mardi 11 octobre 2022

Trần Trịnh, Một đời bên phím dương cầm - Trường Kỳ

Không những là một nhạc sĩ sáng tác, Trần Trịnh còn là một trong những nhạc sĩ có nhiêu gắn bó nhất với lãnh vực phòng trà và vũ trường của Sài Gòn về đêm trước năm 75. Nhắc đến Trần Trịnh, không ai quên được nhạc phẩm Lệ Đá (do Hà Huyền Chi viết lời) đã dính liền với cuộc đời sáng tác của ông. Ngoài nhạc phẩm điển hình đó, Trần Trịnh còn là tác giả của nhiều nhạc phẩm đặc sắc khác, trong số có nhiều bài cùng với hai người bạn nghệ sĩ là Nhật Ngân và Lâm Đệ được ký dưới tên Trịnh Lâm Ngân trong những thập niên 60 và 70.
Tuy đã bước vào lớp tuổi 70, nhưng Trần Trịnh vẫn còn nhớ rành mạch rất nhiều chi tiết khi tâm sự với người viết về quá trình hoạt động âm nhạc lâu dài của ông cùng với cuộc sống tình cảm trong cuộc sống thăng trầm của một người nghệ sĩ chịu một ảnh hưởng lớn của nền văn hoá Tây Phương.

Với một giọng kể chuyện say mê, Trần Trịnh cho biết âm nhạc đã quyến rũ ông mãnh liệt khi theo học chương trình Pháp tại trường Taberd Sài Gòn trong suốt 10 năm, từ năm 1945 cho đến khi ra trường vào năm 1955 với mảnh bằng Bacc 2 (Tú Tài 2 Pháp).

Nhưng niềm đam mê nơi ông đã gặp một trở ngại lớn là sự không đồng ý của bố mẹ để chấp thuận cho ông theo ngành âm nhạc, ngoài những giờ học nhạc trong chương trình của trường.

Mặc dù là một nhân viên của tòa đại sứ Pháp theo tây học, nhưng thân phụ ông vẫn tỏ ra không mấy có cảm tình với cuộc đời nghệ sĩ. Và mẹ ông, một phụ nữ người Lào – vợ sau của thân phụ ông – cũng chẳng tỏ ra khuyến khích cậu con trai út trong số 3 người con của mình.

Trần Trịnh, Một đời bên phím dương cầm - Trường Kỳ

*
*      *

 
Ngó Lui Mấy Chặng Đường Lệ Đá
Hà Huyền Chi/Hoàng Lan Chi

“Hỏi đá xanh rêu bao nhiều tuổi đời
Hỏi gió phiêu du qua bao đỉnh trời”

Lập tức tôi viết lời 2. Buổi trưa nắng gắt, dưới mái tôn thấp lè tè của quán cơm lính trong trạị Trên chiếc bàn bọc nhôm nóng bỏng, cáu bẩn, tôi thả hồn bay với Lệ Đá. Tôi viết thật dễ dàng, và khóc cũng dễ dàng với:

“Người đi, đi mãi không về
Thời gian xóa vội câu thề
Bóng anh nhạt nhoà bóng núi
Em với tình yêu trăng soi
Tượng đá kiên trinh ru con đợi chồng
Nhạc lá thu mưa hay chân ngựa hồng…”

Tôi cứ vừa viết vừa khóc thế đó, như khi ngồi chép lại những dòng nàỵ Tôi bỏ dở bữa ăn, đem lời 2 lên đài Quân Độị Gặp Nhật Trường trước phòng vi âm. Tôi đưa Lệ Đá ra khoẹ Nhật Trường hát ngay với nỗi hân hoan bốc lửạ Hắn túm ngay lấy Trần Trịnh đòi soạn cấp kỳ hoà âm cho ban nhạc và 2 bè khác cho Mai Hương, Như Thuỷ. Khoảng nửa giờ sau Lệ Đá được thâu cấp kỳ. Nhật Trường, Mai Hương, Như Thuỷ, mỗi nguời trên tay một bản Lệ Đá “mì ăn liền” say mê hoà ca với nỗi xúc động đồng thiếp. Take onẹ Good take! Hát và thâu hoàn chỉnh ngay lần thứ nhất.
Nhật Trường như bay ra khỏi phòng vi âm ôm lấy tôi và Trần Trịnh:

Ngó Lui Mấy Chặng Đường Lệ Đá 
 Hoàng Hải Thủy - Hoàng Lan Chi 

*
*     *

Tình khúc Trần Trịnh
Thy Nga

Thy Nga đang gởi đến quý thính giả các nốt nhạc mở đầu bài “Một đóa bâng khuâng màu e ấp”. Đây là một trong các sáng tác sau này của Trần Trịnh, mà sẽ được trình làng vào đêm 27 tới đây tại vùng Quận Cam, Nam California, Hoa Kỳ.

Đêm nhạc do các nghệ sĩ cùng trong ban “The Stars band” với Trần Trịnh, phối hợp với Viet Foundation và nhóm “Tình ca muôn thuở” tổ chức. Nghệ sĩ Kiều Anh cho hay là cuộc vận động của Dân biểu Trần Thái Văn với Quốc hội bang California để vinh danh nhạc sĩ Trần Trịnh đã có kết quả: Văn bản “Resolution of Commendation” Dân biểu Trần Thái Văn đã có trong tay để sẽ trao cho nhạc sĩ Trần Trịnh trong đêm nhạc ấy.

Với người Việt mình, Trần Trịnh đã nổi tiếng từ năm 1968 qua các bài “Lệ đá” (lời do thi sĩ Hà Huyền Chi đặt), “Tiếng hát nửa vời”, và những nhạc khúc loại kích động do ông cùng với nhạc sĩ Nhật Ngân tung ra.

Tình khúc Trần Trịnh - Thy Nga

*
*     *
 

Nhạc sĩ Trần Trịnh
Vũ Hoàng

Nhạc sĩ Trần Trịnh tên thật là Trần Văn Lượng, sinh năm 1937 tại Hà Nội, ông vào Nam năm 1954, học nhạc với thầy Remy Trịnh Văn Phước, vì thế, ông lấy tên là Trần Trịnh.

Ngoài phổ thơ bài hát nổi tiếng Lệ Đá năm 1968, nhạc sĩ Trần Trịnh còn được biết đến qua nhiều tác phẩm âm nhạc khác, chẳng hạn, như bản Hai Sắc Hoa Tigôn, ông phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của TTKH năm 1957.

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Trần Trịnh thân thiết với nhạc sĩ Nhật Ngân; hai ông đã cộng tác với nhau để viết nên nhiều bài hát bất hủ như: Xuân Này Con Không Về, Mùa Xuân Của Mẹ, Qua Cơn Mê, Tiếng Hát Nửa Vời dưới bút danh Trịnh Lâm Ngân.

Ngoài việc là nhạc sĩ viết nhiều ca khúc để đời, ông còn dành thời gian để nghiên cứu nhạc jazz. Tác phẩm đầu tiên ông viết là Cung Đàn Muôn Điệu, được ông ấp ủ từ năm lên 14 tuổi, nhưng phải 3 năm sau, tác phẩm mới thành hình. Khi còn sinh sống tại Việt Nam, ông là nhạc công chơi piano cho các phòng trà, vũ trường. Nhờ có ông mà Lệ Đá đã được mọi người biết đến và cũng từ đó, cái tên Trần Trịnh trở thành ngôi sao của làng sáng tác tại Việt Nam. Năm 1995, ông cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ.

Nhạc sĩ Trần Trịnh - Vũ Hoàng

VongNgayXanh tổng hợp & sưu tập

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire