Câu chuyện về nhà nhiếp ảnh Nick Út và bức ảnh “Em bé Napalm”, mới đây được nhà bình luận Đức Hồng
viết trên BBC tiếng Việt, đã khởi đi rất nhiều tranh luận của người
Việt trong và ngoài nước. Bằng giọng văn thuyết phục và quả quyết, ông
Đức Hồng cho thấy sau bức ảnh “Em bé Napalm” đó còn nhiều điều chưa nói
hết, khiến lâu nay nhiều người Việt Nam vẫn lầm tưởng.
Bài
viết đặt một câu hỏi – rất hiển nhiên – mà cũng rất cay đắng, vì sao
cái gọi là nạn nhân chiến tranh xâm lược của Đế Quốc Mỹ, cuối cùng đã
tìm cách đào thoát và được giúp tị nạn ở phương Tây, chứ không ở lại
Việt Nam. Nạn nhân đó cũng không muốn được hưởng vinh quang như một biểu
tượng chống chiến tranh. Và rồi cô Kim Phúc, nhân vật chính trong bức
ảnh đó, có hài lòng cho cuộc đời trở thành điểm tựa đẹp nhất cho quân
đội miền Bắc Việt Nam hay không?
Sự
thật là năm 1992, cô Kim Phúc đã thoát khỏi Việt Nam, tị nạn ở Canada
để không biến mình thành công cụ truyên truyền cho một phía, cũng như
tác giả Đức Hồng đặt lên một câu hỏi rất đáng chú ý rằng năm 1972, những
người lính Cộng sản Bắc Việt đang làm gì ở đất của miền Nam trong một
hiệp định phân chia đất nước vẫn còn hiệu lực, và vì sao “các em nhỏ ấy
lại chạy về phía lính Việt Nam Cộng hòa để kêu cứu mà không một chút sợ
sệt, sao các em không chọn những người lính Cộng sản Bắc Việt cũng đang
lẩn trốn ở ngay gần đó?”.
Sự
thật ít người biết là gia đình cô Kim Phúc cũng bị đánh tư sản vào năm
1975. Cả nhà sống rất khó khăn. Năm 1982 khi một phóng viên Đức đến Việt
Nam để tìm lại nhân vật lịch sử trong bức ảnh “em bé Napalm” thi Phúc
bị ép trở thành một nhân vật tuyên truyền. Mọi thời gian sinh hoạt của
cô Kim Phúc đều bị công an kiểm soát chặt chẽ. Thậm chí Kim Phúc bị buộc
thôi học trường đại học Y khoa ở Sài Gòn, về sống ở quê Trảng Bàng để
tiện dễ kiểm soát ngôn ngữ tuyên truyền. Sau đó, khi lấy chồng là một du
học sinh sống ở Cuba, nhân một chuyến đi, máy bay ngừng chặng ở Gander,
Newfoundland (Canada), Kim Phúc cùng chồng trốn khỏi sự kiểm soát của
công an viên đi kèm và xin tị nạn. Mọi sự kiện này không là lời kể
miệng, mà được bày tỏ công khai trên trang web riêng của Kim Phúc tên là
Kim Foundation, quỹ từ thiện do cô sáng lập và cũng như trong quyền hồi
kí The Girl in the Picture.
Cùng
với những câu hỏi của tác giả Đức Hồng, cũng có một câu hỏi khác được
đặt ra, là một người phóng viên của AP, vì sao từ vị trí là một nhiếp
ảnh gia ghi chép sự kiện một cách trung dung, ông Nick Út dần dần biến
mình thành một người quảng bá sai ý nghĩa của bức ảnh, biến mình thành
một nhân vật tuyên truyền?
Trong cuộc tranh cãi về sự kiện ông Níck Út trở lại Việt Nam lần này, họa sĩ Trịnh Cung nêu một ý kiến khác. “Nếu
là một phóng viên có đạo đức, Nick Út đã phải có một thái độ khác. Trái
lại, ông Út đã biến cơ hội giữ lại khoảng khắc thương đau của một sinh
mệnh, tạo hào quang cho mình, mà không đứng về sự thật của nạn nhân
trong suốt nhiều năm liền”, họa sĩ Trịnh Cung nói, ”giả sử khi
được trao giải Pulitzer, ông Nick từ chối và trao tặng cho nạn nhân mà
ông chụp được, có lẽ ông đã giải bày được một cách khiêm tốn về cơ may –
hơn là tài năng – và tỏa sáng gấp bội lần hơn lúc này”.
Nhưng
điều quan trọng là bên cạnh sự thật ít ai biết về cô Kim Phúc khi phải
đào thoát sang Canada – trong số ít đó có ông Nick – thì dường như ông
cũng tảng lờ việc đứng về phía nỗi khổ và khó khăn của cô Kim Phúc, và
chỉ bám chặt vào bề mặt bức ảnh để nuôi ánh hào quang cho mình, phản bội
lại đạo đức nghề nghiệp báo chí, là phải nói thật về điều mình thấy.
Đạo
đức nghề nghiệp đó, đã được chứng minh như chuyện nhà nhiếp ảnh Eddie
Adams với bức ảnh chấn động thế giới về tướng Nguyễn Ngọc Loan
khi bắn phục binh Bắc Việt Bảy Lốp vào năm 1968. Sau khi biết được sự
thật, nhất là khi nghe tin tướng Loan qua đời, Eddie Adamas đã nói với
báo chí rằng ông đã rất hối hận vì bức ảnh đó làm hại một tướng quân và
làm hại một chế độ. Đạo đức con người cũng đã được thể hiện, khi diễn
viên Jane Fonda đi ra miền Bắc Việt Nam cổ vũ cho cuộc chiến tranh tương
tàn vào năm 1972. Nhiều năm sau, nhiều lần, người diễn viên này đã bày
tỏ sự hối hận vô bờ bến về hành động của mình khi biết rõ mọi chuyện.
Thậm chí năm 2015, bà Jane Fonda lập lại lời xin lỗi đến các cựu chiến
binh Mỹ một lần nữa về bức ảnh đó, ngay sau khi có chuyện kể rằng vào
gần ngày 30-4, một cựu binh Mỹ gặp bà ở ngoài đường đã nhổ nước miếng
xuống đất và mắng “bitch”.
Nhưng
Nick thì không. Đặc biệt sẽ càng không lâu hơn nữa, khi gần đây, có
người đưa lên trên mạng các bức ảnh cho thấy ông đứng selfie cạnh tượng
đồng của lãnh tụ lừng danh của đảng CSVN, ông Hồ Chí Minh. Dù có thể
việc selfie đó chỉ nhằm làm trơn tru cho việc triển lãm ảnh chiến tranh
Việt Nam của AP, cũng như việc ra sách của ông Nick trong nước.
Chắc
chắn trong các buổi ra sách, và ký tặng, ông Nick cũng sẽ không nói gì
về sự thật sau bức ảnh của cô Kim Phúc, và cũng sẽ im lặng như một sự
tán đồng với hệ thống truyên truyền Nhà nước rằng đó chính là bức ảnh tố
cáo tội ác xâm lược của đế quốc Mỹ.
Ngẫm nghĩ riêng, và đôi khi lại thấy chạnh lòng cho nhà nhiếp ảnh của nhà nước Việt Nam, ông Đoàn Công Tính.
Khác
với ông Nick Út, ông Đoàn Công Tính là một nhà nhiếp ảnh chiến trường
thật sự và lăn lộn với tất cả những hình ảnh mà ông ta có được. Thực tế
là ông Tính không có ý định tham gia Pulitzer hay hoạt động nhiếp ảnh gì
của bọn phương Tây tư bản phản động cả. Ông chỉ có tinh thần trong sáng
của một nhà nhiếp ảnh nỗ lực phục vụ theo mệnh lệnh, và ông cố gắng làm
tốt mọi thứ. Gần đây, việc phát hiện ông thay nền khác cho đẹp hơn
trong một bức ảnh chiến tranh nổi tiếng của ông, thật ra chỉ là một
trong những ý định tiếp tục làm đẹp nhất phần công việc tuyên truyền
theo chỉ đạo của mình, mà suốt đời ông đã phục vụ trung thành. Về một ý
nghĩa nào đó, Đoàn Công Tính không có lỗi, thậm chí đáng khen ngợi.
Sai
lầm ở đây là giới nhiếp ảnh phương Tây đã háo hức chọn ông Tính để đưa
ông vào một môi trường khác mà ông không hề có kinh nghiệm, cũng ông
Tính cũng không hình dung rồi mình sẽ ra sao. Những nhà nhiếp ảnh chiến
tranh phương Tây thật sự trở thành những kẻ ngốc nghếch khi không hiểu
rằng nhiếp ảnh phục vụ tuyên truyền ở Việt Nam, cũng như nhiều nước xã
hội chủ nghĩa khác là có thể làm mọi thứ, miễn sao đạt mục đích. Trong
khi đó, nhiếp ảnh phương Tây cần giá trị nguyên gốc của sự kiện. Khác
biệt về môi trường và con người rất rõ.
Đặt
sai vị trí, có thể làm hỗn loạn nhiều thứ trong dòng chảy thời gian của
con người. Như bức ảnh của Eddie Adams hay của Jane Fonda chẳng hạn.
Nếu để nguyên giá trị của ông Đoàn Công Tính trong thời đại và môi
trường phụng sự Đảng và Nhà nước – ông sẽ mãi mãi tỏa sáng và đáng
ngưỡng mộ. Cũng như ông Nick Út sẽ mãi mãi tỏa sáng với bức ảnh “Em bé
Napalm” trong sự im lặng thỏa hiệp và lừa dối của ông.
Nếu
để ca ngợi, tôi sẽ chọn ông Đoàn Công Tính, vì ông Tính không có gì
khác, ngoài “sự thật” mà ông chân thành phô bày với tất cả mọi người. Dù
trơ trẽn nhưng ít ra ông đã làm tốt bổn phận bề tôi của mình.
Tuấn Khanh
(Nguồn: Blog Tuấn Khanh)
(Nguồn: Blog Tuấn Khanh)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire