VnMedia) - Nhà bình
luận chính trị và xã hội nổi tiếng Bill O'Reilly của hãng Fox News vừa
công bố những hình ảnh chưa từng thấy trước đây của Tổng thống Mỹ Barack
Obama.
“Ông Obama không bao giờ thừa nhận sai lầm đó cũng như không xác định
được chính xác mối đe doạ từ IS”, nhà bình luận của hãng Fox News nói
thêm.
Trong những bức hình được cho là được
chụp từ thời đám cưới của người anh em cùng cha khác mẹ của ông Obama,
Nhà lãnh đạo nước Mỹ đã mặc một bộ trang phục của người Hồi giáo.
Ông O'Reilly cho biết, “rất khó” để xác
định chính xác địa điểm nơi những hình ảnh ông Obama mặc bộ trang phục
Hồi giáo được chụp nhưng rất có thể đó là ở Maryland vào đầu những năm
1990.
Những bức ảnh nói trên chưa được xác
minh nhưng chúng đang được O'Reilly sử dụng để chứng minh rằng, “mối
quan hệ tình cảm sâu đậm” của Tổng thống Obama với Hồi giáo đã khiến ông
không thể thực hiện một cuộc chiến chống khủng bố hiệu quả.
Bill O'Reilly đã cho công bố hai bức ảnh
của Tổng thống Obama được cho là chụp tại lễ cưới của một người anh em
cùng cha khác mẹ với ông vào đầu những năm 90. Nhà bình luận của hãng
Fox tin rằng, đó là minh chứng cho việc Tổng thống Obama “có mối quan hệ
gắn bó với Hồi giáo”. Ông O'Reilly cáo buộc ông chủ Nhà Trắng liên tục
thất bại trong việc xác định mối đe doạ khủng bố mà nước Mỹ đang phải
đối mặt, cho phép tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nổi lên ở Trung
Đông và sẽ không chịu thừa nhận sai lầm.
Ông O'Reilly nói: “Không còn nghi ngờ gì
nữa, thất bại lớn nhất của chính quyền Tổng thống Obama là cho phép tổ
chức khủng bố IS hoành hành điên cuồng, giết hại hàng ngàn người dân vô
tội trên khắp thế giới, trong đó có cả nhiều người Hồi giáo”.
Obama trong trang phục Hồi giáo
Tổng thống Obama đã từ chối sử dụng cụm
từ “chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo” mà thay vào đó chỉ nói “chiến binh” hay
đơn giản là “khủng bố”. Đây là điều mà những người của Đảng Cộng hoà,
trong đó có Donald Trump, khoét sâu vào để công kích.
Tuy nhiên, Tổng thống Obama đã đáp trả
những lời chỉ trích trên, nói rằng cuộc tranh cãi quanh vấn đề sử dụng
từ ngữ chỉ là cách để gây “phân tán sự chú ý mang tính chính trị” khỏi
mối đe doạ thực sự ở Trung Đông.
Ông Obama nói: “Nếu có ai đó ở ngoài kia
nghĩ rằng chúng tôi đang bối rối không biết ai là kẻ thù của mình thì
đó quả là điều gây ngạc nhiên đối với hàng ngàn tên khủng bố đang bị
chúng tôi tiêu diệt trên chiến trường”.
“Nếu có ai đó nghĩ chúng tôi ở đây và
hàng ngàn người dân khác trên khắp đất nước Mỹ và khắp thế giới – những
người đang chiến đấu nhằm đánh bại IS, không phải đang chiến đấu một
cách thực sự với khủng bố thì đó sẽ là điều gây ngạc nhiên cho những
người đã mất 7,5 năm qua để huỷ diệt Al-Qaeda. Điều đó cũng sẽ gây ngạc
nhiên đối với các quân nhân đang phải đối mặt với nguy hiểm từng ngày
từng giờ cũng như đối với lực lượng đặc nhiệm mà tôi đã ra lệnh tiêu
diệt Bin Laden và đang chiến đấu trên chiến trường Iraq, Syria. Họ hoàn
toàn biết rõ ai là kẻ thù của mình”, ông Obama nhấn mạnh.
Tổng
thống Obama đã lớn lên trong những năm đầu đời ở Hawaii trong gia đình
có mẹ là một phụ nữ người Mỹ và cha là một người Kenya. Cha của ông
Obama là người theo đạo Hồi nhưng ông này đã rời bỏ gia đình khi ông
Obama mới chỉ 2 tuổi.
Ngay sau đó, mẹ của Tổng thống Obama –
bà Ann đã tái hôn với một người Indonesia. Họ đã đưa ông Obama đến sống ở
Indonesia - một quốc gia có người dân chủ yếu theo đạo Hồi. Ông Obama
đã sống ở Indonesia 4 năm.
Tổng thống Obama sau đó từng kể về trải
nghiệm của mình như sau: “Tôi đã được nuôi dạy vừa như một đưa trẻ
Indonesia vừa như một đứa trẻ Hawaii, vừa như một đứa trẻ da đen, vừa
như một đứa trẻ da trắng. Và vì thế, cái mà tôi được hưởng chính là sự
đa dạng về văn hoá đã ngấm vào con người tôi”.
Trong thời kỳ đó, ông Obama học cả ở
trường của người Hồi giáo và trường của người Cơ đốc giáo trước khi ông
trở về sống ở Hawaii với ông bà – những người không theo tôn giáo nào cả
và nuôi ông Obama theo cách như vậy.
Kiệt Linh (theo DM)
*
* *
* *
HOA KỲ ĐANG CỦNG CỐ ƯU THẾ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU
Đại-Dương
Trung Đông thuộc địa bàn ảnh hưởng của Châu Âu, nhưng, từ sau Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ chịu trách nhiệm toàn bộ tình hình an ninh ở khu vực này. Nhưng, 8 năm qua, ảnh hưởng của Hoa Kỳ ngày càng mờ nhạt tạo điều kiện cho Nga, Trung Quốc chiếm ưu thế chiến lược khắp nơi.
Tổng thống Barack Obama từng có 2 người cha đều theo Đạo Hồi nên thời niên thiếu phải sống với cha dượng nhiều năm tại Indonesia có 81% tín đồ Hồi giáo trong tổng số 249 triệu dân. Dù không theo Đạo Hồi, nhưng, Obama khuyến khích hoạt động chống các chính quyền thân Tây Phương tạo ra Mùa Xuân Á Rập đã lật đổ 3 tổng thống và 7 thủ tướng thân Tây Phương. Các nước đồng minh hoặc thân hữu của Hoa Kỳ lần lượt xa lánh và chỉ hợp tác giới hạn trong chiến dịch chống Hồi giáo cực đoan, ISIS hoặc Nhà nước Hồi giáo, IS.
Thậm chí, Ai Cập và Arab Saudi không tham dự Hội nghị Trung Đông do Obama triệu tập tại Maryland. Hai quốc gia đó mạnh nhất trong số các nước Sunni ở Trung Đông. Khi Mùa Xuân Á Rập tràn tới Syria thì Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton như đôi song kiếm hợp bích giữa ngoại giao và quân sự nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad. Hoa Kỳ ủng hộ phái Sunni chiếm 74% dân số Syria so với 13% phái Shia của gia đình Assad cầm quyền từ năm 1970.
Thực tế, sự kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao của Chính phủ Obama quá lỏng lẻo, bất nhất nên Assad chỉ ngất ngư con tàu đi. Cuối nhiệm kỳ II, Obama buông trôi Syria để thúc đẩy Hiệp ước Nguyên tử Iran bị các quốc gia Sunni và Israel phản đối quyết liệt. Hiệp ước hoàn tất đã giúp cho Nga và Iran dồn nỗ lực giúp Assad củng cố lực lựợng quân sự đang bị mất tinh thần.
Nga bất thần và chính thức can thiệp làm cho Mỹ bị loại ra khỏi bàn cờ Syria nên tình hình Trung Đông nghiêng lợi thế về phía Nga và Iran. Vai trò của Obama ngày càng mờ nhạt nên vị thế chiến lược của Hoa Kỳ tại khu vực nhiều dầu lửa nhất thế giới cũng rơi vào tay Nga, Iran và Trung Quốc. Muốn duy trì vai trò siêu cường về quân sự và kinh tế thì Hoa Kỳ phải kiểm soát được tình hình Châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Âu.
Nhưng, Nga đang đe doạ Châu Âu và xây dựng ảnh hưởng tại Trung Đông. Trung Quốc đe doạ CA-TBD. Cả hai đều ôm giấc mộng siêu cường. Cử tri Mỹ đã chọn vị tổng thống không thuộc Khối Trật tự Cấp tiến Toàn cầu với hy vọng Hoa Kỳ vẫn là ngọn hải đăng về quân sự và kinh tế trên toàn thế giới.
Khối Trật tự Cấp tiến Toàn cầu tiếp tục đánh phá điên cuồng Chính phủ Donald Trump, dù trong thời kỳ trăng mật 100 ngày theo truyền thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Có người Mỹ yêu nước nào lại cứ mong cho tổng thống Hoa Kỳ yếu thế hoặc thất bại khi giao dịch với quốc tế? Tổng thống Donald Trump đã tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Florida hôm 6 tháng Tư với thái độ nhã nhặn, hiếu khách như cho cháu ngoại gái 5 tuổi Arabella chào khách bằng bài hát tiếng Tàu có từ đời Đường.
Trump đẩy Tập vào thế bị động khi thông báo Hải quân Mỹ sẽ tấn công bằng hoả tiễn vào Căn cứ Không quân Shayrat của Syria, nơi xuất phát các phi cơ đã gây ra vụ vũ khí hóa học làm chết 80 người, kể cả trẻ em Syria. Trump cũng đã thông báo cho Nga trước khi khai hoả. Hoa Kỳ phải hành đông đơn phương khi Liên Hiệp Quốc không thông qua nghị quyết lên án việc xử dụng vũ khí hoá học của Tổng thống Assad.
Đại đa số các quốc gia ủng hộ với hy vọng Chính phủ Assad sẽ không dám sử dụng vũ khí hoá học nữa. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Nikki Haley tuyên bố Hoa Kỳ có thể làm tiếp, nếu cần. Sau vụ tấn công, cộng đồng quốc tế chuyển từ thái độ chấp nhận Assad cầm quyền khi Nga hoàn toàn chi phối tình hình Syria sang Assad phải ra đi.
Nga, Syria, Iran tố cáo Hoa Kỳ có hành động xâm lăng vi phạm luật pháp quốc tế. Nhưng, sử dụng vũ khí hoá học bị cấm tuyệt đối sau Đệ nhất Thế chiến. Hoa Kỳ viện dẫn Điều 51 Hiến chương Liên Hiệp Quốc về “quyền tự vệ tập thể chống lại tình trạng hiểm” để biện minh. Israel, các cường quốc Sunni ở Trung Đông, các nhóm chống Assad đều ủng hộ vụ Mỹ bắn 59 hoả tiễn Tomahawk vào phi trường Shayrat nhằm cảnh cáo hành vi tàn sát hơn 400,000 dân Syria suốt 6 năm qua.
Tình hình Trung Đông, đặc biệt tại Syria bắt đầu chuyển biến sau khi Tổng thống Trump nắm quyền. Nga tuy có phản đối, nhưng, không huỷ bỏ chuyến công du Mạc Tư Khoa sắp tới của Ngoại trưởng Rex Tillerson. Như thế, cả Nga và Hoa Kỳ đều có nhu cầu tương nhượng trong vấn đề Trung Đông mà Obama bị gạt ra ngoài, kể cả bàn đàm phán về tương lai Syria.
Đảng Dân Chủ Mỹ bất ngờ, không thể chống đối mà chỉ đòi phải được phép của Quốc hội. Khi Obama có hành động tương tự dựa vào điều luật chống khủng bố năm 2001 thì phe Dân Chủ không phản đối. Những quả hoả tiễn khiến phe Dân Chủ mất lá bài cáo buộc Trump làm tay sai cho Tổng thống Vladimir Putin.
Trump từng cáo buộc Trung Quốc áp lực quá ít với Bắc Triều Tiên, nên có thể hành động đơn phương. Tập Cận Bình bất ngờ đến không nói nên lời khi được Trump báo tin tấn công vào Căn cứ Không quân của Syria bằng hoả tiễn. Liệu Trump sẽ hành động tương tự tại Bắc Triều Tiên hay không?
Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm Carl Vinson đang từ Tân Gia Ba đến vùng biển gần Bán đảo Triều Tiên như phòng ngừa hành động nguy hiểm nhân lễ kỷ niệm 105 năm thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Triều Tiên. Tổng thống Donald Trump đã gửi đi một Thông điệp rõ ràng vì quyền lợi của Hoa Kỳ và an ninh thế giới, Hoa Kỳ có thể hành động đơn phương, nếu cần.
April 9, 2017
Trung Đông thuộc địa bàn ảnh hưởng của Châu Âu, nhưng, từ sau Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ chịu trách nhiệm toàn bộ tình hình an ninh ở khu vực này. Nhưng, 8 năm qua, ảnh hưởng của Hoa Kỳ ngày càng mờ nhạt tạo điều kiện cho Nga, Trung Quốc chiếm ưu thế chiến lược khắp nơi.
Tổng thống Barack Obama từng có 2 người cha đều theo Đạo Hồi nên thời niên thiếu phải sống với cha dượng nhiều năm tại Indonesia có 81% tín đồ Hồi giáo trong tổng số 249 triệu dân. Dù không theo Đạo Hồi, nhưng, Obama khuyến khích hoạt động chống các chính quyền thân Tây Phương tạo ra Mùa Xuân Á Rập đã lật đổ 3 tổng thống và 7 thủ tướng thân Tây Phương. Các nước đồng minh hoặc thân hữu của Hoa Kỳ lần lượt xa lánh và chỉ hợp tác giới hạn trong chiến dịch chống Hồi giáo cực đoan, ISIS hoặc Nhà nước Hồi giáo, IS.
Thậm chí, Ai Cập và Arab Saudi không tham dự Hội nghị Trung Đông do Obama triệu tập tại Maryland. Hai quốc gia đó mạnh nhất trong số các nước Sunni ở Trung Đông. Khi Mùa Xuân Á Rập tràn tới Syria thì Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton như đôi song kiếm hợp bích giữa ngoại giao và quân sự nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad. Hoa Kỳ ủng hộ phái Sunni chiếm 74% dân số Syria so với 13% phái Shia của gia đình Assad cầm quyền từ năm 1970.
Thực tế, sự kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao của Chính phủ Obama quá lỏng lẻo, bất nhất nên Assad chỉ ngất ngư con tàu đi. Cuối nhiệm kỳ II, Obama buông trôi Syria để thúc đẩy Hiệp ước Nguyên tử Iran bị các quốc gia Sunni và Israel phản đối quyết liệt. Hiệp ước hoàn tất đã giúp cho Nga và Iran dồn nỗ lực giúp Assad củng cố lực lựợng quân sự đang bị mất tinh thần.
Nga bất thần và chính thức can thiệp làm cho Mỹ bị loại ra khỏi bàn cờ Syria nên tình hình Trung Đông nghiêng lợi thế về phía Nga và Iran. Vai trò của Obama ngày càng mờ nhạt nên vị thế chiến lược của Hoa Kỳ tại khu vực nhiều dầu lửa nhất thế giới cũng rơi vào tay Nga, Iran và Trung Quốc. Muốn duy trì vai trò siêu cường về quân sự và kinh tế thì Hoa Kỳ phải kiểm soát được tình hình Châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Âu.
Nhưng, Nga đang đe doạ Châu Âu và xây dựng ảnh hưởng tại Trung Đông. Trung Quốc đe doạ CA-TBD. Cả hai đều ôm giấc mộng siêu cường. Cử tri Mỹ đã chọn vị tổng thống không thuộc Khối Trật tự Cấp tiến Toàn cầu với hy vọng Hoa Kỳ vẫn là ngọn hải đăng về quân sự và kinh tế trên toàn thế giới.
Khối Trật tự Cấp tiến Toàn cầu tiếp tục đánh phá điên cuồng Chính phủ Donald Trump, dù trong thời kỳ trăng mật 100 ngày theo truyền thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Có người Mỹ yêu nước nào lại cứ mong cho tổng thống Hoa Kỳ yếu thế hoặc thất bại khi giao dịch với quốc tế? Tổng thống Donald Trump đã tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Florida hôm 6 tháng Tư với thái độ nhã nhặn, hiếu khách như cho cháu ngoại gái 5 tuổi Arabella chào khách bằng bài hát tiếng Tàu có từ đời Đường.
Trump đẩy Tập vào thế bị động khi thông báo Hải quân Mỹ sẽ tấn công bằng hoả tiễn vào Căn cứ Không quân Shayrat của Syria, nơi xuất phát các phi cơ đã gây ra vụ vũ khí hóa học làm chết 80 người, kể cả trẻ em Syria. Trump cũng đã thông báo cho Nga trước khi khai hoả. Hoa Kỳ phải hành đông đơn phương khi Liên Hiệp Quốc không thông qua nghị quyết lên án việc xử dụng vũ khí hoá học của Tổng thống Assad.
Đại đa số các quốc gia ủng hộ với hy vọng Chính phủ Assad sẽ không dám sử dụng vũ khí hoá học nữa. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Nikki Haley tuyên bố Hoa Kỳ có thể làm tiếp, nếu cần. Sau vụ tấn công, cộng đồng quốc tế chuyển từ thái độ chấp nhận Assad cầm quyền khi Nga hoàn toàn chi phối tình hình Syria sang Assad phải ra đi.
Nga, Syria, Iran tố cáo Hoa Kỳ có hành động xâm lăng vi phạm luật pháp quốc tế. Nhưng, sử dụng vũ khí hoá học bị cấm tuyệt đối sau Đệ nhất Thế chiến. Hoa Kỳ viện dẫn Điều 51 Hiến chương Liên Hiệp Quốc về “quyền tự vệ tập thể chống lại tình trạng hiểm” để biện minh. Israel, các cường quốc Sunni ở Trung Đông, các nhóm chống Assad đều ủng hộ vụ Mỹ bắn 59 hoả tiễn Tomahawk vào phi trường Shayrat nhằm cảnh cáo hành vi tàn sát hơn 400,000 dân Syria suốt 6 năm qua.
Tình hình Trung Đông, đặc biệt tại Syria bắt đầu chuyển biến sau khi Tổng thống Trump nắm quyền. Nga tuy có phản đối, nhưng, không huỷ bỏ chuyến công du Mạc Tư Khoa sắp tới của Ngoại trưởng Rex Tillerson. Như thế, cả Nga và Hoa Kỳ đều có nhu cầu tương nhượng trong vấn đề Trung Đông mà Obama bị gạt ra ngoài, kể cả bàn đàm phán về tương lai Syria.
Đảng Dân Chủ Mỹ bất ngờ, không thể chống đối mà chỉ đòi phải được phép của Quốc hội. Khi Obama có hành động tương tự dựa vào điều luật chống khủng bố năm 2001 thì phe Dân Chủ không phản đối. Những quả hoả tiễn khiến phe Dân Chủ mất lá bài cáo buộc Trump làm tay sai cho Tổng thống Vladimir Putin.
Trump từng cáo buộc Trung Quốc áp lực quá ít với Bắc Triều Tiên, nên có thể hành động đơn phương. Tập Cận Bình bất ngờ đến không nói nên lời khi được Trump báo tin tấn công vào Căn cứ Không quân của Syria bằng hoả tiễn. Liệu Trump sẽ hành động tương tự tại Bắc Triều Tiên hay không?
Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm Carl Vinson đang từ Tân Gia Ba đến vùng biển gần Bán đảo Triều Tiên như phòng ngừa hành động nguy hiểm nhân lễ kỷ niệm 105 năm thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Triều Tiên. Tổng thống Donald Trump đã gửi đi một Thông điệp rõ ràng vì quyền lợi của Hoa Kỳ và an ninh thế giới, Hoa Kỳ có thể hành động đơn phương, nếu cần.
April 9, 2017
Đại-Dương
http://www.vietlist.us/SUB_Thoisu/thoisu1704091022.shtml
.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire