Nước Việt Nam chẳng may đã rẽ vào khúc quanh của lịch sử không vui – đó
là ngày 20 tháng 7 năm 1954 Việt Nam bị cắt làm đôi hai miền Bắc Nam
thông qua hiệp định đình chiến Giơ-Neo, lấy con sông Bến Hải làm ranh
giới – một khúc quanh lịch sử đau thương nhất trong lịch sử Việt Nam.
Bến Hải là con sông định mệnh, đã chứng kiến hàng triệu người bỏ nhà bỏ
cửa lánh nạn Cộng sản, dân chúng miền Bắc phải rời bỏ nơi sinh quán để
vô miền Nam, họ đã phải bỏ lại mồ mả tổ tiên, ông bà, cha mẹ cùng ruộng
vườn, tài sản ra đi với hai bàn tay trắng, họ là những chứng nhân sống
của thời đại đã chứng kiến hay bị sống dưới sự ác nghiệt dối gian của
người Cộng Sản. Gia đình chúng tôi cũng như hàng triệu đồng bào đau khổ
khác đã phải lìa bỏ tất cả, gạt nước mắt ra đi vào miền Nam tỵ nạn Cộng
Sản.
Ôn lại cái kỷ niệm xưa để để mở đầu câu chuyện và xin được phép giới thiệu về nhạc sĩ Anh Bằng. Tôi và Anh Bằng được sinh ra cùng thời, nên đã chia sẻ những biến cố đau thương của dân tộc. Ngày tôi di cư vào Nam có mang theo được bản thảo “Sợ Lửa”, việc này chính là điềm báo trước sẽ đưa tôi vào nghiệp viết văn song song với nghiệp cầm phấn, thì Anh Bằng cũng đã mang theo những tình cảm thơ mộng qua việc sáng tác nhạc phẩm “Nỗi Lòng Người Đi” (NLNĐ), đánh dấu cuộc di cư vĩ đại mà người ra đi với bao kỷ niệm đau thương của tâm hồn kẻ ly hương, trong tâm tình đó nhiều người cùng tâm sự đã chia sẻ với Anh Bằng qua bản nhạc NLNĐ mà nhiều người vẫn quen gọi là bài “Tôi Xa Hà Nội” để rồi anh Anh Bằng có được nhịp cầu bước sâu vào lãnh vực âm nhạc, sự thành công ấy là do Anh Bằng được sự đón nhận của giới thưởng ngoạn đã gửi gắm tâm sự của chính mình trong những bài ca tiếng nhạc thật có hồn, mượt mà của nhạc sĩ Anh Bằng.
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ với ca khúc
“Tôi xa Hà-nội năm lên 18 khi vừa biết yêu …”
Tôi nhớ ở vào thời điểm cuộc di cư vĩ đại hướng về phương Nam, bài hát “Chuyến Đò Vĩ Tuyến” của nhạc sĩ Lam Phương nói lên nỗi u hoài của cuộc phân ly duyên tình vì thời cuộc, chàng ra đi nàng ở lại, nàng tưởng nhớ về phương Nam của nhân ái và hy vọng; Trong ý tưởng tình yêu như vậy thì bài “Nỗi Lòng Người Đi” mang nội dung nói về nỗi lưu luyến với bóng hình chàng ra đi mà hồn vẫn còn nhớ nhung người yêu của mình còn kẹt lại nơi đất Bắc.
Thể theo lời của hai anh Tạ Xuân Thạc và Việt Hải đã đề nghị là Văn Đàn Đồng Tâm sẽ thực hiện tác phẩm “Kỷ Niệm Về Nhạc Sĩ Anh Bằng”. Theo thông lệ như những tác phẩm viết về “Kỷ Niệm” đã xuất bản trước đây cũng sẽ được mời nhiều cây viết xa gần góp những bài về nhạc sĩ Anh Bằng – Bởi vì với những đóng góp đáng kể trong nền âm nhạc, môn văn hóa cũng sẽ để đời cho hậu thế. Tôi rất vui khi được góp bài viết về Anh Bằng cùng với các vị viết về những kỷ niệm hay những đóng góp của Anh Bằng về nền âm nhạc Việt Nam. Quan niệm rằng những người đã có công xây dựng nền văn hoá Việt Nam dù là trên phương diện âm nhạc, hội họa hay văn chương, tất cả các lãnh vực đó đều là nền tảng văn hoá, và đáng được trân quý và trang trọng như nhau.
Tôi có gặp nhạc sĩ Anh Bằng khi ông đến Houston tham dự buổi thu hình “Asia 52, Huyền Thoại Lê Minh Bằng”. Một buổi tối trước ngày trình diễn liveshow Asia 52, các bằng hữu có cuộc họp mặt ở nhà hàng Đàlạt, khu thương mại Nha Trang tọa lạc tại đường Wilcrest, Khu Southwest Houston, trong buổi gặp gỡ đó đã cho tôi được dịp biết thêm về nhạc sĩ Anh Bằng đến từ nam California, cũng như được gặp nhạc sĩ Lê Dinh đến từ Montréal Canada. Hai người trong nhóm nhạc Lê Minh Bằng. Tiếc rằng anh Minh Kỳ đã bỏ mình trong trại tù Cộng Sản chỉ sau ba tháng kể từ ngày CS cướp chính quyền vào tháng 4-75.
Anh Bằng tên thật là Trần An Bường và sinh năm 1926 tại làng Điền Hộ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 100 cây số về hướng nam. Theo sự hiểu biết của tôi thì làng Điền Hộ có một xứ đạo Công giáo cũng mang tên Điền Hộ, nơi đây còn có dãy núi Điền Hộ, về hướng bắc có xã Lai Thành, thuộc huyện Kim Sơn trong tỉnh Ninh Bình, nơi mà thổ sản có món rượu đế ngon có tiếng. Ngoài ra Nga Sơn là một huyện đặc biệt của tỉnh Thanh Hoá, mà địa danh Nga Sơn đã vào lịch sử vì gắn liền với sự tích quả dưa hấu với Mai An Tiêm, người con nuôi của vua Hùng Vương thứ 18.
Trở lại với nhạc sĩ Anh Bằng, ông cho biết là đã theo học bậc trung học ở Hà Nội trước khi di cư vào Nam năm 1954. Ông sinh sống ở Sài Gòn rồi gia nhập vào quân đội trong Biệt Đoàn Tâm Lý Chiến, phát triển nghề nghiệp âm nhạc rất thành công cho đến năm 1975, khi miền Nam lọt vào tay Cộng sản tháng 4 đen năm 75, lại một lần nữa ông lại trốn chạy Công sản, di tản sang định cư tại Hoa Kỳ.
Anh Bằng hiện nay là một trong những nhạc sĩ cao niên của nền âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại vẫn còn sáng tác, Anh Bằng sáng tác nhạc miệt mài và không ngưng nghỉ. Tuy làm việc như vậy nhưng sức con người nhất là khi tuổi đã cao thì sự sa sút về sức khoẻ là điều không thể tránh, nhất là Anh Bằng lại bị thính giác hư, tai bị điếc, ông chỉ nghe được chừng 10% đến 20% là tối đa.
Qua trường hợp của Anh Bằng, tôi lại mường tượng đến nhạc sĩ tài danh Beethoveen, nổi cộm trên nền âm nhạc quốc tế. Khi ông đạt được sự nghiệp âm nhạc phát triển lên tột độ thì Beethoven bị chứng bệnh tai điếc. Đầu tiên là biến chứng nặng tai, đến năm 19 tuổi thì điếc hẳn, lúc đó ông chỉ có thể giao tiếp với người chung quanh qua việc bút đàm vì ông không còn khả năng đàm thoại với người chung quanh, kể cả với người thân yêu nhất, vì không thể nghe thấy bất cứ tiếng động nào nữa. Những nốt nhạc mà ông cần thiết cũng phải nhọc nhằn tìm kiếm. Có những lúc quá nản chí, Beethoven tuyệt vọng định tìm đến thần chết, ông đã viết trong bức thư tuyệt mệnh là ông đau khổ muốn trốn tránh mọi người và vì không còn kiên nhẫn thêm được nữa. Nhưng may thay, cuối cùng chính nỗi đam mê âm nhạc, ông đã tự đứng dậy, vì con người của ông vốn đam mê âm nhạc, máu mê âm nhạc hình như đã lưu thông mạnh mẽ trong dòng huyết quản, ông không chết mà trái lại đã sống mãi trong sự nghiệp âm nhạc của ông cho đến muôn đời.
Riêng Anh Bằng cũng chia sẻ chứng bệnh tai điếc như Beethoven nhưng may mắn lại ở tuổi lớn hơn, trầm tĩnh hơn, với bản năng chấp nhận thực tế phũ phàng, Anh Bằng đã tạo cho mình sự tự tin và đã tìm cách gỡ rối cho mình, ông kể lại rằng với khả năng hiểu biết về nhạc lý, khi dòng nhạc hay ý nhạc chợt đến thì ông đã ngân nga trong đầu để nhận biết từng nốt nhạc, rồi ông ghi ra trên mặt giấy, chải chuốt nốt nhạc cũng ở trong đầu … khi bản nhạc đang viết đó đã vừa ý thì lúc đó Anh Bằng mới coi như hoàn tất cho một sáng tác. Anh Bằng là biểu tượng cho cho sự thành công vượt bậc.
Âm nhạc của thế giới âm nhạc không thiếu những nhạc sĩ tài ba vượt qua những khuyết tật dể tạo cho tên tuổi của mình, xin đan cử một số nhân tài như Văn Vĩ, Ray Charles hay Stevie Wonder. Người mình vẫn thường cho là “có tật có tài”. Thực vậy, Anh Bằng tự nhủ lòng mình bằng một quan niệm lạc quan trong cuộc sống, chấp nhận sự thử thách vượt qua mọi trở ngại, vì vậy đến nay ông đã ngoại bát tuần, nhạc sĩ Anh Bằng vẫn còn sáng tác đều đặn. Điều này cho thấy nỗi đam mê âm nhạc của Anh Bằng chưa chấm dứt, ông chưa chịu gác kiếm. Thiên tài nơi con người ông vẫn còn tiếp diễn có lẽ cho đến trọn cả cuộc đời.
Tôi viết bài này như một kỷ niệm gửi đến Anh Bằng để cùng chia sẻ những niềm vui nhân dịp mừng sinh nhật của ông. Tôi chân thành mến chúc Anh Bằng tiếp tục sống với những niềm vui trong âm nhạc. Nếu âm nhạc đến với Anh Bằng bằng sự nổi danh của thời trai trẻ, thì tôi cũng nghĩ rằng chính âm nhạc cũng sẽ là tiếng ru êm ái trong tuổi chiều tà bóng xế bằng niềm vui với sức sống mãnh liệt, và bằng sự lạc quan tự tin sẽ vượt qua mọi trở ngại dù lớn hay nhỏ, tuy có thể vẫn còn chút vấn bụi nào đó khuấy động chung quanh ông.
Doãn Quốc Sỹ
Houston, 12-2008
https://amnhac.fm/anh-bang/5554-c-m-nghi-v-nh-c-si-anh-b-ng
Ôn lại cái kỷ niệm xưa để để mở đầu câu chuyện và xin được phép giới thiệu về nhạc sĩ Anh Bằng. Tôi và Anh Bằng được sinh ra cùng thời, nên đã chia sẻ những biến cố đau thương của dân tộc. Ngày tôi di cư vào Nam có mang theo được bản thảo “Sợ Lửa”, việc này chính là điềm báo trước sẽ đưa tôi vào nghiệp viết văn song song với nghiệp cầm phấn, thì Anh Bằng cũng đã mang theo những tình cảm thơ mộng qua việc sáng tác nhạc phẩm “Nỗi Lòng Người Đi” (NLNĐ), đánh dấu cuộc di cư vĩ đại mà người ra đi với bao kỷ niệm đau thương của tâm hồn kẻ ly hương, trong tâm tình đó nhiều người cùng tâm sự đã chia sẻ với Anh Bằng qua bản nhạc NLNĐ mà nhiều người vẫn quen gọi là bài “Tôi Xa Hà Nội” để rồi anh Anh Bằng có được nhịp cầu bước sâu vào lãnh vực âm nhạc, sự thành công ấy là do Anh Bằng được sự đón nhận của giới thưởng ngoạn đã gửi gắm tâm sự của chính mình trong những bài ca tiếng nhạc thật có hồn, mượt mà của nhạc sĩ Anh Bằng.
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ với ca khúc
“Tôi xa Hà-nội năm lên 18 khi vừa biết yêu …”
Tôi nhớ ở vào thời điểm cuộc di cư vĩ đại hướng về phương Nam, bài hát “Chuyến Đò Vĩ Tuyến” của nhạc sĩ Lam Phương nói lên nỗi u hoài của cuộc phân ly duyên tình vì thời cuộc, chàng ra đi nàng ở lại, nàng tưởng nhớ về phương Nam của nhân ái và hy vọng; Trong ý tưởng tình yêu như vậy thì bài “Nỗi Lòng Người Đi” mang nội dung nói về nỗi lưu luyến với bóng hình chàng ra đi mà hồn vẫn còn nhớ nhung người yêu của mình còn kẹt lại nơi đất Bắc.
Thể theo lời của hai anh Tạ Xuân Thạc và Việt Hải đã đề nghị là Văn Đàn Đồng Tâm sẽ thực hiện tác phẩm “Kỷ Niệm Về Nhạc Sĩ Anh Bằng”. Theo thông lệ như những tác phẩm viết về “Kỷ Niệm” đã xuất bản trước đây cũng sẽ được mời nhiều cây viết xa gần góp những bài về nhạc sĩ Anh Bằng – Bởi vì với những đóng góp đáng kể trong nền âm nhạc, môn văn hóa cũng sẽ để đời cho hậu thế. Tôi rất vui khi được góp bài viết về Anh Bằng cùng với các vị viết về những kỷ niệm hay những đóng góp của Anh Bằng về nền âm nhạc Việt Nam. Quan niệm rằng những người đã có công xây dựng nền văn hoá Việt Nam dù là trên phương diện âm nhạc, hội họa hay văn chương, tất cả các lãnh vực đó đều là nền tảng văn hoá, và đáng được trân quý và trang trọng như nhau.
Tôi có gặp nhạc sĩ Anh Bằng khi ông đến Houston tham dự buổi thu hình “Asia 52, Huyền Thoại Lê Minh Bằng”. Một buổi tối trước ngày trình diễn liveshow Asia 52, các bằng hữu có cuộc họp mặt ở nhà hàng Đàlạt, khu thương mại Nha Trang tọa lạc tại đường Wilcrest, Khu Southwest Houston, trong buổi gặp gỡ đó đã cho tôi được dịp biết thêm về nhạc sĩ Anh Bằng đến từ nam California, cũng như được gặp nhạc sĩ Lê Dinh đến từ Montréal Canada. Hai người trong nhóm nhạc Lê Minh Bằng. Tiếc rằng anh Minh Kỳ đã bỏ mình trong trại tù Cộng Sản chỉ sau ba tháng kể từ ngày CS cướp chính quyền vào tháng 4-75.
Anh Bằng tên thật là Trần An Bường và sinh năm 1926 tại làng Điền Hộ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 100 cây số về hướng nam. Theo sự hiểu biết của tôi thì làng Điền Hộ có một xứ đạo Công giáo cũng mang tên Điền Hộ, nơi đây còn có dãy núi Điền Hộ, về hướng bắc có xã Lai Thành, thuộc huyện Kim Sơn trong tỉnh Ninh Bình, nơi mà thổ sản có món rượu đế ngon có tiếng. Ngoài ra Nga Sơn là một huyện đặc biệt của tỉnh Thanh Hoá, mà địa danh Nga Sơn đã vào lịch sử vì gắn liền với sự tích quả dưa hấu với Mai An Tiêm, người con nuôi của vua Hùng Vương thứ 18.
Trở lại với nhạc sĩ Anh Bằng, ông cho biết là đã theo học bậc trung học ở Hà Nội trước khi di cư vào Nam năm 1954. Ông sinh sống ở Sài Gòn rồi gia nhập vào quân đội trong Biệt Đoàn Tâm Lý Chiến, phát triển nghề nghiệp âm nhạc rất thành công cho đến năm 1975, khi miền Nam lọt vào tay Cộng sản tháng 4 đen năm 75, lại một lần nữa ông lại trốn chạy Công sản, di tản sang định cư tại Hoa Kỳ.
Anh Bằng hiện nay là một trong những nhạc sĩ cao niên của nền âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại vẫn còn sáng tác, Anh Bằng sáng tác nhạc miệt mài và không ngưng nghỉ. Tuy làm việc như vậy nhưng sức con người nhất là khi tuổi đã cao thì sự sa sút về sức khoẻ là điều không thể tránh, nhất là Anh Bằng lại bị thính giác hư, tai bị điếc, ông chỉ nghe được chừng 10% đến 20% là tối đa.
Qua trường hợp của Anh Bằng, tôi lại mường tượng đến nhạc sĩ tài danh Beethoveen, nổi cộm trên nền âm nhạc quốc tế. Khi ông đạt được sự nghiệp âm nhạc phát triển lên tột độ thì Beethoven bị chứng bệnh tai điếc. Đầu tiên là biến chứng nặng tai, đến năm 19 tuổi thì điếc hẳn, lúc đó ông chỉ có thể giao tiếp với người chung quanh qua việc bút đàm vì ông không còn khả năng đàm thoại với người chung quanh, kể cả với người thân yêu nhất, vì không thể nghe thấy bất cứ tiếng động nào nữa. Những nốt nhạc mà ông cần thiết cũng phải nhọc nhằn tìm kiếm. Có những lúc quá nản chí, Beethoven tuyệt vọng định tìm đến thần chết, ông đã viết trong bức thư tuyệt mệnh là ông đau khổ muốn trốn tránh mọi người và vì không còn kiên nhẫn thêm được nữa. Nhưng may thay, cuối cùng chính nỗi đam mê âm nhạc, ông đã tự đứng dậy, vì con người của ông vốn đam mê âm nhạc, máu mê âm nhạc hình như đã lưu thông mạnh mẽ trong dòng huyết quản, ông không chết mà trái lại đã sống mãi trong sự nghiệp âm nhạc của ông cho đến muôn đời.
Riêng Anh Bằng cũng chia sẻ chứng bệnh tai điếc như Beethoven nhưng may mắn lại ở tuổi lớn hơn, trầm tĩnh hơn, với bản năng chấp nhận thực tế phũ phàng, Anh Bằng đã tạo cho mình sự tự tin và đã tìm cách gỡ rối cho mình, ông kể lại rằng với khả năng hiểu biết về nhạc lý, khi dòng nhạc hay ý nhạc chợt đến thì ông đã ngân nga trong đầu để nhận biết từng nốt nhạc, rồi ông ghi ra trên mặt giấy, chải chuốt nốt nhạc cũng ở trong đầu … khi bản nhạc đang viết đó đã vừa ý thì lúc đó Anh Bằng mới coi như hoàn tất cho một sáng tác. Anh Bằng là biểu tượng cho cho sự thành công vượt bậc.
Âm nhạc của thế giới âm nhạc không thiếu những nhạc sĩ tài ba vượt qua những khuyết tật dể tạo cho tên tuổi của mình, xin đan cử một số nhân tài như Văn Vĩ, Ray Charles hay Stevie Wonder. Người mình vẫn thường cho là “có tật có tài”. Thực vậy, Anh Bằng tự nhủ lòng mình bằng một quan niệm lạc quan trong cuộc sống, chấp nhận sự thử thách vượt qua mọi trở ngại, vì vậy đến nay ông đã ngoại bát tuần, nhạc sĩ Anh Bằng vẫn còn sáng tác đều đặn. Điều này cho thấy nỗi đam mê âm nhạc của Anh Bằng chưa chấm dứt, ông chưa chịu gác kiếm. Thiên tài nơi con người ông vẫn còn tiếp diễn có lẽ cho đến trọn cả cuộc đời.
Tôi viết bài này như một kỷ niệm gửi đến Anh Bằng để cùng chia sẻ những niềm vui nhân dịp mừng sinh nhật của ông. Tôi chân thành mến chúc Anh Bằng tiếp tục sống với những niềm vui trong âm nhạc. Nếu âm nhạc đến với Anh Bằng bằng sự nổi danh của thời trai trẻ, thì tôi cũng nghĩ rằng chính âm nhạc cũng sẽ là tiếng ru êm ái trong tuổi chiều tà bóng xế bằng niềm vui với sức sống mãnh liệt, và bằng sự lạc quan tự tin sẽ vượt qua mọi trở ngại dù lớn hay nhỏ, tuy có thể vẫn còn chút vấn bụi nào đó khuấy động chung quanh ông.
Doãn Quốc Sỹ
Houston, 12-2008
https://amnhac.fm/anh-bang/5554-c-m-nghi-v-nh-c-si-anh-b-ng
*
* *
* *
Anh Bằng - Một Đời Cho Âm Nhạc | ASIA 62
*
* *
* *
Những Ca Khúc Hay Nhất Của Nhạc Sĩ ANH BẰNG
*
* *
* *
Nhạc Sĩ Anh Bằng - 28 Tình Khúc Bất Hủ - Nhạc Trữ Tình Thu Âm Trước 1975
28 Tình Khúc Bất Hủ
1-Chế Linh - Hận Tình
2-Duy Khánh - Lạy Mẹ Con Đi
3-Hoàng Oanh - Chuyện Một Đêm
4-Hoàng Oanh - Ngọn Đèn Đêm
5-Hòang Oanh- Đời Tôi Chỉ Yêu Một Người
6-Hương Lan - Nó
7-Hương Lan - Nửa Đêm Biên Giới
8-Khánh Ly - Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ
9-Kim Loan - Chuyện Một Đêm
10-Kim Loan - Ngoại Ô Buồn
11-Nhật Thiên Lan - Đêm Không Ngủ
12-Nhật Trường - Bây Giờ Còn Nhớ Hay Không
13-Nỗi Lòng Người Đi -Anh Khoa
14-Nước Mắt Một Linh Hồn - Thanh Lan
15-Thanh Lan - Mất Nhau Mùa Đông
16-Thanh Lan - Nếu Vắng Anh
17-Thanh Lan - Xin Hãy Quên Tôi
18-Thanh Thúy - Đêm Vũ Trường
19-Thanh Thúy - Hận Tình
20-Thanh Tuyền - Áo Đẹp Nàng Dâu
21-Thanh Tuyền - Đà Lạt Hoàng Hôn
22-Thanh Vũ & Thanh Tuyền - Tâm Sự Của Em
23-THƯƠNG HUẾ - Hoàng Oanh - Anh Bằng - Hoàng Minh
24-Thương Vùng Hỏa Tuyến - Phương Hoài Tâm
25-Bạch Tuyết - Xin Hãy Quên Tôi
26-Lệ T hu - Thương Quá Là Thương
27-Khánh Ly & Duy Quang - Những Nấm Mồ Hoang
28-Thanh Thúy - Tình Qua Cơn Đau
1-Chế Linh - Hận Tình
2-Duy Khánh - Lạy Mẹ Con Đi
3-Hoàng Oanh - Chuyện Một Đêm
4-Hoàng Oanh - Ngọn Đèn Đêm
5-Hòang Oanh- Đời Tôi Chỉ Yêu Một Người
6-Hương Lan - Nó
7-Hương Lan - Nửa Đêm Biên Giới
8-Khánh Ly - Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ
9-Kim Loan - Chuyện Một Đêm
10-Kim Loan - Ngoại Ô Buồn
11-Nhật Thiên Lan - Đêm Không Ngủ
12-Nhật Trường - Bây Giờ Còn Nhớ Hay Không
13-Nỗi Lòng Người Đi -Anh Khoa
14-Nước Mắt Một Linh Hồn - Thanh Lan
15-Thanh Lan - Mất Nhau Mùa Đông
16-Thanh Lan - Nếu Vắng Anh
17-Thanh Lan - Xin Hãy Quên Tôi
18-Thanh Thúy - Đêm Vũ Trường
19-Thanh Thúy - Hận Tình
20-Thanh Tuyền - Áo Đẹp Nàng Dâu
21-Thanh Tuyền - Đà Lạt Hoàng Hôn
22-Thanh Vũ & Thanh Tuyền - Tâm Sự Của Em
23-THƯƠNG HUẾ - Hoàng Oanh - Anh Bằng - Hoàng Minh
24-Thương Vùng Hỏa Tuyến - Phương Hoài Tâm
25-Bạch Tuyết - Xin Hãy Quên Tôi
26-Lệ T hu - Thương Quá Là Thương
27-Khánh Ly & Duy Quang - Những Nấm Mồ Hoang
28-Thanh Thúy - Tình Qua Cơn Đau
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire