Chuyến công du Châu Âu lần thứ hai của Tổng thống Donald Trump
đã làm bùng nổ cuộc chiến ý thức hệ giữa phe hữu và phe tả trên thế giới, giữa
hành động và lý thuyết.
Ý thức hệ tả/hữu không còn che đậy qua các ngôn từ bóng bẩy
khi 2 chủ đề lớn được thảo luận tại Thượng đỉnh G20 từ ngày 7 đến 8 tháng 7 năm
2017 tại Hamburg, Đức.
Trước khi phó hội G20, Tổng thống Trump đã có mặt tại Ba
Lan và được đón tiếp nồng hậu. Bài phát biểu của Tổng thống Trump đã nhắc lại
các hành động chống xâm lăng từ Đức Quốc Xã và Liên Xô chỉ do lòng yêu nước nồng
nàn và ý chí độc lập tự chủ dân tộc Ba Lan.
Tờ Wall Street Journal ngày 7 tháng 7 năm 2017 khen bài diễn
văn của Tổng thống Trump "vạch ranh giới rõ ràng". Nhưng, chủ bút của
Tờ The Washington Post cùng ngày bình luận với chủ đề "Con chó dân tộc chủ
nghĩa của người da trắng thổi còi ở Warsaw".
Dân tộc Ba Lan từ chối tiếp tay với Đức Quốc Xã dù bị chiếm
đóng từ năm 1939 ở Miền Tây và Nga ở Miền Đông. Người Ba Lan đứng hàng thứ tư về
số quân tham gia vào Khối Đồng minh chống Đức Quốc Xã thời Thế chiến II.
Cuộc đấu tranh bất-bạo-động của dân tộc Ba Lan thời Chiến
tranh Lạnh (1947-1991) đã chặt đứt mắt xích đầu tiên dẫn Cộng sản Đệ tam Quốc tế
và Liên Xô tan rã.
Tuy gia nhập vào Liên Âu, nhưng, Ba Lan thường xuyên chống
lại chính sách khuynh tả của Brussels, không chấp nhận hạn ngạch di dân tị nạn
theo ý của Tể tướng Angela Merkel.
Người Ba Lan tin tưởng vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ do quá khứ
đánh bại Đức Quốc Xã trong Thế chiến Thứ hai và kế hoạch kinh tế Marshall, chống
Cộng sản, tả khuynh.
Mỹ tin tưởng vào đồng minh Ba Lan từng góp sức vào các cuộc
chiến do Hoa Kỳ tiến hành khắp thế giới.
Trước mối đe doạ ngày càng tăng của Nga làm cho 12 quốc
gia tại Ba Biển Baltic, Đen, Adriatic đặt niềm tin hoàn toàn vào Tổng thống
Donald Trump và dân tộc Mỹ trong việc bảo vệ vững chắc nền độc lập và tự chủ quốc
gia.
Có lẽ Khối Ba Biển sẽ có tiếng nói mạnh hơn trong NATO và
Liên Âu nếu được Hoa Kỳ hậu thuẫn làm cho Brussels phải e ngại.
Trước khi chủ toạ Hội nghị G20 năm 2017, Tể tướng Merkel
không tiếc lời đe dọa cô lập Tổng thống Trump khiến cho truyền thông tả phái
hùa theo.
Phe tả cáo buộc Trump chủ trương bế môn tỏa cảng. Thực tế,
một nhà kinh doanh địa ốc quốc tế không thể tự cô lập mà chỉ nhân danh Tổng thống
thứ 45 của Hoa Kỳ đòi bình đẳng trong thương mại toàn cầu nhằm đem lại lợi ích
cho tất cả các bên.
Nước nào giao thương với Trung Quốc cũng bị thâm hụt mậu dịch
trầm trọng.
Trump cảnh cáo Đức đã làm Mỹ thâm hụt mậu dịch 300 tỉ USD
trong năm 2016 so với 200 tỉ của Trung Quốc. Thuỵ Điển, Đan Mạch, Thuỵ Sĩ, Hoà
Lan cũng thặng dư thương mại quá nhiều.
Vậy họ có lý do nào để hô hào, kêu gào tự do mậu dịch, nếu
chẳng phải vì lòng tham vô đáy hay sao?
Các quốc gia tham dự G20 ở Hamburg đã chấp nhận quan điểm
kinh tế của Trump nên Bản Tuyên bố chung của G20 viết "chống chủ nghĩa bảo
hộ bao gồm cả các hành vi mậu dịch bất công và công nhận vai trò của của các
công cụ bảo vệ thương mại hợp pháp ... Mỹ sẽ nỗ lực hợp tác chặt chẽ với các nước
khác để giúp họ tiếp cận và sử dụng nhiên liệu hóa thạch sạch hơn và có hiệu quả
hơn".
Khi gặp mặt với Thủ tướng Theresa May của Anh Quốc, Tổng
thống Trump xác nhận sẽ rất nhanh chóng ký kết Hiệp ước Tự do Thương mại giữa
hai nước.
Trump chỉ chống các điều kiện bất-hợp-lý của Thoả ước Khí
hậu Paris vì: (1) Không có tính cách ràng buộc pháp lý sẽ tạo ra tình trạng
vô-trách-nhiệm đối với đa số các quốc gia ký kết. (2) Mỹ đã rút khỏi Thoả ước
Khí hậu Paris để thương thảo lại, nhưng, nhiều quốc không đồng ý mà bảo Mỹ phải
trở lại để tránh bị cô lập. (3) Chi phí cho Thoả ước lên tới 100 tỉ USD mà chỉ
có Tổng thống Barack Obama góp 1 tỉ USD trong cam kết 3 tỉ. Chưa có quốc gia
nào đóng góp, kể cả 43 quốc gia mà đa số ở Châu Âu hứa góp 7 tỉ USD. Hội nghị
G20 đã kết thúc cũng không thấy ai chịu bỏ tiền vào. (4) Trung Quốc chiếm 30%
lượng khí thải toàn cầu (gấp đôi Hoa Kỳ), và Ấn Độ với 7% được phép sử dụng
than đá tới năm 2030 trong khi Hoa Kỳ bị cấm. (5) Các quốc gia ký kết toàn quyền
viết kế hoạch ngũ niên chống hâm nóng toàn cầu đệ trình lên Liên Hiệp Quốc nên
họ rất cần Mỹ mở hầu bao. Hoa Kỳ có thể đòi lại 1 tỉ USD vì không còn tham gia
Thoả ước này.
Tể tướng Angela Merkel sử dụng G20 để mon men vào địa vị
lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu, nhưng, chỉ mới nếm thử!
Cựu Đại sứ Anh Quốc tại Hoa Kỳ, Christopher Meyer viết
trên tờ Telegraph hôm 6 tháng 7 rằng tham vọng dùng G20 để thay đổi thế giới là
chuyện không thể xảy ra. Ai cũng có thể ký vào Tuyên bố Hamburg dài lê thê,
trang trọng và thơ thới ra về mà chẳng cần thực hiện.
G20 thành lập năm 1999 quy tụ 19 quốc gia giàu có và Liên
Âu, chiếm 80% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu, nhưng, khá bất hợp lý: (1) Anh,
Pháp, Đức, Ý là hạt nhân của Liên Âu mà sao tổ chức này cũng trở thành hội viên
để cán cân nghiêng về phía Châu Âu. (2) Hoà Lan có GDP lớn gấp đôi Nam Phi vẫn ở
bên ngoài.
Vì thế, các cuộc gặp gỡ nguyên thủ quốc gia bên lề G20 có
thể ảnh hưởng tới tình hình thế giới.
Tổng thống Trump và Tổng thống Vladimir Putin đã thảo luận
tay đôi suốt 2 giờ 16 phút so với lịch trình 30 phút liên quan đến các vấn đề
Syria, Ukraine, chủ nghĩa khủng bố, an ninh mạng. Putin cam đoan đã không can
thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 khi bị Trump gặn hỏi, thoả thuận cùng với Hoa
Kỳ và Jordan thực hiện vụ ngưng bắn tại miền Tây-Nam Syria giữa quân chính phủ
và phiến quân kể từ trưa ngày 9 tháng 7. Trump và Putin cố gắng làm ấm lại mối
quan hệ Mỹ-Nga.
Trump ca tụng Merkel đã điều hành xuất sắc vai trò chủ nhà
G20 và thảo luận về tình hình Bán đảo Triều Tiên trong khi bạo động, cướp phá
diễn ra trên đường phố Hamburg.
Tể tướng Merkel, Tổng thống Macron của Pháp và Tổng thống
Putin bàn về cuộc xung đột Ukraine.
Trump cũng đã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình để bàn về vấn đề
nguyên tử Bắc Triều Tiên.
Kế hoạch trợ giúp Châu Phi của G20 như gió thoảng qua tai
để mọi thành viên tự ý khai thác thị trường nhân dụng, thị trường tiêu thụ vẫn
còn sơ khai.
Ai sẽ có lợi nhất nếu không phải Trung Quốc và Đức?
Đại-Dương
(1) Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) tức Trạng Trình
Tài liệu tham khảo:
Putin, Merkel, Macron Discuss Ukraine Settlement on
Sidelines of G20 Summit (Sputnik News)
Donald Trump returns home as the odd man out after 'G19'
summit (Guardian)
China, France and US in G20 meltdown as May welcomes Trump
trade pledge (Guardian)
G-20 declaration exposes tensions with Trump (Nikkei)
Trump's friendly meeting with Putin further blurs
US-Russia relations (San Francisco Chronical)
Angela Merkel, the G-Zero
chancellor (The Economist)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire