mardi 22 mai 2018

Dấu ấn tuần qua: Không ‘cuốn theo chiều gió’

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/eight_col_000_14o2lz_jtng-700x366.jpg

Tóm tắt bài viết

  • Bất chấp những phản đối từ trong nước và quốc tế, Tổng thống Trump đã công bố quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, vì tin rằng nó đang "dung dưỡng" tham vọng vũ khí hạt nhân của Iran.
  • Cũng như quyết định gây tranh cãi khi di dời Đại sứ quán Mỹ tới Jerusalem, Tổng thống Trump cho thấy ông là người hành động theo những gì mình tin tưởng là đúng đắn và phù hợp với lợi ích của người dân Mỹ, chứ không vì sức ép bên ngoài.
  • Sự quyết đoán của ông Trump không chỉ mang lại niềm hy vọng cho dân Mỹ, mà cho cả người dân thế giới ở những nơi vẫn còn bị áp bức, bất công. 
    Không Cuốn theo chiều gió (Mỹ Khánh) 
    Thế Sự Thăng Trầm: Phương Thanh (Vietnam America TV) trình bày
Trong tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục có hành động gây tranh cãi khi tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA).
Thỏa thuận này được các nước P5+1 (Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức) ký kết với  Iran từ năm 2015. Theo đó, Iran phải minh bạch và giảm hoạt động làm giàu uranium để đổi lại việc được tháo gỡ cấm vận.
Thời gian hiệu lực của thỏa thuận là 10 năm (2015-2025). Trong thời gian đó, tùy theo sự cam kết của Iran, mức độ tháo gỡ cấm vận sẽ song hành.
 “Đây là một thỏa thuận tồi tệ, chỉ có lợi cho 1 bên và lẽ ra không bao giờ nên có. Thỏa thuận này đã không mang lại sự yên bình, không mang lại hòa bình. Và nó sẽ không bao giờ như vậy”, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng.

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/3f4db17b-038e-4415-8c90-fe44ebc77885_cx0_cy4_cw0_w1023_r1_s.jpg
Tổng thống Donald Trump thông báo ý định rút ra khỏi Thỏa thuận Hạt nhân với Iran tại Phòng Ngoại giao thuộc Toà Bạch Ốc, hôm 08/05/2018. (Ảnh: Reuters)

Với quyết định được công bố chính thức tại Nhà Trắng lúc 14h ngày 8/5, Tổng thống Trump một lần nữa cho thấy ông không ngại đi ngược lại sức ép từ cả bên trong lẫn bên ngoài, một khi xác tín điều mình tin tưởng là đúng đắn.
Sức ép từ châu Âu
Trong tuần cuối tháng 4, chúng ta đã chứng kiến 2 chuyến viếng thăm Nhà Trắng gần như liên tiếp nhau của 2 nhà lãnh đạo 2 quốc gia quyền lực nhất châu Âu: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Không phải vô duyên vô cớ mà 2 nhà lãnh đạo hàng đầu châu Âu thực thi kiểu ngoại giao “xa luân chiến” với Tổng thống Mỹ. Rõ ràng, họ muốn tác động đến người đứng đầu Nhà Trắng để giữ lại thỏa thuận hạt nhân Iran.
Dù rất nồng nhiệt với Tổng thống Macron và bày tỏ sự tôn trọng với Thủ tướng Merkel, ông Trump không vì vậy bẻ cong quan điểm của mình.
Tổng thống Trump nhiều lần tuyên bố JCPOA là “thỏa thuận tệ hại nhất mà nước Mỹ từng đàm phán” và cho rằng thỏa thuận này quá có lợi cho Iran và sẽ không thể ngăn tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa của Iran.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/trump-macron.jpg
Tổng thống Pháp đã đến Nhà Trắng để vận động ông Trump ở lại JCPOA.

Trong khi đó, các nước châu Âu lại luôn cho rằng JCPOA là trụ cột để xây dựng một khu vực Trung Đông phi hạt nhân và ổn định lâu dài.
Trong thực tế, giữa Mỹ với các nước châu Âu như Pháp-Đức từ lâu nay luôn có một độ vênh nhất định trong cách nhìn nhận về Iran và ngược lại, quan hệ của Iran với châu Âu cũng khác quan hệ giữa Iran với Mỹ.
Điều này bắt nguồn từ lịch sử, với cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran cách đây gần 40 năm và sự cố bắt cóc con tin trong Tòa Đại sứ Mỹ tại Iran. Kể từ đó, Mỹ xem Tehran là “không thể tin tưởng”, trong khi Iran xem Mỹ như kẻ thù.
Các nước châu Âu lại có cách tiếp cận mềm dẻo hơn với Iran, bởi họ không bị Tehran coi là kẻ thù hàng đầu, và các nước châu Âu luôn có mối quan tâm về kinh tế đối với Iran, một đất nước rất giàu tài nguyên năng lượng.
Vì thế, bất đồng hiện nay giữa Mỹ và Pháp hay châu Âu nằm ở chỗ, một bên muốn xoá bỏ thỏa thuận cũ để tìm cách kiềm chế về quân sự và chính trị mạnh hơn với Iran, còn một bên muốn duy trì thỏa thuận hiện tại để phát triển các hoạt động kinh doanh.
Bản thân các công ty năng lượng, hàng không, vận tải… từ Anh, Pháp và Đức đều đã mấp mé ký kết làm ăn với phía Iran. Một khi thỏa thuận này bị Mỹ bỏ đi, họ đơn giản sẽ khó tiếp tục giao dịch với các công ty Iran.
Sức mạnh kinh tế của Mỹ quá lớn, nên một khi Washington rút khỏi thỏa thuận và áp đặt các lệnh trừng phạt, các dự án làm ăn với Tehran coi như “bít cửa”.
Chỉ trích trong nội bộ
Trong một động thái hiếm thấy, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng chỉ trích quyết định của ông Trump đối với JCPOA, gọi quyết định của ông Trump là ‘một sai lầm nghiêm trọng’.
Trong tuyên bố gồm 12 đoạn của ông để lập luận cho việc Mỹ phải tuân theo thỏa thuận, ông Obama viết: “Tất cả chúng ta đều biết những nguy cơ của việc Iran đắc thủ vũ khí hạt nhân. Nếu những ràng buộc đối với chương trình hạt nhân Iran trong khuôn khổ JCPOA không còn nữa, thì chúng ta sẽ đẩy nhanh cái ngày mà chúng ta sẽ phải đối diện với lựa chọn phải sống chung với nguy cơ đó hay là tiến hành chiến tranh để ngăn chặn nó”.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/24a_uokr.jpg


Chính ông Obama cũng thừa nhận JCPOA không ngăn Iran có vũ khí hạt nhân. (Ảnh: Reuters)

Ông cảnh báo rằng việc xóa bỏ thỏa thuận mà không có bằng chứng rõ ràng về những vi phạm của Iran có thể sẽ đẩy nhanh cuộc chạy đua vũ trang hay xung đột trong khu vực.
Ông Obama cũng cho rằng việc rút khỏi thỏa thuận sẽ phá hoại uy tín của Mỹ trên trường quốc tế.
Trong khi đó, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng than phiền về quyết định của ông Trump. Ông cho rằng quyết định của ông Trump ‘làm suy yếu an ninh nước Mỹ, cô lập chúng ta với các đồng minh châu Âu, khiến Israel gặp nguy cơ cao hơn, tạo thêm sức mạnh cho những phe cứng rắn ở Iran và làm giảm ảnh hưởng toàn cầu của chúng ta trong việc giải quyết những hành vi sai trái của Iran trong khi gây hại cho khả năng đàm phán các thỏa thuận quốc tế các chính phủ Mỹ trong tương lai”.
Lý lẽ của người đứng đầu Nhà Trắng
Tổng thống Trump cho rằng thỏa thuận JCPOA về cơ bản chỉ tạm hoãn tham vọng hạt nhân của Iran trong 10 năm, chứ không ngăn chặn nó. Trái lại, ông tin JCPOA đã giúp chính quyền Iran kiếm được “hàng tỷ USD” thông qua xóa bỏ cấm vận, từ đó đẩy nhanh cuộc đua vũ trang và làm bất ổn Trung Đông.
Chính cựu Tổng thống Obama cũng thừa nhận rằng giao kèo của mình khi xưa không đồng nghĩa với việc Iran sẽ không sở hữu vũ khí hạt nhân. Ông vô tình tiết lộ điều đó trong câu nói phản bác ông Trump ngày 8/5: “Không có JCPOA, Mỹ thậm chí bị đặt vào thế lựa chọn giữa một Iran sở hữu hạt nhân và một cuộc chiến tranh khác ở Trung Đông”.
Nhiều nhà phân tích cũng đồng ý về vấn đề này. Điều khoản “hoàng hôn” (điều khoản hết hiệu lực) cho phép Iran được tự do rời khỏi thỏa thuận vào năm 2025. Khi đó, Tehran có thể chỉ đơn giản là chạy nước rút làm ngay một quả bom hạt nhân sau khi rời khỏi hiệp ước.
Iran chắc chắn giấu tất cả các bí quyết và kết quả nghiên cứu vũ khí hạt nhân trước đây để sử dụng một khi thỏa thuận kết thúc – như Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã chứng minh thông qua thông tin tình báo từ Israel vừa mới tiết lộ.
Kết quả là, đến năm 2025 thỏa thuận này sẽ cho phép Iran phát triển một vũ khí hạt nhân sẵn sàng để thử nghiệm trong khoảng 1 năm đến 18 tháng, một chuyên gia Lầu Năm Góc cao cấp về hưu cho biết.
Một yếu điểm khác của thỏa thuận JCPOA, là nó không hề ngăn chặn Iran xây dựng một kho vũ khí tên lửa tầm cỡ thế giới. Như đã biết, năng lực hạt nhân phải đi kèm với việc phát triển tên lửa có thể mang một đầu đạn hạt nhân.

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/05/syria-reuters-1525921935847672080397.jpg
Tên lửa phóng đi từ Damascus sau khi Israel tung đòn trả đũa, với cáo buộc cho rằng Iran tấn công trước. (Ảnh: Reuters)

Trong vài năm qua, Iran đã thử nghiệm nhiều tên lửa đạn đạo và hành trình mới, mỗi tên lửa đều thể hiện những bước nhảy vọt trong sự tinh tế và chính xác của công nghệ.
Iran có thể làm việc với Bắc Triều Tiên để một ngày nào đó triển khai các tên lửa đạn đạo liên lục địa, tầm xa, có thể đưa vũ khí hạt nhân của Iran tới các mục tiêu ở châu Âu hoặc Mỹ.
Theo giới phân tích, thay vì phải mất nhiều năm thử nghiệm và hoàn thiện, Iran có nguồn lực tài chính đủ mạnh để mua bất kỳ công nghệ nào mà chính quyền Kim Jong-un đã phát triển. Và Bình Nhưỡng luôn sẵn sàng bán công nghệ tên lửa cho bất cứ ai có tiền mặt – kể cả Iran.
Một điểm yếu khác của JCPOA, là nó không ngăn chặn Tehran có những hành động gây bất ổn. Tổng thống Obama và cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã mù quáng tin rằng Iran sẽ trở thành một thành viên của cộng đồng quốc tế có trách nhiệm khi các lệnh trừng phạt kinh tế được dỡ bỏ.
Trong thực tế, với hàng tỷ đô la tiền dầu và khí tự nhiên chảy vào kho bạc của chính phủ Iran khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân, Iran chỉ trở nên hung dữ hơn – và có tiền mặt để làm như vậy.
Iran đã chi hàng tỷ đô la để gây rắc rối ở Syria, Yemen và Iraq; thậm chí tài trợ cho các nhóm khủng bố, điển hình là phong trào Hezbollah đã bị Mỹ liệt vào danh sách tổ chức khủng bố.
Theo một báo cáo của tờ Politico ngày 17/12/2017, chính phủ Obama đã cho phép các hoạt động buôn bán ma túy và rửa tiền của Hezbollah, một số diễn ra ngay trong lòng nước Mỹ, để giúp đảm bảo đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran. Bộ Tư pháp Mỹ đã thành lập một nhóm đặc nhiệm để điều tra việc này.
Theo đuổi điều đúng đắn
Cũng như việc dời Đại sứ quán Mỹ tới Jerusalem, Tổng thống Trump cho thấy ông là người kiên quyết hành động theo những điều mà mình tin là đúng đắn.
Với Jerusalem, ông tin việc công nhận thủ đô của Israel là một hành động “thành thật với lịch sử”, và hoàn thành lời hứa của chính phủ với người dân Mỹ từ cách đây hàng thập kỷ.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2017/12/gettyimages-887096018-700x420.jpg
Tổng thống Donald Trump ký một bản tuyên ngôn sau khi ông phát biểu về Jerusalem trong phòng tiếp tân ngoại giao của Nhà Trắng vào ngày 6/12/2017. (Ảnh: SAUL LOEB / AFP / Getty Images)

Với JCPOA, Tổng thống Trump cần phải hủy bỏ một thỏa thuận “dung dưỡng” những chính sách quân sự hiếu chiến của Tehran, bao gồm cả tham vọng vũ khí hạt nhân.
Quyết định của ông hoàn toàn không sốc nổi, bốc đồng như nhiều người lầm tưởng. Thực ra, ông đã cảnh báo điều này từ trước khi đắc cử Tổng thống. Và đã lên tiếng cảnh báo đồng minh châu Âu lẫn Tehran từ năm ngoái, ra hạn chót để họ viết lại JCPOA, hoặc Washington sẽ rút khỏi thỏa thuận.
Một tổng thống dám nghĩ dám làm, đặt lợi ích của quốc gia, của nhân dân lên trên hết, đó có lẽ là điều người dân Mỹ từng kỳ vọng và đang được nhìn thấy ở ông Trump.
Mỹ Khánh

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire