lundi 9 avril 2018

ĐỌC “RÁNG CHỊU” CỦA TRẠCH GẦM! - letamanh

http://saigontimesusa.com/bai/vanchuong/images/trachgam1161a.jpgVừa đi làm về đến nhà là nghe tiếng chuông cửa , không biết mấy tên Mễ hay mấy tay bán dạo quấy phá; tôi lén nhìn qua cửa sổ, thì ra Trạch Gầm đang đứng ngoài với chiếc mủ lính thường xuyên trên đầu!
- Chào ông trời con! sao không gọi phôn trước cha nội?
- Gọi làm gì cho mệt! Mới ở nhà in về, đem tặng ông tập thơ coi chơi!
Tôi mời Hắn ngồi, Hắn không ngồi mà đi thẳng vào chào vợ tôi - Hắn vốn là một anh chàng chuyên môn chưởi thề theo kiểu người Nam, nhưng rất ư là lịch sự với phải nữ. Hắn chào vợ tôi – nhà văn Mỹ Hiệp – và sau đó chúng tôi trao đổi với nhau về tập thơ “Vụn Vặt” trước kia và tập “Ráng Chịu” mới ra lò! Vợ tôi ngắm nghía tập thơ và hỏi:

- Anh Trạch nầy! sao người ta vẽ hình của anh có cái đầu lạ quá vậy” tóc tai cọng nào cọng nấy lung tung còn má thì nhăn nhó trông già quá đổi!
Tôi đỡ lời:
- Ý của họa sĩ là cái đầu của Trạch Gầm chứa đủ thứ trong từng ngăn dưới cái nón nhà binh. Suy nghĩ quá nên da nhăn nheo, miệng mồm xệ ra... Thế mới là thi sĩ, là nhà thơ chứ!
- Chứa toàn tiếng chữi thề thôi ông ơi!
Trạch Gầm cải, chúng tôi cùng cười...
*

  
Đọc ‘Ráng Chịu’ Của Trạch Gầm ! 
Lê Tam Anh - Cát Bụi trình bày


Đây là tập thơ được trình bày rất là thơ hòa với họa. Bìa trước do Họa Sĩ Dương Ngọc Sum cô đọng bởi một họa phẩm đầy ẫn dụ. Bìa sau họa sĩ Lương Trường Thọ phụ trách với cái đầu đầy thơ của một anh nhà binh thất thời...và một đoạn thơ nhớ Thẩm Quyền Ngô Minh Hồng! Tập thơ dầy 150 trang, in ấn đẹp, nghệ thuật trên giấy trắng trang trọng.
Trong suốt những dòng thơ được trình bày xen với nhạc phổ thơ do các nhạc sĩ yêu thơ Trạch Gầm và những hình ảnh lính trận ngày xưa; chưa xem nội dung ta đã thấy tập thơ là một minh họa cho dòng lịch sử đã qua và ngay bây giờ. Trải ra trên nét thơ, âm hưởng chữ nghĩa nhà binh, vừa có tính trong giới anh chị vừa bình dân, lồng trong những danh từ thật chính xác để cào cấu vào thực tế bởi những tiếng chưởi thề vô cùng ức uất, Trạch Gầm đã làm cho ta choáng váng... Thơ của Trạch Gầm không giống như thơ của bất cứ thi sĩ nào, nó mang màu sắc vừa của giới anh chị vừa của một tên thất chí vì lý tưởng của mình bị kẻ thù chà đạp’ Không phải chúng chỉ chà đạp một mình tác giả mà lên cả dân tộc Việt Nam:
Đụ má, cho tao chưởi mầy một tiếng
Đất của ông cha sao mầy cắt cho Tàu,
Ngậm phải củ gì mà mầy cứng miệng
Đảng của mầy, chết mẹ... đảng tào lao!...
Cứ xem bốn câu thơ trên đủ thấy cái tức tối trào dâng trong lòng người yêu nước phải phun ra những tiếng chưởi thề. Bài thơ đó đã được mọi người tán thưởng và những tiếng chưởi thề trong thơ Trạch Gầm dể dàng đi vào lòng người mà không bị ai than phiền cũng là một nghệ thuật dùng chữ đúng lúc! Bài thơ chính trong tập thơ Ráng chịu có những câu như sau:
...Ta vào lính, bài học đầu, ráng chịu
cứ thi hành, muốn khiếu nại, làm sau
Mỗi một mạng... đổi được vài ba phút
Chiến trường đau ngập lút, lút cả đầu
 
... Trang nhật ký người lại thêm nước mắt
Ráng chịu te tua, ráng chịu tận cùng
Bọn ta sống sao Quê Hương lại mất
Xót xa nầy... còn ráng chịu nỗi không
 
Cắn rướm môi...người nhìn ta chết sững
Tuổi ba mươi mà lịm thế này sao
Bọn ta đổi bao hành trình bằng máu
Lại mất sạch rồi, mất dễ vầy sao
Người còn muốn cùng ta ráng chịu
Lại đạp đau thương, lại kiếm thanh bình
Người đã lỡ rồi làm người yêu lính
Ta đã lỡ rồi mang nợ đao binh
Ta thấy trong Ráng Chịu phảng phất những nét hào hùng của một người cố gắng cúi đầu trước nghịch cãnh chờ thời. Có thể cũng giống như Câu Tiễn phải nằm gai nếm mật để đợi ngày toàn thể dân tộc đứng lên dựng lại ngọn cờ!
Muốn nói hết con người thơ và những nhận xét về Trạch Gầm, ta không thể nào có thể diễn tả đủ bằng một bậc thầy - người ta thường gọi kính trọng là Hà Chưởng Môn – đã  đề cập đến Trạch Gầm. trong buổi ra mắt tập thơ Vụn Vặt tại Thư viện Việt Nam năm 2007, tôi có phát biểu về cảm tưởng của mình và diễn tả tại sao con trạch lại biến thành con rồng để ngày đêm gầm gừ trước kẻ thù cướp nước. Hà Chưởng Môn cũng đã hạ bút:
Khi Trạch muốn, Trạch Gầm, Trạch hú
ta muốn nghe cái hú trạch Gầm
Thơ người nếu chẳng lặng câm
cũng nên gầm một tiếng gầm thật to!
Con hùm đã nằm co trong lưới
chẳng gầm lên thật mới dỡ tuồng
anh không hò hét i uông
làm nên quân giữa chiến trường cũng vui
Con hai đứa choai choai vừa lớn
Tuổi làng nhàng mơn mỡn đào tơ
Nếu không gióng trống phất cờ
Trận tiền im lặng như  tờ là sao
Chữ liên miên dạ cao chẳng thẹn
 chuyện tang bồng xin hẹn cùng ai
N ếu như tiền chẳng đã xài
Có đâu đủ hẹn cái tài trượng phu
Cam làm kẻ ngu phu ngu phụ
Biến thế gian làm nụ cười tình
Nhiều khi mình tự hỏi mình
Có ra gì nữa cái hình phù du
Trong cuộc chiến dù thu thắng lợi
Ta đâu cần thất bại thành công
Hơn nhau duy một tấm lòng
Tấm lòng đối với non sông vững bền
Cho nên lúc tiến lên khỏi thẹn
khi lui về đâu hẹn rút lui
Nghĩ xem phút chốc bùi ngùi
Ngọn cờ buông sõng ta lùi vào đâu
Chạy rong khắp năm châu bồn bể
Có cơm no đã kể là nhà
Nhìn nhau thẹn với quốc gia
Không gầm không thét thì ra mình hèn
Trạch ơi Trạch, trắng đen là thế
Trách mấy thằng vai vế lui binh
Tủi hận tấn cuội hòa bình
Cũng hô giải phóng dân thành dân ma
Hà thượng Nhân
 
Đọc bài thơ của cụ Hà Chưởng Môn là ta không thể nói gì về nhà thơ Trạch Gầm thêm nữa. Tâm trạng Trach Gầm cũng là tâm trạng người lính VNCH đã phải tức tưởi buông súng để cho quân thù dày xéo quê hương và tự mình chui vào những trại tập trung để tự nguyện ngồi tù! Đã đọc và tán thưởng Vụn Vặt thì hãy mang về tập thơ Ráng Chịu của nhà thơ mang đầy ắp uất hận, thét lên, gầm lên rất giang hồ, rất con người: Trạch Gầm! Người viết xin chúc mừng “Ráng Chịu” đã ra lò và chúc nhà thơ sẽ cho ra đời nhiều tác phẩm nữa trong tương lai không phải là “Ráng Chiụ” nữa mà phải là “Vùng Lên” là “Đạp bằng sóng gió”!
letamanh
cuối tháng 10-09

*
*     *


  
Cho Tao Chửi Mày Một Tiếng 
Thơ Trạch Gầm - Nhạc & tiếng hát Nguyễn Hữu Tân 

Đụ má, cho tao chửi mầy một tiếng,
Đất của Ông Cha sao mầy cắt cho Tàu?
Ngậm phải củ gì mà mầy cứng miệng,
Đảng của mầy, chết mẹ… đảng tào lao.
Chế độ mầy vài triệu tay cầm súng,
Cầm súng làm gì… chẳng lẽ hiếp dân.
Tao không tin lính lại hèn đến thế,
Lại rụng rời … trước tai ách ngoại xâm.
Mầy vỗ ngực. Anh hùng đầy trước ngõ,
Sao cứ luồn, cứ cúi, cứ van xin
"Môi liền răng" à thì ra vậy đó
Nó cạp mầy, mầy thin thít lặng thinh.
Ông Cha mình bốn ngàn năm dựng nước,
Một ngàn năm đánh tan tác giặc Tàu.
Thân phận mầy cũng là Lê, là Nguyễn
Hà cớ gì.... mầy hèn đến thế sao!
Chuyện mầy làm Toàn Dân đau như thiến,
Mầy chết rồi, tao nghĩ chẳng đất chôn.
Hãy tỉnh lại ôm linh hồn sông núi,
Cứ đà nầy... chết tiệt còn sướng hơn.
Đàn gảy tai trâu..... xem chừng vô ích,
Giờ mầy nghe tao chửi còn hơn không...
*
*     *
  
Đến Cùng Nguyễn Cung Thương 
Thơ:Trạch Gầm-Phổ Nhạc và Hát: Nguyễn Hữu Tân

Đến cùng Nguyễn Cung Thương


Đ. M, tao buồn muốn khóc
Tao chẳng còn là tao, tao chẳng nên người
Mấy chục năm rồi tao lạc lỏng chơi vơi
Dù trước đó
Tao có triệu anh em chung màu áo trận
Tàn cuộc chiến…
Hình hài tao nguyên vẹn
Mười năm tù xem tựa giấc chiêm bao
Tao còn tay còn chân. Còn nỗi tự hào
Chỉ tội cái…mang ước mơ lần lựa
Cứ chờ đợi Ai cho tao nhúm lửa
Nơi tha phương tao hốt toàn tro tàn
Tro bụi từ quá khứ vinh quang
Đến nỗi đầu óc tao ung què, tao chẳng hề hay biết
Đọc thơ mầy
Đ. M. tao buồn muốn chết
Nơi quê hương mầy hào khí ngút trời
Nơi tha phương…
Tao cũng có lắm người
Yêu nước thật thà, thật thà yêu nước
Rắn không đầu, mạnh thằng nào nấy thét
Ngày cứ tàn, đất nước cứ tan thương
Hai chữ tự do sấp ngữa đoạn trường…
Tao ôm chặt lội qua ngày khốn đốn
Mầy cần súng mà tao không có súng
Nỗi nghẹn ngao nầy mới chết mẹ tao
Cám ơn mầy

…Ừ thì cũng dù sao

Nhờ mầy thét Trăm hồn sông núi thức
Trạch Gầm

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire