Qua 70 năm âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20, chúng ta có nhiều loại
nhạc khác nhau, tùy cách phân định, tùy thời kỳ, hay tùy xu hướng: nhạc
tiền chiến, nhạc kháng chiến, nhạc xanh, nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc tình,
nhạc hùng, nhạc lính, nhạc sến, nhạc sang, nhạc chiến đấu, nhạc cách
mạng… Trong số đó, nhạc lính là một thể loại đặc biệt của dòng nhạc vàng
miền Nam.
Có khá nhiều tác giả viết về người lính: Y Vân, Trần Thiện Thanh, Nhật Ngân, Nguyễn Văn Đông, Lê Dinh, Anh Bằng, Minh Kỳ, Hoài Linh, Phạm Thế Mỹ, Đinh Miên Vũ, Phạm Đình Chương, Tuấn Khanh, Lam Phương, Trúc Phương, Trầm Tử Thiêng,… Trong số đó, Trần Thiện Thanh là nhạc sĩ viết nhiều nhất.
Một vài đặc điểm nổi bật của nhạc lính:
– Lời ca nhạc lính trong nhạc vàng, phần lớn chủ yếu mô tả đời lính, nghiệp lính, những gian khổ của đời lính, mô tả sự chia cách, nhớ nhung…
– Nhạc lính có tính cách động viên hơn là tuyên truyền; có tính tâm sự hơn là thúc đẩy, có tính cách chia sẻ hơn là lên án; có tính cách than thở nhưng không chủ bại.
– Nhạc lính không nhằm gây thù oán. Không những thế, trong một số trường hợp, còn kêu gọi xóa bỏ căm thù, kêu gọi tình thương, như trong các bài:
Anh người bên vỹ tuyến, xin nhớ quay về khung trời miền nam sống trong tình thương… (Giấc Ngủ Cô Đơn – Anh Bằng)
Có khá nhiều tác giả viết về người lính: Y Vân, Trần Thiện Thanh, Nhật Ngân, Nguyễn Văn Đông, Lê Dinh, Anh Bằng, Minh Kỳ, Hoài Linh, Phạm Thế Mỹ, Đinh Miên Vũ, Phạm Đình Chương, Tuấn Khanh, Lam Phương, Trúc Phương, Trầm Tử Thiêng,… Trong số đó, Trần Thiện Thanh là nhạc sĩ viết nhiều nhất.
Một vài đặc điểm nổi bật của nhạc lính:
– Lời ca nhạc lính trong nhạc vàng, phần lớn chủ yếu mô tả đời lính, nghiệp lính, những gian khổ của đời lính, mô tả sự chia cách, nhớ nhung…
– Nhạc lính có tính cách động viên hơn là tuyên truyền; có tính tâm sự hơn là thúc đẩy, có tính cách chia sẻ hơn là lên án; có tính cách than thở nhưng không chủ bại.
– Nhạc lính không nhằm gây thù oán. Không những thế, trong một số trường hợp, còn kêu gọi xóa bỏ căm thù, kêu gọi tình thương, như trong các bài:
Anh người bên vỹ tuyến, xin nhớ quay về khung trời miền nam sống trong tình thương… (Giấc Ngủ Cô Đơn – Anh Bằng)
Giao Linh – Giấc Ngủ Cô Đơn – Thu Âm Trước 1975
*
Chốn xa xôi chàng trai còn đem yêu thương rắc lên muôn vạn oán hờn… (Chuyến Tàu Hoàng Hôn – Minh Kỳ)
Hoàng Oanh | Chuyến Tàu Hoàng Hôn | Hoài Linh & Minh Kỳ
– Nhạc lính có sự khát khao và kêu gọi hòa bình trở về trên quê hương.
Ngay trong tựa đề các bài hát nổi tiếng đã nói lên điều đó: Một Mai Giã Từ Vũ Khí, Một Ngày Tàn Chiến Tranh, Qua Cơn Mê, Ngày Mai Tôi Về, Nếu Xuân Này Hòa Bình…
Duy Khánh – Một Mai Giã Từ Vũ Khí - Trịnh Lâm Ngân
*
* *
THANH THÚY - Một ngày tàn chiến tranh - Song Ngọc
*
* *
* *
Nếu Xuân Này Hòa Bình - Thái Thanh - Phạm Duy
*
* *
* *
Nếu Xuân Này Hòa Bình - Nhật Ngân - Diễm Chi
“Ôi! Vết đau nào đưa anh đến. Ngàn đời của nhớ thương. Hỡi bức chân dung trên công viên buồn” (Người Ở Lại Charlie – Trần Thiện Thanh)
– Nhạc lính đồng thời cũng là nhạc tình. Cũng là nhạc quê hương. Nói về lính cũng chỉ để nói về tình. Mặt khác, trong một số bản tình ca thuần túy, hình ảnh người lính cũng hiện diện. Có lẽ vì đời lính, tự bản chất, chứa đựng sự xa cách, nhớ mong, niềm tuyệt vọng và bi kịch tình yêu.
Môt tuyệt tác nhạc vàng nói về tình yêu trong thời chiến, có thể kể đến Đưa Em Vào Hạ của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng:
Thương em đi gót nhẹ chân mềm
bước trên quê hương điêu tàn.
Duy Khánh – Đưa Em Vào Hạ - Trầm Tử Thiêng
Nhạc lính thường vẽ ra hình ảnh của một người lính đẹp, trong sáng, lạc quan như trong “Thư Người Chiến Binh”:
“Giờ chia tay tôi ra chốn biên cương, anh đi sa trường
Tình ngàn phương đời vui với phong sương
Lãng quên ngày tháng…”
Một trong những bản nhạc mô tả sống động nhất về đời lính là bài “Tình Thư Của Lính” của Trần Thiện Thanh. Các chi tiết về đời lính rất sống thực, ngôn ngữ dung dị, không sáo ngữ màu mè, lại nhiều chất thơ.
“Thư của lính không xanh màu trời như mơ ước đâu em
Thư của lính không thơm nồng hương, không nét hoa đa tình
Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay
Nhưng thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy.”
Ngoài Trần Thiện Thanh, nhạc lính còn có Trúc Phương. Qua hai bản “Trên Bốn Vùng Chiến Thuật” và “Kẻ Ở Miền Xa”, lời ca của Trúc Phương đã diễn tả một cách sống động thân phận của người lính. Giai điệu trầm buồn, lời ca bình dị, cụ thể, rất gần gũi với những người lính – nhất là những lính trơn, không quân hàm, không chức tước. Một phác thảo vô cùng hiện thực về chân dung của người lính trận.
Lính là đi xa, thật xa. Lâu, rất lâu. Và rất lâu chẳng gặp người khác phái, một nỗi buồn rất đàn ông, nhất là đối với những anh lính trẻ:
“Tôi ở miền xa. Trời quen đất lạ
Nhiều đông lắm hạ nối tiếp đi qua
Thiếu bóng đàn bà.”
Duy Khánh – Kẻ Ở Miền Xa - Trúc Phương
Tôi là lính xa nhà đi trấn sơn khê
Hai mùa mưa mây mù che nẻo đường về
Đêm rừng núi lạnh buốt mái poncho
Súng cầm canh nhịp từng giờ
Trái châu chiếu xuyên cành lá
Tay ghì súng nghe mùi tang tóc đâu đây
Tâm hồn se vơi chẳng vơi đầy chẳng đầy
Khi vào lính nhận nếp sống đơn sơ
Rơi đằng sau nhiều hẹn hò
Hai màu áo một niềm mơ
Bao năm trên đường chiến đấu mọi miền
Vội vàng non xanh mây tím
Ánh sáng kinh đô tôi chưa lần đến
Ai mơ giấc mộng xa hoa trong đời
Lính chỉ đơn sơ yêu lời thành thật nói tha thiết thôi
Tôi chỉ nghĩ quê mẹ không phải riêng ai
Không của anh không của em mà của mọi người
Xin gửi đến bằng tiếng nói tim tôi
Không bị rơi ngoài bầu trời
Cho đời lính một niềm vui
Bao năm trên đường chiến đấu mọi miền
Vội vàng non xanh mây tím
Ánh sáng kinh đô tôi chưa lần đến
Ai mơ giấc mộng xa hoa trong đời
Lính chỉ đơn sơ yêu lời thành thật nói tha thiết thôi
Tôi là lính âm thầm tôi nghĩ thế thôi
Trăm lần không bao giờ tôi giận cuộc đời
Xin đừng oán và hãy mến thương tôi
trong tình yêu người và người
cho đời lính một niềm vui
Duy Khánh – Lính Nghĩ Gì - Hoài Linh
Một trong những bi kịch của đời lính là cái chết, góa phụ và khăn sô.
Có thể tóm gọn tất cả bi kịch của chiến tranh bằng mấy chữ đơn giản và
lạnh lùng đó.
“Ngày anh đi, anh đi
Anh đi từ tổ ấm
Anh ơi, địa danh nào thiếu dấu chân anh?
Anh đi từ tổ ấm
Anh ơi, địa danh nào thiếu dấu chân anh?
Đợi anh về
Chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ
tấm khăn sô bơ vơ
Người góa phụ cầu được sống trong mơ”
Chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ
tấm khăn sô bơ vơ
Người góa phụ cầu được sống trong mơ”
(Người Ở Lại Charlie/Trần Thiện Thanh)
Chính vì thế mà hơn ai hết, những người lính ngoài mặt trận và vợ
con/người yêu của lính là những người khao khát hòa bình, ước mơ đoàn
tụ.
“Mẹ ơi cầu xin cho xóm làng quê hương xóa mờ chiến trường
Đồng bào ta cùng thương nhau, xóa hận thù đi, lấp đi đường ranh giới”
Đồng bào ta cùng thương nhau, xóa hận thù đi, lấp đi đường ranh giới”
(Lá Thư Người Lính Chiến/ Nguyễn Văn Đông).
Nhạc lính được hát lên như một sự bày tỏ nỗi lòng, có khi như một bù
đắp cho những người khoác chiến y. Khi hết chiến tranh rồi, nhạc lính
vẫn được người ta tìm nghe như một là hoài niệm về những gian khổ, hy
sinh, mất mát, đau thương của một thời.
Trích bài của Nguyễn Doãn Nho đăng trên nguoiviet
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire