Tôi còn nhớ rất rõ nhạc hiệu của chương trình "Gia đình Bác Tám" với các nhân vật: Ông Tám, bà Tám, hai người con là cô Hiền, anh Lành và hai nhân vật cá tính luôn khắc khẩu nhau là bà Năm Trầu và ông Chín Đờn Cò...!
"Bà nè : Hôm qua anh sui có đánh dây thép dìa, nói ảnh với chị sui bữa nay ra xa cảng đi chuyến xe tài nhứt, xuống thăm tui với bà và mấy sắp nhỏ...!
Bà với con Hiền ra chợ Vĩnh Long mua mớ cá lóc dìa kho tiêu, nấu canh chua mớ còn lại nướng trui, để tui với anh sui lai rai nghe bà. Bà ghé quán thằng tám Gà Nòi đong cho tui lít rượu nếp, rồi sẵn dịp đi ngang nhà cô năm Trầu nhớ rủ chỉ qua chơi với chị sui luôn.
Ông ở nhà nói thằng Lành nhớ bẻ mớ khế, chuối chát hái thêm ít rau sống để cuốn bánh tráng với lại kêu thằng Thuận, thằng Thảo chạy ra đầu ngỏ đón ông bà Ngoại tụi nó nghe ông...!"
Một chương trình xoay quanh về các câu chuyện trong cuộc sống ở nông thôn với những sinh hoạt thường ngày trong một gia đình nông dân nghèo tại miền Tây Nam Việt Nam.
Gia đình nầy có những sinh hoạt tiêu biểu và gần gũi với nếp sống của người dân hiền hòa chất phác, nên chương trình nầy đã được mọi người đón nghe, đã đi sâu vào nếp sống của người dân miền Tây Nam bộ bằng những câu nói thân thương như: “Gia đình Bác Tám, Tám Tàng đi Sài Gòn, Thôi bỏ qua đi Tám.."
Trong vở kịch ngắn với những nhân vật đầy cá tính hay cãi nhau vì khắc khẩu... nhưng cuối vở kịch là tình yêu thương đong đầy với những lời thoại dí dỏm đặc sệt Nam bộ xa xưa, pha lẫn tiếng ếch nhái rền rĩ trong mưa, trong đêm mưa, xen vào tiếng đàn cò của ông Chín ai oán buồn tênh của miền quê yêu dấu đã trôi xa mãi, cũng đã hơn một nửa trăm năm rồi...! Nhớ lắm...!
Người sáng tác nên những câu chuyện hay đó. Chính là nhà văn Hải Bằng (ảnh).
(Đinh Trực)
Gia Đình Bác Tám | Năm Vua Hề Hỏi Vợ | Hài Trước Năm 1975
Gia Đình Bác Tám - Năm Vua Hề Hỏi Vợ - Hài Trước Năm 1975
Diễn viên: Minh Khánh, Văn Chung, Phi Thoàn, Thanh Hoài, Tùng Lâm, Khả Năng và một số diễn viên khác.
Câu chuyện diễn ra ở một vùng quê nào đó không rõ. Bối cảnh của câu chuyện là cuộc mai mối của ông Chín Đờn Cò cho Hiền, con gái của ông Tám với các danh hề từ Sài Gòn về quê, vừa vui Tết, vừa thi thố để tìm bạn trăm năm. Xuyên suốt vở hài kịch là những tình huống gây cười do các nhân vật tạo nên:
Anh tỏ ra trí thức (Văn Chung): cho rằng biết cả nho học lẫn tây học, nhưng nói đâu sai đó
Anh nông dân (Khả Năng) thì cuối cùng làm nghề ăn trộm, hay còn gọi là thợ gỡ
Anh thầy thuốc (Tùng Lâm): khoe là gia đình làm thuốc chín đời, nhưng khi bốc thuốc cũng trật chìa
Anh pháp sư (Phi Thoàn) thì khoe đủ các chiêu trò trừ ma bắt quỷ
Anh thợ rèn (Thanh Hoài): nặng tai nên người ta hỏi một đường trả lời một nẽo
Cái kết của câu chuyện thật bất ngờ với người nghe.
Diễn viên: Minh Khánh, Văn Chung, Phi Thoàn, Thanh Hoài, Tùng Lâm, Khả Năng và một số diễn viên khác.
Câu chuyện diễn ra ở một vùng quê nào đó không rõ. Bối cảnh của câu chuyện là cuộc mai mối của ông Chín Đờn Cò cho Hiền, con gái của ông Tám với các danh hề từ Sài Gòn về quê, vừa vui Tết, vừa thi thố để tìm bạn trăm năm. Xuyên suốt vở hài kịch là những tình huống gây cười do các nhân vật tạo nên:
Anh tỏ ra trí thức (Văn Chung): cho rằng biết cả nho học lẫn tây học, nhưng nói đâu sai đó
Anh nông dân (Khả Năng) thì cuối cùng làm nghề ăn trộm, hay còn gọi là thợ gỡ
Anh thầy thuốc (Tùng Lâm): khoe là gia đình làm thuốc chín đời, nhưng khi bốc thuốc cũng trật chìa
Anh pháp sư (Phi Thoàn) thì khoe đủ các chiêu trò trừ ma bắt quỷ
Anh thợ rèn (Thanh Hoài): nặng tai nên người ta hỏi một đường trả lời một nẽo
Cái kết của câu chuyện thật bất ngờ với người nghe.
*
* *
* *
Nếu ai đó ngày xưa từng nghe chương trình Gia Đình Bác Tám của bác Năm Châu trước năm 1975 vào những buổi xế trưa trên đài phát thanh Sài Gòn ắt hẳn sẽ không thể nào quên được nhân vật cậu Lành do anh Thanh Quang thủ diễn là em của cô Hiền trong gia đình bác Tám. Anh đi nhiều đoàn cải lương khắp các tỉnh, cộng tác nhiều ban phát thanh trên các đài truyền thanh, truyền hình như ban Mai Hoàng, ban Phương Nam, ban Phụng Hảo, ban Khánh Hồng& Minh Tơ... mãi cho đến sau năm 1975, anh là thành viên thường trực của Đoàn Cải Lương Tuồng Cổ Minh Tơ cho đến khi anh về hưu.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire