"Bài hát "Nha Trang Ngày Về" của nhạc sĩ Phạm Duy, hắn nghe không chán. Hắn như thấy rõ một anh chàng thất tình đang ngồi ở bãi biển ngó mong, nhớ lại thời cùng "người yêu trong cánh tay", cũng trên bãi biển này, bây giờ không biết người yêu ở đâu?! Với hắn, đi học ở Nha Trang, rồi yêu một cô nữ sinh Nha Trang, nên nghe bản nhạc, hắn cũng buồn man mác. Bây giờ hắn đã về Nha Trang và cũng ra bãi biển ngồi "một mình trên bãi khuya" để tưởng niệm lại mối tình không còn nữa."
Nha Trang Ngày Về
PHẠM THÀNH CHÂU
Bài hát "Nha Trang Ngày Về" của nhạc sĩ Phạm Duy, hắn nghe không chán. Hắn như thấy rõ một anh chàng thất tình đang ngồi ở bãi biển ngó mong, nhớ lại thời cùng "người yêu trong cánh tay", cũng trên bãi biển này, bây giờ không biết người yêu ở đâu?! Với hắn, đi học ở Nha Trang, rồi yêu một cô nữ sinh Nha Trang, nên nghe bản nhạc, hắn cũng buồn man mác. Bây giờ hắn đã về Nha Trang và cũng ra bãi biển ngồi "một mình trên bãi khuya" để tưởng niệm lại mối tình không còn nữa. Nhưng khổ nỗi, mối tình của hắn chỉ là đơn phương nên không thể có người yêu trong cánh tay, và giây phút ngồi một mình trên bãi khuya, hắn chẳng có gì để tưởng nhớ, để tiếc nuối, để buồn rầu. Nói rõ ra, hắn không có kỷ niệm, vì thế, hắn ngồi trên bãi khuya một lúc là phát chán, lại sợ công an đến hỏi thăm hoặc mấy tên đầu gấu đến trấn lột. Việt kiều được nhìn như những tên mán mà túi áo, túi quần đầy ắp đô la.
Thời đi học, hắn có yêu một nữ sinh, nhưng em không yêu hắn, em yêu một tên khác, dù vậy, hắn vẫn cứ yêu em. Năm bảy lăm, hắn may mắn cùng gia đình đi thoát. Ở Mỹ, hắn vẫn mơ tưởng đến em. Hiện nay, hắn đã tốt nghiệp đại học, làm lương khá, hắn về thăm bà con ở quê rồi lên Nha Trang tìm em. Nhưng đã ba hôm rồi mà hắn không biết em đang ở nơi nào? Nhà em, tiệm buôn trước chợ Nha Trang, bây giờ cửa sắt đóng im ỉm.
Một buổi sáng, hắn ra ngồi trước thềm nhà em, tức là cái tiệm buôn ngày trước, hy vọng em ra vào, hắn sẽ đến chào hỏi. Trước kia hắn vẫn thường la cà vào tiệm này chỉ để ngắm trộm em chứ không dám nói chuyện. Cái lối lúng túng, ngập ngọng của thằng học trò mới lớn trước người đẹp tố cáo hắn si mê em, em không đáp lại nhưng vẫn tử tế lịch sự. Bây giờ hắn nghĩ, có đô la là có tình yêu, hắn sẽ mạnh dạn, tự tin khi gặp em. Nhưng khi cửa mở, hắn nghe những người trong nhà nói chuyện với nhau bằng giọng Bắc Kỳ bảy lăm thì hắn biết ngay, gia đình em đã bị đánh tư sản, nhà cửa đã bị tịch thu. Đương nhiên cả gia đình phải đi kinh tế mới. Cái tổ chim bị người ta phá thì mấy con chim phải bay tứ tán! Biết em ở nơi nào?
Nha trang thay đổi quá nhiều, cả đến tên đường cũng thay đổi. Ngày trước, hắn ở dưới quê lên tỉnh trọ học, không quen biết nhiều, nay bạn bè chẳng thấy đứa nào, thế nên hắn cứ lơ ngơ như chó mất chủ. Chỉ còn vài hôm nữa là hắn phải từ biệt Nha Trang, về Sài Gòn, chuẩn bị lên máy bay về Mỹ thì hắn gặp lại em. Chỉ tình cờ thôi. Buổi tối đó, hắn lang thang vơ vẩn trên đường phố rồi ghé vào một quán cà phê. Quán chỉ loe hoe vài người khách. Thường thì hễ không có khách, chủ bèn kêu nhân viên la ngồi cho bớt vắng vẻ, thấy đông, người ta mới vào. Thế nên, khi hắn vào một góc quán, gọi một ly cà phê rồi ngồi chống cằm lắng nghe mấy chị đàn bà tụ tập bàn bên cạnh chuyện trò. Cô, bà nào cũng thế, hết chuyện mình đến chuyện người, nói sa đà quên cả thế gian. Hắn chú ý nghe một cô được gọi tên là Hạnh, nói.
Bịnh viện ở đây không đủ máy móc, phương tiện, phải vào Sài Gòn mới mổ được, nhưng tốn lắm, năm, bảy triệu chưa chắc đủ. Mà không mổ, e khó qua khỏi.
Trong ánh đèn lờ mờ, hắn nhận ra cô Hạnh, người hắn muốn tìm, nhưng hắn vẫn yên lặng, trả tiền và ra về.
Sáng hôm sau hắn lại đến. Quán đông người, ồn ào tiếng người nói, tiếng nhạc, khói thuốc mù trời. Hắn không thấy cô Hạnh đâu. Lúc trả tiền, hắn hỏi cô thu ngân.
- Cô Hạnh không làm ban ngày ở đây hả chị?
Cô này không đẹp, có lẽ không được chàng nào nhìn đến nên trông quạu quọ.
- Con Hạnh chỉ làm buổi tối thôi.
- Ban ngày cô ấy làm ở đâu?
- Nó phải ở nhà lo việc nhà. Con còn nhỏ, chồng bịnh hoạn.
Lúc nhận tiền thối, hắn để lại một tờ bạc lớn, coi như tiền "típ" nên cô không còn trả lời nhát gừng nữa.
- Tôi với cô Hạnh là bạn học tuy khác lớp, sau này tôi vào Sài Gòn sinh sống nên không rõ cô ra sao, chồng con thế nào?
- Chồng nó là thằng bồ lúc còn đi học, sau đi sĩ quan. Năm bảy lăm sập tiệm, ai cũng lo thất thần, chỉ mình hắn chạy đi tìm thằng bồ. Chồng thì nói làm gì, đây chỉ mới đám hỏi thì mạnh ai nấy lo. Vậy mà hắn vô tuốt bịnh viện Cộng Hòa đón thằng chồng chưa cưới cụt chân về. Hắn kể, lúc đó quân giải phóng vô, đuổi hết thưong binh "ngụy" ra, họ bò lết đầy đường, máu me tùm lum, ai không bò ra được thì bị "cách mạng" bắn "bùm" một phát rồi đem vất xuống hố, may hắn vô kịp, thống chồng chưa cưới vừa mới bị thương, nằm một đống, cục cựa không được nói gì bò đi.
- Kể ra cô ấy cũng chung tình.
- Thì chung tình mới thành cái của nợ suốt đời. Sau giải phóng, hai bên nhà trai, nhà gái đều bị đánh tư sản, phải đi kinh tế mới, lên núi, vô rừng mà sống, dân thành phố mà bắt cuốc đất trồng khoai thì chỉ có nước chết đói. Mới mò về được mấy năm nay. Thằng chồng què ra vá xe đạp còn hắn thì đến đây làm, vừa rồi nghe nói bị bịnh tim, phải mổ xẻ sao đó, chịu chết chứ tiền đâu?
Giọng hằn học vô lý mà hắn thường nghe ở các cô gái lỡ thì.
- Khổ như thế thì đừng lấy chồng còn hơn.
Cô đồng ý ngay.
Ở một mình cho sướng, lấy chồng, rủi gặp thằng cà chớn chỉ thêm khổ.
Tôi nghe nói mấy chàng Việt kiều có tiền, dễ tìm người yêu lắm, có đúng vậy không?
- Đâu cần phải Việt kiều, cứ có tiền là có thể mua quả tim của bất cứ người đẹp nào. Vợ tổng thống Mỹ, vừa chết, thằng tỷ phú già khú đến dẫn về, đời mà!
Hắn khen.
- Chỉ có chị nói chuyện là hợp ý tôi.
Chuyện trò đến đấy hắn ra về.
Tối đó hắn lại đến, ngồi ở một góc tối trong quán. Khi cô Hạnh mang cà phê đến, hắn hỏi.
- Cô có phải tên Hạnh không?
- Dạ phải? Sao anh biết em?
- Trước bảy lăm, tôi thường đến tiệm buôn của gia đình cô.
Cô nhìn hắn chăm chú rồi "À" lên một tiếng.
- Em nhớ ra rồi! Anh là anh Hồng. Anh học trên em một lớp. Mà anh ở đâu mới về Nha Trang phải không?
- Tôi ở Mỹ, về thăm Việt Nam, độ vài hôm nữa phải vô Sài Gòn chuẩn bị lên đường.
Cô tò mò.
- Nghe nói mấy người ở Mỹ giàu lắm?
- ít có người nào gọi là giàu, nhưng đồng đô la ở Việt Nam quá lớn nên tiêu xài thoải mái, thấy thế người ta bảo là giàu.
Rồi hắn hỏi.
- Cô Hạnh làm ăn, sinh sống ra sao?
Cô ngồi xuống bên cạnh làm ra vẻ chán nản.
- Buôn bán ế ẩm quá, không đủ sở hụi, em định bán quán cà phê này, tìm lập một quán nhậu, khá hơn. Nhưng khi hỏi được chỗ thì lại không đủ tiền. Vay nợ chỉ lo trả tiền lời cũng đủ chết.
Hắn biết cô chỉ là người làm công ở đây thôi nhưng vẫn hỏi.
- Nếu lập quán nhậu, phải tốn bao nhiêu?
Cô mừng rỡ nhưng cố bình tỉnh.
- Anh có định cho em mượn tạm không? Rồi em sẽ trả lại anh sau. Lập quán nhậu lời lắm. Hay là anh em mình hùn hạp làm ăn. Anh bỏ vốn, em bỏ công ra, mình chia lời.
Vài hôm nữa tôi về Mỹ rồi, làm sao chia lời được. Tôi cho vay. Hạnh cần bao nhiêu?
- Em chỉ cần bốn năm trăm đô là đủ, không kịp chung tiền, chủ sang cho người khác, mất dịp may uổng lắm. Quán đông nghẹt khách, chiều nào cũng ngồi tràn ra đường!
- Được rồi, tối nay tôi chờ Hạnh ở ngã tư đằng kia, Hạnh về lúc mấy giờ?
- Em về khuya, nhưng em sẽ ra gặp anh sớm, độ mười giờ, anh chờ em ở đó nghe.
- Đồng ý nhưng tôi nói trước cho Hạnh chuẩn bị tinh thần. Hạnh nhận tiền tôi thì tôi cũng được món quà gì chứ, phải không?
Cô sửng người, nhưng bình tĩnh lại.
- Anh muốn món quà gì em cũng chịu cả, vì em cần tiền gấp lắm.
- Món quà đó chỉ riêng Hạnh có mà thôi. Nói thế Hạnh hiểu rồi. Suy nghĩ kỹ đi, lát nữa trả lời.
Lúc trả tiền hắn móc một nùi bạc để xuống mấy tờ mà không lấy tiền thối, lúc đó cô Hạnh mới tin hắn đúng là Việt kiều.
Hắn đi lang thang, ngơ ngáo, thấy gì cũng nhìn. Đến trước tiệm buôn xưa kia của gia đình cô Hạnh, hắn ngồi xuống thềm nhà. Hắn nhớ lại thời còn đi học, hắn si mê cô Hạnh, tối nào học bài một lát hắn lại đến trước nhà cô, ngồi ngay trên thềm, suy nghĩ vẩn vơ, tưởng tượng người đẹp của hắn đang ngồi học bài trên lầu. Hắn đã từng ước được biến thành cái ghế cho em ngồi, cái bàn cho em tì tay, được làm cái cặp để em ôm vào ngực mỗi khi đi học. Hắn biết (lúc bấy gìờ) tất cả chỉ là không tưởng, vì cô Hạnh đã có người yêu, nhưng hắn chỉ buồn và càng yêu cô thêm chứ không hề ghen tức.
Ngồi một lát, nhìn đồng hồ, hắn đứng dậy đi đến chỗ hẹn. Vừa đến nơi hắn đã thấy cô Hạnh xuất' hiện. Từ xa, nhìn dáng đi, cô không thay đổi và gương mặt vẫn còn những nét cũ. Hắn lại nhớ đến ngày trước, nhiều lần hắn gặp cô đi trên đường phố, dáng uyển chuyển, gương mặt đẹp, sáng rỡ như đóa hoa, tóc bay trong gió. Hình ảnh đó vẫn còn trong tâm trí hắn. Nhưng lúc đó cô không quen thân gì lắm. Bây giờ mới chính thực là cô đến với hắn. Hắn không ngờ đồng tiền có sức mạnh đến cỡ đó. Mua được nguyên một con người, một người đẹp.
Khi cô đến gần hắn mới thấy rõ, cả người cô đã được phủ lên những nét phong sương, gian khổ. Mái tóc mượt mà ngày xưa, bây giờ lơ thơ, lùi xùi như không hề được chải gỡ. Cô dừng lại trước mặt hắn, hắn nhìn chăm chăm cô khiến cô bối rối. Hắn thấy cô quá ốm, hai má tóp lại, cổ như cao hẳn lên, cánh tay khẳng khiu như của người bịnh, chỉ bộ ngực là nổi rõ dưới áo, hắn đoán cô mới sinh con, còn căng sữa. Hắn bảo.
- Mình ra bãi biển đi, nói chuyện tiện hơn.
Cô ngập ngừng.
- Anh cho em đi sau anh được không?
Được chứ, nhưng đến bãi biển, tối và vắng người, mình đi bên nhau.
Cô đi sau hắn một quãng ngắn. Ra đến bãi biển, ánh sáng chỉ còn lờ mờ, hắn đi chậm lại, cô đi bên hắn. Rồi hắn kéo tay cô cùng ngồi xuống. Hắn nhớ lại trước đây hắn đã từng ra bờ biển buổi tối, ngồi một mình mơ mộng, ước ao có cô Hạnh bên cạnh.
Hắn yên lặng nhìn ra mặt biển mịt mù tối tăm, gió biển thổi mát lạnh, tiếng sóng vỗ nhè nhẹ vào bờ "Nha Trang ngày về... người yêu trong cánh tay" Hắn choàng tay qua vai cô Hạnh. Cô co rúm người lại. Hắn nghe cô thở gấp, rồi cô lặng lẽ khóc. Hắn hỏi.
- Sao Hạnh run dữ vậy?
- Em lạnh quá!
- Có cần tôi ôm Hạnh không?
- Không, không!
Cô nói giọng hoảng hốt. Hắn rụt tay lại, không còn ôm vai cô nữa. Rồi cả hai cứ ngồi yên lặng như thế, một lúc thật lâu, hắn hỏi.
- Hạnh cố nhớ lại cảm tưởng trước bảy lăm và cảm tưởng bây giờ. Hạnh thấy Nha Trang thế nào?
Cô lau nước mắt, suy nghĩ rồi nói.
Nha Trang không còn là của em nữa. Nhà cửa, đường phố, cây cối vẫn vậy, nhưng em thấy xa lạ quá. Trước kia hễ đi đâu xa Nha Trang, em nhớ, khi về em mừng rỡ, như gặp lại mẹ, gặp lại bạn thân. Bây giờ em dửng dưng, thấy nơi đâu cũng bao trùm không khí sợ hãi công an, sợ hãi cô quan nhà nước. Từ khi bị cách mạng tịch thu nhà, không bao giờ em đi ngang nhà cũ của em. Hễ thấy nhà cũ của em là em khóc. Em nhớ mẹ em, nhớ ba em và các em của em. Nhớ những ngày hạnh phúc, vô tư trước ngày mất nước.
- Bây giờ các người đó ở đâu?
- Ba mẹ em đã mất rồi, mấy đứa em vẫn còn trên kinh tế mới. Chúng không muốn về lại Nha Trang... Chỉ nửa năm ở kinh tế mới, mẹ em đã lâm bịnh nặng. Những khi mê sảng, mẹ em cứ kêu lên "Tôi lạy các ông! Chúng tôi xin đi. Các ông đừng bắn. Tôi lạy các ông!" Chỉ vì nhà nước tịch thu tài sản mà ba mẹ em không chịu, cứ khóa của ở trong nhà, họ phải phá cửa, vô bắt cả nhà, bỏ lên xe, đưa lên kinh tế mới với hai bàn tay trắng.
Giọng cô đều đều, bình thản, như đang kể chuyện của người khác.
- Em đang ở Nha Trang mà lại nhớ Nha Trang kỳ lạ. Nha Trang ngày xưa của em.
- So với Cải Cách Ruộng Đất ngoài Bắc năm 54 - 56, họ nhân đạo hơn nhiều. Hạnh nên "cám ơn" họ. Nhưng ngay tại đây, tôi biết Hạnh còn sợ một loại người khác nữa. Đó là Việt kiều.
- Em không hiểu ý anh?
- Tôi ôm vai Hạnh, Hạnh sợ đến phát khóc.
- Không phải đâu, sợ anh thì ít, nhưng em khóc vì em đang nghĩ đến chuyện riêng của em, em lo buồn quá! Em rất cần anh giúp em.
Rồi cô tựa vào người hắn, như chiều lòng hắn, nhưng hắn đã đứng lên.
- Bây giờ mình về. Tôi cần Hạnh ra đây để hỏi rõ về quyết định của Hạnh, nếu Hạnh đồng ý, tối mai lúc mười giờ, tôi chờ Hạnh ở ngã tư lúc nãy, chúng ta sẽ đến một nơi, Hạnh sẽ nhận được tiền và tặng cho tôi món quà mà tôi thích, chắc Hạnh hiểu. Nếu không đến, là Hạnh từ chối.
Cô yên lặng một lúc.
- Em sẽ đến, chỉ sợ anh đổi ý thôi. Cố giúp em nghe anh!
Hắn giã từ cô, đi lẫn vào bóng tối. Chờ cho cô Hạnh đi một quãng xa, hắn đi theo, cố cho cô không thấy được hắn, dù đôi lúc cô quay nhìn phía sau. Cô đi vào một con hẻm tối om, tối đến độ hắn chỉ nhận được dáng cô lờ mờ phía trước. Rồi cô mở của bước vào một chái nhà, đóng cửa lại. Chái nhà rộng vài mét, dài độ năm mét, tựa vào vách tường của con hẻm. Hắn nép vào vách nhìn qua cửa sổ mắt cáo. Một ngọn đèn nhỏ leo lét để trên một cái bàn cũ đen thùi. Cạnh bàn là ruột chiếc giường, buông mùng, có người đang ngủ, đầu giường là một cặp nạng của người què. Một cái nôi, treo gần đấy, cũng buông mùng, hình như có em bé ở trong.
Cô để xách tay trên bàn, vén mùng chui nửa người vào giường, cúi xuống như hôn người nằm ngủ. Hắn lắng nghe nhưng không rõ tiếng đối đáp. Chợt có tiếng ọ ẹ trong nôi, cô chui ra, nắm tô nôi vừa đưa vừa như chuyện trò với đứa bé.
- Ngủ đi con, để mẹ và ba ăn cơm xong, sẽ cho con bú, từ chiều tới giờ, ba cho con uống nước cháo hoài, đâu bổ béo gì.
Rồi cô quay lại nói với người nằm trên giường.
- Lúc chiều em gặp con bạn Việt kiều, nó học cùng lớp với em lúc trước, vợ chồng nó về thăm Nha Trang. Nó hứa cho em mượn mấy trăm đô, mai mốt nó ghé đưa. Có tiền, em sẽ đưa anh vào Sài Gòn.
Có tiếng nói gì đấy. Cô bảo.
- Mẹ con em chỉ ở nhờ độ một tuần để săn sóc anh trong bịnh viện. Nếu họ khó khăn thì mẹ con em nằm ở hành lang bịnh viện. Nhiều người ở quê đưa người nhà nằm bịnh viện cũng phải sống như vậy, đâu có sao!
Cô nói với giọng nhỏ nhẹ, âu yếm và vui, rồi cô cất giọng ru con "Ầu ơ... Cầm con dao sắc, cắt một củ gừng. Bỏ vô nồi đất, sắc lại vài phân... Cái tay em bưng, cái chưn em bước. Mái tóc em xước, cái lược em rơi... Ầu ơ... Vừa đi vừa vái ông trời, cho chồng em lành bịnh ở đời với em"
Hắn lặng lẽ quay về.
Cô Hạnh y hẹn ra với hắn, cô vẫn xin đi sau hắn một quãng. Đường phố còn đông đúc người qua lại, đèn từ các cửa tiệm sáng ra đến ngoài đường. Đến một cửa hàng, hắn ghé mua một thùng sữa hộp, kẹp vào nách đi tiếp. Cô Hạnh vẫn lẽo đẽo theo sau. Đến một tiệm cơm sang trọng, hắn dừng lại chờ cô.
- Hạnh có định ăn cơm với tôi không?
- Cám ơn anh, em còn no.
- Thì mình vào đây uống nước.
- Dạ!
Cô và hắn ngồi đối diện.
- Thường thì Hạnh thích ăn gì ? Thịt hay là cá?
Cô cười buồn rầu.
- Lúc nhỏ em kén ăn lắm. Bây giờ, có gì để ăn đâu mà chọn lựa.
- Bên Mỹ ăn uống thừa mứa, mấy người Việt tỵ nạn cũng bắt chước đế quốc tư bản, không dám ăn thịt, sợ mập quá, sợ đứt gân máu chết bất tử. Để tôi gọi một ít thức ăn mang về.
Hắn ra dấu, bà chủ tiệm đến với tờ giấy, hắn kê một lô thịt quay, cá chiên, cá kho, thịt kho... Một lát người làm để trên bàn hai xách thức ăn, hắn trả tiền, cầm lấy, ôm thùng sữa, đi ra.
- Bây giờ Hạnh theo tôi.
Cô biến sắc, riu ríu đứng dậy, mặt cúi gầm, lẵng lặng theo hắn. Ra khỏi tiệm, hắn tiếp tục đi, đến một chỗ vắng, dưới mái hiên, hắn dừng lại chờ cô.
- Hạnh có thay đổi quyết định không? Bây giờ vẫn chưa muộn.
Cô lắc đầu, buồn thảm.
- Em chẳng còn con đường nào khác!
Hắn móc bóp rút mấy tờ trăm đô, đưa cô Hạnh.
- Xin lỗi Hạnh, tôi đã làm Hạnh sợ thất thần. Tôi không có ý xấu gì với Hạnh đâu, tôi muốn thử Hạnh và cũng muốn chiêm nghiệm một số ý nghĩ của tôi. Đây là tất cả số tiền tôi có, Hạnh cầm lấy. Tôi đã được biết chút ít về hoàn cảnh Hạnh. Tôi rất kính phục Hạnh, kính phục tấm lòng chung thủy của Hạnh. Chồng Hạnh là một người lính may mắn, sẽ rất hãnh diện và tri ân Hạnh. Tôi tin rằng miền Nam Việt Nam của chúng ta còn rất nhiều tấm lòng, quả tim như Hạnh. Trời sẽ không phụ lòng họ. Đất nước sẽ qua cơn hoạn nạn, chúng ta sẽ có dịp vinh danh những quả tim cao quí đó.
Cô Hạnh nhìn sững hắn. Rồi cô ôm mặt khóc nức nở. Hai vai cô rung lên.
- Em muốn quì xuống lạy anh để cám ơn anh đã cứu mạng chồng em.
Hắn vỗ vỗ lưng cô như dỗ dành đứa em gái.
- Nín đi! Người ta nhìn thấy kìa! Đây là địa chỉ của tôi ở Mỹ , cần gì Hạnh cứ gọi cho tôi. Tên tôi được thêm chữ thị ở giữa, vậy là chồng Hạnh sẽ nghĩ rằng tôi là bạn gái của Hạnh. Đàn ông rất tự ái, thà chết chứ họ không chịu nhờ vả người đàn ông nào mà họ không biết rõ, nhất là thông qua người vợ của mình. Đừng cho chồng Hạnh biết gì về tôi cả.
Cô lau nước mắt.
- Cám ơn anh, em chỉ cần chừng này là đủ.
- Dù sao cũng phải nhớ gọi tôi nếu có gì khẩn cấp mà không xoay xở được. Bây giờ Hạnh thử nói thật cho tôi nghe, giả như chuyện đó xảy ra, chồng Hạnh biết, Hạnh nghĩ sao?
Cô thở dài.
- Em đã cùng đường rồi, thân em có sá gì, phải cứu chồng em trước đã, sau đó ảnh có biết chuyện xấu xa của em, có bỏ em, em cũng vui lòng. Nhục nhã quá thì em tự tử.
- Thế thì Hạnh mất hạnh phúc rồi còn gì? Mục đích của Hạnh là cứu chồng để được sống bên chồng. Cứu được chồng rồi bị chồng bỏ! Cũng như không!
- Em không hiểu được thế nào là hạnh phúc, nhưng em đã đi khắp đình chùa, miếu võ, em khóc lóc, cầu lạy, năn nỉ các ngài làm sao cứu được chồng em khỏi bịnh, rồi sau đó có bắt hồn em đi, cho em chết thay chồng, em cũng vui lòng. Em thương chồng em lắm.
Cô nói xong, quên cả khóc, nhìn hắn cười. Giọng như tâm sự với bạn thân.
Rằm này em sẽ vô chùa, xin cạo đầu và ăn chay ba tháng để cám ơn Trời Phật phò hộ gia đình em được tai qua nạn khỏi và để cầu Phật độ trì cho người có lòng tốt như anh luôn được sức khỏe, may mắn.
Hắn buồn cười.
- Hạnh cầu Trời Phật từ bao giờ mà nói nghe như văn chương của mấy bà già trầu?
Cô đã trở lại vẻ tự nhiên.
- Từ lúc gặp anh, nghe anh nói, em vùa hi vọng vừa lo sợ. Em sợ đến nổi không ngủ được, em cứ ôm chồng mà ứa nước mắt. Em không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra cho em? Rồi em cứ van vái, với thần thánh, Phật, Chúa, ma quỉ, cô hồn các đảng, những người khuất mặt, xin cứu chồng em, xin cứu em. Bây giờ em cũng đang khóc đây! Đừng cười em nghe!
Cô ngước nhìn hắn. Quả thật, cô cười mà nước mắt chảy dài trên má.
- Hai đứa đứng nói chuyện lâu quá, mà Hạnh thì vừa khóc vừa cười, người ta có thể hiểu lầm. Bây giờ Hạnh đi xích lô về.
Hắn gọi một chiếc xích lô, cô Hạnh lên ngồi. Hắn để mấy xách thức ăn, thùng sữa hộp dưới chân cô. Xe lăn bánh, cô xoay người lại phía sau, vẫy tay chào hắn. Bỗng cô ra dấu cho xe ngùng. Hắn tiến lại, cô thì thầm vào tai hắn.
- Năm trăm đô, thì anh mua gái tơ, sá gì nạ dòng như em. Bây giờ em mới nhớ lại, trước kia anh có yêu em. Anh thật... làm em thất kinh hồn vía!
Hắn cũng thì thầm.
- Đâu phải chỉ trước kia, bây giờ tôi vẫn yêu Hạnh. Hiếm người có được một quả tim như Hạnh.
Cô đưa tay lùa mái tóc ra phía sau. Hắn nhớ rõ, trước kia cô vẫn thường làm như thế. Cô lại nhìn hắn và cười khi chiếc xích lô lăn bánh.
Nha Trang Ngày Về
PHẠM THÀNH CHÂU - Sơn Huy & Thục Quyên trình bày
Nha Trang Ngày Về
PHẠM THÀNH CHÂU
1
Thời đi học, hắn có yêu một nữ sinh, nhưng em không yêu hắn, em yêu một tên khác, dù vậy, hắn vẫn cứ yêu em. Năm bảy lăm, hắn may mắn cùng gia đình đi thoát. Ở Mỹ, hắn vẫn mơ tưởng đến em. Hiện nay, hắn đã tốt nghiệp đại học, làm lương khá, hắn về thăm bà con ở quê rồi lên Nha Trang tìm em. Nhưng đã ba hôm rồi mà hắn không biết em đang ở nơi nào? Nhà em, tiệm buôn trước chợ Nha Trang, bây giờ cửa sắt đóng im ỉm.
Nha trang thay đổi quá nhiều, cả đến tên đường cũng thay đổi. Ngày trước, hắn ở dưới quê lên tỉnh trọ học, không quen biết nhiều, nay bạn bè chẳng thấy đứa nào, thế nên hắn cứ lơ ngơ như chó mất chủ. Chỉ còn vài hôm nữa là hắn phải từ biệt Nha Trang, về Sài Gòn, chuẩn bị lên máy bay về Mỹ thì hắn gặp lại em. Chỉ tình cờ thôi. Buổi tối đó, hắn lang thang vơ vẩn trên đường phố rồi ghé vào một quán cà phê. Quán chỉ loe hoe vài người khách. Thường thì hễ không có khách, chủ bèn kêu nhân viên la ngồi cho bớt vắng vẻ, thấy đông, người ta mới vào. Thế nên, khi hắn vào một góc quán, gọi một ly cà phê rồi ngồi chống cằm lắng nghe mấy chị đàn bà tụ tập bàn bên cạnh chuyện trò. Cô, bà nào cũng thế, hết chuyện mình đến chuyện người, nói sa đà quên cả thế gian. Hắn chú ý nghe một cô được gọi tên là Hạnh, nói.
Bịnh viện ở đây không đủ máy móc, phương tiện, phải vào Sài Gòn mới mổ được, nhưng tốn lắm, năm, bảy triệu chưa chắc đủ. Mà không mổ, e khó qua khỏi.
Trong ánh đèn lờ mờ, hắn nhận ra cô Hạnh, người hắn muốn tìm, nhưng hắn vẫn yên lặng, trả tiền và ra về.
- Cô Hạnh không làm ban ngày ở đây hả chị?
Cô này không đẹp, có lẽ không được chàng nào nhìn đến nên trông quạu quọ.
- Con Hạnh chỉ làm buổi tối thôi.
- Ban ngày cô ấy làm ở đâu?
- Nó phải ở nhà lo việc nhà. Con còn nhỏ, chồng bịnh hoạn.
Lúc nhận tiền thối, hắn để lại một tờ bạc lớn, coi như tiền "típ" nên cô không còn trả lời nhát gừng nữa.
- Tôi với cô Hạnh là bạn học tuy khác lớp, sau này tôi vào Sài Gòn sinh sống nên không rõ cô ra sao, chồng con thế nào?
- Chồng nó là thằng bồ lúc còn đi học, sau đi sĩ quan. Năm bảy lăm sập tiệm, ai cũng lo thất thần, chỉ mình hắn chạy đi tìm thằng bồ. Chồng thì nói làm gì, đây chỉ mới đám hỏi thì mạnh ai nấy lo. Vậy mà hắn vô tuốt bịnh viện Cộng Hòa đón thằng chồng chưa cưới cụt chân về. Hắn kể, lúc đó quân giải phóng vô, đuổi hết thưong binh "ngụy" ra, họ bò lết đầy đường, máu me tùm lum, ai không bò ra được thì bị "cách mạng" bắn "bùm" một phát rồi đem vất xuống hố, may hắn vô kịp, thống chồng chưa cưới vừa mới bị thương, nằm một đống, cục cựa không được nói gì bò đi.
- Kể ra cô ấy cũng chung tình.
- Thì chung tình mới thành cái của nợ suốt đời. Sau giải phóng, hai bên nhà trai, nhà gái đều bị đánh tư sản, phải đi kinh tế mới, lên núi, vô rừng mà sống, dân thành phố mà bắt cuốc đất trồng khoai thì chỉ có nước chết đói. Mới mò về được mấy năm nay. Thằng chồng què ra vá xe đạp còn hắn thì đến đây làm, vừa rồi nghe nói bị bịnh tim, phải mổ xẻ sao đó, chịu chết chứ tiền đâu?
Giọng hằn học vô lý mà hắn thường nghe ở các cô gái lỡ thì.
- Khổ như thế thì đừng lấy chồng còn hơn.
Cô đồng ý ngay.
Ở một mình cho sướng, lấy chồng, rủi gặp thằng cà chớn chỉ thêm khổ.
Tôi nghe nói mấy chàng Việt kiều có tiền, dễ tìm người yêu lắm, có đúng vậy không?
- Đâu cần phải Việt kiều, cứ có tiền là có thể mua quả tim của bất cứ người đẹp nào. Vợ tổng thống Mỹ, vừa chết, thằng tỷ phú già khú đến dẫn về, đời mà!
Hắn khen.
- Chỉ có chị nói chuyện là hợp ý tôi.
Chuyện trò đến đấy hắn ra về.
2
- Cô có phải tên Hạnh không?
- Dạ phải? Sao anh biết em?
- Trước bảy lăm, tôi thường đến tiệm buôn của gia đình cô.
Cô nhìn hắn chăm chú rồi "À" lên một tiếng.
- Em nhớ ra rồi! Anh là anh Hồng. Anh học trên em một lớp. Mà anh ở đâu mới về Nha Trang phải không?
- Tôi ở Mỹ, về thăm Việt Nam, độ vài hôm nữa phải vô Sài Gòn chuẩn bị lên đường.
Cô tò mò.
- Nghe nói mấy người ở Mỹ giàu lắm?
- ít có người nào gọi là giàu, nhưng đồng đô la ở Việt Nam quá lớn nên tiêu xài thoải mái, thấy thế người ta bảo là giàu.
Rồi hắn hỏi.
- Cô Hạnh làm ăn, sinh sống ra sao?
Cô ngồi xuống bên cạnh làm ra vẻ chán nản.
- Buôn bán ế ẩm quá, không đủ sở hụi, em định bán quán cà phê này, tìm lập một quán nhậu, khá hơn. Nhưng khi hỏi được chỗ thì lại không đủ tiền. Vay nợ chỉ lo trả tiền lời cũng đủ chết.
Hắn biết cô chỉ là người làm công ở đây thôi nhưng vẫn hỏi.
- Nếu lập quán nhậu, phải tốn bao nhiêu?
Cô mừng rỡ nhưng cố bình tỉnh.
- Anh có định cho em mượn tạm không? Rồi em sẽ trả lại anh sau. Lập quán nhậu lời lắm. Hay là anh em mình hùn hạp làm ăn. Anh bỏ vốn, em bỏ công ra, mình chia lời.
Vài hôm nữa tôi về Mỹ rồi, làm sao chia lời được. Tôi cho vay. Hạnh cần bao nhiêu?
- Em chỉ cần bốn năm trăm đô là đủ, không kịp chung tiền, chủ sang cho người khác, mất dịp may uổng lắm. Quán đông nghẹt khách, chiều nào cũng ngồi tràn ra đường!
- Được rồi, tối nay tôi chờ Hạnh ở ngã tư đằng kia, Hạnh về lúc mấy giờ?
- Em về khuya, nhưng em sẽ ra gặp anh sớm, độ mười giờ, anh chờ em ở đó nghe.
- Đồng ý nhưng tôi nói trước cho Hạnh chuẩn bị tinh thần. Hạnh nhận tiền tôi thì tôi cũng được món quà gì chứ, phải không?
Cô sửng người, nhưng bình tĩnh lại.
- Anh muốn món quà gì em cũng chịu cả, vì em cần tiền gấp lắm.
- Món quà đó chỉ riêng Hạnh có mà thôi. Nói thế Hạnh hiểu rồi. Suy nghĩ kỹ đi, lát nữa trả lời.
Lúc trả tiền hắn móc một nùi bạc để xuống mấy tờ mà không lấy tiền thối, lúc đó cô Hạnh mới tin hắn đúng là Việt kiều.
3
Ngồi một lát, nhìn đồng hồ, hắn đứng dậy đi đến chỗ hẹn. Vừa đến nơi hắn đã thấy cô Hạnh xuất' hiện. Từ xa, nhìn dáng đi, cô không thay đổi và gương mặt vẫn còn những nét cũ. Hắn lại nhớ đến ngày trước, nhiều lần hắn gặp cô đi trên đường phố, dáng uyển chuyển, gương mặt đẹp, sáng rỡ như đóa hoa, tóc bay trong gió. Hình ảnh đó vẫn còn trong tâm trí hắn. Nhưng lúc đó cô không quen thân gì lắm. Bây giờ mới chính thực là cô đến với hắn. Hắn không ngờ đồng tiền có sức mạnh đến cỡ đó. Mua được nguyên một con người, một người đẹp.
Khi cô đến gần hắn mới thấy rõ, cả người cô đã được phủ lên những nét phong sương, gian khổ. Mái tóc mượt mà ngày xưa, bây giờ lơ thơ, lùi xùi như không hề được chải gỡ. Cô dừng lại trước mặt hắn, hắn nhìn chăm chăm cô khiến cô bối rối. Hắn thấy cô quá ốm, hai má tóp lại, cổ như cao hẳn lên, cánh tay khẳng khiu như của người bịnh, chỉ bộ ngực là nổi rõ dưới áo, hắn đoán cô mới sinh con, còn căng sữa. Hắn bảo.
- Mình ra bãi biển đi, nói chuyện tiện hơn.
Cô ngập ngừng.
- Anh cho em đi sau anh được không?
Được chứ, nhưng đến bãi biển, tối và vắng người, mình đi bên nhau.
Cô đi sau hắn một quãng ngắn. Ra đến bãi biển, ánh sáng chỉ còn lờ mờ, hắn đi chậm lại, cô đi bên hắn. Rồi hắn kéo tay cô cùng ngồi xuống. Hắn nhớ lại trước đây hắn đã từng ra bờ biển buổi tối, ngồi một mình mơ mộng, ước ao có cô Hạnh bên cạnh.
- Sao Hạnh run dữ vậy?
- Em lạnh quá!
- Có cần tôi ôm Hạnh không?
- Không, không!
Cô nói giọng hoảng hốt. Hắn rụt tay lại, không còn ôm vai cô nữa. Rồi cả hai cứ ngồi yên lặng như thế, một lúc thật lâu, hắn hỏi.
- Hạnh cố nhớ lại cảm tưởng trước bảy lăm và cảm tưởng bây giờ. Hạnh thấy Nha Trang thế nào?
Cô lau nước mắt, suy nghĩ rồi nói.
Nha Trang không còn là của em nữa. Nhà cửa, đường phố, cây cối vẫn vậy, nhưng em thấy xa lạ quá. Trước kia hễ đi đâu xa Nha Trang, em nhớ, khi về em mừng rỡ, như gặp lại mẹ, gặp lại bạn thân. Bây giờ em dửng dưng, thấy nơi đâu cũng bao trùm không khí sợ hãi công an, sợ hãi cô quan nhà nước. Từ khi bị cách mạng tịch thu nhà, không bao giờ em đi ngang nhà cũ của em. Hễ thấy nhà cũ của em là em khóc. Em nhớ mẹ em, nhớ ba em và các em của em. Nhớ những ngày hạnh phúc, vô tư trước ngày mất nước.
- Bây giờ các người đó ở đâu?
- Ba mẹ em đã mất rồi, mấy đứa em vẫn còn trên kinh tế mới. Chúng không muốn về lại Nha Trang... Chỉ nửa năm ở kinh tế mới, mẹ em đã lâm bịnh nặng. Những khi mê sảng, mẹ em cứ kêu lên "Tôi lạy các ông! Chúng tôi xin đi. Các ông đừng bắn. Tôi lạy các ông!" Chỉ vì nhà nước tịch thu tài sản mà ba mẹ em không chịu, cứ khóa của ở trong nhà, họ phải phá cửa, vô bắt cả nhà, bỏ lên xe, đưa lên kinh tế mới với hai bàn tay trắng.
Giọng cô đều đều, bình thản, như đang kể chuyện của người khác.
- Em đang ở Nha Trang mà lại nhớ Nha Trang kỳ lạ. Nha Trang ngày xưa của em.
- So với Cải Cách Ruộng Đất ngoài Bắc năm 54 - 56, họ nhân đạo hơn nhiều. Hạnh nên "cám ơn" họ. Nhưng ngay tại đây, tôi biết Hạnh còn sợ một loại người khác nữa. Đó là Việt kiều.
- Em không hiểu ý anh?
- Tôi ôm vai Hạnh, Hạnh sợ đến phát khóc.
- Không phải đâu, sợ anh thì ít, nhưng em khóc vì em đang nghĩ đến chuyện riêng của em, em lo buồn quá! Em rất cần anh giúp em.
Rồi cô tựa vào người hắn, như chiều lòng hắn, nhưng hắn đã đứng lên.
- Bây giờ mình về. Tôi cần Hạnh ra đây để hỏi rõ về quyết định của Hạnh, nếu Hạnh đồng ý, tối mai lúc mười giờ, tôi chờ Hạnh ở ngã tư lúc nãy, chúng ta sẽ đến một nơi, Hạnh sẽ nhận được tiền và tặng cho tôi món quà mà tôi thích, chắc Hạnh hiểu. Nếu không đến, là Hạnh từ chối.
Cô yên lặng một lúc.
- Em sẽ đến, chỉ sợ anh đổi ý thôi. Cố giúp em nghe anh!
4
Cô để xách tay trên bàn, vén mùng chui nửa người vào giường, cúi xuống như hôn người nằm ngủ. Hắn lắng nghe nhưng không rõ tiếng đối đáp. Chợt có tiếng ọ ẹ trong nôi, cô chui ra, nắm tô nôi vừa đưa vừa như chuyện trò với đứa bé.
- Ngủ đi con, để mẹ và ba ăn cơm xong, sẽ cho con bú, từ chiều tới giờ, ba cho con uống nước cháo hoài, đâu bổ béo gì.
Rồi cô quay lại nói với người nằm trên giường.
- Lúc chiều em gặp con bạn Việt kiều, nó học cùng lớp với em lúc trước, vợ chồng nó về thăm Nha Trang. Nó hứa cho em mượn mấy trăm đô, mai mốt nó ghé đưa. Có tiền, em sẽ đưa anh vào Sài Gòn.
Có tiếng nói gì đấy. Cô bảo.
- Mẹ con em chỉ ở nhờ độ một tuần để săn sóc anh trong bịnh viện. Nếu họ khó khăn thì mẹ con em nằm ở hành lang bịnh viện. Nhiều người ở quê đưa người nhà nằm bịnh viện cũng phải sống như vậy, đâu có sao!
Cô nói với giọng nhỏ nhẹ, âu yếm và vui, rồi cô cất giọng ru con "Ầu ơ... Cầm con dao sắc, cắt một củ gừng. Bỏ vô nồi đất, sắc lại vài phân... Cái tay em bưng, cái chưn em bước. Mái tóc em xước, cái lược em rơi... Ầu ơ... Vừa đi vừa vái ông trời, cho chồng em lành bịnh ở đời với em"
Hắn lặng lẽ quay về.
5
- Hạnh có định ăn cơm với tôi không?
- Cám ơn anh, em còn no.
- Thì mình vào đây uống nước.
- Dạ!
Cô và hắn ngồi đối diện.
- Thường thì Hạnh thích ăn gì ? Thịt hay là cá?
Cô cười buồn rầu.
- Lúc nhỏ em kén ăn lắm. Bây giờ, có gì để ăn đâu mà chọn lựa.
- Bên Mỹ ăn uống thừa mứa, mấy người Việt tỵ nạn cũng bắt chước đế quốc tư bản, không dám ăn thịt, sợ mập quá, sợ đứt gân máu chết bất tử. Để tôi gọi một ít thức ăn mang về.
Hắn ra dấu, bà chủ tiệm đến với tờ giấy, hắn kê một lô thịt quay, cá chiên, cá kho, thịt kho... Một lát người làm để trên bàn hai xách thức ăn, hắn trả tiền, cầm lấy, ôm thùng sữa, đi ra.
- Bây giờ Hạnh theo tôi.
Cô biến sắc, riu ríu đứng dậy, mặt cúi gầm, lẵng lặng theo hắn. Ra khỏi tiệm, hắn tiếp tục đi, đến một chỗ vắng, dưới mái hiên, hắn dừng lại chờ cô.
- Hạnh có thay đổi quyết định không? Bây giờ vẫn chưa muộn.
Cô lắc đầu, buồn thảm.
- Em chẳng còn con đường nào khác!
Hắn móc bóp rút mấy tờ trăm đô, đưa cô Hạnh.
- Xin lỗi Hạnh, tôi đã làm Hạnh sợ thất thần. Tôi không có ý xấu gì với Hạnh đâu, tôi muốn thử Hạnh và cũng muốn chiêm nghiệm một số ý nghĩ của tôi. Đây là tất cả số tiền tôi có, Hạnh cầm lấy. Tôi đã được biết chút ít về hoàn cảnh Hạnh. Tôi rất kính phục Hạnh, kính phục tấm lòng chung thủy của Hạnh. Chồng Hạnh là một người lính may mắn, sẽ rất hãnh diện và tri ân Hạnh. Tôi tin rằng miền Nam Việt Nam của chúng ta còn rất nhiều tấm lòng, quả tim như Hạnh. Trời sẽ không phụ lòng họ. Đất nước sẽ qua cơn hoạn nạn, chúng ta sẽ có dịp vinh danh những quả tim cao quí đó.
- Em muốn quì xuống lạy anh để cám ơn anh đã cứu mạng chồng em.
Hắn vỗ vỗ lưng cô như dỗ dành đứa em gái.
- Nín đi! Người ta nhìn thấy kìa! Đây là địa chỉ của tôi ở Mỹ , cần gì Hạnh cứ gọi cho tôi. Tên tôi được thêm chữ thị ở giữa, vậy là chồng Hạnh sẽ nghĩ rằng tôi là bạn gái của Hạnh. Đàn ông rất tự ái, thà chết chứ họ không chịu nhờ vả người đàn ông nào mà họ không biết rõ, nhất là thông qua người vợ của mình. Đừng cho chồng Hạnh biết gì về tôi cả.
Cô lau nước mắt.
- Cám ơn anh, em chỉ cần chừng này là đủ.
- Dù sao cũng phải nhớ gọi tôi nếu có gì khẩn cấp mà không xoay xở được. Bây giờ Hạnh thử nói thật cho tôi nghe, giả như chuyện đó xảy ra, chồng Hạnh biết, Hạnh nghĩ sao?
Cô thở dài.
- Em đã cùng đường rồi, thân em có sá gì, phải cứu chồng em trước đã, sau đó ảnh có biết chuyện xấu xa của em, có bỏ em, em cũng vui lòng. Nhục nhã quá thì em tự tử.
- Thế thì Hạnh mất hạnh phúc rồi còn gì? Mục đích của Hạnh là cứu chồng để được sống bên chồng. Cứu được chồng rồi bị chồng bỏ! Cũng như không!
- Em không hiểu được thế nào là hạnh phúc, nhưng em đã đi khắp đình chùa, miếu võ, em khóc lóc, cầu lạy, năn nỉ các ngài làm sao cứu được chồng em khỏi bịnh, rồi sau đó có bắt hồn em đi, cho em chết thay chồng, em cũng vui lòng. Em thương chồng em lắm.
Cô nói xong, quên cả khóc, nhìn hắn cười. Giọng như tâm sự với bạn thân.
6
Hắn buồn cười.
- Hạnh cầu Trời Phật từ bao giờ mà nói nghe như văn chương của mấy bà già trầu?
Cô đã trở lại vẻ tự nhiên.
- Từ lúc gặp anh, nghe anh nói, em vùa hi vọng vừa lo sợ. Em sợ đến nổi không ngủ được, em cứ ôm chồng mà ứa nước mắt. Em không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra cho em? Rồi em cứ van vái, với thần thánh, Phật, Chúa, ma quỉ, cô hồn các đảng, những người khuất mặt, xin cứu chồng em, xin cứu em. Bây giờ em cũng đang khóc đây! Đừng cười em nghe!
Cô ngước nhìn hắn. Quả thật, cô cười mà nước mắt chảy dài trên má.
- Hai đứa đứng nói chuyện lâu quá, mà Hạnh thì vừa khóc vừa cười, người ta có thể hiểu lầm. Bây giờ Hạnh đi xích lô về.
Hắn gọi một chiếc xích lô, cô Hạnh lên ngồi. Hắn để mấy xách thức ăn, thùng sữa hộp dưới chân cô. Xe lăn bánh, cô xoay người lại phía sau, vẫy tay chào hắn. Bỗng cô ra dấu cho xe ngùng. Hắn tiến lại, cô thì thầm vào tai hắn.
- Năm trăm đô, thì anh mua gái tơ, sá gì nạ dòng như em. Bây giờ em mới nhớ lại, trước kia anh có yêu em. Anh thật... làm em thất kinh hồn vía!
Hắn cũng thì thầm.
- Đâu phải chỉ trước kia, bây giờ tôi vẫn yêu Hạnh. Hiếm người có được một quả tim như Hạnh.
Cô đưa tay lùa mái tóc ra phía sau. Hắn nhớ rõ, trước kia cô vẫn thường làm như thế. Cô lại nhìn hắn và cười khi chiếc xích lô lăn bánh.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire