Dạ Cổ Hoài Lang là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892 -
13/08/1976) sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm. Dạ Cổ
Hoài Lang có thể được hiểu là người vợ nghe tiếng trống về đêm rồi nhớ
chồng. Từ bài ca vọng cổ này đã hình thành dòng dân ca cải lương Nam Bộ -
môn nghệ thuật thắm đượm tình người, tình yêu quê hương đất nước. Dạ Cổ
Hoài Lang được đưa lên sân khấu lần đầu bởi gánh hát Năm Tú ở Mỹ Tho
rồi sau đó được sử dụng rộng rãi nhất là trong các tuồng cải lương, cũng
chính vì thế từ bản Dạ Cổ Hoài Lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này
chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp mà thành bài vọng cổ đầu tiên. Bản
nhạc được xem như là lời tâm tình tha thiết, đậm đà của biết bao thế hệ
người dân Nam Bộ. Và chắc hẳn giai điệu đầy tự hào, giàu bản sắc dân tộc
này sẽ còn mãi được lưu truyền và khắc sâu trong tâm trí của những thế
hệ yêu âm nhạc Việt Nam.
Dạ Cổ Hoài Lang -Cao Văn Lâu -Hương Lan
Lời bài hát: Dạ Cổ Hoài Lang
Từ là từ phu tướng
Bảo kiếm sắc phong (phán) lên đàng
Vào ra luống trông tin chàng
Năm ơ canh mơ màng
Em luống trông tin chàng
Ôi gan vàng quặn đau í a.
Đường dù xa ong bướm
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
Đêm luống trông tin bạn
Ngày mỏi mòn như đá vọng phu
Vọng phu vọng luống trông tin chàng
Lòng xin chớ phụ phàng.
[ĐK:]
Chàng hỡi chàng có hay
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
Biết bao thuở đó đây sum vầy
Duyên sắc cầm đừng lạt phai í i.
Thiếp nguyện cho chàng
Nguyện cho chàng đặng chữ an bằng an
Mau trở lại gia đàng
Cho én nhạn hiệp đôi í i.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire