Nhạc sĩ Thanh bình, tác giả của Tình Lỡ, Những Nẻo Đường Việt Nam, Lá
Thư Về Làng … lần đầu tiên ở tuổi 85 đã có một đêm nhạc của riêng mình.
"Sau khi con gái đi tù thì con rể quẳng ông già ra bến xe Miền Đông với cây quạt và 200 ngàn. Ông lang thang ở Bến Xe Miền Đông trong hai tháng cho đến khi công an đi dẹp người vô gia cư, họ tìm được địa chỉ những người cháu của ông và họ đón ông về." Đó là số phận của Nhạc sỹ Thanh Bình tác giả của Tình Lỡ. Như vậy, ngoài Nhạc sĩ Trúc Phương thì Nhạc sĩ Thanh Bình cũng từng phải lang thang ở Bến Xe Miền Đông. Nghe lại lời hát da diết yêu thương trong Tình Lỡ của nhạc sĩ Thanh Bình qua các thế hệ ca sĩ và không khỏi ngậm ngùi khi nghĩ về cuộc đời các nhạc sĩ miền Nam sau năm 75.
Một năm trước khi ông qua đời, ca sĩ Ánh Tuyết đã kịp tổ chức cho ông một đêm nhạc vào năm 2013 và đó là dấu ấn ngọt ngào cuối đời ông may mắn được nhận trong nữa cuộc đời còn lại của mình.
"Sau khi con gái đi tù thì con rể quẳng ông già ra bến xe Miền Đông với cây quạt và 200 ngàn. Ông lang thang ở Bến Xe Miền Đông trong hai tháng cho đến khi công an đi dẹp người vô gia cư, họ tìm được địa chỉ những người cháu của ông và họ đón ông về." Đó là số phận của Nhạc sỹ Thanh Bình tác giả của Tình Lỡ. Như vậy, ngoài Nhạc sĩ Trúc Phương thì Nhạc sĩ Thanh Bình cũng từng phải lang thang ở Bến Xe Miền Đông. Nghe lại lời hát da diết yêu thương trong Tình Lỡ của nhạc sĩ Thanh Bình qua các thế hệ ca sĩ và không khỏi ngậm ngùi khi nghĩ về cuộc đời các nhạc sĩ miền Nam sau năm 75.
Một năm trước khi ông qua đời, ca sĩ Ánh Tuyết đã kịp tổ chức cho ông một đêm nhạc vào năm 2013 và đó là dấu ấn ngọt ngào cuối đời ông may mắn được nhận trong nữa cuộc đời còn lại của mình.
*
* *
* *
Nhạc sĩ Thanh Bình qua đời năm 2014 khi không có vợ con bên cạnh, chỉ
có những ca khúc do ông viết thay lời đưa tiễn ông, nhất là bài hát
“Tình lỡ” mang đầy dấu vết kỷ niệm đời ông…
Tên tuổi của nhạc sĩ Thanh Bình rất ít người quen thuộc, nhưng nhắc đến bài hát “Tình lỡ” thì hầu như những ai yêu nhạc đều từng nghe qua hoặc từng hát qua:
Một vầng trăng vỡ đã thôi không theo nhau
Cuộc tình đã lỡ với bao nhiêu thương đau
Hết rồi thôi đã không còn gì thật rồi
Chỉ còn hiu hắt cơn sầu không nguôi…
Bài hát được nhạc sĩ Thanh Bình viết cho mối tình đầu dang dở nhưng ám ảnh suốt đời ông!
Nhạc sĩ Thanh Bình viết rất ít, chỉ khoảng 10 ca khúc. Ông sống lặng
lẽ, không qua lại với giới nghệ sĩ và cũng không có ý định mưu cầu bất
kỳ lợi ích gì từ nghệ thuật. 82 năm chìm nổi trên dương gian, ông chỉ có
một đêm nhạc duy nhất do ca sĩ Ánh Tuyết đứng ra tổ chức trước khi ông
qua đời không lâu.
Trong đêm nhạc đó – sau bao nhiêu năm lầm lũi trong bóng tối – nhạc sĩ Thanh Bình run run bước lên sàn diễn tràn ngập ánh sáng để có đôi lời với người hâm mộ: “Tôi rất hân hạnh và cảm động khi biết mọi người còn nhớ đến tôi và thực hiện đêm nhạc cho tôi. Lâu lắm rồi tôi mới được nghe những bản nhạc của mình được hát trên sân khấu!”.
Số tiền quyên góp trong đêm nhạc đó cũng không thể an ủi những ngày cuối đời cô độc và gieo neo của ông.
Nhạc sĩ Thanh Bình ra đi không có vợ con bên cạnh, chỉ có những ca khúc do ông viết thay lời đưa tiễn ông, nhất là bài hát “Tình lỡ” mang đầy dấu vết kỷ niệm đời ông:
Con đường mình đi sao chông gai
Bước vào đời nhau bao lâu nay
Em ơi, em ơi! Sao đắng cay
Thôi đành vùi sâu tâm tư thôi
Hết rồi còn chi đâu em ơi…
Nhạc sĩ Thanh Bình tên thật Nguyễn Ngọc Minh. Ông sinh ra ở Bắc Ninh
nhưng sớm mồ côi cha mẹ, nên phải phiêu dạt nhiều nơi, từ Thanh Hoá, Nam
Định đến Thái Bình, Hưng Yên… Tuổi 20, Nguyễn Ngọc Minh bắt đầu tìm
kiếm cơ hội mưu sinh bằng nghề viết lách, với bút danh Thanh Bình.
Ngoài hai tiểu thuyết mang yếu tố tự truyện là “Gió dập mưa vùi” và “Mình còn trẻ lắm”, Thanh Bình còn cộng tác với các tờ báo lúc bấy giờ ở thủ đô như Liên Hiệp, Tin Sớm, Bình Minh… Đây cũng là lúc ông quen biết với một người đẹp tên Hằng. Dù chưa thề nguyền đính ước hoặc thề non hẹn biển, nhưng họ đã dành cho nhau trái tim nồng nàn thanh xuân.
Năm 1954, nhạc sĩ Thanh Bình di cư vào Nam. Ông nói về hoàn cảnh ra đời bài hát nổi tiếng nhất của mình như sau: Ca khúc Tình Lỡ tôi viết cho một người con gái ở Hải Phòng. Lúc đó tôi 24 tuổi và rất thiết tha với người này. Ngày tôi xuống tàu ở cảng Hải Phòng vào nam, đứng trên boong tàu, tôi nhìn thấy nàng đang hối hả chen lấn, vạch đám đông người đưa tiễn để mong kịp chia tay tôi, nhưng tôi lại đứng lẫn vào đám đông trên boong tàu, còn nàng thì chạy dọc theo bờ cảng và không nhận ra tôi… Chẳng nói được với nhau câu nào.
Đầu năm 1956, nhạc sĩ Thanh Bình nghe tin cô Hằng đã được bố mẹ gả vào một gia đình môn đăng hộ đối.
Nghẹn ngào, ông viết ca khúc “Tình lỡ” tiếc nhớ người xưa:
Thôi rồi, còn chi đâu em ơi!
Có còn lại chăng dư âm thôi
Trong cơn thương đau men đắng môi
Yêu rồi tình yêu sao chua cay
Men nào bằng men thương đau đây
Hỡi người bỏ ta trong mưa bay…
Trong lời đề tựa khi phát hành nhạc tờ bài Tình Lỡ, Thanh Bình ghi những câu thơ của chính ông:
Thôi thế từ nay cách biệt rồi
Đường đôi lứa rẽ đôi nơi
Từ đây vĩnh viễn xa nhau mãi
Vĩnh viễn xa nhau đến trọn đời
Em có khi nào nhớ đến anh
Chỉ xin một phút lặng sau mành
Anh từ đây sẽ không yêu nữa
Để giữ trong anh một bóng hình
Ca khúc “Tình lỡ” được Nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam ấn hành. Và bức ảnh chân dung tác giả in kèm hé lộ cho công chúng thấy được hình ảnh một nhạc sĩ Thanh Bình rất điển trai.
Không những vậy, khả năng của một người từng viết văn chương như nhạc sĩ Thanh Bình đã mang lại cho ca khúc “Tình lỡ” những lời hát thật đẹp:
Phương trời mình đi xa thêm xa
Nghe vàng mùa thu sau lưng ta
Em ơi, em ơi thu thiết tha…
Năm 1970, đạo diễn Lê Mộng Hoàng thực hiện tác phẩm điện ảnh “Nàng” với cặp tài tử lừng danh Thẩm Thuý Hằng và Trần Quang, đã lấy ca khúc “Tình lỡ” làm bài hát chính cho bộ phim.
Ngoài việc đoạt giải vàng tại Liên hoan phim Á Châu ở Đài Loan, bộ phim “Nàng” còn tạo ra cơn sốt ca khúc “Tình lỡ” qua tiếng hát Khánh Ly: “Ơi người vì ta qua phong ba/ Có còn gì sâu trong tâm tư/ Mắt lệ mờ hoen dư âm xưa…”.
Tuy nhiên, cơ duyên “Tình lỡ” lan toả theo bộ phim “Nàng” không thể đẩy nhạc sĩ Thanh Bình vào hàng ngũ những người viết nhạc thượng thặng, bởi lẽ tự ông rút khỏi chốn danh vọng.
Những kỷ niệm với cô Hằng cùng mùa thu vàng xa xăm thôi thúc ông viết thêm ca khúc “Tiếc một người” rồi buông bỏ cây đàn dạt dào giai điệu:
Nghe như mùi hương xưa từ quá khứ đưa về
Lâng lâng hồn bay đi, lùi về xa dĩ vãng
Hay người xưa trong nắng thấy thu vàng mênh mông
Lá đò qua sông vắng mây mù trong mắt trong
Bao nhiêu thời gian qua đường nét đã phai mờ
Ôi bóng hình xa xưa chỉ còn trong quá khứ
Lâu rồi nhưng vẫn nhớ vẫn rong hồn bơ vơ
Cánh hồng bay theo gió chết đi còn tương tư…
Năm 1973, nhạc sĩ Thanh Bình cưới vợ và chọn lựa cuộc sống như một người dân bình thường chốn đô hội. Vợ chồng nhạc sĩ Thanh Bình mở một quán cơm bình dân ở quận 1 và có được cô con gái Mộng Ngọc. Đáng tiếc, cái hạnh phúc bình dị cũng không tồn tại được bao lâu.
Hôn nhân đổ vỡ, nhạc sĩ Thanh Bình chấp nhận gà trống nuôi con. Rồi người con gái lớn lên, theo chồng buôn bán lại vướng nợ nần và tù tội.
Trong một lần bộc bạch với ca sĩ Ánh Tuyết, nhạc sĩ Thanh Bình không giấu được chua xót: “Con gái tôi lận đận lắm, đời chồng trước của nó thì hợp pháp nhưng không bền. Đời thứ hai của nó thì không hôn thú nhưng cũng là chồng. Nó vướng vào lao lý cũng vì vòng đời cơ cực mà ra! Do nó ham tiền, hùn vốn làm ăn với người ta rồi gặp xui nên mắc họa!”.
Ông nhạc sĩ già, gầy gò và ốm yếu đang mắc nhiều bệnh nguy nan, bơ vơ với thùng quần áo cùng cái quạt máy cũ kỹ. Ông sống lây lất gần tháng trời với bánh mì hay ăn tạm miếng cháo qua ngày. Ông đưa chứng minh nhân dân thuê được chiếc chiếu 500 đồng/ ngày, tìm đại chỗ trống ngả cái lưng, sáng ra thấy người ta cũng ngủ đông nghẹt xung quanh.
Cũng còn một chút an ủi, ông còn có những người cháu gọi là cậu ruột. Họ cũng mồ côi cha mẹ. Và họ sẵn sàng đón ông về chăm lo nuôi dưỡng, túm tụm đùm bọc nhau trong căn nhà chỉ 21m² mà có tám nhân khẩu bên bờ kênh Nhiêu Lộc…”.
Sau khi nhạc sĩ Thanh Bình qua đời ít lâu, thì con gái ông – Mộng Ngọc được trở về cuộc sống tự do và nhận lại hai sổ tiết kiệm này trị giá 255 triệu đồng do những người hảo tâm ủng hộ ủng hộ cha mình. Mộng Ngọc xúc động trước món quà thừa kế không lớn lắm, nhưng gói ghém tất cả hạnh phúc một đời thân phụ gieo neo!
Bây giờ nhạc sĩ Thanh Bình đã bay về miền thăm thẳm. Thành bại hay
sướng khổ cũng đã xong một số kiếp. Chỉ còn bài hát “Tình lỡ” tiếp tục
được các ca sĩ cất cao giọng ca, như gửi lại nhân gian giùm nhạc sĩ
Thanh Bình một niềm yêu xót xa và ám ảnh “phương trời mình đi xa thêm xa, nghe vàng mùa thu sau lưng ta”.
Tên tuổi của nhạc sĩ Thanh Bình rất ít người quen thuộc, nhưng nhắc đến bài hát “Tình lỡ” thì hầu như những ai yêu nhạc đều từng nghe qua hoặc từng hát qua:
Một vầng trăng vỡ đã thôi không theo nhau
Cuộc tình đã lỡ với bao nhiêu thương đau
Hết rồi thôi đã không còn gì thật rồi
Chỉ còn hiu hắt cơn sầu không nguôi…
Giọng hát Khánh Ly trong đoạn trích phim Nàng, có minh tinh điện ảnh Thẩm Thúy Hằng
Trong đêm nhạc đó – sau bao nhiêu năm lầm lũi trong bóng tối – nhạc sĩ Thanh Bình run run bước lên sàn diễn tràn ngập ánh sáng để có đôi lời với người hâm mộ: “Tôi rất hân hạnh và cảm động khi biết mọi người còn nhớ đến tôi và thực hiện đêm nhạc cho tôi. Lâu lắm rồi tôi mới được nghe những bản nhạc của mình được hát trên sân khấu!”.
Số tiền quyên góp trong đêm nhạc đó cũng không thể an ủi những ngày cuối đời cô độc và gieo neo của ông.
Nhạc sĩ Thanh Bình ra đi không có vợ con bên cạnh, chỉ có những ca khúc do ông viết thay lời đưa tiễn ông, nhất là bài hát “Tình lỡ” mang đầy dấu vết kỷ niệm đời ông:
Con đường mình đi sao chông gai
Bước vào đời nhau bao lâu nay
Em ơi, em ơi! Sao đắng cay
Thôi đành vùi sâu tâm tư thôi
Hết rồi còn chi đâu em ơi…
Ngoài hai tiểu thuyết mang yếu tố tự truyện là “Gió dập mưa vùi” và “Mình còn trẻ lắm”, Thanh Bình còn cộng tác với các tờ báo lúc bấy giờ ở thủ đô như Liên Hiệp, Tin Sớm, Bình Minh… Đây cũng là lúc ông quen biết với một người đẹp tên Hằng. Dù chưa thề nguyền đính ước hoặc thề non hẹn biển, nhưng họ đã dành cho nhau trái tim nồng nàn thanh xuân.
Năm 1954, nhạc sĩ Thanh Bình di cư vào Nam. Ông nói về hoàn cảnh ra đời bài hát nổi tiếng nhất của mình như sau: Ca khúc Tình Lỡ tôi viết cho một người con gái ở Hải Phòng. Lúc đó tôi 24 tuổi và rất thiết tha với người này. Ngày tôi xuống tàu ở cảng Hải Phòng vào nam, đứng trên boong tàu, tôi nhìn thấy nàng đang hối hả chen lấn, vạch đám đông người đưa tiễn để mong kịp chia tay tôi, nhưng tôi lại đứng lẫn vào đám đông trên boong tàu, còn nàng thì chạy dọc theo bờ cảng và không nhận ra tôi… Chẳng nói được với nhau câu nào.
Đầu năm 1956, nhạc sĩ Thanh Bình nghe tin cô Hằng đã được bố mẹ gả vào một gia đình môn đăng hộ đối.
Nghẹn ngào, ông viết ca khúc “Tình lỡ” tiếc nhớ người xưa:
Thôi rồi, còn chi đâu em ơi!
Có còn lại chăng dư âm thôi
Trong cơn thương đau men đắng môi
Yêu rồi tình yêu sao chua cay
Men nào bằng men thương đau đây
Hỡi người bỏ ta trong mưa bay…
Trong lời đề tựa khi phát hành nhạc tờ bài Tình Lỡ, Thanh Bình ghi những câu thơ của chính ông:
Thôi thế từ nay cách biệt rồi
Đường đôi lứa rẽ đôi nơi
Từ đây vĩnh viễn xa nhau mãi
Vĩnh viễn xa nhau đến trọn đời
Em có khi nào nhớ đến anh
Chỉ xin một phút lặng sau mành
Anh từ đây sẽ không yêu nữa
Để giữ trong anh một bóng hình
Ca khúc “Tình lỡ” được Nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam ấn hành. Và bức ảnh chân dung tác giả in kèm hé lộ cho công chúng thấy được hình ảnh một nhạc sĩ Thanh Bình rất điển trai.
Không những vậy, khả năng của một người từng viết văn chương như nhạc sĩ Thanh Bình đã mang lại cho ca khúc “Tình lỡ” những lời hát thật đẹp:
Phương trời mình đi xa thêm xa
Nghe vàng mùa thu sau lưng ta
Em ơi, em ơi thu thiết tha…
Năm 1970, đạo diễn Lê Mộng Hoàng thực hiện tác phẩm điện ảnh “Nàng” với cặp tài tử lừng danh Thẩm Thuý Hằng và Trần Quang, đã lấy ca khúc “Tình lỡ” làm bài hát chính cho bộ phim.
Ngoài việc đoạt giải vàng tại Liên hoan phim Á Châu ở Đài Loan, bộ phim “Nàng” còn tạo ra cơn sốt ca khúc “Tình lỡ” qua tiếng hát Khánh Ly: “Ơi người vì ta qua phong ba/ Có còn gì sâu trong tâm tư/ Mắt lệ mờ hoen dư âm xưa…”.
Tuy nhiên, cơ duyên “Tình lỡ” lan toả theo bộ phim “Nàng” không thể đẩy nhạc sĩ Thanh Bình vào hàng ngũ những người viết nhạc thượng thặng, bởi lẽ tự ông rút khỏi chốn danh vọng.
Những kỷ niệm với cô Hằng cùng mùa thu vàng xa xăm thôi thúc ông viết thêm ca khúc “Tiếc một người” rồi buông bỏ cây đàn dạt dào giai điệu:
Nghe như mùi hương xưa từ quá khứ đưa về
Lâng lâng hồn bay đi, lùi về xa dĩ vãng
Hay người xưa trong nắng thấy thu vàng mênh mông
Lá đò qua sông vắng mây mù trong mắt trong
Bao nhiêu thời gian qua đường nét đã phai mờ
Ôi bóng hình xa xưa chỉ còn trong quá khứ
Lâu rồi nhưng vẫn nhớ vẫn rong hồn bơ vơ
Cánh hồng bay theo gió chết đi còn tương tư…
Sĩ Phú – Tiếc Một Người – Thu Âm Trước 1975
Năm 1973, nhạc sĩ Thanh Bình cưới vợ và chọn lựa cuộc sống như một người dân bình thường chốn đô hội. Vợ chồng nhạc sĩ Thanh Bình mở một quán cơm bình dân ở quận 1 và có được cô con gái Mộng Ngọc. Đáng tiếc, cái hạnh phúc bình dị cũng không tồn tại được bao lâu.
Hôn nhân đổ vỡ, nhạc sĩ Thanh Bình chấp nhận gà trống nuôi con. Rồi người con gái lớn lên, theo chồng buôn bán lại vướng nợ nần và tù tội.
Trong một lần bộc bạch với ca sĩ Ánh Tuyết, nhạc sĩ Thanh Bình không giấu được chua xót: “Con gái tôi lận đận lắm, đời chồng trước của nó thì hợp pháp nhưng không bền. Đời thứ hai của nó thì không hôn thú nhưng cũng là chồng. Nó vướng vào lao lý cũng vì vòng đời cơ cực mà ra! Do nó ham tiền, hùn vốn làm ăn với người ta rồi gặp xui nên mắc họa!”.
Nhạc sĩ Thanh Bình và ca sĩ Ánh Tuyết năm 2013.
Ca sĩ Ánh Tuyết cho biết thêm: “Trước đây, ông cùng con gái và
con rể sống chung nhiều năm tại căn nhà thuê ở Gò Vấp. Vậy mà khi vợ đi
tù khoảng một năm, tháng 2 năm nay, anh con rể mang ông bỏ ở bến xe Miền
Đông, rồi mặc ông già 81 tuổi gầy gò, đang mắc nhiều bệnh với thùng
quần áo cùng cái quạt máy cũ kỹ. May mà anh ta còn chút lương tâm, nhét
lại cho ông lão 200 nghìn đồng.Ông nhạc sĩ già, gầy gò và ốm yếu đang mắc nhiều bệnh nguy nan, bơ vơ với thùng quần áo cùng cái quạt máy cũ kỹ. Ông sống lây lất gần tháng trời với bánh mì hay ăn tạm miếng cháo qua ngày. Ông đưa chứng minh nhân dân thuê được chiếc chiếu 500 đồng/ ngày, tìm đại chỗ trống ngả cái lưng, sáng ra thấy người ta cũng ngủ đông nghẹt xung quanh.
Cũng còn một chút an ủi, ông còn có những người cháu gọi là cậu ruột. Họ cũng mồ côi cha mẹ. Và họ sẵn sàng đón ông về chăm lo nuôi dưỡng, túm tụm đùm bọc nhau trong căn nhà chỉ 21m² mà có tám nhân khẩu bên bờ kênh Nhiêu Lộc…”.
Sau khi nhạc sĩ Thanh Bình qua đời ít lâu, thì con gái ông – Mộng Ngọc được trở về cuộc sống tự do và nhận lại hai sổ tiết kiệm này trị giá 255 triệu đồng do những người hảo tâm ủng hộ ủng hộ cha mình. Mộng Ngọc xúc động trước món quà thừa kế không lớn lắm, nhưng gói ghém tất cả hạnh phúc một đời thân phụ gieo neo!
Theo Motthegioi
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire