Những lá cờ Hoa Kỳ tung bay phất phới, 100 ca sĩ Mỹ đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi sắc tộc, đứng cạnh bên nhau để cùng hợp ca, trong đó có những người là quân nhân, là cô giáo, em bé học trò, hay công nhân, những chiếc xe quân đội, máy bay lượn trên vòm trời cao, và cảnh cứu người trong sự kiện 9-11, Katrina, và Boston Marathon.
Tất cả là những khúc phim tài liệu chạm đến trái tim mọi người, được gom góp, tạo thành linh hồn của ca khúc “Nation of America” hay “Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”
Bài hát này do một người gốc Việt, nhạc sĩ Denny Nguyễn, sáng tác!
Nhạc sĩ Denny Nguyễn, anh tên thật Ðiền Nguyễn, sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, theo gia đình định cư Hoa Kỳ năm 1986, diện H.O.
“Âm nhạc là tài năng và động lực thúc đẩy tôi trong cuộc sống.” Nhạc sĩ Nguyễn Ðiền nói. Anh kể, đã từng viết rất nhiều ca khúc cho các ca sĩ tên tuổi tại hải ngoại, cũng như trong nước như Trina Bảo Trân, La Sương Sương, Ánh Minh, Dương Triệu Vũ, Ngọc Sơn, Bảo Yến, Thanh Lam...
Nguyễn Ðiền cho biết anh đã từng là ca sĩ, hát cho một vài trung tâm ca nhạc tại hải ngoại.
“Tôi viết bài 'Nation of America' cách đây hai năm.” nhạc sĩ Ðiền Nguyễn tâm sự thêm: “Thật sự tôi muốn sáng tác bài 'Nation of America' theo dạng của bài ‘We Are The World.’”
Thêm vào đó thần tượng của Ðiền là nhạc sĩ Trúc Hồ, anh giải thích, bởi vì anh nghe nhiều bài hát hợp ca của trung tâm Asia quá hay, nên anh tự nhủ lòng: “Ước gì mình có thể sáng tác được 1 hay 2 bài, được trình bày hợp ca theo kiểu như thế của anh Trúc Hồ.”
“Sau khi bài hát 'Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ' được hoàn tất, mới đầu tôi chỉ dự định nhóm hợp ca bài này là một nhóm nhỏ, khoảng 10 đến 20 ca sĩ là nhiều lắm rồi... Sau khi nghĩ như vậy, tôi gửi đăng những lời cần người, quảng cáo trên các trang mạng, cũng như các tờ báo địa phương.”
Nhạc sĩ trẻ Ðiền Nguyễn tâm sự tiếp: “Vậy đó mà tới chừng vừa gửi thông báo lên các trang mạng, là người ta ùn ùn gọi tới tấp, hẹn cho vào phòng thu thử giọng, kết quả là có cả mấy trăm người muốn tham gia.”
“Cuối cùng tôi quyết định chọn khoảng 100 người để hợp ca bài hát này, mà 100 người đó bao gồm già trẻ lớn bé, và không phân biệt màu da, chủng tộc,” Ðiền nói.
Hành trình để đi tìm đủ 100 người theo như chàng nhạc sĩ nói, quả thật không hề đơn giản, cặp mắt của anh bỗng sáng rực, khi nhắc đến những kỷ niệm, mà anh nói rằng, “Chẳng phải ngọt ngào gì lắm đâu.”
Bốn chữ “không hề đơn giản” mà anh đề cập đến là một quãng đường dài, một năm, tám ngày, trong đó có 6 tháng ròng rã, người nhạc sĩ, ca sĩ này làm việc miệt mài trong các phòng thu.
“Cái khó khăn cho mình vì tên tuổi và uy tín chưa bao giờ có trong cộng đồng người bản xứ, bởi vậy như khi đi tìm, chọn những em bé để hát chung với dàn hợp xướng, mình phải vào từng trường tiểu học, xin phép những thầy cô hiệu trưởng, trình cho họ bài hát của mình, sau khi họ nghe thấy tốt, họ mới mời phụ huynh đến họp để hỏi ý kiến, và cuối cùng là quyết định cho các con em của họ tham gia vào dàn hợp xướng hay không?”
Ðiền Nguyễn tiếp tục mô tả lại những khó khăn khi tạo dựng bài hát này, anh kể có những đêm lang thang một mình vào các sòng bài, vũ trường lớn có ca hát, “Ngồi nghe từng người ca sĩ của họ hát, từ đầu đến cuối, sau đó mới quyết định chọn ai? và mạnh dạn đến mời họ tham gia, dĩ nhiên là trả thù lao đàng hoàng.”
Anh tâm tình: “Vui lắm, có nhiều ca sĩ mình mời họ hát cho mình, sau khi vào phòng thu, hoàn tất phần việc của họ, xong ra về, lúc gửi bao thư cho họ, họ không lấy, mà còn nói 'Tôi cảm xúc và vinh dự được tham gia với bạn trong dự án âm nhạc lớn như thế này', rồi sau đó họ lại là người giúp mình quảng bá bài hát rất tích cực.”
“Bài hát này có thể dịch ra tiếng Việt của mình được không?” Nhạc sĩ Ðiền Nguyễn lắc đầu, anh cho biết dịch sang tiếng Việt sẽ mất ý nghĩa đúng của nó.
“Ý tưởng nào để bạn viết ca khúc này vậy?,” ngừng một chút, nhạc sĩ Ðiền Nguyễn trả lời: “Bởi vì tôi thật sự yêu nước Mỹ.”
Anh nói khi sáng tác bài hát “Nation of America,” anh chỉ nghĩ được thay mặt cho cộng đồng Việt Nam, tỏ bày sự mang ơn đối với đất nước đã và đang cưu mang chúng ta.”
Cũng vẫn theo lời chàng nhạc sĩ, bài hát “Nation of America” đã từng được hát trong một số dịp lễ lớn của cộng đồng Mỹ như lễ khánh thành của nhiều LA fitness, lễ nhậm chức của bà thống đốc tiểu bang Rhode Island, lễ diễn hành của Rhode Island...
Cũng nhờ sự giới thiệu của những chính trị gia, những người bạn Mỹ mến mộ bài hát này, họ đưa đẩy anh đến với những đài radio Mỹ như ở LKVS (San Louis), Illinois, Chicago mời phỏng vấn.
“I love the USA until the day I die”... Câu cuối cùng của bài hát, tất cả chừng ấy nghệ sĩ tham gia trong dàn hợp xướng cùng để bàn tay phải lên ngực trái.
Ðó cũng là hình ảnh gây xúc động mạnh đến người xem.
Ngày 4 tháng 7, tôi yêu nước Mỹ, và cảm ơn đất nước Hoa Kỳ.
Nation of America - Denny Nguyen
*
* *
* *
Một cảnh trong clip của bài hát Nation of America.
Tất cả là những khúc phim tài liệu chạm đến trái tim mọi người, được gom góp, tạo thành linh hồn của ca khúc “Nation of America” hay “Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”
Bài hát này do một người gốc Việt, nhạc sĩ Denny Nguyễn, sáng tác!
Nhạc sĩ Denny Nguyễn, anh tên thật Ðiền Nguyễn, sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, theo gia đình định cư Hoa Kỳ năm 1986, diện H.O.
Ðiền Nguyễn đã từng tham gia Thủy Quân Lục Chiến dự bị được khoảng trên hai năm.
“Âm nhạc là tài năng và động lực thúc đẩy tôi trong cuộc sống.” Nhạc sĩ Nguyễn Ðiền nói. Anh kể, đã từng viết rất nhiều ca khúc cho các ca sĩ tên tuổi tại hải ngoại, cũng như trong nước như Trina Bảo Trân, La Sương Sương, Ánh Minh, Dương Triệu Vũ, Ngọc Sơn, Bảo Yến, Thanh Lam...
Nguyễn Ðiền cho biết anh đã từng là ca sĩ, hát cho một vài trung tâm ca nhạc tại hải ngoại.
“Tôi viết bài 'Nation of America' cách đây hai năm.” nhạc sĩ Ðiền Nguyễn tâm sự thêm: “Thật sự tôi muốn sáng tác bài 'Nation of America' theo dạng của bài ‘We Are The World.’”
Thêm vào đó thần tượng của Ðiền là nhạc sĩ Trúc Hồ, anh giải thích, bởi vì anh nghe nhiều bài hát hợp ca của trung tâm Asia quá hay, nên anh tự nhủ lòng: “Ước gì mình có thể sáng tác được 1 hay 2 bài, được trình bày hợp ca theo kiểu như thế của anh Trúc Hồ.”
“Sau khi bài hát 'Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ' được hoàn tất, mới đầu tôi chỉ dự định nhóm hợp ca bài này là một nhóm nhỏ, khoảng 10 đến 20 ca sĩ là nhiều lắm rồi... Sau khi nghĩ như vậy, tôi gửi đăng những lời cần người, quảng cáo trên các trang mạng, cũng như các tờ báo địa phương.”
Nhạc sĩ trẻ Ðiền Nguyễn tâm sự tiếp: “Vậy đó mà tới chừng vừa gửi thông báo lên các trang mạng, là người ta ùn ùn gọi tới tấp, hẹn cho vào phòng thu thử giọng, kết quả là có cả mấy trăm người muốn tham gia.”
“Cuối cùng tôi quyết định chọn khoảng 100 người để hợp ca bài hát này, mà 100 người đó bao gồm già trẻ lớn bé, và không phân biệt màu da, chủng tộc,” Ðiền nói.
Nhạc sĩ Ðiền Nguyễn (trái) và một người bạn.
Hành trình để đi tìm đủ 100 người theo như chàng nhạc sĩ nói, quả thật không hề đơn giản, cặp mắt của anh bỗng sáng rực, khi nhắc đến những kỷ niệm, mà anh nói rằng, “Chẳng phải ngọt ngào gì lắm đâu.”
Bốn chữ “không hề đơn giản” mà anh đề cập đến là một quãng đường dài, một năm, tám ngày, trong đó có 6 tháng ròng rã, người nhạc sĩ, ca sĩ này làm việc miệt mài trong các phòng thu.
“Cái khó khăn cho mình vì tên tuổi và uy tín chưa bao giờ có trong cộng đồng người bản xứ, bởi vậy như khi đi tìm, chọn những em bé để hát chung với dàn hợp xướng, mình phải vào từng trường tiểu học, xin phép những thầy cô hiệu trưởng, trình cho họ bài hát của mình, sau khi họ nghe thấy tốt, họ mới mời phụ huynh đến họp để hỏi ý kiến, và cuối cùng là quyết định cho các con em của họ tham gia vào dàn hợp xướng hay không?”
Ðiền Nguyễn tiếp tục mô tả lại những khó khăn khi tạo dựng bài hát này, anh kể có những đêm lang thang một mình vào các sòng bài, vũ trường lớn có ca hát, “Ngồi nghe từng người ca sĩ của họ hát, từ đầu đến cuối, sau đó mới quyết định chọn ai? và mạnh dạn đến mời họ tham gia, dĩ nhiên là trả thù lao đàng hoàng.”
Anh tâm tình: “Vui lắm, có nhiều ca sĩ mình mời họ hát cho mình, sau khi vào phòng thu, hoàn tất phần việc của họ, xong ra về, lúc gửi bao thư cho họ, họ không lấy, mà còn nói 'Tôi cảm xúc và vinh dự được tham gia với bạn trong dự án âm nhạc lớn như thế này', rồi sau đó họ lại là người giúp mình quảng bá bài hát rất tích cực.”
“Bài hát này có thể dịch ra tiếng Việt của mình được không?” Nhạc sĩ Ðiền Nguyễn lắc đầu, anh cho biết dịch sang tiếng Việt sẽ mất ý nghĩa đúng của nó.
“Ý tưởng nào để bạn viết ca khúc này vậy?,” ngừng một chút, nhạc sĩ Ðiền Nguyễn trả lời: “Bởi vì tôi thật sự yêu nước Mỹ.”
Anh nói khi sáng tác bài hát “Nation of America,” anh chỉ nghĩ được thay mặt cho cộng đồng Việt Nam, tỏ bày sự mang ơn đối với đất nước đã và đang cưu mang chúng ta.”
Cũng vẫn theo lời chàng nhạc sĩ, bài hát “Nation of America” đã từng được hát trong một số dịp lễ lớn của cộng đồng Mỹ như lễ khánh thành của nhiều LA fitness, lễ nhậm chức của bà thống đốc tiểu bang Rhode Island, lễ diễn hành của Rhode Island...
Cũng nhờ sự giới thiệu của những chính trị gia, những người bạn Mỹ mến mộ bài hát này, họ đưa đẩy anh đến với những đài radio Mỹ như ở LKVS (San Louis), Illinois, Chicago mời phỏng vấn.
“I love the USA until the day I die”... Câu cuối cùng của bài hát, tất cả chừng ấy nghệ sĩ tham gia trong dàn hợp xướng cùng để bàn tay phải lên ngực trái.
Ðó cũng là hình ảnh gây xúc động mạnh đến người xem.
Ngày 4 tháng 7, tôi yêu nước Mỹ, và cảm ơn đất nước Hoa Kỳ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire