Xuân Hương (Newland TV)
Trước cổng vào nghĩa trang có một bức tượng đồng người lính ngồi trên tảng đá, ôm súng thương nhớ đến những người bạn đã nằm xuống. Đó là bức tượng Thương Tiếc do điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu thực hiện.
Xuân Hương trong dịp về thăm quê hương, may mắn đã gặp được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu. Với hai lần gặp gỡ và nhiều tiếng đồng hồ trò chuyện, điêu khắc gia Thu kể cho Xuân Hương nghe nhiều điều vui, buồn, thú vị đã xảy ra trong đời ông chung quanh sự nghiệp điêu khắc và những tháng năm tù tội.
Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cho biết trong nhiều tác phẩm, ông cảm tưởng thấy danh dự nhứt trong sự nghiệp của mình là tác phẩm “Ngày Về.” Tác phẩm này, diễn tả hình ảnh người chiến binh trở về từ chiến trường được người hậu phương choàng vòng hoa chiến thắng. Tác phẩm “Ngày Về ” của Nguyễn Thanh Thu đã được giải nhứt trong Ngày quốc khánh 26 tháng 10 năm 1963 về Văn Học Nghệ Thuật dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hòa của TT. Ngô đình Diệm. Và tác phẩm thứ hai là Thương Tiếc, thời đệ nhị VNCH của TT. Nguyễn văn Thiệu.
Lịch sử bức tượng đồng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Bức tượng đồng mang tên Thương Tiếc tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu hoàn thành vào năm 1966. Đây là thời điểm chiến tranh giữa VNCH và Cộng Sản Bắc Việt đang diễn ra tới mức độ ác liệt.
Vào thời đó, Nghĩa Trang Quân Đội tọa lạc ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Tình hình trong nước lúc bấy giờ rất lộn xộn. Dân chúng bị xách động biểu tình liên miên. Còn các đảng phái thì đua nhau tranh giành ảnh hưởng đối với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.
Lúc bấy giờ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn đang là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Tổng thống Thiệu là người đã nghĩ ra việc xây dựng Nghĩa Trang Quân Đội nằm cạnh xa lộ Biên Hòa.
ĐKG. Thu tâm sự rằng, ông không biết tại sao lúc đó Tổng thống Thiệu lại biết đến ông để mời ông vào bàn về dự án xây Nghĩa Trang Quân Đội tại Biên Hòa. Nhưng sau này TT. thiệu cho biết đã biết tài điêu khắc của ông qua tác phẩm Ngày Về, khi TT. Thiệu còn là đại tá Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5 bộ binh.
Khi gặp mặt TT. Thiệu, ông Thiệu đã nói với ĐKG. Thu, là ông muốn trước cổng vào nghĩa trang phải có một bức tượng to lớn đầy ý nghĩa đặt ở đó. Mục đích bức tượng để nhắc nhở, giáo dục người dân về sự hy sinh cao quý của các chiến sĩ VNCH.
ĐKG. Thu kể tiếp là sau năm lần, bảy lượt gặp TT. Thiệu bàn bạc, ông hứa sẽ trình dự án lên TT. Thiệu sau một tuần lễ nghiên cứu. Khi về nhà ông mất ăn, mất ngủ, lo lắng ngày đêm. Đầu óc ông lúc nào cũng suy nghĩ đến những đề tài có ý nghĩa như ý của TT. Nguyễn Văn Thiệu. Ông nhớ đến lời TT. Thiệu nói: “Những chiến sĩ VNCH, đã vì lý tưởng tự do hy sinh đời mình thì những người ở hậu phương như “chúng ta” phải làm một cái gì để nhớ đến sự hy sinh cao cả đó cho xứng đáng”. Những lời chân tình này đã làm điêu khắc gia Thu trăn trở không nguôi nên trong thời gian chờ đợi gặp lại TT. Thiệu, ngày nào ông cũng đến Nghĩa Trang Quân Đội tại Hạnh Thông Tây để suy ngẫm đề tài.
Trong bảy ngày hứa sẽ gặp lại TT. Thiệu thì hết sáu ngày, ĐKG. Thu đến Nghĩa Trang Quân Đội Hạnh Thông Tây để phác họa những cảm xúc chân thật trong lòng tại chỗ. Ông đã chứng kiến cảnh, ngày ngày máy bay trực thăng đưa quan tài những người đã hy sinh vì tổ quốc về nơi an nghỉ cuối cùng với sự cảm xúc vô biên, nhưng vẫn chưa dứt khoát được một chủ đề rõ ràng.
Vào một buổi trưa của ngày thứ Sáu trên đường về từ Nghĩa Trang Hạnh Thông Tây, giữa trời nắng chang chang, Đ KG.Thu ghé vào một tiệm nước bên đường để giải khát. Khi bước vào quán, ông thấy một quân nhân Nhảy Dù đang ngồi uống bia và trên bàn đã có 5,3 chai không. Đặc biệt trên bàn có hai cái ly. Ngồi bàn đối diện với người quân nhân kia, ông lấy làm ngạc nhiên khi nhìn thấy người lính Nhảy Dù vừa uống bia vừa lẩm bẩm nói chuyện với cái ly không. Hình ảnh này cho thấy anh ta vừa uống vừa nói chuyện và vừa cúng một người đã chết. Khi nói chuyện với cái ly xong, người lính uống hết ly bia của mình. Sau đó, anh ta “xớt” bia của cái ly cúng còn nguyên vào ly mình, rồi lại kêu thêm một chai bia mới rót đầy vào ly kia. Thấy vậy, ông bước qua làm quen với người lính Nhảy Dù và đề nghị cho ông ngồi chung bàn. Người quân nhân mắt quắc tỏ vẻ không bằng lòng vì bị phá cuộc đối ẩm của anh và người đã chết. Thái độ này làm ông lúng túng. Đột nhiên, người lính kia móc ra cái bóp đựng giấy tờ của anh ta ra và đưa cho ông như trình giấy cho Quân Cảnh. Ông nghĩ rằng mình đâu phải là Quân Cảnh mà xét giấy ai. Tuy nhiên ông cũng cầm lấy bóp và trở về chỗ ngồi. Vì tò mò, ông mở bóp ra coi. Trong bóp, ông nhìn thấy những tấm hình trắng đen chụp cảnh các anh em đồng đội nơi chiến trường. Muốn làm quen với người lính Nhảy Dù, nên ông cố nhớ địa chỉ và KBC của anh ta trước khi cầm bóp trả lại cho chủ nó. Sau đó, ông ra về để chuẩn bị ngày hôm sau lên gặp TT. Thiệu.
Tối hôm đó, điêu khắc gia Thu vẽ liền 7 bản mẫu. Khi ngồi vẽ như vậy đầu óc ông cứ nhớ đến hình ảnh ngồi uống bia một mình với gương mặt buồn bã của người lính Nhảy Dù, mà qua căn cước ông biết tên là Võ Văn Hai.
Bảy bản mẫu của Nguyễn Thanh Thu phác họa là cảnh người lính đang chiến đấu ngoài chiến trường, cảnh mưa bão ngoài mặt trận. Phản ảnh lại cảnh êm ấm của những người tại hậu phương. Khi ngồi vẽ đầu óc ông cứ liên tưởng đến vóc dáng buồn thảm của Võ Văn Hai và ông ngồi vẽ cho tới 6 giờ sáng.
Đến 8 giờ sáng thì có người đến rước ông vào gặp TT. Thiệu tại Dinh Gia Long. Đến nơi, đại tá Võ văn Cầm là Chánh Văn Phòng của TT. Thiệu cho biết TT. đang tiếp chuyện một vị tướng nào đó nên bảo ông đợi một chút. Trong lúc đợi, ông ra phía ngoài đi lang thang trên hành lang của dinh và vừa đi vừa nghĩ trong đầu là tại sao mình không vẽ Võ văn Hai cho rõ ràng. Nghĩ vậy ông ngồi xuống một chiếc ghế cẩn màu đỏ tưởng tượng đến hình ảnh Võ văn Hai ngồi buồn rầu, ủ dột trong quán nước. Ông trở vào phòng Đại tá Cầm định xin một tờ giấy để phác họa những ý tưởng đã nghĩ ra. Nhưng khi trở vào trong, ông ngại ngùng không dám lên tiếng. Ông nhìn phía sau lưng Đại tá Cầm thấy trong giỏ rác có một bao thuốc lá không. Ông lượm bao thuốc lá và trở ra ngoài. Điêu khắc gia Thu đã dùng mặt trong của bao thuốc lá phác họa bố cục bản thảo và cảm thấy hài lòng về bức hình đã vẽ ra.
Khi được Đại tá Cầm mời vào gặp TT. Thiệu, ông đã trình bày giải thích về 7 bản đã vẽ từ trước cho TT. Thiệu nghe. Xem xong TT. Thiệu hỏi: “Anh Thu à! Bảy bản, bản nào tôi cũng thích nhưng anh là cha đẻ của nó, anh nên cho tôi biết tấm nào hay nhứt.” Điêu khắc gia Thu rụt rè nói với TT. Thiệu : “Thưa TT, mới đây thôi trong khoảng 15 phút trong khi chờ gặp TT. tôi mới nghĩ ra một đề tài được phác họa trên một bao thuốc lá. Nhưng, tôi không dám vô lễ trình lên TT. Tuy nhiên, với phác họa này tôi thấy nó hay quá. Tổng thống hỏi, thì tôi muốn chọn bản này, nhưng tôi không dám trình lên Tổng Thống.”
TT. Thiệu bảo ĐKG. Thu đưa cho ông coi bản họa trên bao thuốc lá. Ông Thu đã giải thích cho TT. Thiệu nghe về trường hợp Võ Văn Hai mà ông đã gặp trong quán nước. Ông Thu cho biết, lúc đó ông cũng chưa dứt khoát đặt tên cho các bản phác họa đã trình cho TT. Thiệu xem dù rằng đã nghĩ trong đầu các tên như 1)Tình đồng đội, 2) Khóc bạn , 3) Nhớ nhung, 4) Thương tiếc, 5) Tiếc thương.
Cuối cùng điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu và TT. Thiệu đồng ý tên Thương Tiếc. Được sự đồng ý của TT. Thiệu, ông ra ngoài văn phòng của Đại tá Cầm phóng lớn bức họa Thương Tiếc bằng hình màu. Ông đã nhờ Đại tá Cầm ngồi trên một chiếc ghế đẩu để lấy dáng ngồi tưởng tượng trên tảng đá. Sau khi hoàn tất, Tổng thống Thiệu cầm bức họa tấm tắc khen. ĐKG. Thu đã đề nghị TT. Thiệu ký tên vào bức họa đó, mà ông đã nói với TT. Thiệu là “Cho ngàn năm muôn thuở.” TT. Thiệu đồng ý và đã viết “TT. Nguyễn văn Thiệu ngày 14 /8/1966.”
Sau khi được TT. Thiệu chấp thuận dự án làm bức tượng Thương Tiếc, điêu khắc gia N.T.T phải làm ngày, làm đêm để kịp khánh thành Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vào ngày Quốc khánh 1/11/1966 đúng như dự định.
Một chiến sĩ QLVNCH can trường trong ngục tù cộng sản
Điêu khắc gia Thu tâm sự, khi còn ở trong tù lúc bị nhốt ở “cô – nét” ông nhớ đến tượng Thương Tiếc và đã vái thầm tất cả vong linh chiến sĩ VNCH trong ba ngày, hãy cho ông biết ông có thoát khỏi dự định xử bắn của VC hay không. Thì vào một buổi trưa, ông chập chờn thấy có người báo mộng cho biết ông không sao cả, nhưng thời gian tù tội còn lâu lắm.
Người điêu khắc gia tài ba kể tiếp. Trước đó, một người bạn đã dặn dò ông phải coi chừng và cẩn thận trong lúc ở tù VC vì ông quá nổi tiếng về những tác phẩm điêu khắc nên chắc chắn VC sẽ không để ông yên. Lúc đó, ông không quan tâm cho lắm, nhưng vào một buổi trưa trong lúc các tù nhân đang nghỉ ngơi, thì ông được một cán bộ quản giáo mời ra ngoài báo cho biết ông chưa khai báo thành thật, còn dấu diếm nhiều điều. Thiếu tá Thu hỏi dấu diếm những điều gì? Để trả lời, tên cán bộ lấy ra một danh sách tên tuổi các tù nhân, mà theo ông là do các người làm “ăng ten” trong trại báo cáo. Ông cho biết những người chịu làm ‘ăng ten” cho VC sẽ được lãnh tiêu chuẩn gạo 11 ký một tháng, thay vì 9 ký như mọi người. Ông còn nói thêm, những kẻ làm “ăng ten” không phải vì họ thù ghét ai, mà chỉ vì “miếng ăn” mà thôi.
Cầm bảng danh sách trên tay, tên cán bộ nói rằng thiếu tá Thu là tác giả bức tượng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nhưng tại sao lại không khai báo. Và phải cho anh ta biết, lý do tại sao ông lại làm ra bức tượng này. Điêu khắc gia Thu trả lời vì ông là một quân nhân trong QLVNCH, ông làm bức tượng Thương Tiếc là để cùng người dân miền Nam tỏ lòng thương tiếc sự hy sinh của các chiến sĩ chiến đấu cho tự do. Tên cán bộ lại hỏi, tại sao lại làm bức tượng Ngày Về. Ông giải thích cho tên cán bộ nghe rằng, đời lính hành quân nay chỗ này, mai chỗ kia, vài ba tháng mới được phép về thăm vợ con một lần. Ông làm tượng Ngày Về để nói lên sự vui mừng khi vợ chồng gặp lại nhau, thì đâu có gì gọi là không tốt.
Tên cán bộ quản giáo đề cập đến bức tượng An Dương Vương và thành Cổ Loa là biểu tượng của ngành Công binh QLVNCH với những lập luận ngây ngô. Tên cán bộ nói với Nguyễn thanh Thu, An Dương Vương là người lập quốc, còn bác Hồ là người giữ nước. Vậy tại sao ông không ghép hình bác Hồ vào. Ông trả lời tên cán bộ rằng, lúc làm tượng An Dương Vương ông đâu biết bác Hồ là ai, là người nào, nên không thể ghép vào được. Nghe nói vậy, tên cán bộ xám mặt lại, hắn ta ra lệnh cho ông đứng đó không được đi đâu hết. Tên này chạy về văn phòng gọi thêm 6 tên cán bộ nữa, súng ống đầy đủ, chạy đến chỗ Nguyễn thanh Thu đứng. Trong 6 người này có một tên là chính trị viên đã gằn hỏi: “Khi nãy anh đã nói gì với anh Sáu.” NTT trả lời: “Tôi không có nói gì hết.”Tên chính trị viên nói tiếp: “Anh Sáu cho tôi biết anh nói là dân Sài Gòn, người miền Nam không ai biết bác Hồ. Vì không biết nên anh không thể làm tượng bác kèm với An Dương Vương, có đúng không?” Điêu khắc gia chay-loạn Nguyen Thien Thu trả lời “Đúng vậy.” Nghe trả lời như thế, tên cán bộ chính trị viên nói cho ông 5 phút định trí, để nói lại. Đồng thời tên này còn hỏi gằn: “Anh bảo rằng anh không biết bác Hồ phải không?” Thiếu tá Thu thẳng thắn trả lời: “Tôi không biết mặt, biết tên ông này.” Tên cán bộ nói : “Nếu anh không biết, tôi cho anh biết.”
Sau đó, chúng lôi điêu khắc gia Thu về văn phòng đánh đập tàn nhẫn liên tục trong ba ngày, ba đêm. Tuy bị đánh đập dã man, nhưng thiếu tá Thu chịu đựng và im lặng không lên tiếng gì hết. Thấy vậy một tên cán bộ nói: “Bây giờ mầy nói về hai chữ Tự Do cho chúng tao nghe coi.” Thiếu tá Thu bấy giờ mới lên tiếng: “Nếu tôi không nói thì cán bộ nói tôi khinh, nhưng khi tôi nói thì cán bộ không tin. Bây giờ, tôi nói về Tự Do cho cán bộ nghe. Người miền Nam có tự do là họ được đi đứng dễ dàng, ăn nói thoải mái không có bị khó dễ gì hết. Còn những người CS các anh cũng có tự do, nhưng chỉ có những chữ viết trên các cổng ra vào được sơn son thiếp vàng, chỉ có trên vách tường tại các văn phòng làm việc, chớ người dân thì không có.”
Nghe nói vậy, bọn VC lại ra tay đánh đập NTT một trận tơi bời, đổ máu mũi. Sau đó, chúng đem nhốt ông vào “cô – nét.” Ông cho biết, sau nhiều tháng trong “cô nét” ông chỉ còn xương và da, đứng lên muốn không nỗi.
Một tình cảm khó quên
Một ngày nọ, vào khoảng 4 giờ sáng cửa “cô – net” được mở ra và một họng súng AK chỉa ngay vào thiếu tá Nguyễn thanh Thu, rồi một giọng ra lệnh cho ông bước ra. Ngoài trời tối đen, lờ mờ sáng, ông đứng không vững khi bước ra cửa “cô- net” nên bị hụt chân té qụy. Tên cán bộ ra lệnh cho điêu khắc gia Thu đứng dậy và giơ tay ra để cho chúng móc còng vào. Sau đó, ông được bốn tên cán bộ kè đi về phía cổng trại để vào khu rừng chuối kế bên. Đang đi bỗng nhiên có một chiếc xe Jeep chạy tới đèn pha sáng choang làm chói mắt mọi người. Chiếc xe Jeep ngừng lại tắt đèn, có tiếng nói chuyện trao đổi giữa hai bên chừng 5 phút. Sau đó, toán dẫn cán bộ quay lại bịt mắt ông và tiếp tục kéo lết đi vào rừng chuối. Đến nơi, tên cán bộ kéo thiếu tá Thu nhốt vào một nhà cầu của khu gia binh của VNCH bỏ hoang từ lâu. Quá mỏi mệt nên ông đã ngủ thiếp lúc nào không hay. Gió theo khe hở thổi làm ông tỉnh dậy, qua khe hở ông thấy trời đã sáng và biết mình chưa chết. Thiếu tá Thu cười nói rằng, bị nhốt ở trong cầu tiêu nhưng ông cảm sung sướng, thoải mái hơn là lúc bị nhốt ở “cô – net” nhiều.
Kể tới đây, điêu khắc gia NTT cười và cho biết từ đó không ngờ lại xảy ra “Những tình cảm khó quên.” Ông kể tiếp là vào buổi trưa hôm đó, một cô gái người Bắc tay cầm chén cơm, bịch muối và đôi đũa tre đến mở cửa cầu tiêu đưa cơm cho ông ăn, nhưng cô ta mở không được vì bên trong ông đã móc cửa lại. Bên trong, ông hỏi vọng ra “Cô là Bắc kỳ phải không, nhưng Bắc kỳ nào? Bắc kỳ 54 hay Bắc kỳ giải phóng.” Cô gái trẻ khoảng 22, 23 tuổi trả lời: “Này nhé, tôi là chị nuôi của ông. Đem cơm cho ông ăn mà ông hỏi tôi như thế.” Nói xong cô ta cầm chén cơm bỏ ra về. Khoảng 3, 4 phút sau, một tên cán bộ đến ra lệnh cho ông phải mở cửa ra và mắng: “Lúc nào cũng láo khoét. Tha chết cho rồi mà còn láo khoét.” Nói xong tên cán bộ bỏ đi. Vào buổi chiều cô gái trở lại, thiếu tá Thu nhủ thầm trong bụng là không giỡn nữa, vì giỡn sẽ đói. Khi cô gái mở cửa bỏ phần cơm vào, ông phân trần với cô là ông chỉ giỡn một chút mà cũng đi méc.
Qua ngày kế, một tên cán bộ và hai người tù đến chỗ nhốt thiếu tá Thu, dùng đồ nghề khoét một cái lỗ vuông nhỏ trên cửa cầu tiêu. Xong đâu đó, tên cán bộ nói: “Từ nay không mở cửa nữa. Mỗi lần tới giờ cơm, anh dùng miếng gỗ đưa cái chén cũ ra và sẽ nhận được chén cơm mới đưa vào qua cái lỗ này.” 11 giờ trưa hôm đó “chị nuôi” của điêu khắc gia Thu đem cơm và muối đến cho ông. Theo như lời dặn, thì thiếu tá Thu khi nhận chén cơm mới ông phải trả cái chén không lại, nhưng ông không làm điều này. Cô gái lên tiếng hỏi, nhưng ông không trả lời. Cứ như vậy hai ba ngày liên tiếp, ông giữ lại tất cả 7 cái chén. Một hôm cô gái phàn nàn: “Ông giữ hết chén thì tôi đâu còn chén để đựng cơm cho ông”. Nghe vậy, thiếu tá Thu cuời nói: “Nếu cô muốn tôi trả lại mấy cái chén thì phải có điều kiện”. Cô gái hỏi: “Điều kiện gì?” Ông đáp: “Cô để bàn tay của cô lên tấm ván đưa cơm cho tôi rồi đưa vào cho tôi thấy.” Sau vài giây tần ngần, cô gái làm theo điều kiện của điêu khắc gia Thu. Ông đã tinh nghịch dùng đôi đũa tre đụng vào bàn tay của cô gái rồi sau đó đưa trả 7 cái chén cho cô gái. Cô gái ngạc nhiên hỏi: “Chỉ có vậy thôi à!”. Ông trả lời: “Chỉ có vậy thôi!”. Cô gái bỏ về.
Trong lúc thiếu tá Thu đang ngồi ăn cơm, thì cô gái trở lại với một bà già đi phía sau. Đến trước cửa cầu tiêu, nhìn vào lỗ đưa cơm bà già nói: “Ông này, con Lan nó đem cơm cho ông ăn, thế mà ông còn lấy đũa chích vào tay nó. Là cái gì vậy?” Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cười nói: “Vậy mà cũng không biết.” Nghe vậy bà cụ phàn nàn: “Ông làm kỳ quái quá ai mà biết được.” Bị hỏi dồn nhiều câu, Thiếu tá Thu nói nhỏ: “ Là yêu đấy!” Nghe như vậy người con gái tên Lan đỏ mặt thẹn thùng, vội vã quay lưng bỏ đi.
Qua ngày hôm sau, cô gái tên Lan lúc đem cơm đến cho điêu khắc gia Thu, cô nhỏ nhẹ và tha thiết nói: “Anh Thu à! Em khuyên anh, anh thôi đừng có “anh hùng” nữa. Như vậy, thiệt thòi cho anh lắm anh có biết không? Chúng nó đã tha chết cho anh đấy!” Rồi cô nói tiếp, giọng run run: “Em thương mấy anh sĩ quan cải tạo các anh lắm. Kể từ nay, đến giờ cơm em sẽ để cục thịt nằm ở đáy chén. Khi em đưa cơm vào, anh hãy tìm cục thịt ăn liền trước nha! Để đề phòng cho cả em và anh không bị cán bộ bắt gặp làm khó dễ.”
Thiếu tá Thu cảm động hỏi: “Cô Lan! Làm sao cô biết chúng nó tha chết cho tôi?” Cô gái khẽ nói: “Này nhé! Anh còn nhớ không? Khoảng 4 giờ sáng hôm đó, gần nhà bếp, em thấy đèn pha của chiếc xe Jeep chạy ngang. Và khoảng nửa tiếng sau, có bốn cán bộ súng ống trên vai bước vào nhà bếp bảo em pha cà phê cho họ uống. Họ kể cho em nghe là đáng lẽ có một tù nhân bị đưa đi bắn…Nhưng sau đó bỗng nhiên “có lệnh hồi.” Nên tù nhân này được lôi vào nhốt tạm thời trong một cầu tiêu của một trại gia binh trước bỏ hoang.” Cô Lan kể tiếp: “Có một lần em đón đường hỏi các anh đi lao động ngoài rừng về hỏi tại sao anh phạt bị nặng như vậy, thì mọi người cho biết vì anh là tác giả bức tượng “Thương Tiếc” tại Nghĩa Trang Quân Đội Biện Hòa. Nhắc đến bức tượng Thương Tiếc, em không lạ gì bước tượng này, vì hồi đó, chiều nào em và các bạn thường hay chơi quanh gần tượng.”
Điêu khắc gia Thu hỏi cô gái: “Cô ở Hố Nai được bao lâu rồi?” Cô Lan kể lể: “Cha em là bộ đội VC ngoài Bắc, vào Nam đánh trận bị bom dội chết trong rừng. Mẹ em đã gánh em vào Hố Nai và em đã lớn lên từ đó.”
Kể đến đó, thiếu tá Thu không dấu được sự xúc động. Ông ngậm ngùi nói: “Cô Lan rất tận tình và tốt với tôi. Những chân tình ấy cùng với những kỷ niệm rất dễ thương tôi luôn trân quý. Cô là nguồn an ủi của tôi trong lúc bị tù đày, trong nỗi đau và sự bất hạnh của một đời người. Tôi rất muốn trả ơn cho cô, nhưng không biết đâu mà tìm. Tôi nghĩ những tình cảm này khó phai nhạt trong đời mình.”
Nỗi lòng biết tỏ cùng ai?
Thiếu tá Thu cho biết vào thời điểm đó, khoảng tháng 8, nhiều đổi thay xảy ra. Một hôm, cán bộ quản giáo gọi ông lên làm việc. Tên cán bộ nói: “Anh Thu, chẳng lẽ anh muốn ở mãi trong thùng sắt sao? Tôi đề nghị là anh đừng nhận mình là tác giả “chính” đã làm tượng “Thương Tiếc” mà anh chỉ là người “phụ” thôi.
Người “chính” đã vượt biên đi rồi. Anh viết bản tự thú như vậy, tôi sẽ cứu xét và giảm tội cho anh.” Nhưng ông đã khẳng khái trả lời: “Cám ơn cán bộ đã khuyên tôi, nhưng với tôi tác phẩm Văn hóa Nghệ thuật là con đẻ của mình. Sao tôi lại trốn tránh trách nhiệm và đỗ thừa cho người khác? Tôi không thể làm như vậy được.”
Vài ngày sau, một tên cán bộ khác đến gặp ông và ra lệnh cho ông phải làm tượng HCM để kịp ngày Quốc khánh 2/9 của VC. Thiếu tá Thu cho biết là ông nhận lời đề nghị này, vì ông đã có ý định trốn trại. Ông nói với cán bộ quản giáo biết, là muốn làm tượng phải có đủ đồ nghề. Thế là ông được bốn tên bộ đội chở về nhà để lấy đồ nghề. Trên đường về ông xin ghé nhà mẹ mình để thăm bà. Đến nơi, mấy tên bộ đội thì ngồi chuyện trò với cô Hồng em gái của ông ở cửa trước. Còn ông vào nhà gặp mẹ. Hai mẹ con gặp nhau mừng rỡ rối rít. Bỗng bà cụ nghiêm mặt nói: “Thu à! Má đẻ con ra mà không biết tánh con sao! Con hãy ráng ở trong tù thêm một năm nữa đi. Nếu con mà trốn, má sẽ chết cho con coi.” Nghe mẹ nói như vậy, ông quá sức bàng hoàng, tự nghĩ: “Trời ơi! Bao nhiêu ý định nhen nhúm giờ đây đã tiêu tan. Nỗi buồn tràn ngập trong lòng, vì ông sẽ trở về giam mình trong cái thùng sắt (2m x 1m) sừng sững ngoài trời, tiếp tục chịu đựng thời tíết khắc nghiệt, sức nóng như thiêu đốt của mùa Hạ, hay lạnh giá của mùa Đông rét mướt.“
Theo như thỏa thuận là sau khi được về thăm nhà và lấy đồ nghề, ông sẽ thực hiện điêu khắc tượng HCM. Tin này được nhanh chóng loan truyền trong trại giam. Từ đó, không biết bao nhiêu lời nguyền rủa vang lên làm ông đau khổ vô cùng.
Trước khi ra lệnh bắt ĐKG. Thu làm tượng HCM, cán bộ VC đã liên lạc trước với gia đình thiếu tá Thu. Chúng dàn cảnh cho vợ, con ông được đến thăm viếng đặc biệt. Tuy nghèo nhưng gia đình ông cũng mua thịt vịt quay, bánh mì, bày biện ra để cả nhà cùng ăn trong trại giam. Thật bất ngờ, trong tờ Tin Sáng cũ dùng để gói vịt quay, thiếu tá Thu nhìn thấy hình TT. Nguyễn văn Thiệu. Ông xé tấm hình đó, xếp nhỏ cất vào túi cất. Đến ngày nặn tượng chân dung HCM, thiếu tá Thu lại khắc nét của Tổng Thống Thiệu. Ông cho biết, rất phấn chấn trong lòng và thầm nghĩ: “Tự mình, trí ta, ta hay, lòng ta, ta biết.”
TT. Thiệu sau này, Nguyễn Thanh Thu được kể lại. Một buổi chiều nọ, trên đường đi lao động về đám tù nhân đi ngang qua nhìn thấy pho tượng HCM sắp được hoàn tất, họ có vẻ thích thú xầm xì : “Trời ơi! Tụi mày xem giống TT. Thiệu quá! Giống quá tụi bây ơi!” Tiếng xầm xì làm mấy tên “ăng ten” chú ý. Lập tức chúng trình báo cho cán bộ quản giáo hay.
Khoảng 4 giờ 30 chiều, vào thời điểm bức tượng HCM đang được điêu khắc gia Thu gắn râu mới được một bên mép thôi, thì một tên cán bộ bước đến hỏi: “Tượng sắp xong rồi chứ?” Miệng vừa hỏi, tên cán bộ nhanh tay thò vào túi áo ông lấy mảnh giấy báo có hình TT. Thiệu. Thế là xong! Việc bị đổ bể. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu lại tiếp tục trở vào thùng sắt nhận thêm bốn tháng biệt giam, bị hành hạ đủ điều. Tại đây, ông kiệt sức, bất tỉnh, được đưa vào trạm bịnh xá.
Tại trạm xá, ông được một tù nhân khác là phi công Đỗ Cao Đẳng, chú của trung tướng Đỗ Cao Trí làm Trưởng trạm xá, và một số học trò cũ của ông, từ thời còn học trung học Võ trường Toản, hết lòng cấp cứu. Nhờ vậy, ba ngày sau ông mới tỉnh lại. Với tình trạng sắp chết, da bọc xương, điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu được VC tha cho về với gia đình kể từ đấy.
Hoài bão không nguôi
Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cho biết ông ở tù VC 8 năm. Sau khi ở tù về, ông tìm đủ mọi cách để vượt biên ra nước ngoài. Ông nghĩ rằng qua bên Mỹ ông dễ có cơ hội thực hiện những mộng ước của đời mình. Đó là, dựng lại tượng “Thương Tiếc” nơi quê hương thứ hai. Nhưng trong 15 năm sống tại Mỹ, ông không tìm ra được một mạnh thường quân nào giúp đỡ. Ông đành buồn bã trở về Việt Nam sinh sống. Ông cảm thấy cô đơn với mơ ước của mình. Nhưng, ông vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ thực hiện được, nên hàng ngày ông cố gắng tập thể thao để tinh thần và thể xác không suy nhược.
Điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu cho biết, khi còn ở Mỹ ông đã có hân hạnh gặp lại TT. Nguyễn văn Thiệu khi TT. Thiệu từ Boston đến Nam Cali thăm viếng và nói chuyện với đồng bào tỵ nạn. Tổng thống Thiệu được một người bạn của thiếu tá Thu sắp xếp hướng dẫn đến gặp nhà điêu khắc. Khi gặp thiếu tá Thu, TT. Thiệu vồn vã hỏi liền: “Anh Thu có khỏe không? Tôi nghe nói ở trong tù anh đã làm tượng tôi phải không?” Điêu khắc gia Thu xúc động cho biết, là ông rất ngạc nhiên khi TT. Thiệu bất ngờ hỏi như vậy. Ông đã hỏi lại TT. Thiệu: “Làm sao tổng thống biết được?” TT. Thiệu nở nụ cười hiền hòa: “Làm sao tôi không biết được.” Giây phút gặp gỡ quá ngắn ngủi. Sau đó, vị tổng thống nền đề nhị VNCH vội vã từ giã đồng bào ra phi trường trở về Boston cho kịp chuyến bay.
Khi nhắc tới TT. Nguyễn văn Thiệu, thiếu tá Thu mơ màng nhớ về dĩ vãng xa xưa. Vì đó là kỷ niệm mà trong đó có những tác phẩm nghệ thuật ông tạo hình, nhờ sự gợi ý của tổng thống Thiệu.
Thiếu tá Thu cho biết sau 3 tháng khi tượng Thương Tiếc được khánh thành ở Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa, TT. Nguyễn văn Thiệu đã tổ chức một bữa tiệc khoản đãi tại Dinh Độc Lập, và đã mời điêu khắc gia Thu đến dự. Trong khi trò chuyện với ĐKG. Thu , TT. Thiệu chỉ bồn nước phun trước Dinh Độc Lập ,và nói muốn làm một biểu tượng gì đó.
Kể đến đây, ĐKG. Thu không nén được xúc động và thành thật nói: “Trông Tổng thống thật tội nghiệp với vẻ buồn lo của ông.” Trầm ngâm một chút, TT. Thiệu nói với điêu khắc gia Thu: “Anh nghĩ xem, xứ mình đang ở trong tình trạng chiến tranh. Người lính thì đang sống, chết ngoài tiền tuyến. Biểu tượng Thương Tiếc đặt tại Nghĩa Trang QĐ đã tạm yên. Nhưng, tôi nghĩ mình còn phải làm thêm một cái gì đó nữa, để giáo dục mọi người…Xin lỗi, người dân nhiều khi cũng thờ ơ với cuộc chiến lắm nên tôi muốn có một tác phẩm gây ý thức trong lòng người dân. Là dù đang chiến tranh, nhưng chúng ta cũng biết xây dựng, và biết “TỰ LỰC CÁNH SINH.” Chứ hoàn toàn trông cậy vào viện trợ cũng phiền toái lắm. Anh Thu, anh nghĩ sao? Anh có thể trình một dự án như ý tôi vừa trình bày không?
Sau khi nghe TT. Thiệu bày tỏ tâm sự trên. Cũng như lần trước, điêu khắc gia N.T.T xin Tổng Thống tuần lễ để làm việc. Và sau một tuần, ông đã làm xong 7 bản vẽ về dự án với đề tài có tên Được Mùa. Được Mùa là hình ảnh “Cô gái ôm bó lúa” vừa mới gặt để diển tả sự trù phú của nông nghiệp miền Nam.
Điêu khắc gia Thu đã làm mẫu bức tượng Được Mùa cao 2m. Nhìn bức tượng cô gái ôm bó lúa với gương mặt hớn hở, hãnh diện với công sức mình đổ ra bằng những giọt mồ hôi, khiến người ta hình dung ra sự giàu mạnh của một nước phát triển nhờ nông nghiệp.
Theo điêu khắc Thu bức tượng Được Mùa, nói lên sức sống trù phú của đồng bằng sông Cửu Long với chín miệng Rồng phun nước. Do đó, tác phẩm này còn có tên là “Cửu Long Được Mùa.”
Khi nhìn bức tượng mẫu Được Mùa với ý nghĩa của nó, TT. Thiệu chấp thuận ngay. Dự án tượng Được Mùa được thực hiện bằng đồng với tượng cô gái cao 9m, bệ 3m. Kinh phí dự trù là 45 triệu đồng.
Tuy đã chấp thuận, nhưng với số tiền khá lớn đã khiến TT. Thiệu không tránh khỏi lo nghĩ trong khi chiến tranh mỗi ngày càng leo thang. Rồi cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa kéo đến. Mọi chi phí đều phải ưu tiên hàng đầu cho ngân sách Quốc Phòng. Thế nên dự án Được Mùa phải đành gác lại và không được hoàn thành theo mong ước của TT. Nguyễn văn Thiệu.
Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu ngậm ngùi nói: “Tuy tượng Được Mùa không được ra mắt người dân miền Nam, nhưng quá trình dự án cũng đã thể hiện được cung cách của TT. Nguyễn Văn Thiệu – một nhà lãnh đạo luôn quan tâm đến sự hy sinh của Quân Đội, và tinh thần một nước tự lực, tự cường.”
Tượng mẫu Được Mùa cao 2m được TT. Thiệu chấp thuận từ 1971, đến nay 2009 vẫn còn tại nhà của điêu khắc gia Thanh Thu. Gần đây nhất vào năm 2006, dù đã 73 tuổi ĐKG Thu vẫn khắc thêm tượng “Cô Gái Được Mùa” thật sống động. Đây là hình ảnh cô gái với chiếc nón lá, ôm bó lúa tựa vào vai. Được Mùa hay Cô gái Được Mùa, kiểu nào cũng đầy ý nghĩa và đẹp vẹn toàn. Ông quả thật không những là thiên tài nghệ thuật, mà ông còn là một chiến sĩ yêu nước nồng nàn.
Cuối cùng, điêu khắc gia Thu cho biết, đến nay ông vẫn còn băn khoăn về một trường hợp mà ông nghĩ là hơi bất thường. Ông nói cách nay vài năm, có một người ở bên Mỹ về tự xưng là một ông cha đã tu xuất tên là Vũ văn Hoàng tuổi trên 70 mươi. Ông Hoàng cho biết đã cải táng được 18 ngàn ngôi mộ tại tỉnh Bình Dương, cũng như đã giúp đỡ rất nhiều cho thương phế binh. Ông Hoàng nói là muốn cùng với ông tạo dựng lại bức tượng “Thương Tiếc” cho những phần mộ vừa được trùng tu. Nghe như vậy, ông rất mừng rỡ vì đó là điều ông ôm ấp từ lâu. Sau một tháng gặp gỡ bàng bạc, ông Hoàng có hứa khi trở về Mỹ sẽ báo cho ông biết diễn tiến công việc mà hai người muốn thực hiện. Nhưng, công việc không đi đến đâu và nhiều năm trôi qua ông không còn liên lạc được với ông Hoàng nữa.
Điêu khắc gia tài ba của QLVNCH nói rằng, ông mong khi Xuân Hương về Mỹ sẽ nói cho người Việt hải ngoại biết được ý nguyện của ông. Là người có quốc tịch Mỹ, ông lúc nào cũng sẳn sàng trở qua bất cứ quốc gia nào để thực hiện bức tượng Thương Tiếc. Ông còn tâm sự, ở tuổi 75, nhưng ông ráng sống để một ngày nào đó xây dựng lại tác phẩm Tiếc Thương vì theo ông tác phẩm này, không thể mai một trong hoàn cảnh chính trị “khốn nạn”, là miền Nam bị cưỡng chiếm vào tay bạo quyền Việt Cộng như hiện nay.
Xuân Hương
Mùa hè Bắc Cali 8/2009
Lời giới thiệu: Trong lần về VN thăm quê hương nữ phóng viên Xuân Hương của chương trình Newland TV. đã có cơ hội gặp và nói chuyện với điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tại tư gia của ông. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu là tác giả bức tượng đồng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Ông vừa là một sĩ quan trong QLVNCH với cấp bậc Thiếu tá. Liên tục trong hai ngày gặp gỡ, trò chuyện, P.V. Xuân Hương đã được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tiết lộ nhiều điều khá thú vị trong sự nghiệp nghệ thuật và 8 năm trong lao tù Viêt cộng của một chiến sĩ QLVNCH. Với giọng văn giản dị miền Nam, nữ phóng viên Xuân Hương đã kể lại cuộc gặp gỡ bất ngờ, kỳ thú. Newland T.V. xin hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc bốn phương thiên phóng sự đặc biệt này.Xuân Hương đã nhìn thấy hình ảnh Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa qua sách báo, qua các băng Video và DVD. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi an nghĩ cuối cùng của hơn 18 ngàn chiến sĩ QLVNCH, đã hy sinh vì chính nghĩa quốc gia trong cuộc chiến Quốc-Cộng.
Trước cổng vào nghĩa trang có một bức tượng đồng người lính ngồi trên tảng đá, ôm súng thương nhớ đến những người bạn đã nằm xuống. Đó là bức tượng Thương Tiếc do điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu thực hiện.
Xuân Hương trong dịp về thăm quê hương, may mắn đã gặp được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu. Với hai lần gặp gỡ và nhiều tiếng đồng hồ trò chuyện, điêu khắc gia Thu kể cho Xuân Hương nghe nhiều điều vui, buồn, thú vị đã xảy ra trong đời ông chung quanh sự nghiệp điêu khắc và những tháng năm tù tội.
Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cho biết trong nhiều tác phẩm, ông cảm tưởng thấy danh dự nhứt trong sự nghiệp của mình là tác phẩm “Ngày Về.” Tác phẩm này, diễn tả hình ảnh người chiến binh trở về từ chiến trường được người hậu phương choàng vòng hoa chiến thắng. Tác phẩm “Ngày Về ” của Nguyễn Thanh Thu đã được giải nhứt trong Ngày quốc khánh 26 tháng 10 năm 1963 về Văn Học Nghệ Thuật dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hòa của TT. Ngô đình Diệm. Và tác phẩm thứ hai là Thương Tiếc, thời đệ nhị VNCH của TT. Nguyễn văn Thiệu.
Lịch sử bức tượng đồng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Bức tượng đồng mang tên Thương Tiếc tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu hoàn thành vào năm 1966. Đây là thời điểm chiến tranh giữa VNCH và Cộng Sản Bắc Việt đang diễn ra tới mức độ ác liệt.
Vào thời đó, Nghĩa Trang Quân Đội tọa lạc ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Tình hình trong nước lúc bấy giờ rất lộn xộn. Dân chúng bị xách động biểu tình liên miên. Còn các đảng phái thì đua nhau tranh giành ảnh hưởng đối với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.
Lúc bấy giờ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn đang là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Tổng thống Thiệu là người đã nghĩ ra việc xây dựng Nghĩa Trang Quân Đội nằm cạnh xa lộ Biên Hòa.
ĐKG. Thu tâm sự rằng, ông không biết tại sao lúc đó Tổng thống Thiệu lại biết đến ông để mời ông vào bàn về dự án xây Nghĩa Trang Quân Đội tại Biên Hòa. Nhưng sau này TT. thiệu cho biết đã biết tài điêu khắc của ông qua tác phẩm Ngày Về, khi TT. Thiệu còn là đại tá Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5 bộ binh.
Khi gặp mặt TT. Thiệu, ông Thiệu đã nói với ĐKG. Thu, là ông muốn trước cổng vào nghĩa trang phải có một bức tượng to lớn đầy ý nghĩa đặt ở đó. Mục đích bức tượng để nhắc nhở, giáo dục người dân về sự hy sinh cao quý của các chiến sĩ VNCH.
ĐKG. Thu kể tiếp là sau năm lần, bảy lượt gặp TT. Thiệu bàn bạc, ông hứa sẽ trình dự án lên TT. Thiệu sau một tuần lễ nghiên cứu. Khi về nhà ông mất ăn, mất ngủ, lo lắng ngày đêm. Đầu óc ông lúc nào cũng suy nghĩ đến những đề tài có ý nghĩa như ý của TT. Nguyễn Văn Thiệu. Ông nhớ đến lời TT. Thiệu nói: “Những chiến sĩ VNCH, đã vì lý tưởng tự do hy sinh đời mình thì những người ở hậu phương như “chúng ta” phải làm một cái gì để nhớ đến sự hy sinh cao cả đó cho xứng đáng”. Những lời chân tình này đã làm điêu khắc gia Thu trăn trở không nguôi nên trong thời gian chờ đợi gặp lại TT. Thiệu, ngày nào ông cũng đến Nghĩa Trang Quân Đội tại Hạnh Thông Tây để suy ngẫm đề tài.
Trong bảy ngày hứa sẽ gặp lại TT. Thiệu thì hết sáu ngày, ĐKG. Thu đến Nghĩa Trang Quân Đội Hạnh Thông Tây để phác họa những cảm xúc chân thật trong lòng tại chỗ. Ông đã chứng kiến cảnh, ngày ngày máy bay trực thăng đưa quan tài những người đã hy sinh vì tổ quốc về nơi an nghỉ cuối cùng với sự cảm xúc vô biên, nhưng vẫn chưa dứt khoát được một chủ đề rõ ràng.
Vào một buổi trưa của ngày thứ Sáu trên đường về từ Nghĩa Trang Hạnh Thông Tây, giữa trời nắng chang chang, Đ KG.Thu ghé vào một tiệm nước bên đường để giải khát. Khi bước vào quán, ông thấy một quân nhân Nhảy Dù đang ngồi uống bia và trên bàn đã có 5,3 chai không. Đặc biệt trên bàn có hai cái ly. Ngồi bàn đối diện với người quân nhân kia, ông lấy làm ngạc nhiên khi nhìn thấy người lính Nhảy Dù vừa uống bia vừa lẩm bẩm nói chuyện với cái ly không. Hình ảnh này cho thấy anh ta vừa uống vừa nói chuyện và vừa cúng một người đã chết. Khi nói chuyện với cái ly xong, người lính uống hết ly bia của mình. Sau đó, anh ta “xớt” bia của cái ly cúng còn nguyên vào ly mình, rồi lại kêu thêm một chai bia mới rót đầy vào ly kia. Thấy vậy, ông bước qua làm quen với người lính Nhảy Dù và đề nghị cho ông ngồi chung bàn. Người quân nhân mắt quắc tỏ vẻ không bằng lòng vì bị phá cuộc đối ẩm của anh và người đã chết. Thái độ này làm ông lúng túng. Đột nhiên, người lính kia móc ra cái bóp đựng giấy tờ của anh ta ra và đưa cho ông như trình giấy cho Quân Cảnh. Ông nghĩ rằng mình đâu phải là Quân Cảnh mà xét giấy ai. Tuy nhiên ông cũng cầm lấy bóp và trở về chỗ ngồi. Vì tò mò, ông mở bóp ra coi. Trong bóp, ông nhìn thấy những tấm hình trắng đen chụp cảnh các anh em đồng đội nơi chiến trường. Muốn làm quen với người lính Nhảy Dù, nên ông cố nhớ địa chỉ và KBC của anh ta trước khi cầm bóp trả lại cho chủ nó. Sau đó, ông ra về để chuẩn bị ngày hôm sau lên gặp TT. Thiệu.
Tối hôm đó, điêu khắc gia Thu vẽ liền 7 bản mẫu. Khi ngồi vẽ như vậy đầu óc ông cứ nhớ đến hình ảnh ngồi uống bia một mình với gương mặt buồn bã của người lính Nhảy Dù, mà qua căn cước ông biết tên là Võ Văn Hai.
Bảy bản mẫu của Nguyễn Thanh Thu phác họa là cảnh người lính đang chiến đấu ngoài chiến trường, cảnh mưa bão ngoài mặt trận. Phản ảnh lại cảnh êm ấm của những người tại hậu phương. Khi ngồi vẽ đầu óc ông cứ liên tưởng đến vóc dáng buồn thảm của Võ Văn Hai và ông ngồi vẽ cho tới 6 giờ sáng.
Đến 8 giờ sáng thì có người đến rước ông vào gặp TT. Thiệu tại Dinh Gia Long. Đến nơi, đại tá Võ văn Cầm là Chánh Văn Phòng của TT. Thiệu cho biết TT. đang tiếp chuyện một vị tướng nào đó nên bảo ông đợi một chút. Trong lúc đợi, ông ra phía ngoài đi lang thang trên hành lang của dinh và vừa đi vừa nghĩ trong đầu là tại sao mình không vẽ Võ văn Hai cho rõ ràng. Nghĩ vậy ông ngồi xuống một chiếc ghế cẩn màu đỏ tưởng tượng đến hình ảnh Võ văn Hai ngồi buồn rầu, ủ dột trong quán nước. Ông trở vào phòng Đại tá Cầm định xin một tờ giấy để phác họa những ý tưởng đã nghĩ ra. Nhưng khi trở vào trong, ông ngại ngùng không dám lên tiếng. Ông nhìn phía sau lưng Đại tá Cầm thấy trong giỏ rác có một bao thuốc lá không. Ông lượm bao thuốc lá và trở ra ngoài. Điêu khắc gia Thu đã dùng mặt trong của bao thuốc lá phác họa bố cục bản thảo và cảm thấy hài lòng về bức hình đã vẽ ra.
Khi được Đại tá Cầm mời vào gặp TT. Thiệu, ông đã trình bày giải thích về 7 bản đã vẽ từ trước cho TT. Thiệu nghe. Xem xong TT. Thiệu hỏi: “Anh Thu à! Bảy bản, bản nào tôi cũng thích nhưng anh là cha đẻ của nó, anh nên cho tôi biết tấm nào hay nhứt.” Điêu khắc gia Thu rụt rè nói với TT. Thiệu : “Thưa TT, mới đây thôi trong khoảng 15 phút trong khi chờ gặp TT. tôi mới nghĩ ra một đề tài được phác họa trên một bao thuốc lá. Nhưng, tôi không dám vô lễ trình lên TT. Tuy nhiên, với phác họa này tôi thấy nó hay quá. Tổng thống hỏi, thì tôi muốn chọn bản này, nhưng tôi không dám trình lên Tổng Thống.”
TT. Thiệu bảo ĐKG. Thu đưa cho ông coi bản họa trên bao thuốc lá. Ông Thu đã giải thích cho TT. Thiệu nghe về trường hợp Võ Văn Hai mà ông đã gặp trong quán nước. Ông Thu cho biết, lúc đó ông cũng chưa dứt khoát đặt tên cho các bản phác họa đã trình cho TT. Thiệu xem dù rằng đã nghĩ trong đầu các tên như 1)Tình đồng đội, 2) Khóc bạn , 3) Nhớ nhung, 4) Thương tiếc, 5) Tiếc thương.
Cuối cùng điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu và TT. Thiệu đồng ý tên Thương Tiếc. Được sự đồng ý của TT. Thiệu, ông ra ngoài văn phòng của Đại tá Cầm phóng lớn bức họa Thương Tiếc bằng hình màu. Ông đã nhờ Đại tá Cầm ngồi trên một chiếc ghế đẩu để lấy dáng ngồi tưởng tượng trên tảng đá. Sau khi hoàn tất, Tổng thống Thiệu cầm bức họa tấm tắc khen. ĐKG. Thu đã đề nghị TT. Thiệu ký tên vào bức họa đó, mà ông đã nói với TT. Thiệu là “Cho ngàn năm muôn thuở.” TT. Thiệu đồng ý và đã viết “TT. Nguyễn văn Thiệu ngày 14 /8/1966.”
Sau khi được TT. Thiệu chấp thuận dự án làm bức tượng Thương Tiếc, điêu khắc gia N.T.T phải làm ngày, làm đêm để kịp khánh thành Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vào ngày Quốc khánh 1/11/1966 đúng như dự định.
Một chiến sĩ QLVNCH can trường trong ngục tù cộng sản
Điêu khắc gia Thu tâm sự, khi còn ở trong tù lúc bị nhốt ở “cô – nét” ông nhớ đến tượng Thương Tiếc và đã vái thầm tất cả vong linh chiến sĩ VNCH trong ba ngày, hãy cho ông biết ông có thoát khỏi dự định xử bắn của VC hay không. Thì vào một buổi trưa, ông chập chờn thấy có người báo mộng cho biết ông không sao cả, nhưng thời gian tù tội còn lâu lắm.
Người điêu khắc gia tài ba kể tiếp. Trước đó, một người bạn đã dặn dò ông phải coi chừng và cẩn thận trong lúc ở tù VC vì ông quá nổi tiếng về những tác phẩm điêu khắc nên chắc chắn VC sẽ không để ông yên. Lúc đó, ông không quan tâm cho lắm, nhưng vào một buổi trưa trong lúc các tù nhân đang nghỉ ngơi, thì ông được một cán bộ quản giáo mời ra ngoài báo cho biết ông chưa khai báo thành thật, còn dấu diếm nhiều điều. Thiếu tá Thu hỏi dấu diếm những điều gì? Để trả lời, tên cán bộ lấy ra một danh sách tên tuổi các tù nhân, mà theo ông là do các người làm “ăng ten” trong trại báo cáo. Ông cho biết những người chịu làm ‘ăng ten” cho VC sẽ được lãnh tiêu chuẩn gạo 11 ký một tháng, thay vì 9 ký như mọi người. Ông còn nói thêm, những kẻ làm “ăng ten” không phải vì họ thù ghét ai, mà chỉ vì “miếng ăn” mà thôi.
Cầm bảng danh sách trên tay, tên cán bộ nói rằng thiếu tá Thu là tác giả bức tượng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nhưng tại sao lại không khai báo. Và phải cho anh ta biết, lý do tại sao ông lại làm ra bức tượng này. Điêu khắc gia Thu trả lời vì ông là một quân nhân trong QLVNCH, ông làm bức tượng Thương Tiếc là để cùng người dân miền Nam tỏ lòng thương tiếc sự hy sinh của các chiến sĩ chiến đấu cho tự do. Tên cán bộ lại hỏi, tại sao lại làm bức tượng Ngày Về. Ông giải thích cho tên cán bộ nghe rằng, đời lính hành quân nay chỗ này, mai chỗ kia, vài ba tháng mới được phép về thăm vợ con một lần. Ông làm tượng Ngày Về để nói lên sự vui mừng khi vợ chồng gặp lại nhau, thì đâu có gì gọi là không tốt.
Tên cán bộ quản giáo đề cập đến bức tượng An Dương Vương và thành Cổ Loa là biểu tượng của ngành Công binh QLVNCH với những lập luận ngây ngô. Tên cán bộ nói với Nguyễn thanh Thu, An Dương Vương là người lập quốc, còn bác Hồ là người giữ nước. Vậy tại sao ông không ghép hình bác Hồ vào. Ông trả lời tên cán bộ rằng, lúc làm tượng An Dương Vương ông đâu biết bác Hồ là ai, là người nào, nên không thể ghép vào được. Nghe nói vậy, tên cán bộ xám mặt lại, hắn ta ra lệnh cho ông đứng đó không được đi đâu hết. Tên này chạy về văn phòng gọi thêm 6 tên cán bộ nữa, súng ống đầy đủ, chạy đến chỗ Nguyễn thanh Thu đứng. Trong 6 người này có một tên là chính trị viên đã gằn hỏi: “Khi nãy anh đã nói gì với anh Sáu.” NTT trả lời: “Tôi không có nói gì hết.”Tên chính trị viên nói tiếp: “Anh Sáu cho tôi biết anh nói là dân Sài Gòn, người miền Nam không ai biết bác Hồ. Vì không biết nên anh không thể làm tượng bác kèm với An Dương Vương, có đúng không?” Điêu khắc gia chay-loạn Nguyen Thien Thu trả lời “Đúng vậy.” Nghe trả lời như thế, tên cán bộ chính trị viên nói cho ông 5 phút định trí, để nói lại. Đồng thời tên này còn hỏi gằn: “Anh bảo rằng anh không biết bác Hồ phải không?” Thiếu tá Thu thẳng thắn trả lời: “Tôi không biết mặt, biết tên ông này.” Tên cán bộ nói : “Nếu anh không biết, tôi cho anh biết.”
Sau đó, chúng lôi điêu khắc gia Thu về văn phòng đánh đập tàn nhẫn liên tục trong ba ngày, ba đêm. Tuy bị đánh đập dã man, nhưng thiếu tá Thu chịu đựng và im lặng không lên tiếng gì hết. Thấy vậy một tên cán bộ nói: “Bây giờ mầy nói về hai chữ Tự Do cho chúng tao nghe coi.” Thiếu tá Thu bấy giờ mới lên tiếng: “Nếu tôi không nói thì cán bộ nói tôi khinh, nhưng khi tôi nói thì cán bộ không tin. Bây giờ, tôi nói về Tự Do cho cán bộ nghe. Người miền Nam có tự do là họ được đi đứng dễ dàng, ăn nói thoải mái không có bị khó dễ gì hết. Còn những người CS các anh cũng có tự do, nhưng chỉ có những chữ viết trên các cổng ra vào được sơn son thiếp vàng, chỉ có trên vách tường tại các văn phòng làm việc, chớ người dân thì không có.”
Nghe nói vậy, bọn VC lại ra tay đánh đập NTT một trận tơi bời, đổ máu mũi. Sau đó, chúng đem nhốt ông vào “cô – nét.” Ông cho biết, sau nhiều tháng trong “cô nét” ông chỉ còn xương và da, đứng lên muốn không nỗi.
Một tình cảm khó quên
Một ngày nọ, vào khoảng 4 giờ sáng cửa “cô – net” được mở ra và một họng súng AK chỉa ngay vào thiếu tá Nguyễn thanh Thu, rồi một giọng ra lệnh cho ông bước ra. Ngoài trời tối đen, lờ mờ sáng, ông đứng không vững khi bước ra cửa “cô- net” nên bị hụt chân té qụy. Tên cán bộ ra lệnh cho điêu khắc gia Thu đứng dậy và giơ tay ra để cho chúng móc còng vào. Sau đó, ông được bốn tên cán bộ kè đi về phía cổng trại để vào khu rừng chuối kế bên. Đang đi bỗng nhiên có một chiếc xe Jeep chạy tới đèn pha sáng choang làm chói mắt mọi người. Chiếc xe Jeep ngừng lại tắt đèn, có tiếng nói chuyện trao đổi giữa hai bên chừng 5 phút. Sau đó, toán dẫn cán bộ quay lại bịt mắt ông và tiếp tục kéo lết đi vào rừng chuối. Đến nơi, tên cán bộ kéo thiếu tá Thu nhốt vào một nhà cầu của khu gia binh của VNCH bỏ hoang từ lâu. Quá mỏi mệt nên ông đã ngủ thiếp lúc nào không hay. Gió theo khe hở thổi làm ông tỉnh dậy, qua khe hở ông thấy trời đã sáng và biết mình chưa chết. Thiếu tá Thu cười nói rằng, bị nhốt ở trong cầu tiêu nhưng ông cảm sung sướng, thoải mái hơn là lúc bị nhốt ở “cô – net” nhiều.
Kể tới đây, điêu khắc gia NTT cười và cho biết từ đó không ngờ lại xảy ra “Những tình cảm khó quên.” Ông kể tiếp là vào buổi trưa hôm đó, một cô gái người Bắc tay cầm chén cơm, bịch muối và đôi đũa tre đến mở cửa cầu tiêu đưa cơm cho ông ăn, nhưng cô ta mở không được vì bên trong ông đã móc cửa lại. Bên trong, ông hỏi vọng ra “Cô là Bắc kỳ phải không, nhưng Bắc kỳ nào? Bắc kỳ 54 hay Bắc kỳ giải phóng.” Cô gái trẻ khoảng 22, 23 tuổi trả lời: “Này nhé, tôi là chị nuôi của ông. Đem cơm cho ông ăn mà ông hỏi tôi như thế.” Nói xong cô ta cầm chén cơm bỏ ra về. Khoảng 3, 4 phút sau, một tên cán bộ đến ra lệnh cho ông phải mở cửa ra và mắng: “Lúc nào cũng láo khoét. Tha chết cho rồi mà còn láo khoét.” Nói xong tên cán bộ bỏ đi. Vào buổi chiều cô gái trở lại, thiếu tá Thu nhủ thầm trong bụng là không giỡn nữa, vì giỡn sẽ đói. Khi cô gái mở cửa bỏ phần cơm vào, ông phân trần với cô là ông chỉ giỡn một chút mà cũng đi méc.
Qua ngày kế, một tên cán bộ và hai người tù đến chỗ nhốt thiếu tá Thu, dùng đồ nghề khoét một cái lỗ vuông nhỏ trên cửa cầu tiêu. Xong đâu đó, tên cán bộ nói: “Từ nay không mở cửa nữa. Mỗi lần tới giờ cơm, anh dùng miếng gỗ đưa cái chén cũ ra và sẽ nhận được chén cơm mới đưa vào qua cái lỗ này.” 11 giờ trưa hôm đó “chị nuôi” của điêu khắc gia Thu đem cơm và muối đến cho ông. Theo như lời dặn, thì thiếu tá Thu khi nhận chén cơm mới ông phải trả cái chén không lại, nhưng ông không làm điều này. Cô gái lên tiếng hỏi, nhưng ông không trả lời. Cứ như vậy hai ba ngày liên tiếp, ông giữ lại tất cả 7 cái chén. Một hôm cô gái phàn nàn: “Ông giữ hết chén thì tôi đâu còn chén để đựng cơm cho ông”. Nghe vậy, thiếu tá Thu cuời nói: “Nếu cô muốn tôi trả lại mấy cái chén thì phải có điều kiện”. Cô gái hỏi: “Điều kiện gì?” Ông đáp: “Cô để bàn tay của cô lên tấm ván đưa cơm cho tôi rồi đưa vào cho tôi thấy.” Sau vài giây tần ngần, cô gái làm theo điều kiện của điêu khắc gia Thu. Ông đã tinh nghịch dùng đôi đũa tre đụng vào bàn tay của cô gái rồi sau đó đưa trả 7 cái chén cho cô gái. Cô gái ngạc nhiên hỏi: “Chỉ có vậy thôi à!”. Ông trả lời: “Chỉ có vậy thôi!”. Cô gái bỏ về.
Trong lúc thiếu tá Thu đang ngồi ăn cơm, thì cô gái trở lại với một bà già đi phía sau. Đến trước cửa cầu tiêu, nhìn vào lỗ đưa cơm bà già nói: “Ông này, con Lan nó đem cơm cho ông ăn, thế mà ông còn lấy đũa chích vào tay nó. Là cái gì vậy?” Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cười nói: “Vậy mà cũng không biết.” Nghe vậy bà cụ phàn nàn: “Ông làm kỳ quái quá ai mà biết được.” Bị hỏi dồn nhiều câu, Thiếu tá Thu nói nhỏ: “ Là yêu đấy!” Nghe như vậy người con gái tên Lan đỏ mặt thẹn thùng, vội vã quay lưng bỏ đi.
Qua ngày hôm sau, cô gái tên Lan lúc đem cơm đến cho điêu khắc gia Thu, cô nhỏ nhẹ và tha thiết nói: “Anh Thu à! Em khuyên anh, anh thôi đừng có “anh hùng” nữa. Như vậy, thiệt thòi cho anh lắm anh có biết không? Chúng nó đã tha chết cho anh đấy!” Rồi cô nói tiếp, giọng run run: “Em thương mấy anh sĩ quan cải tạo các anh lắm. Kể từ nay, đến giờ cơm em sẽ để cục thịt nằm ở đáy chén. Khi em đưa cơm vào, anh hãy tìm cục thịt ăn liền trước nha! Để đề phòng cho cả em và anh không bị cán bộ bắt gặp làm khó dễ.”
Thiếu tá Thu cảm động hỏi: “Cô Lan! Làm sao cô biết chúng nó tha chết cho tôi?” Cô gái khẽ nói: “Này nhé! Anh còn nhớ không? Khoảng 4 giờ sáng hôm đó, gần nhà bếp, em thấy đèn pha của chiếc xe Jeep chạy ngang. Và khoảng nửa tiếng sau, có bốn cán bộ súng ống trên vai bước vào nhà bếp bảo em pha cà phê cho họ uống. Họ kể cho em nghe là đáng lẽ có một tù nhân bị đưa đi bắn…Nhưng sau đó bỗng nhiên “có lệnh hồi.” Nên tù nhân này được lôi vào nhốt tạm thời trong một cầu tiêu của một trại gia binh trước bỏ hoang.” Cô Lan kể tiếp: “Có một lần em đón đường hỏi các anh đi lao động ngoài rừng về hỏi tại sao anh phạt bị nặng như vậy, thì mọi người cho biết vì anh là tác giả bức tượng “Thương Tiếc” tại Nghĩa Trang Quân Đội Biện Hòa. Nhắc đến bức tượng Thương Tiếc, em không lạ gì bước tượng này, vì hồi đó, chiều nào em và các bạn thường hay chơi quanh gần tượng.”
Điêu khắc gia Thu hỏi cô gái: “Cô ở Hố Nai được bao lâu rồi?” Cô Lan kể lể: “Cha em là bộ đội VC ngoài Bắc, vào Nam đánh trận bị bom dội chết trong rừng. Mẹ em đã gánh em vào Hố Nai và em đã lớn lên từ đó.”
Kể đến đó, thiếu tá Thu không dấu được sự xúc động. Ông ngậm ngùi nói: “Cô Lan rất tận tình và tốt với tôi. Những chân tình ấy cùng với những kỷ niệm rất dễ thương tôi luôn trân quý. Cô là nguồn an ủi của tôi trong lúc bị tù đày, trong nỗi đau và sự bất hạnh của một đời người. Tôi rất muốn trả ơn cho cô, nhưng không biết đâu mà tìm. Tôi nghĩ những tình cảm này khó phai nhạt trong đời mình.”
Nỗi lòng biết tỏ cùng ai?
Thiếu tá Thu cho biết vào thời điểm đó, khoảng tháng 8, nhiều đổi thay xảy ra. Một hôm, cán bộ quản giáo gọi ông lên làm việc. Tên cán bộ nói: “Anh Thu, chẳng lẽ anh muốn ở mãi trong thùng sắt sao? Tôi đề nghị là anh đừng nhận mình là tác giả “chính” đã làm tượng “Thương Tiếc” mà anh chỉ là người “phụ” thôi.
Người “chính” đã vượt biên đi rồi. Anh viết bản tự thú như vậy, tôi sẽ cứu xét và giảm tội cho anh.” Nhưng ông đã khẳng khái trả lời: “Cám ơn cán bộ đã khuyên tôi, nhưng với tôi tác phẩm Văn hóa Nghệ thuật là con đẻ của mình. Sao tôi lại trốn tránh trách nhiệm và đỗ thừa cho người khác? Tôi không thể làm như vậy được.”
Vài ngày sau, một tên cán bộ khác đến gặp ông và ra lệnh cho ông phải làm tượng HCM để kịp ngày Quốc khánh 2/9 của VC. Thiếu tá Thu cho biết là ông nhận lời đề nghị này, vì ông đã có ý định trốn trại. Ông nói với cán bộ quản giáo biết, là muốn làm tượng phải có đủ đồ nghề. Thế là ông được bốn tên bộ đội chở về nhà để lấy đồ nghề. Trên đường về ông xin ghé nhà mẹ mình để thăm bà. Đến nơi, mấy tên bộ đội thì ngồi chuyện trò với cô Hồng em gái của ông ở cửa trước. Còn ông vào nhà gặp mẹ. Hai mẹ con gặp nhau mừng rỡ rối rít. Bỗng bà cụ nghiêm mặt nói: “Thu à! Má đẻ con ra mà không biết tánh con sao! Con hãy ráng ở trong tù thêm một năm nữa đi. Nếu con mà trốn, má sẽ chết cho con coi.” Nghe mẹ nói như vậy, ông quá sức bàng hoàng, tự nghĩ: “Trời ơi! Bao nhiêu ý định nhen nhúm giờ đây đã tiêu tan. Nỗi buồn tràn ngập trong lòng, vì ông sẽ trở về giam mình trong cái thùng sắt (2m x 1m) sừng sững ngoài trời, tiếp tục chịu đựng thời tíết khắc nghiệt, sức nóng như thiêu đốt của mùa Hạ, hay lạnh giá của mùa Đông rét mướt.“
Theo như thỏa thuận là sau khi được về thăm nhà và lấy đồ nghề, ông sẽ thực hiện điêu khắc tượng HCM. Tin này được nhanh chóng loan truyền trong trại giam. Từ đó, không biết bao nhiêu lời nguyền rủa vang lên làm ông đau khổ vô cùng.
Trước khi ra lệnh bắt ĐKG. Thu làm tượng HCM, cán bộ VC đã liên lạc trước với gia đình thiếu tá Thu. Chúng dàn cảnh cho vợ, con ông được đến thăm viếng đặc biệt. Tuy nghèo nhưng gia đình ông cũng mua thịt vịt quay, bánh mì, bày biện ra để cả nhà cùng ăn trong trại giam. Thật bất ngờ, trong tờ Tin Sáng cũ dùng để gói vịt quay, thiếu tá Thu nhìn thấy hình TT. Nguyễn văn Thiệu. Ông xé tấm hình đó, xếp nhỏ cất vào túi cất. Đến ngày nặn tượng chân dung HCM, thiếu tá Thu lại khắc nét của Tổng Thống Thiệu. Ông cho biết, rất phấn chấn trong lòng và thầm nghĩ: “Tự mình, trí ta, ta hay, lòng ta, ta biết.”
TT. Thiệu sau này, Nguyễn Thanh Thu được kể lại. Một buổi chiều nọ, trên đường đi lao động về đám tù nhân đi ngang qua nhìn thấy pho tượng HCM sắp được hoàn tất, họ có vẻ thích thú xầm xì : “Trời ơi! Tụi mày xem giống TT. Thiệu quá! Giống quá tụi bây ơi!” Tiếng xầm xì làm mấy tên “ăng ten” chú ý. Lập tức chúng trình báo cho cán bộ quản giáo hay.
Khoảng 4 giờ 30 chiều, vào thời điểm bức tượng HCM đang được điêu khắc gia Thu gắn râu mới được một bên mép thôi, thì một tên cán bộ bước đến hỏi: “Tượng sắp xong rồi chứ?” Miệng vừa hỏi, tên cán bộ nhanh tay thò vào túi áo ông lấy mảnh giấy báo có hình TT. Thiệu. Thế là xong! Việc bị đổ bể. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu lại tiếp tục trở vào thùng sắt nhận thêm bốn tháng biệt giam, bị hành hạ đủ điều. Tại đây, ông kiệt sức, bất tỉnh, được đưa vào trạm bịnh xá.
Tại trạm xá, ông được một tù nhân khác là phi công Đỗ Cao Đẳng, chú của trung tướng Đỗ Cao Trí làm Trưởng trạm xá, và một số học trò cũ của ông, từ thời còn học trung học Võ trường Toản, hết lòng cấp cứu. Nhờ vậy, ba ngày sau ông mới tỉnh lại. Với tình trạng sắp chết, da bọc xương, điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu được VC tha cho về với gia đình kể từ đấy.
Hoài bão không nguôi
Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cho biết ông ở tù VC 8 năm. Sau khi ở tù về, ông tìm đủ mọi cách để vượt biên ra nước ngoài. Ông nghĩ rằng qua bên Mỹ ông dễ có cơ hội thực hiện những mộng ước của đời mình. Đó là, dựng lại tượng “Thương Tiếc” nơi quê hương thứ hai. Nhưng trong 15 năm sống tại Mỹ, ông không tìm ra được một mạnh thường quân nào giúp đỡ. Ông đành buồn bã trở về Việt Nam sinh sống. Ông cảm thấy cô đơn với mơ ước của mình. Nhưng, ông vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ thực hiện được, nên hàng ngày ông cố gắng tập thể thao để tinh thần và thể xác không suy nhược.
Điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu cho biết, khi còn ở Mỹ ông đã có hân hạnh gặp lại TT. Nguyễn văn Thiệu khi TT. Thiệu từ Boston đến Nam Cali thăm viếng và nói chuyện với đồng bào tỵ nạn. Tổng thống Thiệu được một người bạn của thiếu tá Thu sắp xếp hướng dẫn đến gặp nhà điêu khắc. Khi gặp thiếu tá Thu, TT. Thiệu vồn vã hỏi liền: “Anh Thu có khỏe không? Tôi nghe nói ở trong tù anh đã làm tượng tôi phải không?” Điêu khắc gia Thu xúc động cho biết, là ông rất ngạc nhiên khi TT. Thiệu bất ngờ hỏi như vậy. Ông đã hỏi lại TT. Thiệu: “Làm sao tổng thống biết được?” TT. Thiệu nở nụ cười hiền hòa: “Làm sao tôi không biết được.” Giây phút gặp gỡ quá ngắn ngủi. Sau đó, vị tổng thống nền đề nhị VNCH vội vã từ giã đồng bào ra phi trường trở về Boston cho kịp chuyến bay.
Khi nhắc tới TT. Nguyễn văn Thiệu, thiếu tá Thu mơ màng nhớ về dĩ vãng xa xưa. Vì đó là kỷ niệm mà trong đó có những tác phẩm nghệ thuật ông tạo hình, nhờ sự gợi ý của tổng thống Thiệu.
Thiếu tá Thu cho biết sau 3 tháng khi tượng Thương Tiếc được khánh thành ở Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa, TT. Nguyễn văn Thiệu đã tổ chức một bữa tiệc khoản đãi tại Dinh Độc Lập, và đã mời điêu khắc gia Thu đến dự. Trong khi trò chuyện với ĐKG. Thu , TT. Thiệu chỉ bồn nước phun trước Dinh Độc Lập ,và nói muốn làm một biểu tượng gì đó.
Kể đến đây, ĐKG. Thu không nén được xúc động và thành thật nói: “Trông Tổng thống thật tội nghiệp với vẻ buồn lo của ông.” Trầm ngâm một chút, TT. Thiệu nói với điêu khắc gia Thu: “Anh nghĩ xem, xứ mình đang ở trong tình trạng chiến tranh. Người lính thì đang sống, chết ngoài tiền tuyến. Biểu tượng Thương Tiếc đặt tại Nghĩa Trang QĐ đã tạm yên. Nhưng, tôi nghĩ mình còn phải làm thêm một cái gì đó nữa, để giáo dục mọi người…Xin lỗi, người dân nhiều khi cũng thờ ơ với cuộc chiến lắm nên tôi muốn có một tác phẩm gây ý thức trong lòng người dân. Là dù đang chiến tranh, nhưng chúng ta cũng biết xây dựng, và biết “TỰ LỰC CÁNH SINH.” Chứ hoàn toàn trông cậy vào viện trợ cũng phiền toái lắm. Anh Thu, anh nghĩ sao? Anh có thể trình một dự án như ý tôi vừa trình bày không?
Sau khi nghe TT. Thiệu bày tỏ tâm sự trên. Cũng như lần trước, điêu khắc gia N.T.T xin Tổng Thống tuần lễ để làm việc. Và sau một tuần, ông đã làm xong 7 bản vẽ về dự án với đề tài có tên Được Mùa. Được Mùa là hình ảnh “Cô gái ôm bó lúa” vừa mới gặt để diển tả sự trù phú của nông nghiệp miền Nam.
Điêu khắc gia Thu đã làm mẫu bức tượng Được Mùa cao 2m. Nhìn bức tượng cô gái ôm bó lúa với gương mặt hớn hở, hãnh diện với công sức mình đổ ra bằng những giọt mồ hôi, khiến người ta hình dung ra sự giàu mạnh của một nước phát triển nhờ nông nghiệp.
Theo điêu khắc Thu bức tượng Được Mùa, nói lên sức sống trù phú của đồng bằng sông Cửu Long với chín miệng Rồng phun nước. Do đó, tác phẩm này còn có tên là “Cửu Long Được Mùa.”
Khi nhìn bức tượng mẫu Được Mùa với ý nghĩa của nó, TT. Thiệu chấp thuận ngay. Dự án tượng Được Mùa được thực hiện bằng đồng với tượng cô gái cao 9m, bệ 3m. Kinh phí dự trù là 45 triệu đồng.
Tuy đã chấp thuận, nhưng với số tiền khá lớn đã khiến TT. Thiệu không tránh khỏi lo nghĩ trong khi chiến tranh mỗi ngày càng leo thang. Rồi cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa kéo đến. Mọi chi phí đều phải ưu tiên hàng đầu cho ngân sách Quốc Phòng. Thế nên dự án Được Mùa phải đành gác lại và không được hoàn thành theo mong ước của TT. Nguyễn văn Thiệu.
Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu ngậm ngùi nói: “Tuy tượng Được Mùa không được ra mắt người dân miền Nam, nhưng quá trình dự án cũng đã thể hiện được cung cách của TT. Nguyễn Văn Thiệu – một nhà lãnh đạo luôn quan tâm đến sự hy sinh của Quân Đội, và tinh thần một nước tự lực, tự cường.”
Tượng mẫu Được Mùa cao 2m được TT. Thiệu chấp thuận từ 1971, đến nay 2009 vẫn còn tại nhà của điêu khắc gia Thanh Thu. Gần đây nhất vào năm 2006, dù đã 73 tuổi ĐKG Thu vẫn khắc thêm tượng “Cô Gái Được Mùa” thật sống động. Đây là hình ảnh cô gái với chiếc nón lá, ôm bó lúa tựa vào vai. Được Mùa hay Cô gái Được Mùa, kiểu nào cũng đầy ý nghĩa và đẹp vẹn toàn. Ông quả thật không những là thiên tài nghệ thuật, mà ông còn là một chiến sĩ yêu nước nồng nàn.
Cuối cùng, điêu khắc gia Thu cho biết, đến nay ông vẫn còn băn khoăn về một trường hợp mà ông nghĩ là hơi bất thường. Ông nói cách nay vài năm, có một người ở bên Mỹ về tự xưng là một ông cha đã tu xuất tên là Vũ văn Hoàng tuổi trên 70 mươi. Ông Hoàng cho biết đã cải táng được 18 ngàn ngôi mộ tại tỉnh Bình Dương, cũng như đã giúp đỡ rất nhiều cho thương phế binh. Ông Hoàng nói là muốn cùng với ông tạo dựng lại bức tượng “Thương Tiếc” cho những phần mộ vừa được trùng tu. Nghe như vậy, ông rất mừng rỡ vì đó là điều ông ôm ấp từ lâu. Sau một tháng gặp gỡ bàng bạc, ông Hoàng có hứa khi trở về Mỹ sẽ báo cho ông biết diễn tiến công việc mà hai người muốn thực hiện. Nhưng, công việc không đi đến đâu và nhiều năm trôi qua ông không còn liên lạc được với ông Hoàng nữa.
Điêu khắc gia tài ba của QLVNCH nói rằng, ông mong khi Xuân Hương về Mỹ sẽ nói cho người Việt hải ngoại biết được ý nguyện của ông. Là người có quốc tịch Mỹ, ông lúc nào cũng sẳn sàng trở qua bất cứ quốc gia nào để thực hiện bức tượng Thương Tiếc. Ông còn tâm sự, ở tuổi 75, nhưng ông ráng sống để một ngày nào đó xây dựng lại tác phẩm Tiếc Thương vì theo ông tác phẩm này, không thể mai một trong hoàn cảnh chính trị “khốn nạn”, là miền Nam bị cưỡng chiếm vào tay bạo quyền Việt Cộng như hiện nay.
Xuân Hương
Mùa hè Bắc Cali 8/2009
VĂN QUANG
LẨM CẨM SÀI GÒN THIÊN HẠ SỰ
Số 198 ngày 04-3-2007
Hoài bão của người dựng tượng Tiếc Thương
Từ trước Tết Đinh Hợi, tôi đã có dịp gặp anh Nguyễn Thanh Thu, tác giả của tác phẩm điêu khắc nổi danh “Tiếc Thương”, chắc bạn đọc ở Việt Nam chưa ai quên. Anh đã đi định cư tại Hoa Kỳ, nhưng gần đây có nhiều bạn bè và “tin đồn” anh đã trở về Việt Nam. Và cũng không ít dư luận cho rằng nhân dịp Nghĩa Trang Quân Đội được trả lại cho tỉnh Bình Dương, có thể tác giả sẽ có cơ hội dựng lại tác phẩm ở một… nơi nào đó.
Tôi nhận được e mail và điện thoại của anh Huy Phương từ Mỹ, nhờ đi tìm anh Nguyễn Thanh Thu. Nhưng oái oăm thay cái địa chỉ anh cho lại rất mơ hồ: Phường 5, đường Lê Quang Định và anh còn “vẽ đường cho hươu chạy… lạc” rằng “ở phía cổng sau Bộ Tổng Tham Mưu cũ, cứ hỏi, ai cũng biết”. Tôi đem cái địa chỉ đó đi hỏi lung tung, chẳng ai biết và chẳng ai có thể “đoán” ra nó nằm ở cái chỗ nào trên con đường đã có quá nhiều thay đổi này. Tôi thuê xe ôm đi tìm một lần, nhưng cái Phường 5 đường Lê Quang Định rối rít tít mù với hàng dãy phố xá, đường hẻm, đường cụt. Anh xe ôm chuyên nghiệp ở vùng này cũng không thể mò ra. Nhưng thì giờ của tôi còn lại ở Sài Gòn rất ít, và bạn bè đã nhờ thì không thể bỏ cuộc. Tôi điện thoại cho Thái Phương rủ thày giáo này cùng đi kiếm, hay nói cho đúng hơn là đi “mò kim đáy biển”, may ra thì gặp.
Đi tìm “ông nặn tượng”
Đi suốt một buổi sáng, hai anh em chúng tôi muốn “cãi lộn” vì hẻm này hẻm kia, đường này đường khác. Nhưng cuối cùng tôi “vớ” được một bà già trong con hẻm đường Lê Quang Định, bà đang ngồi vo gạo ở phía cổng sau căn nhà mặt tiền. Tôi hỏi bà cụ ở đây lâu chưa? Bà vui tính nói: “Mới gần 60 năm cuộc đời thôi”. – “Thế thì chắc cụ biết, hồi xưa có ông chuyên nặn tượng ở gần đây?”. Bà cụ suy nghĩ một chút rồi nhớ ra: “Ở vùng này, chỉ có ông nặn tượng ở đường bên cạnh đây chứ không phải đường này”.
Đúng rồi, “nghề nặn tượng” là một nghề hiếm nên có hy vọng đúng là dịa chỉ chỉ cần tìm. Bà cụ chỉ “vòng vo Tam quốc” nhưng cũng không khó tìm lắm. Đi loanh quanh qua con ngõ hẹp, chỉ đủ cho 2 chiếc xe gắn máy tránh nhau, chúng tôi lại ngớ ngẩn trước một ngã ba. Vừa cất tiếng hỏi thăm đường thì một thiếu phụ khá trẻ và… khá đẹp, lên tiếng:
“Các ông cần tìm nhà ông nặn tượng, cứ đi theo tôi. Nhân thể tôi cũng đi qua đường đó”. Được lời như cởi tấm lòng, thày giáo Thái Phương hộc tốc phóng xe theo thiếu phụ không quên ca một câu hơi lớn đủ để người đàn bà nghe được: “Người Sài Gòn bây giờ hiếu khách thật anh nhỉ”. Tôi không quên “bốc” thêm: “Cũng tùy người thôi ông ạ, gặp người tử tế thì may. Có những người “gắt như mắm tôm”, đã không chỉ đường còn bị mắng, bị nguýt nữa mới buồn”. Nhưng có một điều anh Huy Phương chỉ đúng, hầu như tên những người nghệ sĩ dù là từ thời xưa, những người dân ở đây, nếu là người ở Sài Gòn lâu năm, nhiều người còn nhớ.
Đi loanh quanh vài con hẻm, chúng tôi dừng lại trước của một tiệm cà phê rất “hoành tráng” có cái tên cũng khá “ ấn tượng” là “TƯỢNG ĐÁ”. Quán cà phê rộng, trong một khu cứ như công viên, có những cây cổ thụ gốc rễ xù xì, cao ngất ngưởng. Bên cổng là một cái nhà nhỏ cho mấy anh “bảo vệ”. Thấy cái cảnh có vẻ “bế thế”, tôi trở nên ngập ngừng hỏi thăm bác Nguyễn Thanh Thu.
Anh bảo vệ chỉ ngay một anh thanh niên: “con ông Thu đó”. Chúng tôi thở phào, tay bắt mặt mừng với người con trai của anh Thu, như đã… quen nhau từ khuya. Anh thanh niên đưa chúng tôi vào theo con đường nhỏ bên phải quán cà phê. Lúc đó điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu đang đổi nghề điêu khắc sang “thợ làm vườn”. Anh đang tưới cho mấy chậu cảnh quý ngoài hiên nhà. Xung quanh anh là một số những tác phẩm lẫn lộn cả cũ và mới nằm rải rác trong khu vườn hoa tĩnh lặng. Phía bên kia mới là những dãy bàn ghế cho quán cà phê đang đông khách, được ngăn chia bằng mấy thân cây si, cây đề cổ thụ xòe những tàn lá che kín nửa vùng sân.
Nhận ra người quen, anh Thu rời cây kéo tỉa hoa, vui mừng ôm vai bạn. Kiểu “ăn diện” của Nguyễn Thanh Thu bao giờ cũng giản dị đến… quá bình dân. Cái “mũ nồi” từ đời tám kiếp nào vẫn chùm hụp trên đầu, có vẻ cố giấu cái đầu hơi lớn. Nhưng đó là “dấu ấn đặc biệt made in Nguyễn Thanh Thu”, không lẫn đi đâu được. Cứ như, nếu không có cái “mũ nồi đen” và không có vẻ lam lũ thì không phải là Nguyễn Thanh Thu.
Nhà điêu khắc đang làm gì?
Chúng tôi ngồi quanh chiếc bàn nhỏ được tạo hình bằng một gốc cây. Anh Thu bắt đầu tâm sự: “Tôi về Việt Nam hai năm rồi đấy, chứ không như dư luận cho rằng tôi mới về để… làm một cái gì đó”.
Thái Phương hỏi thẳng thừng:
– Không phải là để dựng lại tượng Tiếc Thương sao?
Nguyễn Thanh Thu cười hà hà, có vẻ khoái chí vì câu hỏi thẳng thắn này. Anh bật người ra phía sau, hất hàm hỏi lại:
– Ai cho làm mà làm?
Thái Phương gặng tiếp:
– Nhưng anh có ý định đó không?
– Tôi về đây hai năm rồi với một hoài bão khác chứ không phải là dựng lại tượng Tiếc Thương. Người nghệ sĩ chỉ sáng tạo một lần. Lần thứ hai không thể làm như lần thứ nhất. Nhưng nó sống được trong lòng mọi người thì tự nó còn mãi. Tôi tự hào về tác phẩm này. Dựng lại là một điều chẳng hay ho gì. “Nó” sống trong lòng mọi người là đủ.
Chúng tôi hiểu ý anh, nhưng thật tình sống ở đây lâu, chúng tôi biết, có những điều mà những người như anh Thu hơi ngại, cần phải “giữ mình”. Chúng tôi cũng chẳng khác gì anh. Tôi thông cảm dễ dàng, tuy nhiên cũng cố moi xem anh Thu có gặp trở ngại gì trước những dư luận đó không. Anh lắc đầu:
– Chẳng có gì đáng nói cả. Thật sự là tôi có một hoài bão đã ấp ủ từ lâu chứ chẳng phải là bây giờ mới có. Một bức tượng nói về cuộc sống tươi đẹp của người dân Đồng bằng sông Cửu Long.
Thái Phương vốn “nhậy cảm” nên mỉm cười hỏi lại:
– Anh không cho rằng làm như thế là… hơi kỳ cục trong lúc này sao? Người khác có thể hiểu lầm anh về đấy…
Nguyễn Thanh Thu xua tay, trả lời đầy tự tin:
– Dự định sáng tác một tác phẩm lớn đã có từ vài chục năm nay. Ngay khi ở Mỹ, tôi cũng đã từng nói chuyện với anh Huy Phương và một số anh em thân gần về dự định này. Nhưng ở Mỹ tôi không có phương tiện làm việc này. Về đây có không gian rộng, cuộc sống gần gia đình, ổn định hơn, tôi hy vọng nối tiếp được những cảm hứng từ xa xưa, tiếp được cái mạch sống của những người dân Việt trên những mảnh ruộng vườn cây… Như thế có cơ hội khơi lại cảm hứng hơn, tác phẩm sẽ “sống” hơn.
Anh chỉ tay về phía bức tượng một thôn nữ, ôm bó lúa, đứng trên khoảng không gian bao la:
– Đó là tác phẩm mới nhất của tôi đấy. Về đây tôi mới làm. Tôi đã làm chừng hơn mười bức tượng như thế rồi. Kể cả khi còn ở bên Mỹ và thời gian đầu, khi trở về đây. Nhưng làm rồi phá, phá rồi làm. Cái gì không có hồn, tôi dẹp liền.
– Có phải là tác phẩm anh ưng ý nhất không?
– Đúng thế, bức tượng này là hình mẫu, trong toàn cảnh bức tượng lớn mà tôi đang ấp ủ. Còn chín cái đầu rồng đang phun nước nữa, tôi sẽ chỉ cho các anh xem sau. Đây là bức tượng nhỏ, cũng như hồi tôi làm tượng Tiếc Thương thì trước hết phải có một bức tượng nhỏ trong cái mô hình của nó. Đến khi có điều kiện thực hiện, nói cho rõ là khi có “ngân quỹ”, cứ theo đó mà dựng tượng lớn. Lúc dựng tượng lớn, khó mà thay đổi được hoặc không thể thay đổi được. Các anh vào đây, tôi chỉ cho xem cái này sẽ rõ hơn.
Anh đứng lên, đưa chúng tôi vào trong căn nhà nhỏ phía sau. Treo trên bức tường khoảng 4 thước vuông là một mô hình được vẽ bằng tranh màu. Trên đó có thể hình dung ra toàn cảnh bức tượng. Anh dừng lại, say sưa giới thiệu:
– Đây là tất cả ước vọng và tâm tư của tôi. Cảnh chín cái đầu rồng từ mặt biển phun lên vựa lúa dưới chân cô thôn nữ. Đó là hình tượng rất Việt Nam, nó là tượng trưng cho người dân Việt của tất cả mọi thời đại, chứ chẳng riêng thời nào. Đó cũng là ước mơ của tất cả người Việt chúng ta.
Và anh nhắc lại:
– Xin nói rõ, là chín cái đầu rồng chứ không phải chín con rồng. Cũng là đặc trưng của nền văn hóa Á châu chúng ta nữa.
Tôi nghĩ, mỗi người nghệ sĩ đều có những “giấc mơ” của riêng mình. Người nghệ sĩ thật sự, thường âm thầm nuôi những hoài bão lớn lao. Còn có thực hiện được hay không lại là chuyện khác. Không phải là những kẻ chỉ hành động nhất thời, mưu cầu một chút danh lợi hoặc tiếng tăm, “ăn bám” trên những tên tuổi của người khác. Cũng không phải là người chỉ đắc chí với một tác phẩm nổi danh rồi ngồi đó… làm “thượng đế”, vuốt râu hoài cho đến bạc phếch. Nguyễn Thanh Thu còn hăng lắm, còn say sưa với những cái mới hơn, lạ hơn. Có thể cái sau không bằng cái trước, đã có không biết bao nhiêu nghệ sĩ danh tiếng, sáng tác những tác phẩm cuối đời dở hơn những tác phẩm đầu đời. Nhưng tâm hồn người nghệ sĩ luôn tràn đầy ước vọng mới là điều cần thiết. Nguyễn Thanh Thu đang có được sức sống mãnh liệt đó. Rất có thể nó là sự “hoang tưởng” như anh Huy Phương đã nhận định. Và ngay chính chúng tôi, cũng thấy được điều này khi anh nói đến số tiền phải bỏ ra thực hiện tác phẩm của anh.
Tiền đâu và ai sẽ tài trợ để thực hiện?
Anh Nguyễn Thanh Thu tính toán: Bức tượng sẽ được mang tên “Cửu Long được mùa”, chiều cao 30m, chiều ngang tương ứng cân bằng với chiều cao. Tuy nhiên, xung quanh sẽ còn được tô điểm thêm những cảnh trí khác như hồ nước hoặc khung cảnh đồng quê, thì chiều ngang chưa thể tính hết được lúc này.
Thực tế hơn, tôi hỏi:
– Có nghĩa là những “đồ trang trí” cho thêm phần “hoành tráng” tráng còn tùy thuộc vào ngân khoản sẽ có là bao nhiêu?
– Đúng thế. Có nhiều, làm nhiều. Cứ nói thẳng ra là “tiền nào của nấy”.
– Vậy khu đất anh cần cho bức tượng khổng lồ đó là bao nhiêu mét vuông?
Bái toàn đã có sẵn trong đầu nên anh nói ngay:
– Phải có một mẫu (1 ha).
– Còn số tiền dự trù sẽ là bao nhiêu?
– Ít nhất là hai triệu rưởi đô la (USD) trở lên.
Đây là ngân khoản để dùng vào việc này anh đã nói với tôi và anh Thái Phương lần gặp nhau trước Tết, còn khi nói chuyện qua điện thoại với anh Huy Phương từ Cali gọi về thì số tiền lại lớn hơn nhiều (5 triệu USD). Còn đến khi tôi điện thoại lại cho anh vào ngày 1 tháng 3 vừa qua để xác nhận lại những điều cần nói thì anh “hạ xuống” còn một triệu rưởi USD. Có lẽ trong đầu óc anh còn đang luẩn quẩn với sự tính toán này, chưa dứt khoát chăng? Hay là anh muốn nói “có nhiều làm nhiều, có ít làm ít” thì ngân khoản đó từ 1 triệu 500 ngàn đến 5 triệu USD?
Con số nghe qua hơi “khủng”- nói theo kiểu chữ nghĩa bây giờ của các cô cậu tuổi “tin” ở Sài Gòn, xin tạm “dịch” là kinh khủng, ghê gớm, vĩ đại…
So với tầm vóc một tác phẩm điêu khắc để làm biểu tượng hoặc làm đẹp cho một vùng, một tỉnh, một lãnh thổ thì không có gì là nhiều. Người ta còn có thể làm những công trình vĩ đại hơn mà… chẳng để làm gì cả, đôi khi chỉ là có cái làm để “ăn có”, xong rồi mặc cho thời gian tàn phá. Như làm một cái chợ, một cái trường, một khu dân cư, một lâu đài kỷ niệm vớ vẩn nhưng chẳng ai buồn đến. Chuyện đó xảy ra không ít. Vậy số tiền bỏ ra làm một bức tượng như của Nguyễn Thanh Thu đang mơ ước cũng không phải là nhiều.
Nhưng như Huy Phương đã phân tích, giấc mộng của nhà điêu khắc nổi danh này khó mà thực hiện được. Có thể gọi là “hoang tưởng”. Tôi đồng tình với nhận định này. Nhưng cứ để cho người nghệ sĩ được quyền mơ những giấc mơ của mình.
Vì vậy nên theo ý muốn của anh, tôi thông báo đến độc giả ý định này. Có thể liên lạc với anh qua địa chỉ:
Nguyễn Thanh Thu, 76/68 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 1, Quận Phú Nhuận. TP. Sài Gòn.
Điện thoại: 51.51.320. (Quán café Tượng Đá).
Vài nét chính về cuộc đời Nguyễn Thanh Thu
Chúng tôi đến bên bức tượng nhỏ Tiếc Thương, anh còn để bên những bức khác trên kệ. Đây là hình tượng lúc ban đầu của khi anh bắt tay vào sáng tác “Tiếc Thương” và được dựng tại Nghĩa Trang Quân Đội vào ngày 1-11- 1966. Hình dung lại khung cảnh đó, tôi không khỏi bùi ngùi.
Trở ra sân, chúng tôi đã đứng trước bức tượng người thiếu nữ khỏe mạnh còn đang đứng đợi… những cái đầu rồng phun nước, mà chẳng biết đến bao giờ con rồng mới thức dậy để được hưởng những vòi nước trong lành từ dòng Cửu Long Giang.
Hỏi đến chuyện gia đình, anh Thu cho biết: hiện nay anh đang sống cùng với vợ và 7 người con. Đã có 6 người lập gia đình, có công ăn việc làm. Chỉ duy còn cô con gái út gần 30 tuổi chưa lập gia đình là cháu Nguyễn Minh Kỳ Nữ. Theo anh thì cháu rất giỏi sinh ngữ và ước mong có thể kiếm được việc làm hợp với khả năng mình. Quán cà phê Tượng Đá cũng đủ sống. Anh nói gia đình anh thừa hưởng lại của ông bà cha mẹ khu đất này rộng 3.000 m2.
Trước đây anh là sĩ quan QĐVNCH, cấp bậc sau cùng là Thiếu Tá thuộc ngành quân nhu, phụ trách tổng quát về các công trình ở Sài Gòn và đặc trách về Nghĩa Trang Quân Đội.
Tôi hỏi anh có ý định ở hẳn lại Việt Nam với gia đình anh không?
Anh cười:
– Nếu có một người nào đó yển trợ cho công trình dựng tượng của tôi thì tôi sẽ ở lại thực hiện nó cho đến cuối đời, không đi đâu nữa cả. Nhưng nếu không có người tài trợ, có lẽ tôi sẽ trở lại nơi định cư như những người khác thôi.
Tôi viết bài này chỉ có mục đích thông tin về người nghệ sĩ tài hoa đã làm nên một bức tượng Tiếc Thương để lại trong lòng mọi người và anh có dịp tâm sự với bạn đọc.
Văn Quang Văn Quang là một tên tuổi khá nổi của Miền Nam trước 1975. Ông có nhiều độc giả và những tác phẩm của Văn Quang được nhắc đế là tiểu thuyết Chân Trời Tím, Nguyệt Áo Đỏ, Sau 1975, ông ngưng bặt một thời gian dài. Mới đây ông xuất hiện trở lại với lá thư từ bàn viết “lưu vong” từ thị trấn đất đỏ Bình Phước, có tên là “Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự”, chỉ gửi ra hải ngoại. Các bài viết của ông được báo chí và độc giả hải ngoại đón nhận nồng nhiệt.
Những bài viết đăng lại trên trang Ảo Ngôn của gio-o đã được sự chấp thuận của nhà văn Văn Quang
Nguyễn Thanh Thu và Văn Quang
Tượng đồng Thương Tiếc và câu chuyện về Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thu
Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thu, một
điêu khắc gia tài ba của Quân
Lực VNCH
Lời giới
thiệu: Trong
lần về
VN thăm
quê
hương nữ
phóng
viên
Xuân
Hương
của
chương
trình
Newland
TV. đã
có cơ
hội gặp
và nói
chuyện
với điêu
khắc gia
Nguyễn
Thanh
Thu tại
tư gia
của ông.
Điêu
khắc gia
Nguyễn
Thanh
Thu là
tác giả
bức
tượng
đồng
Thương
Tiếc tại
Nghĩa
Trang
Quân Đội
Biên Hòa.
Ông vừa
là một
sĩ quan
trong
QLVNCH
với cấp
bậc
Thiếu tá
. Liên
tục
trong
hai ngày
gặp gỡ,
trò
chuyện,
P.V.
Xuân
Hương đã
được
điêu
khắc gia
Nguyễn
Thanh
Thu tiết
lộ nhiều
điều khá
thú vị
trong sự
nghiệp
nghệ
thuật và
8 năm
trong
lao tù
Viêt
cộng của
một
chiến sĩ
QLVNCH.
Với giọng
văn giản dị
miền Nam, nữ
phóng viên
Xuân Hương
đã kể lại
cuộc gặp gỡ
bất ngờ, kỳ
thú. Newland
T.V. xin hân
hạnh giới
thiệu đến
bạn đọc bốn
phương thiên
phóng sự đặc
biệt này.
* New
Land T.V.
Ở
Mỹ, Xuân
Hương đã
nhìn
thấy hình
ảnh
Nghĩa
Trang
Quân Đội
Biên Hòa
qua sách
báo, qua
các băng
Video và
DVD.
Nghĩa
Trang
Quân Đội
Biên Hòa
là nơi
an nghĩ
cuối
cùng của
hơn 18
ngàn
chiến sĩ
QLVNCH,
đã hy
sinh vì
chính
nghĩa
quốc gia
trong
cuộc
chiến
Quốc-Cộng.
Trước
cổng vào
nghĩa
trang có
một bức
tượng
đồng
người
lính
ngồi
trên
tảng đá,
ôm súng
thương,
nhớ đến
những
người
bạn đã
nằm
xuống.
Đó là,
bức
tượng
Thương
Tiếc do
điêu
khắc gia
Nguyễn
Thanh
Thu
thực
hiện.
Bức
tượng
đồng có
chiều
cao 9
thước,
sau ngày
30/4/75
đã bị
bạo
quyền
Việt
cộng
gian ác
giật sập,
phá hủy.
Xuân
Hương
trong
dịp về
thăm quê
hương ,
may mắn
đã gặp
được
điêu
khắc gia
NguyễnThanh
Thu. Với
hai lần
gặp gỡ
và nhiều
tiếng
đồng hồ
trò
chuyện,
điêu
khắc gia
Thu kể
cho Xuân
Hương
nghe
nhiều
điều vui
, buồn,
thú vị
đã xảy
ra trong
đời ông
chung
quanh sự
nghiệp
điêu
khắc và
những
tháng
năm tù
tội.
Điêu
khắc gia
Nguyễn
Thanh
Thu cho
biết trong
nhiều
tác phẩm.
Ông cảm thấy
danh dự
nhứt
trong sự
nghiệp
của mình
là tác
phẩm
“Ngày Về”.
Tác phẩm
này,
diễn tả
hình ảnh
người
chiến
binh trở
về từ
chiến
trường
được
người
hậu
phương
choàng
vòng hoa
chiến
thắng.
Tác phẩm
“Ngày Về
” của
Nguyễn
Thanh
Thu đã
được
giải
nhứt
trong Ngày
quốc
khánh 26
tháng 10
năm 1963
về Văn
Học Nghệ
Thuật
dưới
thời Đệ
Nhứt
Cộng Hòa
của TT.
Ngô đình
Diệm. Và
tác phẩm
thứ hai
là
Thương
Tiếc,
thời đệ
nhị VNCH
của TT.
Nguyễn
văn
Thiệu.
Lịch sử
bức
tượng
đồng
Thương
Tiếc tại
Nghĩa
Trang
Quân Đội
Biên Hòa
Bức
tượng
đồng
mang tên
Thương
Tiếc tại
nghĩa
trang
Quân Đội
Biên Hòa
được
điêu
khắc gia
Nguyễn
Thanh
Thu hoàn
thành
vào năm
1966.
Đây là
thời
điểm
chiến
tranh
giữa VNCH
và Cộng
Sản Bắc
Việt
đang
diễn ra
tới mức
độ ác
liệt.
Vào
thời đó,
Nghĩa
Trang
Quân Đội
tọa lạc
ở Hạnh
Thông
Tây, Gò
Vấp. Tình
hình
trong
nước lúc
bấy giờ
rất lộn
xộn. Dân
chúng bị
xách
động
biểu
tình
liên
miên.
Còn các
đảng
phái thì
đua nhau
tranh
giành
ảnh
hưởng
đối với
Hội Đồng
Quân
Nhân
Cách
Mạng.
Lúc bấy
giờ,
Tổng
thống
Nguyễn
Văn
Thiệu
còn đang
là Chủ
Tịch Ủy
Ban Lãnh
Đạo Quốc
Gia.
Tổng
thống
Thiệu là
người đã
nghĩ ra
việc xây
dựng
Nghĩa
Trang
Quân Đội
nằm cạnh
xa lộ
Biên Hòa.
ĐKG. Thu
tâm sự
rằng,
ông
không
biết tại
sao lúc
đó Tổng
thống Thiệu
lại biết
đến ông
để mời
ông vào
bàn về
dự án
xây
Nghĩa
Trang
Quân Đội
tại Biên
Hòa.
Nhưng
sau này
TT.
thiệu
cho biết
đã biết
tài điêu
khắc của
ông qua
tác phẩm
Ngày Về,
khi TT.
Thiệu
còn là
đại tá
Sư đoàn
trưởng
Sư đoàn
5 bộ
binh.
Khi gặp
mặt TT.
Thiệu,
ông
Thiệu đã
nói với
ĐKG.
Thu, là
ông muốn
trước
cổng
vào
nghĩa
trang
phải có
một bức
tượng to
lớn đầy
ý nghĩa
đặt ở đó.
Mục đích
bức
tượng để
nhắc nhở,
giáo
dục
người
dân về
sự hy
sinh cao
quý của
các
chiến sĩ
VNCH.
ĐKG.
Thu kể
tiếp là
sau năm
lần, bảy
lượt gặp
TT.
Thiệu
bàn bạc,
ông hứa
sẽ
trình dự
án lên
TT.
Thiệu sau
một tuần
lễ
nghiên
cứu. Khi
về nhà ông
mất ăn,
mất ngủ,
lo lắng
ngày đêm.
Đầu óc
ông lúc
nào cũng
suy nghĩ
đến
những đề
tài có ý
nghĩa
như ý
của TT.
Nguyễn
Văn
Thiệu.
Ông nhớ
đến lời
TT.
Thiệu
nói:
“Những
chiến sĩ
VNCH,
đã vì lý
tưởng tự
do hy
sinh đời
mình thì
những
người ở
hậu
phương
như
“chúng
ta” phải
làm một
cái gì
để nhớ
đến sự
hy sinh
cao cả
đó cho
xứng
đáng”.
Những
lời chân
tình này
đã làm
điêu
khắc gia
Thu trăn
trở
không
nguôi
nên
trong
thời
gian chờ
đợi gặp
lại TT.
Thiệu,
ngày nào
ông cũng
đến
Nghĩa
Trang
Quân Đội
tại
Hạnh
Thông
Tây để
suy ngẫm
đề tài.
Trong
bảy ngày
hứa sẽ
gặp lại
TT.
Thiệu
thì hết
sáu ngày,
ĐKG. Thu
đến
Nghĩa
Trang
Quân Đội
Hạnh
Thông
Tây để
phát họa
những
cảm xúc
chân
thật
trong
lòng tại
chỗ. Ông
đã
chứng
kiến
cảnh,
ngày
ngày máy
bay trực
thăng
đưa
quan tài
những
người đã
hy sinh
vì tổ
quốc về
nơi an
nghĩ
cuối
cùng với
sự cảm
xúc vô
biên,
nhưng
vẫn chưa
dứt
khoát
được một
chủ đề
rõ ràng.
Vào một
buổi
trưa của
ngày thứ
sáu trên
đường về
từ Nghĩa
Trang
Hạnh
Thông
Tây, giữa
trời
nắng
chang
chang, Đ
KG.Thu ghé
vào một
tiệm
nước bên
đường để
giải
khát.
Khi bước
vào quán,
ông
thấy một
quân
nhân
Nhảy Dù
đang
ngồi
uống bia
và trên
bàn đã
có 5,3
chai
không.
Đặc biệt
trên bàn
có hai
cái ly.
Ngồi bàn
đối diện
với
người
quân
nhân kia,
ông lấy
làm ngạc
nhiên
khi nhìn
thấy
người
lính
Nhảy Dù
vừa uống
bia vừa
lẩm bẩm
nói
chuyện
với cái
ly không.
Hình
ảnh này
cho thấy
anh ta
vừa uống
vừa nói
chuyện
và vừa
cúng một
người đã
chết.
Khi nói
chuyện
với cái
ly xong,
người
lính
uống hết
ly bia
của mình.
Sau đó,
anh ta
“xớt”
bia của
cái ly
cúng còn
nguyên
vào ly
mình,
rồi lại
kêu thêm
một chai
bia mới
rót đầy
vào ly
kia.
Thấy vậy,
ông bước
qua làm
quen với
người
lính
Nhảy Dù
và đề
nghị cho
ông ngồi
chung
bàn.
Người
quân
nhân mắt
quắc tỏ
vẻ không
bằng
lòng vì
bị phá
cuộc đối
ẩm của
anh và
người đã
chết.
Thái độ
này làm
ông lúng
túng.
Đột
nhiên,
người
lính kia
móc ra
cái bóp
đựng
giấy tờ
của anh
ta ra và
đưa cho
ông như
trình
giấy cho
Quân
Cảnh.
Ông nghĩ
rằng
mình đâu
phải là
Quân
Cảnh mà
xét giấy
ai . Tuy
nhiên
ông cũng
cầm lấy
bóp và
trở về
chỗ ngồi.
Vì tò mò,
ông mở
bóp ra
coi.
Trong
bóp, ông
nhìn
thấy
những
tấm hình
trắng
đen chụp
cảnh các
anh em
đồng đội
nơi
chiến
trường.
Muốn làm
quen với
người
lính
Nhảy Dù,
nên ông
cố nhớ
địa chỉ
và KBC
của anh
ta trước
khi cầm
bóp trả
lại cho
chủ nó.
Sau đó,
ông ra
về để
chuẩn bị
ngày hôm
sau lên
gặp TT.
Thiệu .
Tối hôm
đó, điêu
khắc gia
Thu vẽ
liền 7
bản mẫu.
Khi ngồi
vẽ như
vậy đầu
óc ông
cứ nhớ
đến hình
ảnh ngồi
uống bia
một mình
với
gương
mặt buồn
bã của
người
lính
Nhảy Dù,
mà qua
căn cước
ông biết
tên là
Võ Văn
Hai.
Bảy bản
mẫu của
Nguyễn
Thanh
Thu phát
họa là
cảnh người
lính
đang
chiến
đấu
ngoài
chiến
trường,
cảnh mưa
bão
ngoài
mặt trận.
Phản ảnh
lại
cảnh êm
ấm của
những
người
tại hậu
phương.
Khi ngồi
vẽ đầu
óc ông cứ
liên
tưởng đến
vóc dáng
buồn
thảm của
Võ Văn
Hai và
ông ngồi
vẽ cho
tới 6
giờ sáng.
Đến 8
giờ sáng
thì có
người
đến rước
ông vào
gặp TT.
Thiệu
tại Dinh
Gia
Long.
Đến nơi,
đại tá
Võ văn
Cầm là Chánh
Văn
Phòng của
TT.
Thiệu
cho biết
TT. đang
tiếp
chuyện
một vị
tướng
nào đó
nên bảo
ông đợi
một chút.
Trong
lúc đợi,
ông ra
phía
ngoài đi
lang
thang
trên
hành
lang của
dinh và
vừa đi vừa
nghĩ
trong
đầu là
tại sao
mình
không vẽ
Võ văn
Hai cho
rõ ràng.
Nghĩ vậy
ông ngồi
xuống
một
chiếc
ghế cẩn
màu đỏ
tưởng
tượng
đến hình
ảnh Võ
văn Hai
ngồi
buồn rầu,
ủ dột trong
quán
nước.
Ông trở
vào
phòng
Đại tá
Cầm định
xin một
tờ giấy
để phát
họa
những ý
tưởng đã
nghĩ ra.
Nhưng
khi trở
vào
trong,
ông ngại
ngùng không
dám lên
tiếng.
Ông nhìn
phía sau
lưng Đại
tá Cầm
thấy
trong
giỏ rác
có một
bao
thuốc lá
không.
Ông lượm
bao
thuốc lá
và trở
ra ngoài.
Điêu
khắc gia
Thu đã
dùng mặt
trong
của bao
thuốc lá
phát họa
bố cục
bản thảo
và cảm
thấy hài
lòng về
bức hình
đã vẽ ra.
Khi được
Đại tá
Cầm mời
vào gặp
TT.
Thiệu,
ông đã
trình
bày giải
thích về
7 bản đã
vẽ từ
trước
cho TT.
Thiệu nghe.
Xem xong
TT.
Thiệu
hỏi:
“Anh Thu
à! Bảy
bản,
bản nào
tôi cũng
thích
nhưng
anh là
cha đẻ
của nó,
anh nên
cho tôi
biết tấm
nào hay
nhứt.”
Điêu
khắc gia
Thu rụt
rè nói
với TT.
Thiệu :
“Thưa TT,
mới đây
thôi
trong
khoảng
15 phút
trong
khi chờ
gặp TT.
tôi mới
nghĩ ra
một đề
tài được
phát họa
trên một
bao
thuốc lá.
Nhưng,
tôi
không
dám vô
lễ trình
lên TT.
Tuy
nhiên,
với phát
họa này
tôi thấy
nó hay
quá.
Tổng
thống
hỏi, thì
tôi
muốn
chọn bản
này,
nhưng
tôi
không
dám
trình
lên Tổng
Thống .”
TT.
Thiệu
bảo ĐKG.
Thu đưa
cho ông
coi bản
họa trên
bao
thuốc lá.
Ông Thu
đã giải
thích
cho TT.
Thiệu
nghe về
trường
hợp Võ
Văn Hai
mà ông
đã gặp
trong
quán
nước.
Ông Thu
cho biết,
lúc đó ông
cũng
chưa dứt
khóat
đặt tên
cho các
bản phát
họa đã
trình
cho TT.
Thiệu
xem dù
rằng đã
nghĩ
trong
đầu các
tên như:
1)Tình
đồng đội,
2) Khóc
bạn , 3)
Nhớ
nhung,
4)
Thương
tiếc, 5)
Tiếc
thương .
Cuối
cùng
điêu
khắc gia
Nguyễn
thanh
Thu và
TT.
Thiệu đồng
ý tên
Thương
Tiếc. Được
sự đồng
ý của TT.
Thiệu,
ông ra
ngoài
văn
phòng
của Đại
tá Cầm
phóng
lớn bức
họa
Thương
Tiếc
bằng
hình màu.
Ông đã
nhờ Đại
tá Cầm
ngồi
trên một
chiếc
ghế đẩu
để lấy
dáng
ngồi
tưởng
tượng
trên
tảng đá.
Sau khi
hoàn tất,
Tổng
thống
Thiệu
cầm bức
họa tấm
tắc khen.
ĐKG. Thu
đã đề
nghị TT.
Thiệu ký
tên vào
bức họa
đó, mà ông
đã nói
với TT.
Thiệu là
“Cho
ngàn năm
muôn
thuở” .
TT.
Thiệu
đồng ý và
đã viết
“TT.
Nguyễn
văn
Thiệu
ngày 14
/8/1966
”.
Sau khi
được TT.
Thiệu
chấp
thuận dự
án làm
bức
tượng
Thương
Tiếc, điêu
khắc gia
N.T.T
phải làm
ngày,
làm đêm
để kịp
khánh
thành
Nghĩa
Trang
Quân Đội
Biên Hòa
vào ngày
Quốc
khánh
1/11/1966
đúng như
dự định.
Một
chiến sĩ
QLVNCH
can
trường
trong
ngục tù
cộng sản
Điêu
khắc gia
Thu tâm
sự, khi
còn ở
trong tù
lúc bị
nhốt ở
“cô –
nét” ông
nhớ đến
tượng
Thương
Tiếc và
đã vái
thầm tất
cả vong
linh
chiến sĩ
VNCH
trong ba
ngày,
hãy cho
ông biết
ông có
thoát
khỏi dự
định xử
bắn của
VC hay
không.
Thì vào
một
buổi
trưa,
ông chập
chờn
thấy có
người
báo mộng
cho biết
ông
không
sao cả,
nhưng
thời
gian tù
tội còn
lâu lắm.
Người
điêu
khắc gia
tài ba kể
tiếp.
Trước đó,
một
người
bạn đã
dặn dò
ông phải
coi
chừng và
cẩn thận
trong
lúc ở tù
VC vì
ông quá
nổi
tiếng về
những
tác phẩm
điêu
khắc nên
chắc
chắn VC sẽ không
để ông
yên. Lúc
đó, ông
không
quan tâm
cho lắm,
nhưng vào
một buổi
trưa
trong
lúc các
tù nhân
đang
nghĩ
ngơi, thì
ông được
một cán
bộ quản
giáo mời
ra ngoài
báo cho
biết
ông chưa
khai báo
thành
thật,
còn dấu
diếm
nhiều
điều.
Thiếu tá
Thu hỏi
dấu diếm
những
điều gì?
Để trả
lời, tên
cán bộ
lấy ra
một danh
sách tên
tuổi các
tù nhân,
mà theo
ông là
do các
người
làm
“ăng
ten”
trong
trại báo
cáo. Ông
cho
biết
những
người
chịu làm
‘ăng
ten” cho
VC sẽ
được
lãnh
tiêu
chuẩn
gạo 11
ký một
tháng,
thay vì
9 ký như
mọi
người.
Ông còn
nói thêm,
những
kẻ làm
“ăng
ten”
không
phải vì
họ thù
ghét ai,
mà chỉ
vì
“miếng
ăn” mà
thôi.
Cầm
bảng
danh
sách
trên
tay, tên
cán bộ
nói rằng
thiếu tá
Thu là
tác giả
bức
tượng
Thương
Tiếc tại
Nghĩa
Trang
Quân Đội
Biên
Hòa,
nhưng
tại sao
lại
không
khai
báo. Và
phải cho
anh ta
biết, lý
do tại
sao ông
lại làm
ra bức
tượng
này.
Điêu
khắc gia Thu trả
lời vì
ông là
một quân
nhân
trong
QLVNCH,
ông làm
bức
tượng
Thương
Tiếc là
để cùng
người
dân miền
Nam tỏ
lòng
thương
tiếc sự
hy sinh
của các
chiến sĩ
chiến
đấu cho
tự do.
Tên cán
bộ lại
hỏi, tại
sao lại
làm bức
tượng
Ngày Về.
Ông
giải
thích
cho tên
cán bộ
nghe
rằng,
đời lính
hành
quân nay
chỗ này,
mai chỗ
kia, vài
ba tháng
mới được
phép về
thăm vợ
con một
lần.
Ông làm
tượng
Ngày Về để nói
lên sự
vui mừng
khi vợ
chồng
gặp lại
nhau,
thì đâu
có gì
gọi là
không
tốt.
Tên cán
bộ quản
giáo đề
cập đến
bức
tượng An
Dương
Vương và
thành Cổ
Loa là
biểu
tượng
của
ngành
Công
binh
QLVNCH
với
những
lập luận ngây
ngô. Tên
cán bộ
nói với
Nguyễn
thanh
Thu, An Dương
Vương
là
người
lập
quốc,
còn bác
Hồ là
người
giữ
nước.
Vậy tại
sao ông
không
ghép
hình bác
Hồ vào.
Ông trả
lời tên
cán bộ rằng,
lúc làm
tượng An
Dương
Vương
ông đâu
biết bác
Hồ là
ai, là
người
nào, nên
không
thể ghép
vào
được.
Nghe nói
vậy, tên
cán bộ
xám mặt
lại, hắn
ta ra
lệnh cho
ông đứng
đó không
được đi
đâu hết.
Tên này
chạy về
văn
phòng
gọi thêm
6 tên
cán bộ
nữa,
súng ống
đầy đủ,
chạy đến
chỗ
Nguyễn
thanh
Thu
đứng.
Trong 6
người
này có
một tên
là chính
trị viên
đã gằn
hỏi:
“Khi nảy
anh đã
nói gì
với anh
Sáu ”.
NTT trả
lời:
“Tôi
không có
nói gì
hết”.
Tên
chính
trị viên
nói
tiếp:
“Anh
Sáu cho
tôi
biết
anh
nói là
dân Sài
Gòn,
người
miền Nam
không
ai biết
bác Hồ.
Vì không
biết nên
anh
không
thể làm
tượng
bác kèm
với An
Dương
Vương,
có đúng
không?”.
Điêu
khắc
gia Thu
trả lời
“Đúng
vậy”.
Nghe trả
lời như
thế,
tên cán
bộ chính
trị viên
nói cho
ông 5 phút
định
trí, để
nói lại.
Đồng
thời tên
này còn
hỏi gằn:
“Anh
bảo rằng
anh
không
biết bác
Hồ phải
không?”.
Thiếu
tá Thu
thẳng
thắn trả
lời: “Tôi
không
biết
mặt,
biết tên
ông
này”. Tên
cán bộ
nói :
“Nếu
anh
không
biết,
tôi cho
anh biết
”. Sau
đó,
chúng
lôi
điêu
khắc gia
Thu về
văn
phòng
đánh đập
tàn nhẫn
liên tục
trong ba
ngày, ba
đêm. Tuy
bị đánh
đập dã man, nhưng
thiếu tá
Thu chịu
đựng và
im lặng không
lên
tiếng gì
hết.
Thấy vậy
một tên
cán bộ
nói: “Bây giờ
mầy nói
về hai
chữ Tự
Do cho
chúng
tao nghe
coi
”. Thiếu
tá Thu bấy giờ
mới lên
tiếng: “
Nếu
tôi
không
nói thì
cán bộ
nói tôi
khinh,
nhưng
khi tôi
nói thì
cán bộ
không
tin. Bây
giờ, tôi
nói về
Tự Do
cho cán
bộ nghe.
Người
miền Nam
có tự do
là họ
được đi
đứng dễ
dàng,
ăn nói
thoải
mái
không có
bị khó
dễ gì
hết. Còn
những
người CS
các anh
cũng có
tự do,
nhưng
chỉ có
những
chữ
viết
trên
các
cổng ra
vào
được
sơn son
thiếp
vàng,
chỉ có
trên
vách
tường
tại các
văn
phòng
làm
việc,
chớ
người
dân thì
không
có ”.
Nghe nói
vậy, bọn
VC lại
ra tay
đánh đập
NTT một
trận tơi
bời, đỗ
máu
mũi.
Sau đó,
chúng
đem nhốt
ông vào
“cô –
nét ”.
Ông cho
biết,
sau
nhiều
tháng
trong
“cô nét”
ông chỉ
còn
xương và
da, đứng
lên muốn
không
nỗi.
Một tình
cảm khó
quên
Một ngày
nọ, vào
khoảng
4 giờ
sáng cửa
“cô –
net”
được mở
ra,và
một họng
súng AK
chỉa
ngay vào
thiếu tá
Nguyễn
thanh
Thu ,
rồi một
giọng ra
lệnh cho
ông bước
ra.
Ngoài
trời tối
đen, lờ
mờ sáng,
ông đứng
không
vững khi
bước ra
cửa “cô-
net”
nên bị
hụt
chân té
qụy. Tên
cán bộ
ra lệnh
cho điêu
khắc gia
Thu đứng
dậy và
giơ tay
ra để
cho
chúng
móc còng
vào. Sau
đó, ông
được bốn
tên cán
bộ kè đi
về phía
cổng
trại để
vào khu
rừng
chuối kế
bên.
Đang đi
bổng
nhiên có
một
chiếc xe
Jeep
chạy
tới đèn
pha sáng
choang
làm chói
mắt mọi
người.
Chiếc xe
Jeep
ngừng
lại tắt
đèn, có
tiếng
nói
chuyện
trao đổi
giữa hai
bên
chừng 5
phút.
Sau đó,
toán
dẫn cán
bộ quay
lại bịt
mắt ông
và tiếp
tục kéo
lết đi
vào rừng
chuối.
Đến nơi,
tên cán
bộ kéo
thiếu tá
Thu nhốt
vào một
nhà cầu
của khu
gia binh
của VNCH
bỏ hoang
từ lâu.
Quá mõi
mệt nên
ông đã
ngủ
thiếp
lúc nào
không
hay. Gió
theo khe
hở thổi
làm ông
tỉnh
dậy, qua
khe hở ông thấy
trời đã
sáng và
biết
mình
chưa
chết.
Thiếu tá
Thu cười
nói
rằng, bị
nhốt ở
trong
cầu tiêu
nhưng
ông cảm
sung
sướng,
thoải
mái hơn
là lúc
bị nhốt
ở “cô –
net”
nhiều.
Kể tới
đây,
điêu
khắc gia
NTT cười
và cho
biết từ
đó không
ngờ lại
xảy ra “Những
tình cảm
khó quên”.
Ông kể
tiếp là
vào buổi
trưa hôm
đó, một
cô gái
người
Bắc tay
cầm
chén
cơm, bịch
muối và
đôi đũa
tre đến
mở cửa
cầu tiêu
đưa cơm
cho ông
ăn,
nhưng cô
ta mở
không
được vì
bên
trong
ông đã móc cửa
lại.
Bên
trong,
ông hỏi
vọng ra:
-
“Cô là
Bắc kỳ
phải
không,
nhưng
Bắc kỳ
nào? Bắc
kỳ 54
hay Bắc
kỳ giải
phóng”.
Cô gái
trẻ
khoảng
22, 23
tuổi trả
lời:
-“Này
nhé, tôi
là chị
nuôi của
ông. Đem
cơm cho
ông ăn
mà ông
hỏi tôi
như
thế”.
Nói
xong cô
ta cầm
chén cơm
bỏ ra
về.
Khoảng
3, 4
phút
sau, một
tên cán
bộ đến
ra lệnh
cho ông
phải mở cửa
ra và
mắng:
-“Lúc nào
cũng láo
khoét.
Tha chết
cho rồi
mà còn
láo
khoét”.
Nói xong
tên cán
bộ bỏ
đi. Vào
buổi
chiều cô
gái trở
lại,
thiếu tá
Thu nhủ
thầm
trong
bụng là
không
giỡn
nữa, vì
giỡn sẽ
đói. Khi
cô gái
mở cửa
bỏ phần
cơm vào,
ông phân
trần với
cô là
ông chỉ
giỡn
một chút
mà cũng
đi mét.
Qua
ngày kế,
một tên
cán bộ
và hai
người
tù đến
chỗ nhốt
thiếu tá
Thu,
dùng đồ
nghề
khoét
một cái
lỗ
vuông
nhỏ trên
cửa cầu
tiêu.
Xong đâu
đó, tên
cán bộ
nói: “
-
Từ
nay không mở
cửa nữa.
Mỗi lần
tới giờ
cơm, anh
dùng
miếng gỗ
đưa cái
chén cũ
ra và sẽ
nhận
được
chén cơm
mới đưa
vào qua
cái lỗ
này”.
11
giờ trưa
hôm đó
“chị
nuôi”
của điêu
khắc gia
Thu đem
cơm và
muối đến
cho ông.
Theo như
lời dặn,
thì
thiếu tá
Thu khi
nhận
chén cơm
mới ông
phải trả
cái chén
không
lại,
nhưng
ông
không
làm điều
này. Cô
gái lên
tiếng
hỏi,
nhưng
ông
không
trả lời.
Cứ như
vậy hai
ba ngày
liên
tiếp,
ông giữ
lại tất
cả 7 cái
chén.
Một hôm
cô gái
phàn
nàn:
-
“Ông
giữ hết
chén thì
tôi đâu
còn chén
để đựng cơm cho
ông”.
Nghe
vậy,
thiếu tá
Thu
cuời
nói:
-
“Nếu
cô muốn
tôi trả
lại mấy
cái chén
thì phải
có điều
kiện”.
Cô
gái hỏi:
-
“Điều
kiện
gì?”
Ông
đáp:
-“Cô
để bàn
tay của
cô lên
tấm ván
đưa cơm
cho tôi
rồi đưa
vào cho
tôi thấy”.
Sau
vài giây
tần
ngần, cô
gái làm
theo
điều
kiện của
điêu
khắc gia
Thu. Ông
đã tinh
nghịch
dùng đôi
đũa tre
đụng vào
bàn tay
của cô
gái rồi
sau đó
đưa trả
7 cái
chén cho
cô gái.
Cô gái
ngạc
nhiên
hỏi:
-“Chỉ
có vậy
thôi à!”.
Ông trả
lời:
-
“Chỉ
có vậy
thôi!”.
Cô gái
bỏ về.
Trong
lúc
thiếu tá
Thu đang
ngồi ăn
cơm,
thì cô
gái trở
lại với
một bà
già đi
phía sau
. Đến
trước
cửa cầu
tiêu,
nhìn vào
lỗ đưa
cơm bà
già nói:
-“Ông
này, con
Lan nó
đem cơm
cho ông
ăn, thế
mà ông
còn lấy
đũa
chích
vào tay
nó. Là
cái gì
vậy?
Điêu
khắc gia
Nguyễn
Thanh
Thu cười
nói:
-“
Vậy mà
cũng
không
biết”.
Nghe
vậy bà
cụ phàn
nàn:
-
“Ông
làm kỳ
quái quá
ai mà
biết
được”.
Bị
hỏi dồn
nhiều
câu,
Thiếu tá
Thu nói
nhỏ:
-
“ Là
yêu
đấy!”.
Nghe
như vậy
người
con gái
tên Lan
đỏ mặt
thẹn
thùng,
vội vả
quay
lưng bỏ
đi.
Qua ngày hôm
sau, cô
gái tên
Lan lúc
đem cơm
đến cho
điêu
khắc gia
Thu, cô
nhỏ nhẹ
và tha
thiết
nói:
-“ Anh
Thu à!
Em
khuyên
anh, anh
thôi
đừng có
“anh
hùng”
nữa. Như
vậy,
thiệt
thòi cho
anh lắm
anh có
biết
không?
Chúng nó
đã tha
chết cho
anh
đấy!”
Rồi
cô nói
tiếp,
giọng
run run:
-“ Em
thương
mấy anh
sĩ quan
cải tạo
các anh
lắm. Kể
từ nay,
đến giờ
cơm em
sẽ để
cục thịt
nằm ở
đáy
chén.
Khi em
đưa cơm
vào, anh
hãy tìm
cục thịt
ăn liền
trước
nha! Để
đề phòng
cho cả
em và
anh
không bị
cán bộ
bắt gặp
làm khó
dễ”.
Thiếu tá
Thu cảm
động
hỏi:
-“ Cô
Lan! Làm
sao cô
biết
chúng nó
tha chết
cho tôi?”
Cô gái
khẻ nói:
-“Này
nhé! Anh
còn nhớ
không?
Khoảng 4
giờ sáng
hôm đó,
gần nhà
bếp, em
thấy đèn
pha của
chiếc xe
Jeep
chạy
ngang.
Và
khoảng
nửa
tiếng
sau, có bốn cán
bộ súng
ống trên
vai bước
vào nhà
bếp bảo
em pha
cà phê
cho họ uống.
Họ kể
cho em
nghe là
đáng lẽ
có một
tù nhân bị đưa
đi bắn..
Nhưng
sau đó
bỗng
nhiên
“có lệnh
hồi”.
Nên
tù nhân
này được lôi
vào nhốt
tạm thời
trong
một cầu
tiêu của
một trại
gia binh
trước bỏ
hoang”.
Cô Lan
kể
tiếp:
-
“
Có một
lần em
đón
đường hỏi các
anh đi
lao động
ngoài
rừng về
hỏi tại
sao anh
phạt bị
nặng như
vậy, thì
mọi
người
cho biết
vì anh
là tác
giả bức
tượng
“Thương
Tiếc”
tại
Nghĩa
Trang
Quân Đội
Biện
Hòa.
Nhắc đến
bức
tượng
Thương
Tiếc, em
không lạ
gì bước
tượng
này, vì
hồi đó,
chiều
nào em
và các
bạn
thường
hay chơi
quanh
gần
tượng.
Điêu
khắc gia
Thu hỏi
cô gái:
-
“Cô ở
Hố Nai
được bao
lâu
rồi?”
Cô
Lan kể
lể:
-
“Cha
em là bộ
đội VC
ngoài
Bắc, vào
Nam đánh
trận bị
bom dội
chết
trong
rừng. Mẹ
em đã
gánh em
vào Hố
Nai và
em đã
lớn lên
từ đó”.
Kể đến
đó,
thiếu tá
Thu
không
dấu được
sự xúc
động.
Ông ngậm
ngùi
nói:
-
“Cô
Lan rất
tận tình
và tốt
với tôi.
Những
chân
tình ấy
cùng với
những kỷ
niệm rất
dễ
thương
tôi luôn
trân
quý. Cô
là nguồn
an ủi
của tôi
trong
lúc bị
tù đày,
trong
nỗi đau
và sự
bất hạnh
của một
đời
người.
Tôi rất
muốn trả
ơn cho
cô,
nhưng
không
biết đâu
mà tìm.
Tôi nghĩ
những
tình cảm
này khó
phai
nhạt
trong
đời
mình”.
Nỗi lòng
biết tỏ
cùng ai?
Thiếu tá
Thu cho
biết vào
thời
điểm đó,
khoảng
tháng 8,
nhiều
đổi thay
xảy đến
với
ông.
Một hôm,
cán bộ
quản
giáo gọi
ông lên
làm
việc.
Tên cán
bộ nói:
-
“Anh
Thu, chẳng lẽ
anh muốn
ở mãi
trong
thùng
sắt sao?
Tôi đề
nghị là
anh đừng
nhận
mình là
tác giả
“chính”
đã làm
tượng
“Thương
Tiếc” mà
anh chỉ
là người
“phụ” thôi.
Người
“chính”
đã vượt
biên đi
rồi. Anh
viết bản
tự thú
như vậy,
tôi sẽ
cứu xét
và giảm
tội cho
anh”.
Nhưng
ông đã
khẳng
khái trả
lời:
-
“Cám
ơn cán
bộ đã
khuyên
tôi,
nhưng
với tôi
tác phẩm
Văn hóa
Nghệ
thuật là
con đẻ
của
mình.
Sao tôi
lại trốn
tránh
trách
nhiệm và
đỗ thừa
cho
người
khác?
Tôi
không
thể làm
như vậy
được”.
Vài
ngày
sau, một
tên cán
bộ khác
đến gặp
ông và
ra lệnh
cho ông
phải làm
tượng
HCM để
kịp ngày
Quốc
khánh
2/9 của
VC. Thiếu
tá Thu
cho biết
là ông
nhận lời
đề nghị
này, vì
ông đã
có ý
định
trốn
trại.
Ông nói
với cán
bộ quản
giáo
biết, là
muốn làm
tượng
phải có
đủ đồ
nghề.
Thế là ông được
bốn tên
bộ đội
chở về
nhà để
lấy đồ
nghề.
Trên
đường về
ông xin
ghé nhà
mẹ mình
để thăm
bà. Đến
nơi,
mấy tên
bộ đội
thì ngồi
chuyện
trò với
cô Hồng
em gái
của ông
ở cửa
trước.
Còn ông
vào nhà
gặp mẹ.
Hai mẹ
con gặp
nhau
mừng rỡ
rối rít.
Bỗng bà
cụ
nghiêm
mặt
nói:
-
“
Thu à!
Má đẻ
con ra
mà không
biết
tánh con
sao! Con
hãy ráng
ở trong
tù thêm
một năm
nữa đi.
Nếu con
mà trốn,
má sẽ
chết cho
con
coi”.
Nghe
mẹ nói
như vậy,
ông quá
sức bàng
hoàng,
tự
nghĩ:
“Trời ơi! Bao
nhiêu ý
định
nhen
nhúm
giờ đây
đã tiêu
tan. Nỗi
buồn
tràn
ngập
trong
lòng, vì
ông sẽ
trở về
giam
mình
trong
cái
thùng
sắt
( 2m
x 1m) sừng
sững
ngoài
trời ,
tiếp tục
chịu
đựng
thời
tíết
khắc
nghiệt,
sức nóng
như
thiêu
đốt của
mùa Hạ,
hay lạnh
giá của
mùa Đông
rét mướt
“.
Theo
như thỏa
thuận là
sau khi
được về
thăm nhà
và lấy
đồ nghề,
ông sẽ
thực
hiện
điêu
khắc
tượng
HCM. Tin
này được
nhanh
chóng
loan
truyền
trong
trại
giam. Từ
đó,
không
biết bao
nhiêu
lời
nguyền
rủa vang
lên làm
ông đau
khổ vô
cùng.
Trước
khi ra
lệnh bắt
ĐKG. Thu
làm
tượng
HCM, cán
bộ VC đã
liên lạc
trước
với gia
đình
thiếu tá
Thu.
Chúng
dàn cảnh
cho vợ,
con ông
được đến
thăm
viếng
đặc
biệt.
Tuy
nghèo
nhưng
gia đình
ông cũng
mua thịt
vịt
quay,
bánh mì,
bày biện
ra để cả
nhà cùng
ăn trong
trại
giam.
Thật bất
ngờ,
trong tờ
Tin Sáng
cũ dùng
để gói
vịt
quay,
thiếu tá
Thu nhìn
thấy
hình TT.
Nguyễn
văn
Thiệu.
Ông xé
tấm
hình
đó, xếp
nhỏ cất
vào túi
cất. Đến
ngày nặn
tượng
chân
dung
HCM,
thiếu tá
Thu lại khắc nét của
Tổng
Thống
Thiệu.
Ông cho
biết,
rất phấn
chấn
trong
lòng và
thầm
nghĩ: “ Tự mình,
trí ta,
ta hay,
lòng ta,
ta
biết”.
Sau
này,
Nguyễn
thanh
Thu được
kể lại.
Một buổi
chiều
nọ, trên
đường đi
lao động
về đám
tù nhân
đi ngang
qua
nhìn
thấy pho
tượng
HCM sắp
được
hoàn
tất, họ
có vẻ
thích
thú xầm
xì : “ Trời ơi!
Tụi mày
xem
giống
TT.
Thiệu
quá!
Giống
quá tụi
bây
ơi!” Tiếng
xầm xì
làm mấy
tên “ăng
ten” chú
ý. Lập
tức
chúng
trình
báo cho
cán bộ
quản
giáo
hay.
Khoảng 4
giờ 30
chiều,
vào thời
điểm bức
tượng
HCM đang
được
điêu
khắc gia
Thu gắn
râu mới
được một
bên mép
thôi,
thì một
tên cán
bộ bước
đến hỏi:
“Tượng sắp xong
rồi
chứ?” Miệng
vừa hỏi,
tên cán
bộ nhanh
tay thò
vào túi
áo ông
lấy mãnh
giấy báo
có hình
TT.
Thiệu.
Thế là
xong!
Việc bị
đỗ bể.
Điêu
khắc gia
Nguyễn
Thanh
Thu lại
tiếp tục
trở vào
thùng
sắt nhận
thêm bốn
tháng
biệt
giam, bị
hành hạ
đủ điều.
Tại đây,
ông kiệt
sức, bất
tỉnh,
được đưa
vào trạm
bịnh xá.
Tại
trạm xá,
ông
được
một tù
nhân
khác là
phi công
Đỗ Cao
Đẳng,
chú của
trung
tướng Đỗ
Cao Trí
làm
Trưởng
trạm xá,
và một
số học
trò cũ
của ông,
từ thời
còn học
trung
học Võ
trường
Toản,
hết lòng
cấp cứu.
Nhờ vậy,
ba ngày
sau ông
mới tỉnh
lại. Với
tình
trạng
sắp
chết, da
bọc
xương,
điêu
khắc gia
Nguyễn
thanh
Thu được
VC tha
cho về
với gia
đình kể
từ đấy.
Hoài bảo
không
nguôi
Điêu
khắc gia
Nguyễn
Thanh
Thu cho
biết ông
ở tù
VC 8
năm.
Sau khi
ở tù về,
ông tìm
đủ mọi
cách để
vượt
biên ra
nước
ngoài.
Ông nghĩ
rằng qua
bên Mỹ
ông dễ
có cơ
hội thực
hiện
những
mộng ước
của đời
mình. Đó
là, dựng
lại
tượng
“Thương
Tiếc”
nơi quê
hương
thứ hai.
Nhưng
trong 15 năm
sống tại
Mỹ, ông không
tìm ra
được một
mạnh
thường
quân nào
giúp đở.
Ông đành
buồn bã
trở về
Việt Nam
sinh
sống.
Ông cảm
thấy cô
đơn với
mơ ước
của
mình.
Nhưng,
ông vẫn
hy vọng
một ngày
nào đó
sẽ thực
hiện
được,
nên hàng
ngày ông
cố gắng
tập thể
thao để
tinh
thần và
thể xác
không
suy
nhược.
Điêu
khắc gia
Nguyễn
thanh
Thu cho
biết,
khi còn
ở Mỹ ông
đã có
hân hạnh
gặp lại
TT.
Nguyễn
văn
Thiệu
khi TT.
Thiệu từ
Boston
đến Nam
Cali
thăm
viếng và
nói
chuyện
với đồng
bào tỵ
nạn.
Tổng
thống
Thiệu
được một
người
bạn của
thiếu tá
Thu sắp
xếp
hướng
dẫn đến
gặp nhà
điêu
khắc.
Khi gặp
thiếu tá
Thu ,
TT.
Thiệu
vồn vả
hỏi
liền: “
Anh Thu
có khỏe
không?
Tôi nghe
nói ở
trong tù
anh đã
làm
tượng
tôi phải
không?” Điêu
khắc gia
Thu xúc
động cho
biết, là
ông rất
ngạc
nhiên
khi TT.
Thiệu
bất ngờ
hỏi như
vậy. Ông
đã hỏi
lại TT.
Thiệu:
“Làm
sao tổng
thống
biết
được?” TT.
Thiệu nở
nụ cười
hiền
hòa: “Làm
sao tôi
không
biết
được”. Giây
phút gặp
gỡ quá
ngắn
ngủi.
Sau đó,
vị tổng
thống
nền đề
nhị
VNCH
vội vả
từ giã
đồng bào
ra phi
trường
trở về
Boston
cho kịp
chuyến
bay.
Khi
nhắc tới
TT.
Nguyễn
văn
Thiệu,
thiếu tá
Thu mơ
màng nhớ về
dĩ vãng
xa xưa.
Vì đó là
kỹ niệm
mà trong
đó có
những
tác phẩm
nghệ
thuật
ông tạo
hình,
nhờ sự
gợi ý
của tổng
thống
Thiệu.
Thiếu
tá Thu
cho
biết
sau 3
tháng
khi
tượng
Thương
Tiếc
được
khánh
thành ở
Nghĩa
Trang QĐ
Biên
Hòa, TT.
Nguyễn
văn
Thiệu đã
tổ chức
một bữa
tiệc
khoản
đãi tại
Dinh Độc
Lập, và
đã mời
điêu
khắc gia
Thu đến
dự.
Trong
khi trò
chuyện
với ĐKG.
Thu ,
TT.
Thiệu
chỉ bồn
nước
phun
trước
Dinh Độc
Lập ,và
nói muốn
làm một
biểu
tượng gì
đó.
Kể đến
đây,
ĐKG.
Thu
không
nén
được xúc
động và
thành
thật
nói: “
Trông TT.
thật tội
nghiệp
với vẻ
buồn lo
của
ông”.
Trầm
ngâm một
chút,
TT.
Thiệu
nói với
điêu
khắc gia
Thu: “
Anh nghĩ
xem,
xứ mình
đang ở
trong
tình
trạng
chiến
tranh.
Người
lính thì
đang
sống,
chết
ngoài
tiền
tuyến.
Biểu
tượng
Thương
Tiếc đặt
tại
Nghĩa
Trang QĐ
đã tạm
yên.
Nhưng,
tôi
nghĩ
mình còn
phải
làm
thêm một
cái gì
đó nữa,
để giáo
dục mọi
người…Xin
lỗi ,
người
dân
nhiều
khi cũng
thờ ơ
với cuộc
chiến
lắm nên
tôi muốn
có một
tác phẩm
gây ý
thức
trong
lòng
người
dân. Là
dù đang
chiến
tranh,
nhưng
chúng ta
cũng
biết xây
dựng,
và biết
“TỰ LỰC
CÁNH
SINH”.
Chứ
hoàn
toàn
trông
cậy vào
viện trợ
cũng
phiền
toái
lắm.
Anh
Thu, anh
nghĩ sao
? Anh
có thể
trình
một dự
án như ý
tôi vừa
trình
bày
không?
Sau khi
nghe TT.
Thiệu
bày tỏ
tâm sự
trên.
Cũng như
lần
trước,
điêu
khắc gia
N.T.T
xin Tổng
Thống
tuần lễ
để làm
việc.
Và sau
một
tuần,
ông đã
làm xong
7 bản vẽ
về dự
án với
đề tài
có tên
Được
Mùa.
Được
Mùa là
hình
ảnh “Cô
gái ôm
bó lúa”
vừa mới
gặt để
diển tả
sự trù
phú của
nông
nghiệp
miền
Nam.
Điêu
khắc gia
Thu đã
làm mẫu
bức
tượng
Được Mùa
cao 2m .
Nhìn bức
tượng cô
gái ôm
bó lúa
với
gương
mặt hớn
hở, hãnh
diện với
công sức
mình đỗ
ra bằng
những
giọt mồ hôi,
khiến
người ta
hình
dung ra
sự giàu
mạnh của
một nước
phát
triển
nhờ nông
nghiệp.
Theo
điêu
khắc Thu bức
tượng
Được Mùa,
nói lên
sức sống
trù phú
của đồng
bằng
sông Cửu
Long
với
chín
miệng
Rồng
phun
nước. Do
đó, tác
phẩm này
còn có
tên là
“ Cửu
Long
Được Mùa”.
Khi
nhìn bức
tượng
mẫu Được
Mùa với
ý nghĩa
của nó,
TT.
Thiệu
chấp
thuận
ngay. Dự án tượng Được Mùa
được
thực
hiện
bằng
đồng với
tượng
cô gái
cao 9m,
bệ 3m.
Kinh phí
dự trù
là 45
triệu
đồng.
Tuy đã
chấp
thuận,
nhưng
với số
tiền khá
lớn đã
khiến TT.
Thiệu
không
tránh
khỏi lo
nghĩ
trong
khi
chiến
tranh
mỗi ngày
càng leo
thang.
Rồi cuộc
chiến
Mùa Hè
Đỏ Lữa
kéo đến.
Mọi chi
phí đều
phải ưu
tiên
hàng đầu
cho ngân
sách
Quốc
Phòng.
Thế nên
dự án
Được Mùa
phải
đành gác
lại và
không
được
hoàn
thành
theo
mong ước
của TT.
Nguyễn
văn
Thiệu.
Điêu
khắc gia
Nguyễn
Thanh
Thu ngậm
ngùi nói:
“Tuy
tượng
Được Mùa
không được
ra mắt
người
dân miền
Nam,
nhưng
quá
trình dự
án cũng
đã thể
hiện
được
cung
cách của
TT.
Nguyễn
Văn
Thiệu –
một nhà
lãnh đạo
luôn
quan tâm
đến sự
hy sinh
của Quân
Đội, và
tinh
thần một
nước tự
lực, tự
cường”.
Tượng
mẫu Được
Mùa cao
2m được
TT.
Thiệu
chấp
thuận từ
1971 ,
đến nay
2009 vẫn
còn tại
nhà của
điêu
khắc gia
Thanh
Thu.
Gần đây
nhất vào
năm 2006
, dù đã
73 tuổi
ĐKG. Thu
vẫn khắc
thêm tượng Cô
Gái Được
Mùa”
thật
sống
động.
Đây là
hình ảnh
cô gái
với
chiếc
nón lá,
ôm bó
lúa tựa
vào vai.
Được Mùa
hay Cô
gái Được
Mùa,
kiểu nào cũng
đầy ý
nghĩa và
đẹp vẹn
toàn.
Ông quả
thật
không
những là
thiên
tài nghệ
thuật,
mà ông
còn là
một
chiến sĩ
yêu nước
nồng nàn.
Cuối
cùng,
điêu
khắc gia
Thu cho
biết,
đến nay
ông vẫn
còn băn
khoăn về
một
trường
hợp mà
ông nghĩ
là hơi
bất
thường.
Ông nói
cách nay
vài năm,
có một
người ở
bên Mỹ
về tự
xưng là
một ông
cha đã
tu xuất
tên là
Vũ văn
Hoàng
tuổi
trên 70
mươi.
Ông
Hoàng
cho biết
đã cải
táng
được 18
ngàn
ngôi mộ
tại tỉnh
Bình
Dương,
cũng như
đã giúp
đở rất
nhiều
cho
thương
phế binh.
Ông
Hoàng nói
là muốn
cùng với
ông tạo
dựng lại
bức
tượng
“Thương
Tiếc”
cho
những
phần mộ
vừa được
trùng tu.
Nghe như
vậy, ông
rất mừng
rở vì đó
là điều
ông ôm
ấp từ
lâu. Sau
một
tháng
gặp gỡ
bàng bạc,
ông
Hoàng có
hứa khi
trở về
Mỹ sẽ
báo cho
ông biết
diễn
tiến
công
việc mà
hai
người
muốn
thực
hiện.
Nhưng,
công
việc
không đi
đến đâu
và nhiều
năm trôi
qua ông
không
còn liên
lạc được
với ông
Hoàng
nữa.
Điêu
khắc gia
tài ba
của
QLVNCH nói
rằng,
ông mong
khi Xuân
Hương về
Mỹ sẽ
nói cho
người
Việt hải
ngoại
biết
được ý
nguyện
của ông.
Là người
có quốc
tịch Mỹ,
ông lúc
nào cũng
sẳn sàng
trở qua
bất cứ
quốc gia nào
để thực
hiện bức
tượng
Thương
Tiếc.
Ông còn
tâm sự,
ở tuổi
75,
nhưng
ông ráng
sống để
một ngày
nào đó
xây dựng lại tác
phẩm
Tiếc
Thương
vì theo
ông tác
phẩm này,
không
thể mai
một
trong
hoàn
cảnh
chính
trị
“khốn
nạn”, là
miền Nam
bị cưỡng
chiếm
vào tay
bạo
quyền
Việt
Cộng như
hiện
nay.
*Xuân
Hương
Mùa hè Bắc Cali 8/2009
Mùa hè Bắc Cali 8/2009
*
* *
* *
Tiếc thương
Nhạc: Anh Bằng - Thơ: Cao Tần
Hạt Sương Khuya trình bày
Không nhận ra người nữa
Đầu người vỡ tan rồi
Toàn thân đầy vết đạn
Ôi tượng hình tả tơi
Súng trận không còn đó
Nón sắt vương nơi nào
Bệ ngồi trơ sương gió
Người ơi người về đâu?
Tôi vịn vào pho tượng
Tượng trách non sông mình
Rằng sao tàn lửa khói
Hận thù vẫn sục sôi?
Linh hồn tôi rơi lệ
Chạnh nhớ xưa nơi này
Bao người vì quê hương
Chết trong mộ tiếc thương
Viên đạn ai thù oán
Bắn nát pho tượng này
Để giờ lật trang sử
Run mười đầu ngón tay
Run mười đầu ngón tay
Viên đạn ai thù oán
Bắn nát pho tượng này
Để giờ lật trang sử
Run mười đầu ngón tay ...
Đầu người vỡ tan rồi
Toàn thân đầy vết đạn
Ôi tượng hình tả tơi
Súng trận không còn đó
Nón sắt vương nơi nào
Bệ ngồi trơ sương gió
Người ơi người về đâu?
Tôi vịn vào pho tượng
Tượng trách non sông mình
Rằng sao tàn lửa khói
Hận thù vẫn sục sôi?
Linh hồn tôi rơi lệ
Chạnh nhớ xưa nơi này
Bao người vì quê hương
Chết trong mộ tiếc thương
Viên đạn ai thù oán
Bắn nát pho tượng này
Để giờ lật trang sử
Run mười đầu ngón tay
Run mười đầu ngón tay
Viên đạn ai thù oán
Bắn nát pho tượng này
Để giờ lật trang sử
Run mười đầu ngón tay ...
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire