa hơn nữa.
© 2005 Radio Free Asia
Tháng 3/75 sau khi ra lệnh rút quân khỏi Pleiku Kontum, một quyết định dẫn tới sự sụp đổ hỗn loạn ở vùng cao nguyên trung phần và các tỉnh phía bắc VNCH, chạy dài từ Huế vào tới Phan Rang.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức
Ngày 21/4/1975 TT Nguyễn Văn Thiệu chịu áp lực từ nhiều phía và quyết định từ chức.
Ông nói: “Thưa đồng bào anh chị em chiến sĩ cán bộ các cấp, tôi tuyên bố từ chức tổng thống và theo hiến pháp phó tổng thống Trần Văn Hương sẽ đảm nhận chức tổng thống.”
Thưa đồng bào anh chị em chiến sĩ cán bộ các cấp, tôi tuyên bố từ chức tổng thống và theo hiến pháp phó tổng thống Trần Văn Hương sẽ đảm nhận chức tổng thống.
Khi nhà giáo Trần Văn Hương lên nắm giềng mối quốc gia, thì lúc đó 6 sư đoàn quân cộng sản Bắc Việt đang khép chặt vòng vây thủ đô Saigon, nơi có 3 triệu ngừơi sinh sống.
Nhận nhiệm vụ được 5 ngày, tới ngày 26/4 Ông Trần Văn Hương yêu cầu quốc hội tìm người thay thế mình, một người mà theo ông có đủ khả năng tìm giải pháp vãn hồi hoà bình hoà giải dân tộc.
Quốc hội ra nghị quyết chỉ định đại tướng Dương Văn Minh vào chức vụ tổng thống.
Chiều ngày 28/4/1975 Lễ Bàn Giao giữa hai ông Trần Văn Hương và Dương Văn Minh được tổ chức tại Dinh Độc Lập.
Lời tổng thống Hương liên tục với tường thuật của phóng viên: “ …Làm thế nào cho dân được sống yên…làm thế nào cho máu đừng đổ thịt đừng rơi thì công của đại tướng đối với hậu thế sẽ lưu lại đời đời, dầu thế nào tôi thiết nghĩ đất nước này không bao giờ quên công lao đó của đại tướng….(vỗ tay)….(tường thuật)
Sau khi nguyên tổng thống Trần Văn Hương đọc xong bài diễn văn trao nhiệm, chúng tôi nhận thấy một sĩ quan đã gỡ huy hiệu tổng thống hai con rồng bay xuống…và thay thế bằng một huy hiệu tổng thống mới…với hình một hoa mai năm cánh…
Đây là phóng viên Hệ Thống Truyền Thanh VN, quí thính giả đang theo dõi trực tiếp truyền thanh lễ trao nhiệm chức tổng thống VNCH giữa ông Trần Văn Hương và cựu đại tướng Dương Văn Minh…
…Làm thế nào cho dân được sống yên…làm thế nào cho máu đừng đổ thịt đừng rơi thì công của đại tướng đối với hậu thế sẽ lưu lại đời đời, dầu thế nào tôi thiết nghĩ đất nước này không bao giờ quên công lao đó của đại tướng…. Thưa quí thính vào lúc này bên ngoài dinh Dộc Lập chúng tôi nhận thấy trời đã bắt đầu mưa nhỏ và Saigon đang trải qua một buổi chiều u ám như hoàn cảnh hiện tại của đất nước… ”
Những lời quí thính giả vừa nghe là của phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến thuộc Hệ Thống Truyền Thanh VN. Như một sự tình cờ, phóng viên này đang làm việc cho Đài Á Châu Tự Do. Anh chính là Nam Nguyên của Ban Việt Ngữ.
Nam Nguyên: “Vâng ngày ấy tôi còn trẻ lắm 29 tuổi, bây giờ nghe lại hết sức xúc động. Không ngờ còn có người giữ được những đoạn băng đáng lẽ đã đi vào quên lãng.”
Thưa quí thính giả cho đến 30 năm sau, vẫn chưa có lời giải đáp là tại sao Nam Việt Nam lại tan rã nhanh chóng như vậy. Tuy nhiên theo nhiều nhà phân tích thời cuộc, thì kể từ lúc tổng thống Thiệu từ chức ngày 21/4 và vội vã ra đi 2 ngày sau đó, sự kiện chế độ VNCH cáo chung chỉ còn là vấn đề thủ tục.
Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng
Đại Tướng Dương Văn Minh được xem là người thích hợp nhất để nhận trách nhiệm ra lệnh đầu hàng. Mời quí vị nghe lại tuyên bố của tổng thống Dương Văn Minh được phát đi trên Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia vào lúc 10 giờ sáng ngày 30/4/1975:“Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hoà giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam…vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó."
Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây chờ gặp chính phủ CMLTCHMNVN để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự…tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào…”
Sau khi Đài Phát Thanh Saigon lập lại nhiều lần lệnh buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh, cũng như nhật lệnh tương tự của thiếu tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người được bổ nhiệm làm phụ tá cho tổng tham mưu trưởng sau cùng là Trung Tướng Vĩnh Lộc. Quân đội đã thi hành lệnh giao nạp vũ khí cho những người chủ mới của đất nước.
Xe tăng quân đội miền Bắc tiến vào dinh độc lập
Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hoà giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam…vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó.Xe Tăng Cộng Sản Bắc Việt tiến vào khuôn viên Dinh Độc Lập lúc 10g45 phút sáng ngày 30/4, đánh dấu sự cáo chung của chế độ VNCH. Một chế độ được xây dựng bởi những người không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Chế độ ấy trải qua hai nền cộng hoà tồn tại được 21 năm.
Cuộc chiến quốc cộng huynh đệ tương tàn làm thiệt mạng hơn hai triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc. Phía đồng minh của VNCH, 58 ngàn quân nhân Mỹ tử trận cùng hàng ngàn binh sĩ của các nước Nam Hàn, Thái Lan, Úc và Tân Tây Lan.
Thưa quí thính giả, cũng là một tình cờ lịch sử, khi cờ Mặt Trận Giải Phóng đã tung bay trên Dinh Độc Lập, thì các đại diện chính trị của bên cộng sản chưa vào Saigon để tiếp nhận chính quyền.
Do vậy Đại tá Bùi Tín, một nhà báo quân đội BV đi theo cánh quân làm phóng sự, lúc đó đã được bộ đội uỷ quyền vào dinh gặp chính quyền Dương Văn Minh. Ông Bùi Tín hiện nay tỵ nạn chính trị ở Pháp. Từ Paris ông Bùi Tín kể lại giây phút lịch sử khi ông giáp mặt ông Dương Văn Minh:
“ Tôi là người đầu tiên tiếp xúc, ông Dương Văn Minh và tất cả đứng dậy…ông Minh nói là chúng tôi chờ quí vị tới từ sáng nay, đặng chuyển giao chính quyền… tôi có trả lời rằng là, tất cả chính quyền các ông không còn nữa qua cuộc tấn công của chúng tôi…cho nên không thể bàn giao cái gì đã không còn nữa…”
Ðại sứ Marin không muốn rời Sài Gòn
Vào những thời khắc sau cùng của chế độ VNCH, chuyện gì xảy ra ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ? Câu hỏi này đã được chúng tôi đặt ra với ông Robert Funsett, người vào thời điểm đó đang là Người Phát Ngôn cho Bộ Ngoại Giao Mỹ. Ông Funsett kể lại với Ban Việt Ngữ chúng tôi như sau. (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)Ðúng giờ này, tức là vào chiều ngày 29 tháng Tư năm 1975, giờ Washington, Sài Gòn bắt đầu sụp đổ. Từ Trung Tâm Ðiều Hành ở Bộ Ngoại Giao, ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Phillip Habib và tôi nói chuyện lần cuối cùng với ông Ðại Sứ Graham Martin.
Ðại Sứ Martin không muốn rời Việt Nam, vì ông ta muốn kéo dài thì giờ để có thể cứu thêm những người khác. Cuối cùng, chúng tôi phải chỉ thị bắt ông đại sứ phải rời nhiệm sở. Ông đại sứ Martin nói chuyện với chúng tôi và tôi còn nhớ là ông ta bảo là sẽ lên sân thượng của Tòa Ðại Sứ, dùng trực thăng để ra hạm đội, và chúng tôi nói lời từ giã với nhau.
Không đầy một giờ đồng hồ sau đó, đại sứ Martin gọi điện lại báo đã ra tới hạm đội bình yên.
Quan điểm của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Ông Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng nhà nước CHXHCN Việt Nam, vào thời điểm tháng Tư năm 75 là người phụ trách thành uỷ Saigon cùng với ông Mai Chí Thọ. Tháng Tư năm nay ông Võ Văn Kiệt khi trả lời báo chí nhà nước, đã nhận định về quyết định gọi là sáng suốt của ông Dương Văn Minh.Chúng tôi xin trích dẫn báo Quốc Tế, ông Võ Văn Kiệt cho rằng đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975, ngày mà một nhà quân sự như ông Minh có thể đoán được sự thất thủ của Saigon.
Theo ông Võ Văn Kiệt, giả dụ ông Minh để cho các tướng lãnh dưới quyền tử thủ thì quân Bắc Việt sẽ vẫn chiến thắng, nhưng Saigon khó mà nguyên vẹn, chưa kể biết bao sinh mạng và tài sản của ngừơi dân nữa. Nhà cựu lãnh đạo của chính phủ Hà Nội nhấn mạnh rằng, không thể quên vai trò của đại tướng Dương Văn Minh trong việc giữ cho Saigon được nguyên vẹn.
Thưa quí thính giả lần đầu tiên, một cựu lãnh đạo cộng sản nói rằng, người VN đã phải trả giá cho chiến thắng 30/4/75 bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Nhiều gia đình người dân miền Nam theo lời ông Kiệt, rơi vào hoàn cảnh có ngừơi thân vừa ở phía bên này, vừa ở phiá bên kia. 30/4 khi nhắc lại, vẫn theo ông Kiệt có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn.
Ông Kiệt cho rằng đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu. Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt còn nói là ông muốn lưu ý mọi người rằng, làm được một chiến thắng kỳ vỹ như 30/4/1975 mà say sưa, như tự mãn nguyện thì cũng đã từng phải trả giá. Theo ông thế giới đã đi rất xa, Việt Nam phải nhanh chân chứ đừng tự ru ngủ mình để rồi sẽ còn bị bỏ xa hơn nữa.
© 2005 Radio Free Asia
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire