Trần Thiện Thanh là một những ca sĩ kiêm nhạc sĩ nổi tiếng nhất của nhạc vàng Việt Nam. Tài năng của ông được hầu hết những người yêu nhạc công nhận, đồng thời xưng tụng là một trong “tứ trụ nhạc vàng”, với rất nhiều bài hát đã trở thành bất hủ không thể kể hết, như Hoa Trinh Nữ, Rừng Lá Thấp, Biển Mặn, Mùa Xuân Lá Khô, Đám Cưới Đầu Xuân, Tạ Từ Trong Đêm, Từ Đó Em Buồn…
Nhắc về giọng hát và tác phẩm Nhật Trường – Trần Thiện Thanh, nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã nhận xét:
Giọng ca ngọt ngào, trau chuốt, và vừa đủ lãng mạn để hát những tình khúc của ông, những tình khúc luôn có một vẻ gì đó nửa thật, nửa mộng, dỗ dành, năn nỉ.
Bên cạnh những bài hát nhạc đại chúng đã nhắc tới, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh còn có những bài tình ca rất lãng mạn mang phong cách khác biệt so với những bài nhạc vàng phổ thông khác, đó là Chân Trời Tím, Trên Đỉnh Mùa Đông, và đặc biệt là Khi Người Yêu Tôi Khóc.
Nếu lần đầu tiên nghe Khi Người Yêu Tôi Khóc, ít người nghĩ rằng đây là sáng tác của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, bởi chất nhạc du dương, dìu dặt, truyền cảm, lời ca sâu lắng, sang trọng và đầy mỹ cảm mà khi cất lên dễ khiến người nghe lầm tưởng đến dòng nhạc trữ tình duy mỹ mà nhiều nhạc sĩ khác theo đuổi.
Nhạc phẩm này được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác vào năm 1969. Trong bản in đầu tiên phát hành năm 1970, bản nhạc được tác giả đề tên là “Người Yêu Tôi Khóc”, nhưng về sau này, có lẽ do khi nhớ đến bài nhạc người ta thường nhớ đến câu hát đầu tiên và giai điệu của bài nhạc trước khi nhớ đến tựa đề, vậy nên, câu hát đầu tiên “Khi người yêu tôi khóc” được lấy luôn làm tựa đề cho dễ nhớ và gọi hoài thành quen.
Về hoàn cảnh sáng tác, có thông tin cho rằng bài hát này được lấy cảm hứng từ những giọt nước mắt của nữ ca sĩ xinh đẹp Thanh Lan khi diễn cùng với Nhật Trường – Trần Thiện Thanh trên sân khấu kịch. Vào thời gian cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, Thanh Lan và Nhật Trường không chỉ là 1 cặp song ca nổi danh trên sân khấu âm nhạc, mà họ còn diễn chung với nhau trong nhiều vở nhạc kịch có nội dung rất buồn như Trên Đỉnh Mùa Đông, Mộng Thường,… Khi đó, Nhật Trường thường giữ vai nam chính, Thanh Lan giữ vai nữ chính trong những vai diễn đầy nước mắt.
Nhạc phẩm này được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác vào năm 1969. Trong bản in đầu tiên phát hành năm 1970, bản nhạc được tác giả đề tên là “Người Yêu Tôi Khóc”, nhưng về sau này, có lẽ do khi nhớ đến bài nhạc người ta thường nhớ đến câu hát đầu tiên và giai điệu của bài nhạc trước khi nhớ đến tựa đề, vậy nên, câu hát đầu tiên “Khi người yêu tôi khóc” được lấy luôn làm tựa đề cho dễ nhớ và gọi hoài thành quen.
Về hoàn cảnh sáng tác, có thông tin cho rằng bài hát này được lấy cảm hứng từ những giọt nước mắt của nữ ca sĩ xinh đẹp Thanh Lan khi diễn cùng với Nhật Trường – Trần Thiện Thanh trên sân khấu kịch. Vào thời gian cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, Thanh Lan và Nhật Trường không chỉ là 1 cặp song ca nổi danh trên sân khấu âm nhạc, mà họ còn diễn chung với nhau trong nhiều vở nhạc kịch có nội dung rất buồn như Trên Đỉnh Mùa Đông, Mộng Thường,… Khi đó, Nhật Trường thường giữ vai nam chính, Thanh Lan giữ vai nữ chính trong những vai diễn đầy nước mắt.
Giả thiết này chưa từng được những người trong cuộc xác nhận. Tuy nhiên, đây cũng là một nguyên cớ hợp lý khiến người ta dễ chấp nhận, bởi người nghệ sĩ vốn đa sầu, đa cảm. Và nếu thực có chuyện “phim giả tình thật”, dù chỉ là vụt qua trong thoáng chốc thì cũng là điều dễ hiểu, cũng là một duyên may cho sân khấu và cho cả âm nhạc.
Khi người yêu tôi khóc trời cũng giăng sầu
Cho từng cơn mưa lũ xoáy trong tâm hồn
Khi người yêu tôi khóc thành phố buồn thiu
Em ơi tôi níu một lần yêu ái trên cung ngà hắt hiu
Xưa nay, người ta thường truyền tai nhau một “truyền thuyết” trong tình yêu, ấy là thứ đáng sợ nhất mà không người đàn ông nào muốn đối diện chính là nước mắt của người phụ nữ mà họ yêu. Bởi khi nhìn thấy phụ nữ khóc, đa phần đàn ông sẽ cảm thấy hoảng hốt, bối rối, sợ hãi. Tâm trạng, tình cảnh đó của đàn ông được nhạc sĩ chuyển vào âm nhạc thật khéo léo và tinh tế: “Khi người yêu tôi khóc trời cũng giăng sầu, cho từng cơn mưa lũ xoáy trong tâm hồn”.
Nước mắt của người phụ nữ khiến tâm trạng của người đàn ông sụp đổ, héo hắt theo, thậm chí còn vần vũ, bi luỵ hơn. Bởi đa số đàn ông sẽ không biết phải làm gì để xoa dịu, dỗ dành người mình yêu và có khi càng dỗ dành lại càng… gây thêm tội.
Mây, từ đâu mây đến mờ dấu chân trời
Em tại sao em tới cho anh yêu vội
Cho một lần yêu cuối là phút lẻ loi
Em ơi hãy nói vạn lời sầu đắng như em vừa trách anh
Khi người yêu tôi khóc trời cũng giăng sầu
Cho từng cơn mưa lũ xoáy trong tâm hồn
Khi người yêu tôi khóc thành phố buồn thiu
Em ơi tôi níu một lần yêu ái trên cung ngà hắt hiu
Xưa nay, người ta thường truyền tai nhau một “truyền thuyết” trong tình yêu, ấy là thứ đáng sợ nhất mà không người đàn ông nào muốn đối diện chính là nước mắt của người phụ nữ mà họ yêu. Bởi khi nhìn thấy phụ nữ khóc, đa phần đàn ông sẽ cảm thấy hoảng hốt, bối rối, sợ hãi. Tâm trạng, tình cảnh đó của đàn ông được nhạc sĩ chuyển vào âm nhạc thật khéo léo và tinh tế: “Khi người yêu tôi khóc trời cũng giăng sầu, cho từng cơn mưa lũ xoáy trong tâm hồn”.
Nước mắt của người phụ nữ khiến tâm trạng của người đàn ông sụp đổ, héo hắt theo, thậm chí còn vần vũ, bi luỵ hơn. Bởi đa số đàn ông sẽ không biết phải làm gì để xoa dịu, dỗ dành người mình yêu và có khi càng dỗ dành lại càng… gây thêm tội.
Mây, từ đâu mây đến mờ dấu chân trời
Em tại sao em tới cho anh yêu vội
Cho một lần yêu cuối là phút lẻ loi
Em ơi hãy nói vạn lời sầu đắng như em vừa trách anh
Từng câu hát cất lên lần lượt thể hiện sự “bất lực”, khó hiểu của chàng trai trước tiếng khóc của cô gái. “Mây – từ đâu mây đến mờ dấu chân trời?” là câu hỏi khiến chàng trai vô cùng bối rối. Chàng muốn hỏi cho rõ, cho tường tận, tại sao nàng lại khóc, tại sao nàng lại sầu luỵ đến như vậy, lại khiến chàng rối bời mịt mùng như vậy, nhưng làm sao để hỏi? Và sẽ chẳng có cô gái nào trong cơn sầu bi, đẫm lệ đem cắt nghĩa cho chàng được. Cũng như sẽ chẳng có câu trả lời nào có thể tường tận cho câu hỏi: “Em – tại sao em tới cho anh yêu vội?” của chàng. Chàng trai chỉ có thể nhún mình xuống, nhận hết tội lỗi về mình, năn nỉ, cứu chuộc bằng tất cả tấm chân tình: “Em ơi hãy nói vạn lời sầu đắng như em vừa trách anh”.
Em một đêm cúi mặt để cay đắng rơi thành giọt lệ đời
Anh niềm đau đến muộn từng chiều lặng im nhìn mưa bão tới
Khi hồn em rã rời ngày vui xé đôi tình ngỡ xa xôi
Anh xin trọn đời gói thân trong một lần hối tiếc mãi thôi
Và chàng trai bộc bạch lòng mình rằng, khi em cúi mặt đánh rơi những giọt nước mắt đắng cay thì anh cũng “niềm đau đến muộn từng chiều lặng im nhìn mưa bão tới”, bởi anh vụng về lắm, bối rối lắm, dù rất đau khổ, anh cũng chẳng biết làm gì để nguôi ngoai em. Anh sẽ đành ngồi đó lặng im để em trút giận, để “nhìn mưa bão tới”, chờ cơn giận của em đi qua, chờ nỗi buồn của em nguôi ngoai. Nhưng anh cũng rất sợ hãi “Khi hồn em rã rời ngày vui xé đôi tình ngỡ xa xôi”. Anh sợ em chán chường, mệt mỏi mà để “tình ngỡ xa xôi”. Vậy nên “Anh xin trọn đời gói thân trong một lần hối tiếc mãi thôi”. Em hãy nhìn sự hối tiếc của anh, sự chân thành của anh mà nguôi ngoai và ngừng rơi lệ.
Phụ nữ có thể dễ khóc mau quên, nhưng đàn ông lại thường giữ ấn tượng về những cảm xúc “khó chịu”, bất lực khi đối diện với nước mắt phụ nữ rất lâu. Vậy nên, họ thường chọn những giải pháp để tránh phải nhìn những giọt mắt của người yêu, để có thể nhanh chóng xoa dịu cơn lệ nhoà.
Khi người yêu tôi khóc xin rất im lìm
Như từ lâu tôi dấu những cơn muộn phiền
Xin đừng đem nước mắt gội xoá niềm đau
Cho yêu thương đó em còn được giữ trong tâm hồn rất lâu
Chàng trai rón rén nâng niu, trân trọng người mình yêu bằng những hành động thật đáng yêu: “Khi người yêu tôi khóc xin rất im lìm”. Chàng cầu mong tất cả hãy “im lìm” để cô gái được thoải mái trút sầu, để mình chàng vỗ về cô bằng tình yêu rất chân thành của mình. Đồng thời chàng cũng nhắn nhủ người yêu “xin đừng đem nước mắt gội xoá niềm đau”, bởi sẽ chẳng có niềm đau nào được gội rửa bằng nước mắt, mà ngược lại quá nhiều nước mắt có thể xoá nhoà những “yêu thương”, hạnh phúc, niềm vui trong tâm hồn.
Xuyên suốt toàn bộ nhạc phẩm, có thể thấy rõ chẳng có lời thề nguyện yêu đương thắm thiết nào được cất lên, nhưng người nghe vẫn có thể cảm nhận được một tình yêu tha thiết, nồng nàn, kiên nhẫn và bao dung hết mực của chàng trai dành cho cô gái, qua cách chàng trai “thể hiện” khi đối diện với nước mắt của người tình. Và chắc hẳn cô gái nào khi nghe những lời tình tự, âu yếm ấy cũng sẽ mau chóng nguôi ngoai mà xiêu lòng.
Trước năm 1975, tác giả Nhật Trường – Trần Thiện thanh đã thu âm ca khúc này với phần bè của ban Tứ Ca Nhật Trường:
Em một đêm cúi mặt để cay đắng rơi thành giọt lệ đời
Anh niềm đau đến muộn từng chiều lặng im nhìn mưa bão tới
Khi hồn em rã rời ngày vui xé đôi tình ngỡ xa xôi
Anh xin trọn đời gói thân trong một lần hối tiếc mãi thôi
Và chàng trai bộc bạch lòng mình rằng, khi em cúi mặt đánh rơi những giọt nước mắt đắng cay thì anh cũng “niềm đau đến muộn từng chiều lặng im nhìn mưa bão tới”, bởi anh vụng về lắm, bối rối lắm, dù rất đau khổ, anh cũng chẳng biết làm gì để nguôi ngoai em. Anh sẽ đành ngồi đó lặng im để em trút giận, để “nhìn mưa bão tới”, chờ cơn giận của em đi qua, chờ nỗi buồn của em nguôi ngoai. Nhưng anh cũng rất sợ hãi “Khi hồn em rã rời ngày vui xé đôi tình ngỡ xa xôi”. Anh sợ em chán chường, mệt mỏi mà để “tình ngỡ xa xôi”. Vậy nên “Anh xin trọn đời gói thân trong một lần hối tiếc mãi thôi”. Em hãy nhìn sự hối tiếc của anh, sự chân thành của anh mà nguôi ngoai và ngừng rơi lệ.
Phụ nữ có thể dễ khóc mau quên, nhưng đàn ông lại thường giữ ấn tượng về những cảm xúc “khó chịu”, bất lực khi đối diện với nước mắt phụ nữ rất lâu. Vậy nên, họ thường chọn những giải pháp để tránh phải nhìn những giọt mắt của người yêu, để có thể nhanh chóng xoa dịu cơn lệ nhoà.
Khi người yêu tôi khóc xin rất im lìm
Như từ lâu tôi dấu những cơn muộn phiền
Xin đừng đem nước mắt gội xoá niềm đau
Cho yêu thương đó em còn được giữ trong tâm hồn rất lâu
Chàng trai rón rén nâng niu, trân trọng người mình yêu bằng những hành động thật đáng yêu: “Khi người yêu tôi khóc xin rất im lìm”. Chàng cầu mong tất cả hãy “im lìm” để cô gái được thoải mái trút sầu, để mình chàng vỗ về cô bằng tình yêu rất chân thành của mình. Đồng thời chàng cũng nhắn nhủ người yêu “xin đừng đem nước mắt gội xoá niềm đau”, bởi sẽ chẳng có niềm đau nào được gội rửa bằng nước mắt, mà ngược lại quá nhiều nước mắt có thể xoá nhoà những “yêu thương”, hạnh phúc, niềm vui trong tâm hồn.
Xuyên suốt toàn bộ nhạc phẩm, có thể thấy rõ chẳng có lời thề nguyện yêu đương thắm thiết nào được cất lên, nhưng người nghe vẫn có thể cảm nhận được một tình yêu tha thiết, nồng nàn, kiên nhẫn và bao dung hết mực của chàng trai dành cho cô gái, qua cách chàng trai “thể hiện” khi đối diện với nước mắt của người tình. Và chắc hẳn cô gái nào khi nghe những lời tình tự, âu yếm ấy cũng sẽ mau chóng nguôi ngoai mà xiêu lòng.
Trước năm 1975, tác giả Nhật Trường – Trần Thiện thanh đã thu âm ca khúc này với phần bè của ban Tứ Ca Nhật Trường:
Tứ Ca Nhật Trường hát Người Yêu Tôi Khóc trước 1975
Tuy nhiên người thể hiện thành công bài hát này là giọng hát trữ tình của danh ca Sĩ Phú:
Sĩ Phú hát Người Yêu Tôi Khóc trước 1975
Bài: Niệm Quân
nhacxua.vn
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire