mercredi 6 novembre 2019

Nhạc Sĩ Tuấn Khanh

Nhớ lại năm 1983, ông từ giã vợ, lén lút vội vã cùng con gái lên ghe nhỏ 8.5 mét vượt biển. “Từng hạt sương khuya hoen đôi mắt biếc sao khi chia ly hôn nhau một lần vội vã…” được vang lên những nốt nhạc trong ký ức của nhạc sĩ ngay trong 5 ngày 5 đêm lênh đênh trên biển. Đấy là chưa kể lúc ông còn đang thả mình giữa biển xanh, mà tài công bỏ sót ông giữa sóng dập vùi trong vòng 30 phút. Nếu con gái ông không la cầu cứu thì ông đã làm mồi cho cá giữa đáy đại dương biển xanh. Những cơn sóng vỗ đó bàng bạc trong “Nỗi Niềm” nhớ lại giờ vội vã chia tay “Đôi môi run run lệ tuôn khóe mắt, nên em cô đơn những đêm về sáng (đầy chua chát) mélody như vang lên giữa sóng biển.
Vẫn – Nhớ lại “Đêm anh xa em, anh chưa kịp nói”, khi nhớ lại chuyến xe ôm chở người nhạc sĩ vội vã rời Saigon ra bãi Vũng Tàu chờ ghe ra đi. “Đôi môi run run lệ tuôn khóe mắt – Làm chiều không đi chân mây tím ngắt ..
Tiếng sóng biển như được diễn tả tha thiết semi-classic bởi người nhạc sĩ vĩ cầm từng trải nghiệm đời mình bằng một số ca khúc danh tiếng.
NỖI NIỀM (Tuấn Khanh) - Hà Thanh 

 Từng hạt sương khuya hoen đôi mắt biếc
Sau khi chia tay hôn anh một lần vội vã
Làm chiều không đi chân mây tím ngắt
Anh ơi, đêm nay em nghe trống vắng buồn tênh

Từng ngày trôi qua tim em héo úa
Ðêm đêm theo mây len lén vào hồn tìm nhau
Tìm làn môi ngoan nồng nàn thắm thiết
Cho đêm không mơ, cơn mơ lẻ loi

Ðêm em xa anh em chưa kịp nói
Ðôi môi run run lệ tuôn khóe mắt
Nên em cô đơn những đêm về sáng
Nên khi xuân sang lòng như trái đắng

Nào ngờ đêm nay tim nghe ấm áp
Ngỡ đã xa nhau nên khóc một lần từ giã
Giờ thì đôi tay đan tay quấn quít
Xin cho đêm đêm tình đầy mộng say...
*
*     *
NHẠT NHÒA (Tuấn Khanh) - Kim Anh 

Chiều về quạnh hiu
Từ biệt người yêu
Muốn nói thật nhiều
Muốn khóc một chiều
Sao cứ ngại ngùng!

Lệ bỗng rưng rưng
Tình nỡ xoay lưng
Trong chiều hấp hối
Ôm ấp đêm đêm
Giấc ngủ mồ côi

Rồi từng ngày qua
Người về miền xa
Có nhớ thật thà
Đắm đuối mù lòa
Hay đã nhạt nhòa.

Còn nhớ hay không
Giòng nước mênh mông
Con thuyền bến cũ
Hắt hiu trong chiều.....Thu


ĐK:

Em, tại sao em lại tiếc nuối
Ôi đường đèn bờ sông SEINE
Chứng cuộc tình chúng mình

Anh tại sao anh bật tiếng khóc
Trong hôn mê khi cuộc tình từ giã!

Tại mình còn yêu
Tại mình còn thương
Đôi mắt lạ thường!
Say đắm thẹn thùng
E ấp ngại ngùng

Ngày ấy yêu nhau!
Giờ khóc xa nhau
nghe lòng bão tố
thiết tha hay nhạt phai !?!
*
*     *

Nhạc sĩ TUẤN KHANH - Mùa Xuân Đầu Tiên - Chiếc Lá Cuối Cùng & Những Sáng tác để đời 
*
*     *
NHẠC SĨ TUẤN KHANH (1933)
Mỗi người Sài Gòn cho và nhận từ nơi này theo một cách, nhạc sĩ Tuấn Khanh (sinh 1933) thì cho Sài Gòn mối sầu đông của đất Bắc, nó làm cho thành phố vốn nhộn nhịp có thêm quãng lặng về sự hoài cảm.
 Tuấn Khanh, tên thật Trần Ngọc Trọng (sinh năm 1933), là một nhạc sĩ người Việt Nam. Ông vừa sáng tác tình ca nói chung, vừa sáng tác nhiều ca khúc nhạc vàng. Ngoài viết nhạc, Tuấn Khanh còn là một ca sĩ với nghệ danh Trần Ngọc.Trần Ngọc Trọng sinh năm 1933 tại Nam Ðịnh. Năm 1950, ông về sống ở Hà Nội và học vĩ cầm từ người anh cả. Năm 1953, ông giành giải nhất của đài phát thanh Pháp Á về giọng hát.
Năm 1955, ông di cư vào miền Nam Việt Nam, khi vào Sài Gòn, ông đàn ở đài phát thanh và ban giao hưởng của trường Quốc gia Âm nhạc. Nhạc phẩm đầu tiên của ông là "Ðò ngang" (viết cùng Y Vân).
Năm 1982, Tuấn Khanh rời Việt Nam sang Hoa Kỳ rồi định cư tại Garden Grove, California. Tại đây, ông mở một tiệm phở mang tên "Hoa soan trên thềm cũ".
Năm 2002, trung tâm Thúy Nga thực hiện Paris By Night 64: Đêm văn nghệ thính phòng vinh danh ông cùng với nhạc sĩ Vũ Thành An và Từ Công Phụng.
Năm 2008, ông về thăm Việt Nam và cho ra mắt đĩa nhạc Hoa soan bên thềm cũ.

 

 Ngày nay, đặc biệt giới trẻ, ít ai biết Tuấn Khanh “già” là ai, nhưng một vài ca khúc của ông thì vẫn thoang thoảng đâu đó. Nào Chiếc lá cuối cùng, Hoa xoan bên thềm cũ, Đường xưa lối cũ, Chiều biên khu, Một chiều đông, Nhạt nhòa, Dưới giàn hoa cũ… Lên mạng tìm thì chủ yếu thấy Tuấn Khanh “trẻ” (sinh 1968), hiện đang sống tại Sài Gòn.
Sinh năm 1933 tại Nam Định, tên đầy đủ là Trần Ngọc Trọng (có nơi ghi Trần Trọng Ngọc), tập chơi vĩ cầm từ 5‒6 tuổi, 10 tuổi biết xướng âm. Năm 1950, ông lên Hà Nội sống; năm 1954 được giải Nhất về ca hát của Đài Phát thanh Hà Nội ‒ khi đi hát, ông lấy tên Trần Ngọc; năm 1955, một mình vào Nam định cư. Về bút hiệu Tuấn Khanh, ông ghép chữ “Tuấn” là tên người anh đã dạy nhạc cho mình và “Khanh” là tên người con trai của ông anh này.
Theo vài tư liệu thì năm 1949, Tuấn Khanh viết ca khúc đầu tay Hai sắc hoa ti‒gôn (phổ thơ T.T.Kh.)? Nhưng chính Sài Gòn mới là mảnh đất làm nên tên tuổi, nó như là quê hương thứ hai của Tuấn Khanh. Năm 1955, sau một năm định cư ở đây, ông thành công với ca khúc Thăng Long thành hoài cổ (phổ thơ Bà Huyện Thanh Quan) và Đò ngang (viết chung với Y Vân). Năm 1956, ca khúc Hoa xoan bên thềm cũ(trong văn bản ông viết “soan”) được viết để tặng một nữ sĩ, mà sau này là bạn đời ‒ đã đưa tên tuổi ông đến với rộng rãi quần chúng.
Hoa soan bên thềm cũ (Tuấn Khanh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
HOA XOAN BÊN THỀM CŨ- Thùy Dương 

Ông kể: “Khi tôi vào đến trong Nam, thì tôi có viết chung với nhạc sĩ Y Vân nhạc phẩm Đò ngang và đó cũng là sáng tác đầu tiên của tôi. Trước khi tôi vào Nam, tôi đã thi hát ở Hà Nội, và đoạt thủ khoa, bởi vậy khi vào Nam tôi được nhận vào làm Đài Phát thanh Sài Gòn, cũng từ nơi làm việc này tôi đã gặp nhạc sĩ Y Vân, và hình như giữa chúng tôi vì cùng tuổi, ngang tài nên hợp nhau và từ đó mới có ca khúc đầu tiên ấy”.
Trước 1975, ông viết khoảng 120 ca khúc tại Sài Gòn, chủ yếu là tình ca ‒ được xếp vào thế hệ thứ 3 của nền tân nhạc. Một số ca khúc nổi tiếng ông viết chung với nhạc sĩ Hoài Linh như Quán nửa khuya, Hai kỷ niệm một chuyến đi…
Thái Thanh | Chiều Biên Khu | Tuấn Khanh 

Chính cái tinh thần hoài cổ một cách lạc quan đã đưa ca khúc Tuấn Khanh đến với sự trong sáng hiếm thấy. Bởi thời kỳ này, do bối cảnh chiến tranh, các tác giả thường có khuynh hướng thơ mộng thái quá hoặc sầu bi, nặng nề.
Tuấn Khanh tâm sự: “Bản nhạc nào tôi viết đúng với tâm sự của mình thường dễ đi vào lòng người hơn những bài thương vay khóc mướn. Tuy nhiên, cũng có những bài tôi viết từ xúc cảm một câu chuyện, một tâm sự của người khác. Và những bài này, cũng được thính giả đón nhận”.
“Được mô tả là một nhạc sĩ lãng mạn với khả năng lao tác tinh thần bền bỉ hiếm thấy, đem hương thơm đến các tâm hồn yêu nhạc nhiều thế hệ. Có thể ít người biết rằng, trong đời thường, Tuấn Khanh là người nặng tinh thần gia đình, ông ghét lạm dụng hai chữ ‘nghệ sĩ’ để sống buông tuồng, thiếu đạo lý”, nhà thơ Du Tử Lê cho biết.
Ở miền Nam mà luôn nhớ miền Bắc, thì làm sao có thể nói Tuấn Khanh là người Sài Gòn, nhưng ông cứ Sài Gòn một cách tự nhiên, chẳng chút mâu thuẫn. Bởi trong nỗi nhớ ấy, ông đã sẻ chia cùng không khí Sài Gòn những hình ảnh, những nỗi niềm chung. Nghe Hoa xoan bên thềm cũ, nhiều người cứ ngỡ đó là thềm cũ ở bất kì bản quán nào, chứ không nghĩ nó là câu chuyện riêng của Nam Định hay làng quê nào đó ở miền Bắc. Theo nhà phê bình Hoài Nam (Úc châu), Tuấn Khanh có lẽ là nhạc sĩ đầu tiên đưa hoa xoan (còn gọi sầu đông, sầu đau…) vào âm nhạc, một loại cây đặc trưng của xứ Bắc đã nở hoa và tỏa hương rất Sài Gòn.
Đúng như lời của nhạc sĩ Phạm Duy: “Tuấn Khanh đã thành công khi nối liền âm nhạc miền Nam với không khí thời tiền chiến” ở Hà Nội. Minh chứng dễ nhận thấy nhất là ca khúc Dưới giàn hoa cũ,chính vì vậy, mà không dễ đề quy kết Tuấn Khanh thuộc dòng nhạc “sến” hay “sang”, dù hai chữ này, ngày nay, đã là một khái niệm lỗi thời.
Quỳnh Giao | Dưới Giàn Hoa Cũ | Tuấn Khanh 

Kể từ năm 1983, Tuấn Khanh định cư tại Mỹ, mở quán phở nổi tiếng là Hoa Soan Bên Thềm Cũ, ông cho rằng nấu phở cũng phải đức độ như viết nhạc. Sống tha hương, có người cho phở của ông giữ được chất Nam Định, phần đông hơn thì nói rằng phở của ông đặc trưng cho cái gu phở Sài Gòn. Tính tới tháng 6/2009, ông đã viết khoảng 70 ca khúc tại Mỹ; riêng phổ thơ, ông đã có hơn 50 bài thiền ca.
“Mỗi ca khúc của ông khoác một âm điệu khác nhau. Nhưng có chung một mẫu số. Mẫu số thiết tha. Mẫu số chân thật. Mẫu số đáp ứng rung động trái tim nhiều người.
Sâu hơn nữa, có người còn thêm rằng, bên cạnh khả năng trời cho kia, Tuấn Khanh còn là một thi sĩ. Nơi bất cứ ca khúc nào của ông, thỉnh thoảng, người ta cũng bắt gặp những hình ảnh, những ngôn ngữ rất thi ca; rất trữ tình và rất bất ngờ”, Hồ Huấn Cao phê bình.
Riêng ca sĩ Duy Trác thì ngưỡng mộ: “…Ông có một giọng ca trầm ấm vì căn bản là một nhạc sĩ, khi hát ông có sẵn nhiều ưu điểm. Giọng ca Trần Ngọc tình cảm nhưng rất mực thước, không bao giờ ông thêm bớt một chút gì vào nguyên bản ca khúc mình trình bày như một số ca sĩ thường làm”.
Chất e ấp, mà tôi gọi là hương vị sầu đông, có lẽ là một đóng góp ý vị và kín đáo của Tuấn Khanh với nền tân nhạc ở Sài Gòn. Chính vì lẽ đó mà mỗi khi nghĩ về Sài Gòn, hay nghĩ về 80 năm tình ca Việt Nam (1930‒2010), không thể nào quên hương vị sầu đông của Tuấn Khanh.

Theo HIỀN HÒA,
https://vanghe.blogspot.com/2018/07/nhac-si-tuan-khanh-1933.html 




   

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire