Chị Minh Đức bằng tuổi mẹ tôi nhưng không bao giờ coi tôi như con cái
hay ngay cả em út. Chị là mẫu người sinh ra để được chiều chuộng, không
phải để che chở. Lần đầu khi nghe chị gọi bằng “anh”, xưng “em”, tôi
tưởng chị đùa, và tôi mỉm cười, “liều mạng” gọi lại chị bằng “em”, chỉ
một lần thôi.
Và chúng tôi thân nhau như thế, như hai người bạn nhỏ. Chị tin cậy tôi là người quý mến và bảo vệ chị khi gặp khó khăn. Và tôi làm nhiệm vụ của tôi như một đứa em vạm vỡ đối với một bà chị yếu mềm.
Trong phần tư thế kỷ làm báo Làng Văn, bà chị viết được cho tôi đúng một bài, và ngắn củn. Tôi không đòi hỏi và cũng chẳng mong đợi. Tôi thích thơ tình của chị hơn và khi tôi bắt đầu chơi thân với chị thì chị đã quá tuổi làm thơ lãng mạn.
Tin chị mất không làm tôi bàng hoàng, choáng váng ngay lập tức, vì tôi biết tình trạng sức khỏe của chị, chỉ sống để đợi ngày đi; nhưng tôi bâng khuâng, chầm chậm bâng khuâng…
Tôi nhớ những lúc ngồi uống trà với chị ở ngoại ô Luân Đôn, mới đó mà đã 20 năm. Lúc nào chị cũng có trà, có bình thủy nước nóng và bánh bột gạo, bột khoai để trong xách tay. Ở đâu chị cũng uống trà. Hễ có một vài phút rỗi rảnh là chị mời trà. Tác giả “Trà Thất” có khác.
Chị uống trà đúng cách, ấm và bình bằng đất nung màu nâu đen cho nhẹ, dễ mang đi đường. Mỗi lần chị mời trà là một lễ sadoo nho nhỏ. Chị tráng ấm và chung trà bằng nước nóng, pha trà đúng ba lần, lần sau nóng hơn hơn lần nước. Chị rót trà đúng cách, chủ một tí, khách một tí, rồi khách một tí, chủ một tí cho hai chung ấm đều, đậm đều, tới đủ khoảng 50ml thì mời khách. Cầm chung trà ấm khoảng 80 độ trong tay mới biết cảm cái công chị mang xách, pha phóng, chuyên rót, mời mọc. Tôi ăn một miếng bánh nhỏ, nuốt xong rồi mới uống trà, và uống trọn một chung để đủ lượng trà thấm đều các chân răng chứ không nhâm nhi như uống trà tàu. Tưởng đâu như vậy qua được mắt chị, nhưng không, uống xong, chị cảm ơn tôi đã thưởng công pha trà của chị bằng cách đã theo trà đạo mà thưởng thức. Tôi hiểu ý chị muốn nói: “Cảm ơn anh đã uống đúng cách, không thì đàn khảy tai trâu, phí công hoài của!” Nhưng chị không muốn thằng em phải cố gắng hoài hoài trong khi biết rõ cái thói của nó, chỉ thích uống theo “ngưu ẩm”. Chị thưa mời trà và mỗi lần nhác thấy chị lôi ấm, lôi chung ra thì tôi lảng đi chỗ khác chơi…
Năm đó mười một người chúng tôi từ ba nước cắp nắp tới Edinburg, Tô Cách Lan để giải quyết việc Hội, ngoài chị còn có các anh Từ Nguyên, Hoài Việt từ Pháp; Sơn Tùng, Nghiêu Minh, Trân và các chị Ngọc Anh, Hoàng Hoa từ Mỹ; Nguyên Hương và con gái tôi Tố Uyển, từ Canada. Những chuyện hội hè lỉnh kỉnh như vậy xảy ra suốt tháng và làm bận rộn chúng tôi suốt 25 năm, nay nghĩ lại quả là chuyện ôm rơm rợm bụng. Bảo là “chả được gì” thì không hẳn. Được chứ, kinh nghiệm sống, để học, để khôn ra và có cái để viết. Nhưng bây giờ nếu cuốn phim được xóa đi, quay lại từ đầu, có lẽ tôi sẽ hăng hái đi làm việc khác hơn là làm lại y như cũ, ăn cơm nhà vác ngà voi và vác cả …vòi voi!
Năm 1975, bộ đội Cộng Sản Bắc Việt chà đạp Hiệp định Paris, tràn qua sông Bến Hải tiến chiếm miền Nam, giải tán tất cả các đảng phái và đoàn thể trong Nam, kể cả Văn Bút Việt Nam, hội viên của Văn Bút Quốc Tế (VBQT). Ba năm sau, khi còn tị nạn ở Pháp, chị Minh Đức vận động lập được Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (VBVNHN), địa chỉ liên lạc đặt tại Paris, sau này có thêm các trung tâm ở Úc, Mỹ và Gia Nã Đại nhưng chị xếp việc hành chánh để trở lại với bút nghiên. Năm 1995 VBVNHN lủng củng nội bộ, chị được mời ra để giải quyết, với tư cách là sáng lập viên và chủ tịch đầu tiên. Chúng tôi đi dự Đại Hội VBQT nhóm ở Tô Cách Lan để hỗ trợ chị. VBQT mượn trụ sở Quốc Hội Tô Cách Lan để họp. Chúng tôi nhìn chị mảnh mai trong chiếc áo dài, đi giữa những hội viên phần lớn là người Âu Mỹ cao lớn, mà thương. Ở tuổi chị lúc đó, 67, đáng lẽ phải được nghỉ ngơi ở vườn trúc của chị thay vì xông xáo đó đây; nhưng chị không nề hà khó nhọc, tai ương, nghịch cảnh, tiếp tục vận động cho tới bốn năm sau, 2001, mới tái lập được VBVNHN. Năm đó chị 71, nhận lời làm chủ tịch một nhiệm kỳ. Năm đó, tôi 50, nhận lời làm cố vấn cho ban chấp hành của chị, cũng trong một nhiệm kỳ.
Hai năm sau, cả hai chị em mới được giãn ra, chị an dưỡng ở trúc lâm, tôi mang từ nhà chị về xứ lạnh một cành Quỳnh. Đó là một loại Quỳnh đã lai giống, màu đỏ thay vì trắng, nở ban ngày thay vì ban đêm và đời hoa thọ được 4 ngày thay vì 4 giờ. Để phân biệt với các loại Quỳnh khác trong vườn, tôi gọi tên nó là “Quỳnh Minh Đức”. Khi tôi ngồi gõ những dòng này, hàng chục đóa Quỳnh Minh Đức vẫn đang tươi thắm soi bóng xuống hồ nước bên cạnh.
Hoa còn đó, thơ nhạc còn kia mà người đã ra đi...
Chạnh nhớ, ngày xưa, lâu lắm, chị nhìn thấy một đám tang đi ngang và xúc động viết bài thơ “Đừng Bỏ Em Một Mình”:
“Đừng bỏ em một mình
“Đừng bắt em làm thinh
“Cho em gào nức nở
“Hoà đại dương mông mênh
“Đừng bỏ em một mình
“Biển đêm vời vợi quá
“Bước chân đời nghiêng ngả
“Vũ trụ vàng thênh thênh...”
… Hôm nay, ở một nơi nào đó, chắc chắn “em” không “một mình”, mà đang trùng hội mẹ cha, cô dì, chú bác, anh em, bè bạn. “Đường đời muôn vạn ngả, chỉ một lối đi về, rồi gặp nhau tất cả, dù vạn lý sơn khê…” Mấy câu thơ này tôi viết liền như văn xuôi, và gửi riêng cho chị, Minh Đức Hoài Trinh!
(Nguyễn Hữu Nghĩa)
- - - - - - - -
Trọn bài thơ
ĐỪNG BỎ EM MỘT MÌNH
“Đừng bỏ em một mình
“Khi trăng về lạnh lẽo
“Khi chuông chùa u minh
“Chậm rãi tiếng cầu kinh
“Đừng bỏ em một mình
“Khi mưa chiều rào rạt
“Lũ chim buồn xơ xác
“Tìm nhau gục vào mình
“Đừng bỏ em một mình
“Trời đất đang làm kinh
“Rừng xa quằn quại gió
“Thu buốt vết hồ tinh
“Đừng bỏ em một mình
“Đừng bắt em làm thinh
“Cho em gào nức nở
“Hòa đại dương mông mênh
“Đừng bỏ em một mình
“Biển đêm vời vợi quá
“Bước chân đời nghiêng ngả
“Vũ trụ vàng thênh thênh
“Đừng bỏ em một mình
“Môi vệ thần không linh
“Tiếng thời gian rền rĩ
“Đường nghĩa trang gập ghềnh
“Đừng bỏ em một mình
“Bắt em nghe tiếng búa
“Tiếng búa nện vào đinh
“Hòa trong tiếng u minh
“Đừng bỏ em một mình
“Bóng thuyền ma lênh đênh
“Vòng hoa tang héo úa
“Yêu quái vẫn vô tình
“Đừng bỏ em một mình
“Cho côn trùng rúc rỉa
“Cỏ dại phủ mộ trinh
“Cho bão tố bấp bênh
“Đừng bỏ em một mình
“Mấy ngàn năm sau nữa
“Ai mái tóc còn xinh
“Đừng bỏ em một mình!”
Minh Đức Hoài Trinh
Và chúng tôi thân nhau như thế, như hai người bạn nhỏ. Chị tin cậy tôi là người quý mến và bảo vệ chị khi gặp khó khăn. Và tôi làm nhiệm vụ của tôi như một đứa em vạm vỡ đối với một bà chị yếu mềm.
Trong phần tư thế kỷ làm báo Làng Văn, bà chị viết được cho tôi đúng một bài, và ngắn củn. Tôi không đòi hỏi và cũng chẳng mong đợi. Tôi thích thơ tình của chị hơn và khi tôi bắt đầu chơi thân với chị thì chị đã quá tuổi làm thơ lãng mạn.
Tin chị mất không làm tôi bàng hoàng, choáng váng ngay lập tức, vì tôi biết tình trạng sức khỏe của chị, chỉ sống để đợi ngày đi; nhưng tôi bâng khuâng, chầm chậm bâng khuâng…
Tôi nhớ những lúc ngồi uống trà với chị ở ngoại ô Luân Đôn, mới đó mà đã 20 năm. Lúc nào chị cũng có trà, có bình thủy nước nóng và bánh bột gạo, bột khoai để trong xách tay. Ở đâu chị cũng uống trà. Hễ có một vài phút rỗi rảnh là chị mời trà. Tác giả “Trà Thất” có khác.
Chị uống trà đúng cách, ấm và bình bằng đất nung màu nâu đen cho nhẹ, dễ mang đi đường. Mỗi lần chị mời trà là một lễ sadoo nho nhỏ. Chị tráng ấm và chung trà bằng nước nóng, pha trà đúng ba lần, lần sau nóng hơn hơn lần nước. Chị rót trà đúng cách, chủ một tí, khách một tí, rồi khách một tí, chủ một tí cho hai chung ấm đều, đậm đều, tới đủ khoảng 50ml thì mời khách. Cầm chung trà ấm khoảng 80 độ trong tay mới biết cảm cái công chị mang xách, pha phóng, chuyên rót, mời mọc. Tôi ăn một miếng bánh nhỏ, nuốt xong rồi mới uống trà, và uống trọn một chung để đủ lượng trà thấm đều các chân răng chứ không nhâm nhi như uống trà tàu. Tưởng đâu như vậy qua được mắt chị, nhưng không, uống xong, chị cảm ơn tôi đã thưởng công pha trà của chị bằng cách đã theo trà đạo mà thưởng thức. Tôi hiểu ý chị muốn nói: “Cảm ơn anh đã uống đúng cách, không thì đàn khảy tai trâu, phí công hoài của!” Nhưng chị không muốn thằng em phải cố gắng hoài hoài trong khi biết rõ cái thói của nó, chỉ thích uống theo “ngưu ẩm”. Chị thưa mời trà và mỗi lần nhác thấy chị lôi ấm, lôi chung ra thì tôi lảng đi chỗ khác chơi…
Năm đó mười một người chúng tôi từ ba nước cắp nắp tới Edinburg, Tô Cách Lan để giải quyết việc Hội, ngoài chị còn có các anh Từ Nguyên, Hoài Việt từ Pháp; Sơn Tùng, Nghiêu Minh, Trân và các chị Ngọc Anh, Hoàng Hoa từ Mỹ; Nguyên Hương và con gái tôi Tố Uyển, từ Canada. Những chuyện hội hè lỉnh kỉnh như vậy xảy ra suốt tháng và làm bận rộn chúng tôi suốt 25 năm, nay nghĩ lại quả là chuyện ôm rơm rợm bụng. Bảo là “chả được gì” thì không hẳn. Được chứ, kinh nghiệm sống, để học, để khôn ra và có cái để viết. Nhưng bây giờ nếu cuốn phim được xóa đi, quay lại từ đầu, có lẽ tôi sẽ hăng hái đi làm việc khác hơn là làm lại y như cũ, ăn cơm nhà vác ngà voi và vác cả …vòi voi!
Năm 1975, bộ đội Cộng Sản Bắc Việt chà đạp Hiệp định Paris, tràn qua sông Bến Hải tiến chiếm miền Nam, giải tán tất cả các đảng phái và đoàn thể trong Nam, kể cả Văn Bút Việt Nam, hội viên của Văn Bút Quốc Tế (VBQT). Ba năm sau, khi còn tị nạn ở Pháp, chị Minh Đức vận động lập được Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (VBVNHN), địa chỉ liên lạc đặt tại Paris, sau này có thêm các trung tâm ở Úc, Mỹ và Gia Nã Đại nhưng chị xếp việc hành chánh để trở lại với bút nghiên. Năm 1995 VBVNHN lủng củng nội bộ, chị được mời ra để giải quyết, với tư cách là sáng lập viên và chủ tịch đầu tiên. Chúng tôi đi dự Đại Hội VBQT nhóm ở Tô Cách Lan để hỗ trợ chị. VBQT mượn trụ sở Quốc Hội Tô Cách Lan để họp. Chúng tôi nhìn chị mảnh mai trong chiếc áo dài, đi giữa những hội viên phần lớn là người Âu Mỹ cao lớn, mà thương. Ở tuổi chị lúc đó, 67, đáng lẽ phải được nghỉ ngơi ở vườn trúc của chị thay vì xông xáo đó đây; nhưng chị không nề hà khó nhọc, tai ương, nghịch cảnh, tiếp tục vận động cho tới bốn năm sau, 2001, mới tái lập được VBVNHN. Năm đó chị 71, nhận lời làm chủ tịch một nhiệm kỳ. Năm đó, tôi 50, nhận lời làm cố vấn cho ban chấp hành của chị, cũng trong một nhiệm kỳ.
Hai năm sau, cả hai chị em mới được giãn ra, chị an dưỡng ở trúc lâm, tôi mang từ nhà chị về xứ lạnh một cành Quỳnh. Đó là một loại Quỳnh đã lai giống, màu đỏ thay vì trắng, nở ban ngày thay vì ban đêm và đời hoa thọ được 4 ngày thay vì 4 giờ. Để phân biệt với các loại Quỳnh khác trong vườn, tôi gọi tên nó là “Quỳnh Minh Đức”. Khi tôi ngồi gõ những dòng này, hàng chục đóa Quỳnh Minh Đức vẫn đang tươi thắm soi bóng xuống hồ nước bên cạnh.
Hoa còn đó, thơ nhạc còn kia mà người đã ra đi...
Chạnh nhớ, ngày xưa, lâu lắm, chị nhìn thấy một đám tang đi ngang và xúc động viết bài thơ “Đừng Bỏ Em Một Mình”:
“Đừng bỏ em một mình
“Đừng bắt em làm thinh
“Cho em gào nức nở
“Hoà đại dương mông mênh
“Đừng bỏ em một mình
“Biển đêm vời vợi quá
“Bước chân đời nghiêng ngả
“Vũ trụ vàng thênh thênh...”
… Hôm nay, ở một nơi nào đó, chắc chắn “em” không “một mình”, mà đang trùng hội mẹ cha, cô dì, chú bác, anh em, bè bạn. “Đường đời muôn vạn ngả, chỉ một lối đi về, rồi gặp nhau tất cả, dù vạn lý sơn khê…” Mấy câu thơ này tôi viết liền như văn xuôi, và gửi riêng cho chị, Minh Đức Hoài Trinh!
(Nguyễn Hữu Nghĩa)
- - - - - - - -
Trọn bài thơ
ĐỪNG BỎ EM MỘT MÌNH
“Đừng bỏ em một mình
“Khi trăng về lạnh lẽo
“Khi chuông chùa u minh
“Chậm rãi tiếng cầu kinh
“Đừng bỏ em một mình
“Khi mưa chiều rào rạt
“Lũ chim buồn xơ xác
“Tìm nhau gục vào mình
“Đừng bỏ em một mình
“Trời đất đang làm kinh
“Rừng xa quằn quại gió
“Thu buốt vết hồ tinh
“Đừng bỏ em một mình
“Đừng bắt em làm thinh
“Cho em gào nức nở
“Hòa đại dương mông mênh
“Đừng bỏ em một mình
“Biển đêm vời vợi quá
“Bước chân đời nghiêng ngả
“Vũ trụ vàng thênh thênh
“Đừng bỏ em một mình
“Môi vệ thần không linh
“Tiếng thời gian rền rĩ
“Đường nghĩa trang gập ghềnh
“Đừng bỏ em một mình
“Bắt em nghe tiếng búa
“Tiếng búa nện vào đinh
“Hòa trong tiếng u minh
“Đừng bỏ em một mình
“Bóng thuyền ma lênh đênh
“Vòng hoa tang héo úa
“Yêu quái vẫn vô tình
“Đừng bỏ em một mình
“Cho côn trùng rúc rỉa
“Cỏ dại phủ mộ trinh
“Cho bão tố bấp bênh
“Đừng bỏ em một mình
“Mấy ngàn năm sau nữa
“Ai mái tóc còn xinh
“Đừng bỏ em một mình!”
Minh Đức Hoài Trinh
https://www.tvvn.org/
ĐỪNG BỎ EM MỘT MÌNH
Thơ Minh Đức Hoài Trinh, Nhạc Phạm Duy, Hát Lệ Thu
*
* *
* *
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire