Y Vân có lẽ là nhạc sĩ rất quan tâm đến tâm sự của những người con gái trong thời loạn, nên ngoài 2 ca khúc Xa Vắng và Tình Chàng Ý Thiếp có nội dựa vào Chinh Phụ Ngâm từ thế kỷ 18 để nói thay tâm sự của người vợ có chồng đi chinh chiến, ông còn sáng tác Cánh Hoa Thời Loạn, viết về những người con gái nhỏ bé như những cánh hồng mỏng manh mọc bên hàng dây kẽm hầm chông.
“Chinh Phụ Ngâm” là tác phẩm được viết bằng chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Đây là thời kì rối ren của xã hội phong kiến, đất nước chia làm hai nửa, khói lửa chiến chinh trên khắp quê hương.
Chinh Phụ Ngâm có hình thức là một lời độc thoại nội tâm, mà vai chính và cũng là vai duy nhất đứng ra độc thoại trong truyện là một người vợ có chồng tham gia cuộc chiến do triều đình phong kiến chủ xướng, kể về nỗi khổ, nỗi cô đơn buồn tủi phải xa chồng.
Hình ảnh người vợ, người chinh phụ đang nỉ non tự sự lúc xa chồng, xa người chinh phu trên đường chinh chiến đã làm mủi lòng nhiều người nhạc sĩ thời kỳ tiền chiến. Có lẽ hình ảnh người chinh phụ đó tương đồng với Hòn Vọng Phu nên nhạc sĩ Lê Thương đã sử dụng rất nhiều hình ảnh trong Chinh Phụ Ngâm để đưa vào Hòn Vọng Phu:
Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn,
Vui ca xang rôi đi tiến binh ngoài ngàn.
người đi ngoài vạn lý quang sang,
người đứng chờ trong bóng cô đơn…
Ngay sau đó, nhạc sĩ Văn Cao cũng bị ám ảnh bởi hình ảnh này nên đã viết Buồn Tàn Thu (còn có tên khác là Chinh Phụ Khúc) với hình ảnh người vợ chờ chồng:
Em ngồi đan áo
Lòng buồn vương vấn em thương nhớ chàng
Người ơi còn biết em nhớ mong…
Trong Chinh Phụ Ngâm, khi cuộc tiễn đưa lưu luyến kết thúc, người chinh phụ trở về khuê phòng và tưởng tượng ra cảnh sống của chồng nơi chiến địa. Những xúc cảm về một hình ảnh “lẫm liệt” của chồng phút chia ly đã dần mờ nhòe, thay thế vào đó là nỗi lo sợ khủng khiếp về số phận của chồng giữa chiến trường khốc liệt, đầy oan hồn tử khí, và niềm đau khổ khôn nguôi về thân phận đơn chiếc của bản thân nàng.
Hơn 200 năm sau đó, cuộc chiến 1954-1975 đã làm nhiều đôi uyên ương phải ngăn cách ngàn dặm giống như vậy, từ đó đã có rất nhiều ca khúc nhạc vàng viết về nỗi lòng đó. Có thể kể đến các bài nổi tiếng là Người Tình Và Quê Hương, Tạ Từ Trong Đêm, Đêm Trao Kỷ Niệm, Trước Giờ Tạm Biệt… Riêng nhạc sĩ Y Vân, ông đã mượn hình ảnh Chinh Phụ Ngâm để viết thành 2 bài có nội dung rất giống nhau, và đều là ca khúc nổi tiếng, đó là Xa Vắng và Tình Chàng Ý Thiếp. Khi khán giả nghe một trong hai bài này, nếu không để ý thì sẽ hay bị nhầm với bài còn lại.
Trong nhạc tờ ca khúc Xa Vắng phát hành trước năm 75 tác giả đã ghi 2 câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm để ca sĩ ngâm trước khi đi vào bài nhạc như sau:
Nương song luống ngẩn ngơ lòng
Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai?
Thiếp bên song cửa, chàng ngoài chân mây”
Vì cả hai bài hát Xa Vắng và Tình Chàng Ý Thiếp của Y Vân đều cùng dựa vào 1 số hình ảnh trong Chinh Phụ Ngâm, nên lời nhạc có sự tương đồng, thí dụ như: “Ngày anh xa vắng phấn son xếp lại chẳng dùng…” (Xa Vắng) và “Vì chàng xa vắng má hồng điểm trang với ai…” (Tình Chàng Ý Thiếp). “Chàng” đã lên đường gian khổ, còn “thiếp” ở lại đốt tàn tuổi xuân trong mong chờ. Đó là nỗi đau xót của cả một thế hệ:
Dẫu rằng xa cả ngàn trùng
Cho dù ngăn cách mấy sông
Tình chàng ý thiếp
Ai sầu, mối sầu nào hơn… (Tình Chàng Ý Thiếp)
Cũng giống như hầu hết các bài nhạc vàng viết về nỗi đau xa cách vì chiến tranh, hai ca khúc này đều có nội dung mong mỏi có được một ngày người trai trở về bên vợ hiền, để nỗi mong chờ không bị hoài phí:
Ước mong ngấn lệ ngày về
Thay dòng nước mắt chia ly
Vì trời làm phong ba
Nên đời hội ngộ chia ly
Lệ rơi nhiều hơn nước mưa… (Xa Vắng)
Nội dung đó cũng giống như phần kết của Chinh Phụ Ngâm, khi người chinh phụ hình dung một ngày chồng nàng chiến thắng trở về giữa bóng cờ và tiếng hát khải hoàn, được nhà vua ban thưởng và cùng nàng sống hạnh phúc trong thanh bình, yên ả…
Nhạc sĩ Y Vân có lẽ là rất quan tâm đến tâm sự của những người con gái trong thời loạn, nên ngoài 2 ca khúc Xa Vắng và Tình Chàng Ý Thiếp nói thay tâm sự của người vợ, ông còn sáng tác Cánh Hoa Thời Loạn, viết về những người con gái nhỏ bé như những cánh hồng mỏng manh mọc bên hàng dây kẽm hầm chông:
Như cánh hoa trong thời loạn ly
Ai đem giông tố bao trùm thế hệ
Anh nếu thương cho một đời hoa…
Nhạc sĩ Y Vân nổi tiếng với ca khúc ballade được xưng tụng là “quốc ca của tình mẫu tử” là Lòng Mẹ, cũng như những ca khúc sôi động như 60 Năm Cuộc Đời, 20-40, Sài Gòn, Anh Đâu Em Đó, Đêm Đô Thị...
Nếu nhìn lại di sản âm nhạc mà người nhạc sĩ tài ba này để lại sau 60
năm sống trên cuộc đời, chúng ta sẽ còn rất có rất nhiều bài nhạc vàng
được nhiều thế hệ yêu thích và thuộc nằm lòng. Ngoài Xa Vắng, Tình
Chàng Ý Thiếp, Cánh Hoa Thời Loạn, còn có Ngoại Ô Đèn Vàng, Ảo Ảnh, Bóng
Người Cùng Thôn, Đêm Tái Ngộ, Xa Lộ Không Đèn, Ngăn Cách, Thôi, Tôi Trở
Về Thành Phố… cùng ca khúc nhạc vàng kinh điển viết cùng nhạc sĩ Trúc Phương là Hai Chuyến Tàu Đêm.
“Chinh Phụ Ngâm” là tác phẩm được viết bằng chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Đây là thời kì rối ren của xã hội phong kiến, đất nước chia làm hai nửa, khói lửa chiến chinh trên khắp quê hương.
Chinh Phụ Ngâm có hình thức là một lời độc thoại nội tâm, mà vai chính và cũng là vai duy nhất đứng ra độc thoại trong truyện là một người vợ có chồng tham gia cuộc chiến do triều đình phong kiến chủ xướng, kể về nỗi khổ, nỗi cô đơn buồn tủi phải xa chồng.
Hình ảnh người vợ, người chinh phụ đang nỉ non tự sự lúc xa chồng, xa người chinh phu trên đường chinh chiến đã làm mủi lòng nhiều người nhạc sĩ thời kỳ tiền chiến. Có lẽ hình ảnh người chinh phụ đó tương đồng với Hòn Vọng Phu nên nhạc sĩ Lê Thương đã sử dụng rất nhiều hình ảnh trong Chinh Phụ Ngâm để đưa vào Hòn Vọng Phu:
Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn,
Vui ca xang rôi đi tiến binh ngoài ngàn.
người đi ngoài vạn lý quang sang,
người đứng chờ trong bóng cô đơn…
Ngay sau đó, nhạc sĩ Văn Cao cũng bị ám ảnh bởi hình ảnh này nên đã viết Buồn Tàn Thu (còn có tên khác là Chinh Phụ Khúc) với hình ảnh người vợ chờ chồng:
Em ngồi đan áo
Lòng buồn vương vấn em thương nhớ chàng
Người ơi còn biết em nhớ mong…
Trong Chinh Phụ Ngâm, khi cuộc tiễn đưa lưu luyến kết thúc, người chinh phụ trở về khuê phòng và tưởng tượng ra cảnh sống của chồng nơi chiến địa. Những xúc cảm về một hình ảnh “lẫm liệt” của chồng phút chia ly đã dần mờ nhòe, thay thế vào đó là nỗi lo sợ khủng khiếp về số phận của chồng giữa chiến trường khốc liệt, đầy oan hồn tử khí, và niềm đau khổ khôn nguôi về thân phận đơn chiếc của bản thân nàng.
Hơn 200 năm sau đó, cuộc chiến 1954-1975 đã làm nhiều đôi uyên ương phải ngăn cách ngàn dặm giống như vậy, từ đó đã có rất nhiều ca khúc nhạc vàng viết về nỗi lòng đó. Có thể kể đến các bài nổi tiếng là Người Tình Và Quê Hương, Tạ Từ Trong Đêm, Đêm Trao Kỷ Niệm, Trước Giờ Tạm Biệt… Riêng nhạc sĩ Y Vân, ông đã mượn hình ảnh Chinh Phụ Ngâm để viết thành 2 bài có nội dung rất giống nhau, và đều là ca khúc nổi tiếng, đó là Xa Vắng và Tình Chàng Ý Thiếp. Khi khán giả nghe một trong hai bài này, nếu không để ý thì sẽ hay bị nhầm với bài còn lại.
Trong nhạc tờ ca khúc Xa Vắng phát hành trước năm 75 tác giả đã ghi 2 câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm để ca sĩ ngâm trước khi đi vào bài nhạc như sau:
Nương song luống ngẩn ngơ lòng
Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai?
Thanh Tuyền – Xa Vắng – Thu Âm Trước 1975
Trong ca khúc Tình Chàng Ý Thiếp, khi xem lại nhạc tờ, chúng ta cũng
thấy nhạc sĩ Y Vân ghi 2 câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm để ca sĩ ngâm
trước khi hát, đó là:
“Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai?Thiếp bên song cửa, chàng ngoài chân mây”
Hoàng Oanh - Tình Chàng Ý Thiếp - Thu Âm Trước 1975
Dẫu rằng xa cả ngàn trùng
Cho dù ngăn cách mấy sông
Tình chàng ý thiếp
Ai sầu, mối sầu nào hơn… (Tình Chàng Ý Thiếp)
Cũng giống như hầu hết các bài nhạc vàng viết về nỗi đau xa cách vì chiến tranh, hai ca khúc này đều có nội dung mong mỏi có được một ngày người trai trở về bên vợ hiền, để nỗi mong chờ không bị hoài phí:
Ước mong ngấn lệ ngày về
Thay dòng nước mắt chia ly
Vì trời làm phong ba
Nên đời hội ngộ chia ly
Lệ rơi nhiều hơn nước mưa… (Xa Vắng)
Nội dung đó cũng giống như phần kết của Chinh Phụ Ngâm, khi người chinh phụ hình dung một ngày chồng nàng chiến thắng trở về giữa bóng cờ và tiếng hát khải hoàn, được nhà vua ban thưởng và cùng nàng sống hạnh phúc trong thanh bình, yên ả…
Nhạc sĩ Y Vân có lẽ là rất quan tâm đến tâm sự của những người con gái trong thời loạn, nên ngoài 2 ca khúc Xa Vắng và Tình Chàng Ý Thiếp nói thay tâm sự của người vợ, ông còn sáng tác Cánh Hoa Thời Loạn, viết về những người con gái nhỏ bé như những cánh hồng mỏng manh mọc bên hàng dây kẽm hầm chông:
Như cánh hoa trong thời loạn ly
Ai đem giông tố bao trùm thế hệ
Anh nếu thương cho một đời hoa…
Thanh Lan – Cánh Hoa Thời Loạn – Thu Âm Trước 1975
Đông Kha (nhacxua.vn)
*
* *
* *
Cánh Hoa Thời Loạn -
Tác giả: Y Vân-Tiếng hát: Hà Thanh
Như . . . cánh hoa trong thời loạn ly
Ai . . . đem giông tố bao trùm thế hệ
Anh . . . nếu thương cho một đời hoa
Thì xin . . . giữ yên quê nhà
Điệp khúc:
Xin anh che chở
Tâm đời nhỏ bé hậu phương
Như câu chuyện tình
Người hùng và giai nhân
Những cánh hoa hồng
Bên hàng dây kẽm hầm chông
Vẫn mong bàn tay
Người đem tưới vui trong vườn
Như . . . cánh hoa trong thời biển dâu
Xin . . . anh săn sóc cho đời thắm màu
Ôi . . . nước non chia lìa vì đâu
Nòng súng . . . anh xây nhịp cầu
Ai . . . đem giông tố bao trùm thế hệ
Anh . . . nếu thương cho một đời hoa
Thì xin . . . giữ yên quê nhà
Điệp khúc:
Xin anh che chở
Tâm đời nhỏ bé hậu phương
Như câu chuyện tình
Người hùng và giai nhân
Những cánh hoa hồng
Bên hàng dây kẽm hầm chông
Vẫn mong bàn tay
Người đem tưới vui trong vườn
Như . . . cánh hoa trong thời biển dâu
Xin . . . anh săn sóc cho đời thắm màu
Ôi . . . nước non chia lìa vì đâu
Nòng súng . . . anh xây nhịp cầu
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire