dimanche 27 mai 2018

Bộ Lịch Sử của Tính Ác! - Phan Nhật Nam

https://lh4.googleusercontent.com/QkNoWu9iNZDZQ9rb16gftFtdyHVXO_lEBX8_lNVmgZkjDDQbhhuTI7lucWoZAzFLT2h-u0lKnyVBJ8QxJhwkXa70Dg6KeNwJYleOIaeO_9PXNTegut8T4zwmYessZbdJ5Znmd4itE7wa7dttDwDẫn Nhập: Vào ngày 18 Tháng 8 vừa qua, những cơ sở xuất bản sách trong nước đã phối hợp quảng bá rầm rộ bộ Lịch Sử Việt Nam 15 tập của một tập hợp 30 người viết. Nhóm nầy tự đánh giá là đã nghiên cứu, biên soạn với tinh thần khách quan khoa học. Bộ sử được giới thiệu có một yếu tố điễn hình, mới mẻ thể hiện "tinh thần trung tính" của nhóm chủ biên được điều hành của Trần Đức Cường, Viện Trưởng Viện Sử Học ở Hà Nội. Tuy nhiên bài viết không có mục đích đề cập đến bộ sử 15 tập nầy (cho dù thật sự quan trọng đến bao nhiêu) mà chỉ tập trung vào vấn đề: Bộ sử có được biên soạn với tinh thần khách quan, trung tính hay không qua yếu tố, "Chính phủ, quân đội VNCH không được nhắc lại với danh xưng "Ngụy Quân, Ngụy Quyền". Danh xưng mang tính miệt thị đã được hệ thống sách vở, tài liệu, cơ quan truyền thông báo chí nhà nước, đảng cộng sản Hà Nội hằng xử dụng từ 1945.. Đến nay, 42 năm sau 1975 VẪN ĐANG TIẾP TỤC XỬ DỤNG trong nội dung và tinh thần của bộ sách. Sự thật ở nơi đâu?  


Một: Để trả lời cho chủ đề kể trên, chúng ta có kết luận tiên khởi dứt khoát là: Bộ sử không được soạn thảo với Tính Trung Trực Khách Quan của nguyên tắc sử học, qua những yếu tố cụ thể sau đây: Bộ Lịch Sử VN nầy cũng tương tự như bộ "Quốc Sử" gồm 25 tập chính sử, 5 tập biên niên do Giáo Sư Phan Huy Lê giữ nhiệm vụ tổng  chủ biên đang trong quá trình biên soạn. Bộ Quốc Sử ghi lại toàn bộ diễn trình lịch sử đất nước Việt Nam, từ khi con người xuất hiện đến hiện tại.. Tất cả khối tài liệu lịch sử to lớn nầy (từ tầm vóc đến nội dung ) thuộc Đề Án Nghiên Cứu và Biên Soạn Lịch Sử do Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư Trung Ương Đảng cộng sản chỉ đạo, giao trách nhiệm. Nói rõ ra là BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN RA LỆNH BIÊN SOẠN HỆ THỐNG TÀI LIỆU ĐƯỢC ĐẶT TÊN LÀ LỊCH SỬ, QUỐC SỬ.
Để chứng minh luận chứng kể trên, trước tiên cần đề cập thành phần nhân sự, Tiến Sỹ Trần Đức Cường, Viện Trưởng Viện Sử Học, Chủ Tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, tổng chủ biên bộ sử 15 tập mà chính ông ta tự đánh gía là thành quả tâm huyết của nhiều thế hệ cán bộ sử học phải mất 9 năm để biên soạn, hoàn tất.. Với một khối nhân lực đông đảo trong thời gian dài 9 năm mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (17/ 2/1979), chỉ được trình bày tổng quát qua 8 trang với những tư liệu từ văn bản chính thức của nhà nước, báo chí (cũng của nhà nước Hà Nội?!) Một biến cố lịch sử quyết định vận mệnh đất nước của năm 1979 chỉ tóm lược trong 8 trang sách của một bộ sách dày 15 tập thì có giá trị là gì? Hơn nữa, cuộc chiến bảo vệ biên giới giai đoạn 1980 - 1989 (Trận chiến Cao Điểm Lão Sơn) cũng chưa đưa được vào.. Tiến sĩ Cường giải thích sự thiếu sót nầy là tư liệu hầu như không có?! Ngoài ra, những sự kiện xã hội, văn hóa, chính trị khác như phong trào Nhân Văn- Giai Phẩm (Hà Nội,1956); sự kiện "Thanh Đảng" sau năm 1950; quan hệ Việt-Trung các thời kỳ( từ thập niên 1940, 50 cho đến hiện tại, hay sự kiện Trung Cộng đánh chiếm Đảo Gạc Ma (thuộc về quần đảo Trường Sa) năm 1988.. Tất cả đều "CHƯA" được đề cập - Điều nầy có nghĩa: Bộ chính trị , Ban bí thư CHƯA CHO PHÉP HAY NÓI CÁCH KHÁC LÀ KHÔNG CHO PHÉP DO NHÀ NƯỚC BẮC KINH KHÔNG CHO PHÉP.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjH45raVQgnP4nNuFoD3QE7kclZisdrd8mleAt2JHmRfYX1_AZHfEJfzsgmooqAkbLXQeE4S2JzFMG7F-CKjicp06EoEGj4j_1I3I1PT8ew_Xk0cj0BqJkBu0fWm3vvFH2zf0ItHsgdDQ/s640/21E4D9CF-CC03-4067-978B-51B257776F5C_cx0_cy4_cw99_w1023_r1_s.jpg
Hai: Không thể có giải pháp tốt cho một vấn đề vốn xấu. Cũng thế, không thể có một bộ sử tốt do một hệ thống cán bộ thiếu khả năng, không bản lãnh của người trí thức biên soạn sử học. Trong 30 người thuộc nhóm biên soạn có Tiến Sĩ Nguyễn Nhã, tốt nghiệp Đại  Học Sư Phạm Sài Gòn năm 1965. Từ kiến văn, học thuật nhân được từ Đại Học Sư Phạm Sài Gòn,  Nguyễn Nhã đã có ý kiến với Báo Tuổi Trẻ, Sàigòn là: ”Từ năm 1954 - 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17. Do được rất nhiều nước thừa nhận, thế nên chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (nay phải được chính thức thừa nhận qua sự kiện "không gọi Ngụy Quân/Ngụy quyền) thì mới bảo đảm Tính Pháp Lý Quốc Tế liên tục về chủ quyền của VN đối với HOàng-Trường Sa.” Nhưng chính trong bộ LSVN nầy, dù là một người được nuôi dưỡng, giáo dục nơi miền Nam/VNCH sau di cư 1954, Tiến Sĩ Nhã vẫn giữ nguyên luận điểm:  Trên lãnh thổ Việt Nam từng tồn tại những thực thể chính quyền. Thời chống Pháp (1945–1954) ngoài chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (Do Hồ Chí Minh, chủ tịch Mặt Trận Việt Minh-Cộng Sản  thành hình ngày 2/9/1945 tại Hà Nội) thì ở các đô thị lớn thuộc vùng tạm chiếm, Pháp đã thành lập chính quyền Quốc Gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc Trưởng. Sau Hiệp Định Genève 1954, ở miền Nam tuy có chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, nhưng dĩ nhiên, thực thể này không chính danh, không hợp pháp. Đến đây chúng ta cần phải nêu rõ: Là một công dân của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam (1948-1954); VNCH (1955-1975) Nguyễn Nhã còn nhận định như vậy huống gì những cán bộ nhà nước Hà Nội vào Nam sau 1975. Lại là những cán bộ cộng sản trong hệ thống chỉ đạo của Ban Bí Thư thuộc Viện Sử Học Hà Nội

Kết luận: Tóm lại, không phải chỉ sau năm 1975 trong phạm vi sinh hoạt công quyền, trên văn kiện đảng mà trước, sau năm 1954 ở Miền Bắc cách gọi " Ngụy quân, Ngụy quyền" đã thành một thói tật phổ quát trong toàn thể thành phần dân chúng! Người dân miền Bắc dưới tác động giáo dục, tuyên truyền dài lâu của chế độ cộng sản đã xử dụng tính danh "Ngụy quân, Ngụy quyền" một cách tự nhiên cho dẫu không biết "Ngụy" là những ai? như thế nào? Nghĩa là gì? Nhưng bởi nay, 43 năm, kể từ khi hải quân Trung Cộng đánh chiếm quấn đảo Hòang Sa của VNCH ngày 19/1/1974.. Giới cầm quyền Hà Nội buộc phải thấy ra: Chỉ qua nhìn nhận có một Chính Quyền Quốc Gia Việt Nam ( 1948-1954) trên toàn lãnh  thổ VN; Chính Quyền  VN Cộng Hòa dưới vỹ tuyến 17, nơi miền Nam mới có thể thủ đắc TÍNH CHÍNH DANH/CHÍNH THỐNG về chủ quyền biển đảo ở Biển Đông nói chung và Hòang Sa nói riêng. Hơn thế nữa, hiện nay có hơn 4 triệu người Việt ở hải ngoại, Công Dân Việt Nam Cộng Hòa và gia đình chiếm đa số. Bỏ danh xưng "Ngụy" sẽ tạo nên cách gọi là "đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc" mà Nghị Quyết 36 hằng chủ trương thực hiện. Trong mười năm qua, hơn 100 Tỷ Đô-la gởi về trong nước phần lớn là do "Ngụy quân - Ngụy quyền" và do gia đình của họ gởi về trong nước chứ không ai khác. Thế nên, vấn đề không phải chỉ là hủy bỏ cách gọi miệt thị, xuyên tạc sai lầm kia mà hãy chấm dứt chủ trương Độc Quyền Chân Lý qua cách viết lại lịch sử QUÁ KHỨ-Thực hiện chế độc tài-độc đảng trong HIỆN TẠI/ Và quyết tâm xây dựng XHCH ở một TƯƠNG LAI không hề xác dịnh được. Cụ thể hơn hết là hãy để thành phần gọi là Ngụy Quân/Ngụy Quyền trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa-42 năm sau 1975 "Ngụy Quân/NgụyQuyền/Người Chết/lẫn Người Sống vẫn KHÔNG CÓ QUYỀN SỐNG TRÊN QUÊ HƯƠNG. Vậy xin tất cả Người Việt trong cũng như ngoài nước hãy thận trọng. “Đừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm.”  Câu nói của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn là chân lý sáng ngời trong lịch sử đau thương đất nước.  Xin đừng bao giờ quên Thuộc Tính Cộng Sản là Thuộc Tính của Sự Ác!

https://vietbao.com/a271743/bo-lich-su-cua-tinh-ac-
*
*     *
Hội Thảo Cùng Nhà Văn Quân Đội VNCH Phan Nhật Nam Về Biến Cố 30/04 
Frankfurt (CHLB Đức) 30.04.2016

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire