Vâng. Đó là một ngày 1977. Đây là đoạn hồi ký Nhã Ca viết về ngày ấy. Có anh và các bạn.
Hình: Nguyễn Trung vẽ năm 1976, khi Nhã đang còn trong nhà tù.
. . . Về thật. Cả khóa thu hoạch tập trung ở một phòng lớn phía cổng trại. Tôi đến sau, nhưng được kêu lên ký tên làm thủ tục trước.
Mẫu giấy cam kết có sẵn. Tên. Tuổi. Chấp hành mọi pháp lệnh, nghĩa vụ. Tiếp tay với chính quyền bảo vệ cách mạng. Tố giác kịp thời mọi âm mưu hành động xấu của bọn phản động. Cam đoan không trốn ra nước ngoài. Khỉ.
"Các anh ai nấy có một mình, giấy tờ xong là thong dong ra về. Chị Nhã Ca còn phải có 5 phút tranh thủ từ biệt anh Từ. Nhường chị ấy ký trước. Vui vẻ chứ."
Vui cả. Nhiều tiếng cười, hùa theo câu nói của cán bộ Tiến, người phụ trách lớp thu hoạch.
"Ký lẹ lên. Từ nó chờ kìa Nhã."
Thấy tôi xem đi xem lại bản cam kết, anh Hoàng Anh Tuấn giục.
Thì ký.
Đến phiên gã cán bộ Tiến xách dùm mấy món đồ lỏng chỏng, đưa tôi vào lại khu C một. Từ được kêu ra. Chúng tôi đứng bên nhau ngay trước cửa cát sô cũ. Hồi mới bị bắt, trước khi cùng được đưa sang Chí Hòa, tôi đã trọ một đêm ở đây. Mới đó, hơn một năm.
"Em được tha. Chỉ cho gặp vài phút. Có gì cần anh dặn dò đi. Em sẽ lo được."
"Lo cho các con. Em sẽ cực nhọc lắm. Không cần phải bận tâm đến anh."
"Vớ vẩn. Em và các con sẽ thăm nuôi anh kỳ tới. Chắc anh sẽ đi lao động. Ít ra là ba năm. Phải vậy không, cán bộ Tiến?"
Gã cán bộ đứng cách hai bước, cười cười làm thinh, lùi xa thêm bước nữa.
"Đừng tiếc. Chúng ta không còn gì ở xứ này. Gom góp được chút gì, em lo cho các con đến được nơi an toàn. Đừng quên giữ sức khỏe, tập thở đều, cư xử xứng đáng."
"Chẳng còn gì để lại cho anh. Cần gì không? Em sẽ lo được. Trong túi này, có cái lược nhỏ."
"Anh sẽ giữ gìn nó."
"Anh tranh thủ nhận đồ đi. Chị còn phải trở ra tập họp nhận lệnh tha kẻo các anh ấy chờ."
Gã cán bộ bước lại gần thêm một bước.
"Yên tâm nhé. Hôn các con dùm anh. Các con sẽ thay Bố, hôn Mẹ."
Tôi đưa ba ngón tay lên. Gật đầu. Ba năm đấy. Chỉ vậy rồi khuất. Chắc chưa được năm phút.
Chợ Bà Chiểu vẫn đông nghẹt. Cánh cổng tù mở đóng bình an. Từ ngoài nhìn lại, không bảng hiệu, không lính canh. Sâu vào trong, nổi lên cao, thấy những nóc nhà thợ thuyền đang lợp mái. Êm ả, thanh bình, như cổng một trường học đang chỉnh trang, xây cất. Phải nhìn lại lần nữa. Bao năm, hai đứa một nhà, dù là nhà tù. Từ nay, không chung một mái nữa.
"Tên nào còn tí tiền lẻ, anh em mình làm chầu cà phê chứ?"
Hoàng Anh Tuấn, Thân Trọng Kỳ, Hoàng Vĩnh Lộc, Hồng Dương, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Hữu Hiệu… Hai mươi ông cười nói râm ran. Thêm anh Minh Đăng Khánh với tôi cà nhắc lê từng bước.
"Chị Nhã Ca, tôi đưa chị về."
Một cái Honda dừng lại trước mặt tôi. Mười Kết.
"Cám ơn anh. Tôi muốn đi bộ."
"Chị không đi bộ được. Tôi có hứa với các cháu sẽ đưa chị về tận nhà ngay bây giờ. Các cháu đang chờ."
"Về với các cháu cho lẹ lên. Cái cô Nhã này, có Honda ôm còn làm tàng. Còn đồng nào trong túi, đưa hết đây. Cà phê tỉnh tí coi."
Dương Nghiễm Mậu nói.
"Hơn hai mươi đồng. Dư chầu cà phê. Rảnh, anh xuống Tự Do nghe."
Tôi dốc túi. Cười. Lên xe.
Toyota. Mazda. Xe buýt. Xe bắt chó dại. Bây giờ tới xe honda ôm. Chẳng biết còn thứ xe nào nữa.
(Trích Nhã Ca Hồi Ký, viết tại Thụy Điển 1988)
Hình: Nguyễn Trung vẽ năm 1976, khi Nhã đang còn trong nhà tù.
. . . Về thật. Cả khóa thu hoạch tập trung ở một phòng lớn phía cổng trại. Tôi đến sau, nhưng được kêu lên ký tên làm thủ tục trước.
Mẫu giấy cam kết có sẵn. Tên. Tuổi. Chấp hành mọi pháp lệnh, nghĩa vụ. Tiếp tay với chính quyền bảo vệ cách mạng. Tố giác kịp thời mọi âm mưu hành động xấu của bọn phản động. Cam đoan không trốn ra nước ngoài. Khỉ.
"Các anh ai nấy có một mình, giấy tờ xong là thong dong ra về. Chị Nhã Ca còn phải có 5 phút tranh thủ từ biệt anh Từ. Nhường chị ấy ký trước. Vui vẻ chứ."
Vui cả. Nhiều tiếng cười, hùa theo câu nói của cán bộ Tiến, người phụ trách lớp thu hoạch.
"Ký lẹ lên. Từ nó chờ kìa Nhã."
Thấy tôi xem đi xem lại bản cam kết, anh Hoàng Anh Tuấn giục.
Thì ký.
Đến phiên gã cán bộ Tiến xách dùm mấy món đồ lỏng chỏng, đưa tôi vào lại khu C một. Từ được kêu ra. Chúng tôi đứng bên nhau ngay trước cửa cát sô cũ. Hồi mới bị bắt, trước khi cùng được đưa sang Chí Hòa, tôi đã trọ một đêm ở đây. Mới đó, hơn một năm.
"Em được tha. Chỉ cho gặp vài phút. Có gì cần anh dặn dò đi. Em sẽ lo được."
"Lo cho các con. Em sẽ cực nhọc lắm. Không cần phải bận tâm đến anh."
"Vớ vẩn. Em và các con sẽ thăm nuôi anh kỳ tới. Chắc anh sẽ đi lao động. Ít ra là ba năm. Phải vậy không, cán bộ Tiến?"
Gã cán bộ đứng cách hai bước, cười cười làm thinh, lùi xa thêm bước nữa.
"Đừng tiếc. Chúng ta không còn gì ở xứ này. Gom góp được chút gì, em lo cho các con đến được nơi an toàn. Đừng quên giữ sức khỏe, tập thở đều, cư xử xứng đáng."
"Chẳng còn gì để lại cho anh. Cần gì không? Em sẽ lo được. Trong túi này, có cái lược nhỏ."
"Anh sẽ giữ gìn nó."
"Anh tranh thủ nhận đồ đi. Chị còn phải trở ra tập họp nhận lệnh tha kẻo các anh ấy chờ."
Gã cán bộ bước lại gần thêm một bước.
"Yên tâm nhé. Hôn các con dùm anh. Các con sẽ thay Bố, hôn Mẹ."
Tôi đưa ba ngón tay lên. Gật đầu. Ba năm đấy. Chỉ vậy rồi khuất. Chắc chưa được năm phút.
Chợ Bà Chiểu vẫn đông nghẹt. Cánh cổng tù mở đóng bình an. Từ ngoài nhìn lại, không bảng hiệu, không lính canh. Sâu vào trong, nổi lên cao, thấy những nóc nhà thợ thuyền đang lợp mái. Êm ả, thanh bình, như cổng một trường học đang chỉnh trang, xây cất. Phải nhìn lại lần nữa. Bao năm, hai đứa một nhà, dù là nhà tù. Từ nay, không chung một mái nữa.
"Tên nào còn tí tiền lẻ, anh em mình làm chầu cà phê chứ?"
Hoàng Anh Tuấn, Thân Trọng Kỳ, Hoàng Vĩnh Lộc, Hồng Dương, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Hữu Hiệu… Hai mươi ông cười nói râm ran. Thêm anh Minh Đăng Khánh với tôi cà nhắc lê từng bước.
"Chị Nhã Ca, tôi đưa chị về."
Một cái Honda dừng lại trước mặt tôi. Mười Kết.
"Cám ơn anh. Tôi muốn đi bộ."
"Chị không đi bộ được. Tôi có hứa với các cháu sẽ đưa chị về tận nhà ngay bây giờ. Các cháu đang chờ."
"Về với các cháu cho lẹ lên. Cái cô Nhã này, có Honda ôm còn làm tàng. Còn đồng nào trong túi, đưa hết đây. Cà phê tỉnh tí coi."
Dương Nghiễm Mậu nói.
"Hơn hai mươi đồng. Dư chầu cà phê. Rảnh, anh xuống Tự Do nghe."
Tôi dốc túi. Cười. Lên xe.
Toyota. Mazda. Xe buýt. Xe bắt chó dại. Bây giờ tới xe honda ôm. Chẳng biết còn thứ xe nào nữa.
(Trích Nhã Ca Hồi Ký, viết tại Thụy Điển 1988)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire