“Nắng Chiều” là bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Đằng sau bài hát này có các giai thoại về hoàn cảnh ra đời được kể lại. Xin đăng 2 giai thoại này được viết bởi nhà thơ Du Tử Lê và nhà báo Hà Đình Nguyên. Một điều kỳ lạ là 2 giai thoại này có nội dung hoàn toàn khác nhau
Những người theo dõi sinh hoạt âm nhạc ở miền Nam Việt Nam vào giữa thập niên 1960, hẳn chưa quên rằng trong chương trình nhạc FM, thỉnh thoảng, người nghe lại bắt gặp một nhạc phẩm rất quen thuộc, bài “Nắng Chiều” của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, được hòa tấu bởi một dàn nhạc Mỹ là Synphony of the New York City.
Có thể nói, đó là một trong vài nhạc phẩm Việt Nam đầu tiên, cất cánh, bay lên và ra khỏi không gian hạn hẹp của đất nước. Nhạc phẩm hòa tấu này, hôm nay, trên vòm trời quốc tế, giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, thỉnh thoảng, người ta vẫn còn được nghe lại.
Tuy nhiên, có thể không nhiều người lắm, biết được lai lịch hay cái sinh phần hoặc định mệnh khốc liệt, nếu có thể nói được như vậy, về nhạc phẩm đó.
Sinh thời, nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương, một người bạn rất thân với Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, hơn một lần kể rằng, nhạc phẩm “Nắng Chiều” là ca khúc đầu tay của Lê Trọng Nguyễn.
Gọi là ca khúc đầu tay bởi vì Lê Trọng Nguyễn viết nhạc từ những năm giữa thập niên 40, nhưng ông chỉ viết những nhạc phẩm không lời. Lê Trọng Nguyễn không hề viết ca khúc, hiểu theo nghĩa một nhạc phẩm có lời hát đi kèm.
Mãi tới đầu năm 1952, khi Lê Trọng Nguyễn gặp một thiếu nữ Nhật Bản lúc đó đang làm việc cho tòa lãnh sự Nhật Bản ở Saigon. Khi hai người yêu nhau, Lê Trọng Nguyễn mới viết nhạc có lời. Và ca khúc đầu tiên đó là “Nắng Chiều”, ghi lại cuộc tình của hai người. Giữa thập niên 50, khi hết nhiệm kỳ, người con gái xứ Mặt Trời Mọc này mang nhạc phẩm “Nắng Chiều” về nước, chuyển sang lời Nhật.
Chỉ một sớm một chiều, nhạc phẩm “Nắng Chiều” nổi tiếng khắp xứ Phù Tang. Đó là lần đầu tiên dân Nhật biết tới nền tân nhạc Việt.
Đầu thập niên 60, Shoshi Koe, tên tạm chỉ người con gái Nhật Bản này, vận động với bộ ngoại giao Nhật, xin trở lại Saigon.
Năm 1961, Shoshi được toại nguyện. Cuộc tình giữa một nhạc sĩ Việt Nam và một cô gái Nhật được nối tiếp. Ở thời điểm 1963, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sáng tác thêm hai ca khúc, đó là các bài “Sao Đêm” và “Chiều Bên Giáo Đường”. Cả hai ca khúc này đều được những người làm nhạc và yêu nhạc ở Saigòn đón nhận như những hạt ngọc trân quý nhất của tân nhạc Việt Nam thời gian này.
Nhưng cuộc tình của dị biệt chủng tộc kia chỉ kéo dài thêm được 3 năm thì thình lình đứt đoạn. Cuối năm 1963, Shoshi bị chính phủ Nhật gọi về nước.
Trước khi chia tay người yêu, Shoshi nói cô sẽ vận động để trở lại Việt Nam hoặc đưa nhạc sĩ Lê trọng Nguyễn qua Nhật Bản để chính thức thành hôn. Nếu không làm được điều ấy, cô sẽ tự chấm dứt đời sống của mình.
Một năm sau, năm 1964, các báo ở Tokyo đồng loạt đăng tải về cái chết của Shoshi, đồng thời chuyện tình giữa cô và một nhạc sĩ Việt Nam được tường thuật tỉ mỉ.
Một lần nữa, ca khúc “Nắng Chiều” lại thắp lên những ngọn lửa rát bỏng đau đớn, chia lìa trong tâm hồn dân Nhật. Và giới làm nhạc Hoa kỳ chú ý tới ca khúc “Nắng Chiều” của Lê Trọng Nguyễn, cũng khởi từ cái kết thúc bi thảm của cuộc tình dị chủng đó.
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sinh ngày mồng 1 tháng 5, 1927 tại Quảng Nam. Ông đã sống với mối tình khốc liệt của mình tới năm 1985, khi đã 58 tuổi, ông mới lập gia đình.
Lê Trọng Nguyễn định cư tại Hoa kỳ năm 1981, cư ngụ tại thành phố Glendale, thuộc quận hạt Los Angeles cho đến khi qua đời năm 2004.
Câu chuyện bên trên được nhà thơ Du Tử Lê – người sinh sống cùng thời với Lê Trọng Nguyễn kể lại trong một bài viết.
Tuy nhiên chuyện tình trong bài hát Nắng Chiều này lại được nhà báo Hà Đình Nguyên kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Xin trích nguyên văn bài này đăng trên báo Thanh Niên hồi năm 2011 như sau:
Có thể nói nhạc phẩm “Nắng Chiều” của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là một trong những bài nhạc boléro “kinh điển”, được viết với cung trưởng trẻ trung, buồn mà không bi lụy – rất hiếm gặp trong thời kỳ đầu của dòng nhạc boléro và cả sau này…
Lê Trọng Nguyễn sinh năm 1926 tại Điện Bàn (Quảng Nam). Ông tên thật là Lê Trọng, còn chữ Nguyễn là họ của mẹ (sau này vợ ông cũng ghép tên ông vào trước tên mình: Lê Trọng Nguyễn Thị Nga). Cha mất sớm, bà mẹ trẻ chấp nhận ở góa để nuôi ông và người em gái cho đến lúc trưởng thành… Có lẽ cơ duyên để ông đến với âm nhạc là do có một thời kỳ (1942-1945) ông sống ở Hà Nội và làm bạn với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Sau này, ông học hàm thụ Trường École Universelle (Pháp) và trở thành hội viên Hội Nhạc sĩ Pháp SACEM (La Société des auteurs, compositeurs et éditeurs de musique). Ca khúc đầu tay “Ngày mai trời lại sáng” được viết năm 1946. Ông sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của ông đều có giá trị nghệ thuật cao, giai điệu và ca từ trau chuốt, hình ảnh đẹp như tranh (Chiều bên giáo đường, Lá rơi bên thềm, Sóng Đà giang, Sao đêm…). Tuy nhiên, nói đến Lê Trọng Nguyễn là người ta nghĩ ngay đến ca khúc “Nắng chiều”.
Hai bóng hồng trong một bản nhạc
Chất “bột” để “gột nên hồ” đầu tiên cho “Nắng chiều” là trong thời kỳ Nhật đảo chính Pháp (1945), có một gia đình công chức Nam triều từ Quy Nhơn chạy ra tá túc ở Hội An, gần nhà của Lê Trọng Nguyễn. Gia đình này chỉ có duy nhất cô con gái đang tuổi xuân thì. Tình yêu giữa đôi bạn trẻ chớm nở, đẹp và mong manh như cánh hoa trong thời ly loạn. Chỉ ít lâu sau, gia đình nàng lại rời bỏ Hội An.
Một thời gian sau, Lê Trọng Nguyễn cũng bỏ Hội An ra Huế. Ở đây anh có người bạn thân Vũ Đức Duy, anh này là cháu họ bà Từ Cung (thân mẫu vua Bảo Đại). Anh bạn này thường rủ Lê Trọng Nguyễn đến thăm bà Từ Cung ở cung An Định (cung này không nằm trong thành nội mà ở sát bờ sông An Cựu) vừa ngắm cảnh. Chính từ những chuyến đi chơi này mà Lê Trọng Nguyễn gặp được “chất bột” thứ hai: nàng thiếu nữ họ Hoàng, hoa khôi của đất thần kinh.
Một chiều ngồi bên hồ sen, bất chợt cô gái ấy đi qua. Bóng dáng thướt tha ấy “ngược sáng” trong ánh tà dương. Nhìn “cô này”, bất giác Nguyễn… nhớ “cô kia” quá đỗi! Thế là bật lên tứ nhạc:
Qua bến nước xưa lá hoa về chiều.
Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa.
Khi đến cuối thôn chân bước không hồn.
Nhớ sao là nhớ, bóng người ngày xưa…
Chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ, Lê Trọng Nguyễn đã viết xong “Nắng chiều” (1952). Ở Huế, Lê Trọng Nguyễn còn chơi thân với nhóm bạn văn nghệ (Minh Trang, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Hiền, Kim Tước…) nên khi bản Nắng Chiều được xuất bản, chính Minh Trang là người hát và thu âm đầu tiên. Bản thu âm được phát thường xuyên trên hai đài phát thanh Huế và Sài Gòn từ năm 1953 trở về sau khiến Nắng chiều lan tỏa khắp Trung – Nam.
“Nắng chiều” và hai bóng hồng… ngoại
Năm 1957 ban nhạc Toho Geino (Nhật Bản) sang Việt Nam lưu diễn, và họ đã nhờ phía Việt Nam chọn 12 ca khúc đang nổi tiếng trong nước để tập và sẽ hát “giao lưu” với khán giả. Duyên trời đã đưa đẩy nữ ca sĩ Midori Satsuki chọn hát “Nắng Chiều” và cô đã được khán giả ở Hội chợ Thị Nghè hoan hô nhiệt liệt. Thích quá, Midori Satsuki quyết định chuyển soạn cho “Nắng chiều” có cả lời Nhật lẫn lời Anh (với tựa Evening sunshine hoặc Afternoon sun), và cô đã thể hiện rất thành công trên đài phát thanh Sài Gòn và Tokyo trong suốt nhiều năm với bản nhạc “tủ” này.
Vậy là “Nắng Chiều” không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang vọng khắp xứ Phù Tang… Từ cái “duyên” do “Nắng Chiều” đem tới, tác giả ca khúc và người thể hiện đã gặp gỡ nhau, rồi tỏ ra rất “tâm đầu ý hợp”. Họ đã có một thời gian bên nhau thật đẹp khi ở Việt Nam và khi Midori Satsuki về nước họ vẫn giữ liên lạc qua thư từ (năm 2004, gia đình cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và những người thực hiện CD Lê Trọng Nguyễn Collection ở California (Mỹ) đã liên lạc được với bà Midori Satsuki. Bà vẫn còn làm việc ở Đài truyền hình Tokyo và xác nhận là mình vẫn còn nhớ bản “Nắng Chiều“).
Chưa hết, năm 1960 cô ca sĩ Đài Loan tên Kỷ Lộ Hà đến Đà Nẵng trình diễn và đã làm khán giả Việt Nam bất ngờ khi cô hát “Nắng Chiều” bằng tiếng Hoa do Thận Chi đặt lời. Thận Chi (1928-1988) là một tên tuổi lớn của Đài Loan trong lĩnh vực biên kịch và soạn nhạc. Ông cũng thành công trong việc đặt lời Hoa cho nhiều ca khúc quốc tế, trong đó có Nắng chiều…
Khi biết tác giả của “Nắng Chiều” đang ở Hội An, Kỷ Lộ Hà đã đến gặp để xin phép về mặt tác quyền. Tuy Lê Trọng Nguyễn không chính thức thừa nhận nhưng nhiều người trong giới, cùng thời với Lê Trọng Nguyễn đã tiết lộ rằng ngay trong cuộc gặp ấy, “Đài ca nương” đã bị “Việt nhạc lang”… hớp hồn bởi nét hào hoa, lịch thiệp – thậm chí nàng còn viết thư cho chàng.
Nghĩ cũng… ngộ, Nắng Chiều được hình thành từ cảm hứng do hai giai nhân “nội” mà tác giả thoáng gặp, thoáng yêu đem lại. Rồi “Nắng Chiều” nổi tiếng lan ra hải ngoại lại cũng do hai bóng hồng “ngoại” đến với nhạc sĩ: gặp một thoáng, yêu một thoáng. Thoáng tụ, thoáng tan như vạt nắng chiều.
Như vậy, chỉ với 1 bài hát nhưng lại có 2 giai thoại hoàn toàn khác nhau, được kể lại bởi những người đều rất có uy tín. Sự thật như thế nào vẫn chưa được rõ, xin phép để bạn đọc tự xem xét.
nhacxua.vn
https://nhacxua.vn/cau-chuyen-tinh-bi-thuong-cua-co-gai-nhat-ban-cung-nhac-si-le-trong-nguyen-tac-gia-bai-nang-chieu/
Những người theo dõi sinh hoạt âm nhạc ở miền Nam Việt Nam vào giữa thập niên 1960, hẳn chưa quên rằng trong chương trình nhạc FM, thỉnh thoảng, người nghe lại bắt gặp một nhạc phẩm rất quen thuộc, bài “Nắng Chiều” của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, được hòa tấu bởi một dàn nhạc Mỹ là Synphony of the New York City.
Có thể nói, đó là một trong vài nhạc phẩm Việt Nam đầu tiên, cất cánh, bay lên và ra khỏi không gian hạn hẹp của đất nước. Nhạc phẩm hòa tấu này, hôm nay, trên vòm trời quốc tế, giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, thỉnh thoảng, người ta vẫn còn được nghe lại.
Tuy nhiên, có thể không nhiều người lắm, biết được lai lịch hay cái sinh phần hoặc định mệnh khốc liệt, nếu có thể nói được như vậy, về nhạc phẩm đó.
Sinh thời, nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương, một người bạn rất thân với Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, hơn một lần kể rằng, nhạc phẩm “Nắng Chiều” là ca khúc đầu tay của Lê Trọng Nguyễn.
Gọi là ca khúc đầu tay bởi vì Lê Trọng Nguyễn viết nhạc từ những năm giữa thập niên 40, nhưng ông chỉ viết những nhạc phẩm không lời. Lê Trọng Nguyễn không hề viết ca khúc, hiểu theo nghĩa một nhạc phẩm có lời hát đi kèm.
Mãi tới đầu năm 1952, khi Lê Trọng Nguyễn gặp một thiếu nữ Nhật Bản lúc đó đang làm việc cho tòa lãnh sự Nhật Bản ở Saigon. Khi hai người yêu nhau, Lê Trọng Nguyễn mới viết nhạc có lời. Và ca khúc đầu tiên đó là “Nắng Chiều”, ghi lại cuộc tình của hai người. Giữa thập niên 50, khi hết nhiệm kỳ, người con gái xứ Mặt Trời Mọc này mang nhạc phẩm “Nắng Chiều” về nước, chuyển sang lời Nhật.
Chỉ một sớm một chiều, nhạc phẩm “Nắng Chiều” nổi tiếng khắp xứ Phù Tang. Đó là lần đầu tiên dân Nhật biết tới nền tân nhạc Việt.
Đầu thập niên 60, Shoshi Koe, tên tạm chỉ người con gái Nhật Bản này, vận động với bộ ngoại giao Nhật, xin trở lại Saigon.
Năm 1961, Shoshi được toại nguyện. Cuộc tình giữa một nhạc sĩ Việt Nam và một cô gái Nhật được nối tiếp. Ở thời điểm 1963, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sáng tác thêm hai ca khúc, đó là các bài “Sao Đêm” và “Chiều Bên Giáo Đường”. Cả hai ca khúc này đều được những người làm nhạc và yêu nhạc ở Saigòn đón nhận như những hạt ngọc trân quý nhất của tân nhạc Việt Nam thời gian này.
Nhưng cuộc tình của dị biệt chủng tộc kia chỉ kéo dài thêm được 3 năm thì thình lình đứt đoạn. Cuối năm 1963, Shoshi bị chính phủ Nhật gọi về nước.
Trước khi chia tay người yêu, Shoshi nói cô sẽ vận động để trở lại Việt Nam hoặc đưa nhạc sĩ Lê trọng Nguyễn qua Nhật Bản để chính thức thành hôn. Nếu không làm được điều ấy, cô sẽ tự chấm dứt đời sống của mình.
Một năm sau, năm 1964, các báo ở Tokyo đồng loạt đăng tải về cái chết của Shoshi, đồng thời chuyện tình giữa cô và một nhạc sĩ Việt Nam được tường thuật tỉ mỉ.
Một lần nữa, ca khúc “Nắng Chiều” lại thắp lên những ngọn lửa rát bỏng đau đớn, chia lìa trong tâm hồn dân Nhật. Và giới làm nhạc Hoa kỳ chú ý tới ca khúc “Nắng Chiều” của Lê Trọng Nguyễn, cũng khởi từ cái kết thúc bi thảm của cuộc tình dị chủng đó.
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sinh ngày mồng 1 tháng 5, 1927 tại Quảng Nam. Ông đã sống với mối tình khốc liệt của mình tới năm 1985, khi đã 58 tuổi, ông mới lập gia đình.
Lê Trọng Nguyễn định cư tại Hoa kỳ năm 1981, cư ngụ tại thành phố Glendale, thuộc quận hạt Los Angeles cho đến khi qua đời năm 2004.
Câu chuyện bên trên được nhà thơ Du Tử Lê – người sinh sống cùng thời với Lê Trọng Nguyễn kể lại trong một bài viết.
Tuy nhiên chuyện tình trong bài hát Nắng Chiều này lại được nhà báo Hà Đình Nguyên kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Xin trích nguyên văn bài này đăng trên báo Thanh Niên hồi năm 2011 như sau:
Có thể nói nhạc phẩm “Nắng Chiều” của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là một trong những bài nhạc boléro “kinh điển”, được viết với cung trưởng trẻ trung, buồn mà không bi lụy – rất hiếm gặp trong thời kỳ đầu của dòng nhạc boléro và cả sau này…
Lê Trọng Nguyễn sinh năm 1926 tại Điện Bàn (Quảng Nam). Ông tên thật là Lê Trọng, còn chữ Nguyễn là họ của mẹ (sau này vợ ông cũng ghép tên ông vào trước tên mình: Lê Trọng Nguyễn Thị Nga). Cha mất sớm, bà mẹ trẻ chấp nhận ở góa để nuôi ông và người em gái cho đến lúc trưởng thành… Có lẽ cơ duyên để ông đến với âm nhạc là do có một thời kỳ (1942-1945) ông sống ở Hà Nội và làm bạn với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Sau này, ông học hàm thụ Trường École Universelle (Pháp) và trở thành hội viên Hội Nhạc sĩ Pháp SACEM (La Société des auteurs, compositeurs et éditeurs de musique). Ca khúc đầu tay “Ngày mai trời lại sáng” được viết năm 1946. Ông sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của ông đều có giá trị nghệ thuật cao, giai điệu và ca từ trau chuốt, hình ảnh đẹp như tranh (Chiều bên giáo đường, Lá rơi bên thềm, Sóng Đà giang, Sao đêm…). Tuy nhiên, nói đến Lê Trọng Nguyễn là người ta nghĩ ngay đến ca khúc “Nắng chiều”.
Chất “bột” để “gột nên hồ” đầu tiên cho “Nắng chiều” là trong thời kỳ Nhật đảo chính Pháp (1945), có một gia đình công chức Nam triều từ Quy Nhơn chạy ra tá túc ở Hội An, gần nhà của Lê Trọng Nguyễn. Gia đình này chỉ có duy nhất cô con gái đang tuổi xuân thì. Tình yêu giữa đôi bạn trẻ chớm nở, đẹp và mong manh như cánh hoa trong thời ly loạn. Chỉ ít lâu sau, gia đình nàng lại rời bỏ Hội An.
Một thời gian sau, Lê Trọng Nguyễn cũng bỏ Hội An ra Huế. Ở đây anh có người bạn thân Vũ Đức Duy, anh này là cháu họ bà Từ Cung (thân mẫu vua Bảo Đại). Anh bạn này thường rủ Lê Trọng Nguyễn đến thăm bà Từ Cung ở cung An Định (cung này không nằm trong thành nội mà ở sát bờ sông An Cựu) vừa ngắm cảnh. Chính từ những chuyến đi chơi này mà Lê Trọng Nguyễn gặp được “chất bột” thứ hai: nàng thiếu nữ họ Hoàng, hoa khôi của đất thần kinh.
Một chiều ngồi bên hồ sen, bất chợt cô gái ấy đi qua. Bóng dáng thướt tha ấy “ngược sáng” trong ánh tà dương. Nhìn “cô này”, bất giác Nguyễn… nhớ “cô kia” quá đỗi! Thế là bật lên tứ nhạc:
Qua bến nước xưa lá hoa về chiều.
Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa.
Khi đến cuối thôn chân bước không hồn.
Nhớ sao là nhớ, bóng người ngày xưa…
Chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ, Lê Trọng Nguyễn đã viết xong “Nắng chiều” (1952). Ở Huế, Lê Trọng Nguyễn còn chơi thân với nhóm bạn văn nghệ (Minh Trang, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Hiền, Kim Tước…) nên khi bản Nắng Chiều được xuất bản, chính Minh Trang là người hát và thu âm đầu tiên. Bản thu âm được phát thường xuyên trên hai đài phát thanh Huế và Sài Gòn từ năm 1953 trở về sau khiến Nắng chiều lan tỏa khắp Trung – Nam.
“Nắng chiều” và hai bóng hồng… ngoại
Năm 1957 ban nhạc Toho Geino (Nhật Bản) sang Việt Nam lưu diễn, và họ đã nhờ phía Việt Nam chọn 12 ca khúc đang nổi tiếng trong nước để tập và sẽ hát “giao lưu” với khán giả. Duyên trời đã đưa đẩy nữ ca sĩ Midori Satsuki chọn hát “Nắng Chiều” và cô đã được khán giả ở Hội chợ Thị Nghè hoan hô nhiệt liệt. Thích quá, Midori Satsuki quyết định chuyển soạn cho “Nắng chiều” có cả lời Nhật lẫn lời Anh (với tựa Evening sunshine hoặc Afternoon sun), và cô đã thể hiện rất thành công trên đài phát thanh Sài Gòn và Tokyo trong suốt nhiều năm với bản nhạc “tủ” này.
Vậy là “Nắng Chiều” không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang vọng khắp xứ Phù Tang… Từ cái “duyên” do “Nắng Chiều” đem tới, tác giả ca khúc và người thể hiện đã gặp gỡ nhau, rồi tỏ ra rất “tâm đầu ý hợp”. Họ đã có một thời gian bên nhau thật đẹp khi ở Việt Nam và khi Midori Satsuki về nước họ vẫn giữ liên lạc qua thư từ (năm 2004, gia đình cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và những người thực hiện CD Lê Trọng Nguyễn Collection ở California (Mỹ) đã liên lạc được với bà Midori Satsuki. Bà vẫn còn làm việc ở Đài truyền hình Tokyo và xác nhận là mình vẫn còn nhớ bản “Nắng Chiều“).
Chưa hết, năm 1960 cô ca sĩ Đài Loan tên Kỷ Lộ Hà đến Đà Nẵng trình diễn và đã làm khán giả Việt Nam bất ngờ khi cô hát “Nắng Chiều” bằng tiếng Hoa do Thận Chi đặt lời. Thận Chi (1928-1988) là một tên tuổi lớn của Đài Loan trong lĩnh vực biên kịch và soạn nhạc. Ông cũng thành công trong việc đặt lời Hoa cho nhiều ca khúc quốc tế, trong đó có Nắng chiều…
Khi biết tác giả của “Nắng Chiều” đang ở Hội An, Kỷ Lộ Hà đã đến gặp để xin phép về mặt tác quyền. Tuy Lê Trọng Nguyễn không chính thức thừa nhận nhưng nhiều người trong giới, cùng thời với Lê Trọng Nguyễn đã tiết lộ rằng ngay trong cuộc gặp ấy, “Đài ca nương” đã bị “Việt nhạc lang”… hớp hồn bởi nét hào hoa, lịch thiệp – thậm chí nàng còn viết thư cho chàng.
Nghĩ cũng… ngộ, Nắng Chiều được hình thành từ cảm hứng do hai giai nhân “nội” mà tác giả thoáng gặp, thoáng yêu đem lại. Rồi “Nắng Chiều” nổi tiếng lan ra hải ngoại lại cũng do hai bóng hồng “ngoại” đến với nhạc sĩ: gặp một thoáng, yêu một thoáng. Thoáng tụ, thoáng tan như vạt nắng chiều.
Như vậy, chỉ với 1 bài hát nhưng lại có 2 giai thoại hoàn toàn khác nhau, được kể lại bởi những người đều rất có uy tín. Sự thật như thế nào vẫn chưa được rõ, xin phép để bạn đọc tự xem xét.
nhacxua.vn
https://nhacxua.vn/cau-chuyen-tinh-bi-thuong-cua-co-gai-nhat-ban-cung-nhac-si-le-trong-nguyen-tac-gia-bai-nang-chieu/
*
* *
* *
NẮNG CHIỀU -Lê Trọng Nguyễn -Hà Thanh
Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
khi đến cuối thôn chân bước không hồn
Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ
Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh
Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm
Má em mầu ngà tóc thề nhẹ bay
Nay anh về qua sân nắng
chạnh nhớ câu thề tim tái tê
chẳng biết bây giờ
người em gái duyên ghé về đâu
Nay anh về nương dâu úa
giọng hát câu hò thôi hết đưa
hình bóng yêu kiều
kề hoa tím biết đâu mà tìm
Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà
Gợn buồn nhìn anh em nói em nói: "Mến anh!"
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi...
lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
khi đến cuối thôn chân bước không hồn
Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ
Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh
Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm
Má em mầu ngà tóc thề nhẹ bay
Nay anh về qua sân nắng
chạnh nhớ câu thề tim tái tê
chẳng biết bây giờ
người em gái duyên ghé về đâu
Nay anh về nương dâu úa
giọng hát câu hò thôi hết đưa
hình bóng yêu kiều
kề hoa tím biết đâu mà tìm
Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà
Gợn buồn nhìn anh em nói em nói: "Mến anh!"
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi...
*
* *
* *
Nắng Chiều (Lê Trọng Nguyễn) - Satsuki Midori (tiếng Nhật)
*
* *
*
* *
Dòng Nhạc Lê Trọng Nguyễn | Tác Giả & Tác Phẩm
01. Nắng Chiều (1953) – Hùng Cường & Quỳnh Giao.
02. Bến Giang Đầu (1959) – Hà Thanh.
03. Chiều Bên Giáo Đường (1962) – Hà Thanh.
04. Lá Rơi Bên Thềm (viết chung với Nguyễn Hiền, 1966) – Mỹ Thể.
05. Nắng Chiều (1953) – Minh Trang (a).
06. Sao Đêm (1963) – Thái Thanh (b).
07. Tìm Nơi Em (1969) – Thái Thanh.
08. Chim Chiều Không Tổ (1963) – Hà Thanh.
09. Bến Giang Đầu (1959) – Trường Hải.
10. Cung Điệu Buồn (1969) – Anh Ngọc, Nhật Bằng & Hồng Phúc.
(a) Bản thâu-âm đầu tiên, năm 1954.
(b) Lời thứ nhất được cô Thái Thanh hát, lời thứ hai được cô Quỳnh Giao hát sau 1975.
02. Bến Giang Đầu (1959) – Hà Thanh.
03. Chiều Bên Giáo Đường (1962) – Hà Thanh.
04. Lá Rơi Bên Thềm (viết chung với Nguyễn Hiền, 1966) – Mỹ Thể.
05. Nắng Chiều (1953) – Minh Trang (a).
06. Sao Đêm (1963) – Thái Thanh (b).
07. Tìm Nơi Em (1969) – Thái Thanh.
08. Chim Chiều Không Tổ (1963) – Hà Thanh.
09. Bến Giang Đầu (1959) – Trường Hải.
10. Cung Điệu Buồn (1969) – Anh Ngọc, Nhật Bằng & Hồng Phúc.
(a) Bản thâu-âm đầu tiên, năm 1954.
(b) Lời thứ nhất được cô Thái Thanh hát, lời thứ hai được cô Quỳnh Giao hát sau 1975.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire