Bài hát Chiều qua phà hậu giang được hai nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật
Ngân sáng tác sau này ở hải ngoại. Trong một lần nhạc sĩ Nhật Ngân về
miền tây, gặp một người bạn cũ, vì bị thương trong cuộc chiến nên giờ
thành thương phế binh đi đàn dạo kiếm sống. Khi về Hoa Kỳ gặp lại Trần
Trịnh, ông Nhật Ngân bàn rằng phải sáng tác một ca khúc để vinh danh
những người chiến sĩ đã vì nước quên thân mình, để lại một phần thân thể
nơi chiến trường hoang lạnh mà trở thành kiếp thương phế binh.
Trích lời của nhạc sĩ Nhật Ngân về ca khúc này như sau :
– “ Kính thưa quý vị, bài “Chiều Qua Phà Hậu Giang” thì tôi ( Nhật Ngân)mới viết chung với anh Trần Trịnh trong khoảng thời gian trong năm vừa qua. Thưa quý vị, nhân một dịp về Việt Nam có công việc nhà, tôi trên đường về miền Tây, đó là quê vợ tôi. Khi xe đò tới phà Bình Minh cũ, bây giờ họ gọi là phà Hậu Giang, thì khi tôi chờ phà qua sông, buổi chiều đó mưa bay bay, tôi ngồi trong quán, tôi nghe một người thương phế binh mặc áo tra-di bạc màu, ngồi ở ngoài hàng hiên hát. Ôm đàn hát. Cái lối hát của anh rất là xúc động.. Và cách đệm đàn của anh, tôi nghĩ không phải là một người hát dạo bình thường đâu. Anh đệm rất là khá, rất là sạch sẽ. Mà cái điều làm cho tôi thật xúc động, là anh hát bài “Xuân Này Con Không Về”. Khi tôi nghe bài đó, tự dưng tôi không chịu nổi nữa, tôi ra nói chuyện với anh. Khi tôi vừa ra tới nơi tôi bỗng nhiên nhận ra người hát bài đó là một người bạn học cũ của tôi. Ảnh học chung với tôi từ thời trung học, rồi ảnh đi Võ Bị Đà Lạt. Đâu chừng một năm thì anh bị thương ở chiến trường, ảnh gãy mất một chân, và được giải ngũ từ đó. Sau khi tôi nói chuyện với anh, tôi suy nghĩ, có nhiều cái rất là ngậm ngùi cho những người lính không may đã hiến thân, hiến một phần thân thể của mình trên chiến trường, nhưng rồi cuối cùng không được đền bù gì cả.”
Khi tôi về tới đây, tôi bàn với Trần Trịnh, mình phải viết một ca
khúc về lính, tại vì từ xưa tới nay, mình đã viết rất nhiều ca khúc về
đời quân đội của mình, thì bây giờ tụi mình phải viết một ca khúc nói
lên cái ẩn ức, cái mà rất nhiều người không ai nói tới. Sau khi bàn
soạn, đi tìm melody, thì Trần Trịnh nói với tôi là:
“Cậu gặp cái người đó ở bến phà Hậu Giang, thì tụi mình phải tìm cái dòng nhạc Nam Bộ để viết cho ca khúc này. ”
Và tụi tôi thấy rất là hợp lý trong đề nghị của anh Trần Trịnh. Và chúng tôi đã hoàn thành ca khúc “Chiều Qua Phà Hậu Giang” bằng dòng nhạc dân ca Nam bộ. Khi hoàn thành thì chúng tôi mới bàn với nhau, anh Trần Trịnh và tôi cùng đồng ý là chỉ có một giọng ca Nam Bộ rất là chân chất, không có màu mè gì nhiều, nhưng đầy xúc động, đó là tiếng hát Phi Nhung. Kính thưa quý vị, Phi Nhung cũng là một người, tôi không dám nhận là thầy của Phi Nhung, nhưng Phi Nhung là người tôi hướng dẫn đầu tiên. Khi Phi Nhung tới Mỹ, note nhạc đầu tiên Phi Nhung hát là do tôi hướng dẫn. Và cô Phi Nhung này, quý vị biết, bây giờ đã quá nổi tiếng.
Cô Phi Nhung là một cô học trò rất là cứng đầu, khi gặp bài nào khó khăn lắm, không hát được thì cổ mới chịu tìm tới tôi, còn hát được thì cổ không kiếm. Và cái bài này, cổ đã chịu ngồi xuống cho tôi tập hát rất là đàng hoàng, nên tôi chắc là quý vị sẽ hài lòng với Phi Nhung trong ca khúc “Chiều Qua Phà Hậu Giang”
Chiều qua phà Hậu Giang tiếng ai hát dạo buồn thay
Tiếng ca sầu mênh mang như khơi niềm đau năm tháng xưa
Chân nạng gỗ thấp cao kéo lê đời theo dòng nhạc đưa
Mảnh chiến y phai màu khúc ca nào gợi sầu khôn nguôi
Chiều qua phà Hậu Giang tiếng ai nhắc kỷ niệm xưa
Tiếng ca gợi trong tim bao nhiêu niềm đau chưa lãng quên
Nhưng người qua vẫn qua bước vô tình không hề dừng chân
Ôi xót xa trong lòng tiếng ca buồn chìm vào trong mưa
Hò ơi … trời mưa cứ rơi
Ướt cả người ca lẫn cây đàn
Tất tả ngược xuôi khách thưa dần
Mà còn ngồi nghêu ngao
Hò … ơi nào ai biết chăng
Những kẻ ngày xưa đã âm thầm
Hiến dâng cả đời trai giữa sa trường
Giờ còn lại chi đây … (?)
Quý vị có thể thấy vẻ thâm thúy của tác giả trong những ca từ ” khơi niềm đau năm tháng xưa “, “nạng gỗ thấp cao kéo lề đời theo dòng nhạc đưa”, “Mảnh chiến y phai màu”, “Những kẻ ngày xưa đã âm thầm ,Hiến dâng cả đời trai giữa sa trường, Giờ còn lại chi đây … (?)” câu cuối như một câu hỏi mà tới nay cũng chưa ai có thể trả lời được.
Nhật Hà Tổng Hợp.
https://dongnhacvang.com/hoan-canh-sang-tac-chieu-qua-pha-hau-giang-cua-nhac-si-nhat-ngan-va-tran-trinh/
Trích lời của nhạc sĩ Nhật Ngân về ca khúc này như sau :
– “ Kính thưa quý vị, bài “Chiều Qua Phà Hậu Giang” thì tôi ( Nhật Ngân)mới viết chung với anh Trần Trịnh trong khoảng thời gian trong năm vừa qua. Thưa quý vị, nhân một dịp về Việt Nam có công việc nhà, tôi trên đường về miền Tây, đó là quê vợ tôi. Khi xe đò tới phà Bình Minh cũ, bây giờ họ gọi là phà Hậu Giang, thì khi tôi chờ phà qua sông, buổi chiều đó mưa bay bay, tôi ngồi trong quán, tôi nghe một người thương phế binh mặc áo tra-di bạc màu, ngồi ở ngoài hàng hiên hát. Ôm đàn hát. Cái lối hát của anh rất là xúc động.. Và cách đệm đàn của anh, tôi nghĩ không phải là một người hát dạo bình thường đâu. Anh đệm rất là khá, rất là sạch sẽ. Mà cái điều làm cho tôi thật xúc động, là anh hát bài “Xuân Này Con Không Về”. Khi tôi nghe bài đó, tự dưng tôi không chịu nổi nữa, tôi ra nói chuyện với anh. Khi tôi vừa ra tới nơi tôi bỗng nhiên nhận ra người hát bài đó là một người bạn học cũ của tôi. Ảnh học chung với tôi từ thời trung học, rồi ảnh đi Võ Bị Đà Lạt. Đâu chừng một năm thì anh bị thương ở chiến trường, ảnh gãy mất một chân, và được giải ngũ từ đó. Sau khi tôi nói chuyện với anh, tôi suy nghĩ, có nhiều cái rất là ngậm ngùi cho những người lính không may đã hiến thân, hiến một phần thân thể của mình trên chiến trường, nhưng rồi cuối cùng không được đền bù gì cả.”
“Cậu gặp cái người đó ở bến phà Hậu Giang, thì tụi mình phải tìm cái dòng nhạc Nam Bộ để viết cho ca khúc này. ”
Và tụi tôi thấy rất là hợp lý trong đề nghị của anh Trần Trịnh. Và chúng tôi đã hoàn thành ca khúc “Chiều Qua Phà Hậu Giang” bằng dòng nhạc dân ca Nam bộ. Khi hoàn thành thì chúng tôi mới bàn với nhau, anh Trần Trịnh và tôi cùng đồng ý là chỉ có một giọng ca Nam Bộ rất là chân chất, không có màu mè gì nhiều, nhưng đầy xúc động, đó là tiếng hát Phi Nhung. Kính thưa quý vị, Phi Nhung cũng là một người, tôi không dám nhận là thầy của Phi Nhung, nhưng Phi Nhung là người tôi hướng dẫn đầu tiên. Khi Phi Nhung tới Mỹ, note nhạc đầu tiên Phi Nhung hát là do tôi hướng dẫn. Và cô Phi Nhung này, quý vị biết, bây giờ đã quá nổi tiếng.
Cô Phi Nhung là một cô học trò rất là cứng đầu, khi gặp bài nào khó khăn lắm, không hát được thì cổ mới chịu tìm tới tôi, còn hát được thì cổ không kiếm. Và cái bài này, cổ đã chịu ngồi xuống cho tôi tập hát rất là đàng hoàng, nên tôi chắc là quý vị sẽ hài lòng với Phi Nhung trong ca khúc “Chiều Qua Phà Hậu Giang”
Phi Nhung - Chiều Qua Phà Hậu Giang (Trịnh Lâm Ngân)
Tiếng ca sầu mênh mang như khơi niềm đau năm tháng xưa
Chân nạng gỗ thấp cao kéo lê đời theo dòng nhạc đưa
Mảnh chiến y phai màu khúc ca nào gợi sầu khôn nguôi
Chiều qua phà Hậu Giang tiếng ai nhắc kỷ niệm xưa
Tiếng ca gợi trong tim bao nhiêu niềm đau chưa lãng quên
Nhưng người qua vẫn qua bước vô tình không hề dừng chân
Ôi xót xa trong lòng tiếng ca buồn chìm vào trong mưa
Hò ơi … trời mưa cứ rơi
Ướt cả người ca lẫn cây đàn
Tất tả ngược xuôi khách thưa dần
Mà còn ngồi nghêu ngao
Hò … ơi nào ai biết chăng
Những kẻ ngày xưa đã âm thầm
Hiến dâng cả đời trai giữa sa trường
Giờ còn lại chi đây … (?)
Quý vị có thể thấy vẻ thâm thúy của tác giả trong những ca từ ” khơi niềm đau năm tháng xưa “, “nạng gỗ thấp cao kéo lề đời theo dòng nhạc đưa”, “Mảnh chiến y phai màu”, “Những kẻ ngày xưa đã âm thầm ,Hiến dâng cả đời trai giữa sa trường, Giờ còn lại chi đây … (?)” câu cuối như một câu hỏi mà tới nay cũng chưa ai có thể trả lời được.
Nhật Hà Tổng Hợp.
https://dongnhacvang.com/hoan-canh-sang-tac-chieu-qua-pha-hau-giang-cua-nhac-si-nhat-ngan-va-tran-trinh/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire