Với kinh nghiệm từ nhiều tác phẩm trước, ông Thu đã dành hết mọi tinh tế và cảm xúc để tạo nên một pho tượng sống động.
“Tượng “Quyết Thắng” cao 4m, bằng bê-tông cốt thép mô tả hình ảnh của người lính Thủy Quân Lục Chiến trong tư thế ném lựu đạn.
Chân trái co thấp bước tới trước, chân phải thẳng tạo thế đứng vững chắc. Cánh tay và bàn tay trái duỗi thẳng hướng về đích đến, tay phải đưa về phía lưng làm thân người lính vặn về phía sau, thế đứng này giúp cho người lính có thể ném trái lựu đạn đi xa nhất.
Khẩu súng đặt vội giữa hai chân, nón sắt rơi xuống, phần áo phía trước phủ ra ngoài quần làm cho người xem cảm nhận được sức nóng của chiến trường lúc đó.
Trong khoảnh khắc sống còn, gương mặt người lính trở nên căng thẳng”
Chỉ 3 tháng sau khi có chỉ thị, ông Thu đã gấp rút hoàn thành bức tượng Quyết Thắng với kinh phí tự bỏ 300,000 Đồng.
Vừa hoàn thành, tượng Quyết Thắng được triển lãm tại công viên Đống Đa trước tòa Đô Chánh vào năm 1969. Cái thần của bức tượng này cùng 7 bức tượng khác về đề tài quân đội của ông Thu tại cuộc triển lãm làm cho người xem cảm nhận không khí chiến tranh lan vào tận đô thành Sài Gòn.
Ông Thu với bức tượng “Quyết Thắng” đã tạo thêm một tuyệt tác nữa cho nền điêu khắc VNCH đang ở thời cực thịnh.
Cùng số phận với bức tượng “Thương Tiếc”, chỉ ít lâu sau khi Sài Gòn thất thủ, bức tượng “Quyết Thắng” đã bị nhóm người hung hãn xông vào nhà đập nát, chỉ chừa lại đầu tượng, hiện vẫn còn ở sân nhà ông Thu.
Từ mấy chục năm nay, ngày mưa cũng như ngày nắng, sáng nào ông Thu, vợ hay các con của ông cũng đều thắp nén nhang tại hai bức tượng trong sân nhà: tượng “Thương Tiếc” và tượng “Quyết Thắng”. Tôi thấy ông thành kính khấn vái như đang nói chuyện với người đã khuất.
Nguyễn Tuấn Khoa (ST)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire