Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan trong một cuộc họp báo hôm thứ Bảy
31-12-2016, tuyên bố Đài Loan là 'một quốc gia độc lập và có chủ quyền'.
Đài loan sẽ 'điềm tĩnh', “không cúi mình và không đối đầu”, chỉ đấu
tranh trong tương quan với Trung Quốc.
Lời bà tuyên bố được đưa ra sau khi Bà có cuộc điện đàm trực tiếp với TT đắc cử của Mỹ là Ô Trump. Một cuộc điện đàm làm cho TC tức cành hông, vì đã bất chấp nguyên tắc “một nước TQ duy nhứt”, Đài Loan chỉ là một tỉnh của TQ. Một nguyên tắc khiến suốt 40 năm không một tổng thống Mỹ và Đài Loan nào gọi điện thoại cho nhau.
Đứng trên phương diện ngoại giao, cuộc điện đàm ấy là một thành công xuất sắc trong công tác Mỹ vận của Đài Loan. Đứng trên phương diện tình nghĩa đồng minh, đây là Mỹ hồi tâm, chuyển ý, sửa sai một quyết định chánh trị cực kỳ thực dụng của Mỹ đã bỏ bạn cũ Đài Loan khi có bạn mới lớn mạnh hơn là TC. Đứng trên phương diện chiến lược quân sự, là sự phục hồi quốc gia Đài Loan, hậu thân của Trung Hoa quốc gia, là một cách tái tạo niềm tin của các nước Á châu Thái bình dương đối với Mỹ, trong đầu thế kỷ 21 là thế kỷ của Á châu.
Việt Nam Cộng hoà cũng là một Quốc gia đồng minh của Mỹ bị Mỹ bỏ rơi như Đài Loan khi Mỹ bắt tay được với TC hồi năm 1972. Hoàn cảnh VN Cộng hoà thời Mỹ bỏ rơi còn thê thảm hơn Đài Loan nữa. Đất nước bị CS chiếm cứ và thống trị. Dân VNCH thất quốc sa bang. Hàng triệu người di tản tỵ nạn CS, chết dứơi ngoài biển cả, trong rừng sâu.Thế giới rung động. Mỹ hối hận về sai lầm của mình bỏ rơi bạn, dang tay ra cứu khổn phò nguy, chấp nhận và giúp cho định cư cả triệu rưởi người, nhiều nhứt so với các nước.
Quân, dân, cán chính VNCH di tản ra hải ngoại không có lãnh thổ, không có chánh quyền lưu vong. Nhưng có cảm nghĩ thuộc về nhau, cùng máu mủ của Mẹ VN, cùng hồn thiêng sông núi Tổ quốc VN, mà quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ là biểu tượng. Nhờ khoa hoc kỹ thuật tin học của thời đại, các cộng đồng Việt ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc châu liên kết nhau thành một Việt Nam Hải ngoại, như Pháp Quốc Hải Ngoại thời Pháp bị Đức Quốc Xã chiếm đóng.
Kinh nghiệm phục quốc của Đài Loan đáng cho dân chúng Việt Nam hải ngoại và người Việt Quốc gia trong nước rút kinh nghiệm. Đài Loan tồn tại và phát triển được trước chiến lược của TC triệt tiêu và thôn tính, sáp nhập Đài Loan, là nhờ chống TC. Chống TC trên nhiều phương diện và hình thức và với kiên tâm bền chí. Biểu tình là hình thức thường làm. Chống CS bằng dân vận, quân vận, địch vận và quốc tế vận. Chống hoà giải hoà hợp với CS. Chống xảo thuật đảng cử dân bầu của Đảng CS. Chống văn hoá vận của TC len lỏi xâm nhập vào Đài Loan. Dân chúng Đài Loan vững tin tưởng chỉ có tranh đấu, chiến đấu mới có tự do, dân chủ. Không có nơi nào dân chúng bị trị hoà giải hoà hợp với Đảng Nhà Nước CS để lập chánh phủ liên hiệp với CS cả.
Nhớ báo Foreign Policy (FP) có lần mở cuộc phỏng vấn Bà Phó Tổng Thống Đài Loan, Annette Lu. Báo này ví Bà là Nelson Mandela của Đài Loan vì Bà là nhà tranh đấu đối lập bị giam cầm nhiều năm dưới thời Quốc Dân Đảng nắm chánh quyền. Một số cảm nghĩ và kinh nghiệm của Bà về lý do và công cuộc đấu tranh dai dẳng -- lâu dài hơn VN -- chống Trung Cộng đang ngự trị nước nhà của Bà bên kia bờ đảo quốc có nhiều điểm tương đồng với những người Việt yêu tự do, dân chủ. Những ý kiến của Bà thiết nghĩ có thể là niềm an ủi cho người Việt đấu tranh không thấy cô đơn, thất vọng trên con đường dài chống Cộng đến nay đã ròng rã hơn 40 năm trời.
Người Đài Loan chống Cộng có nhiều ưu thế hơn người Việt ở hải ngoại nhiều. Sau khi bị Mỹ bỏ rơi để đi với TC về ngoại giao, Đài loan mất thế ngoại giao nhưng còn tương quan thực tế với Mỹ. Nhứt là còn một phần lãnh thổ và có chánh quyền lưu vong và khoảng hơn 20 nước thừa nhận.
Còn người Việt Hải Ngoại, không quốc gia, không chánh quyền, không ngân sách, chỉ có khoảng 3 triệu rưởi người, đại đa số hiện là công dân của các nước định cư. Người Việt Hải ngoại chống Cộng trên quốc gia quê hương mới, qua chánh quyền của nước mới nhập tịch thành công dân, chống Cộng bằng tiền túi nhưng với quyết tâm cao và ý chí mạnh và lòng kiên nhẫn thế hệ này không thành thế hệ sau sẽ thành. Vì thế cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, cho đồng bào trong nước đang nằm trong gọng kềm CS, công cuộc chống CS ấy bên ngoài có vẻ như châu chấu chống xe, lại kéo dài đến nay được hơn 40 năm.
Ở hải ngoại công cuộc đấu tranh trở thành một thế trận quốc tế vận làm lung lay chiếc xe ngoại giao của CS. Còn bên trong nước việc chuyển lửa về quê hương sắp biến thành trận bão lửa đấu tranh của các tôn giáo và đồng bào kinh thượng, trí thức, nông dân cả ba miền sắp đốt cháy cơ đồ CS.
Trả lời Báo FP, Bà Annette Lu nói. Tương quan Trung Quốc và Đài Loan về văn hóa là đồng bào, về địa lý là láng giềng. Đồng bào thì không nên đánh nhau. Láng giềng thì nên sống chung và cộng tác. Thế nhưng Bắc Kinh nói “chúng ta” cùng một nhà nhưng đối xử với Đài Loan còn tệ hơn kẻ thù nữa.
CS Hà Nội cũng thế. Họ cần tiền bạc, chất xám của người Việt Hải Ngoại thì gọi là “Việt Kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm của quê hương, bộ phận của dân tộc không thể tách rời; miệng CS Hà Nội kêu gọi hòa giải hòa hợp; nhưng ai đi về bằng đầu gối thì cho, ai có ý kiến khác thì chụp mũ “lực lượng thù địch.”
Phân tích và đối chiếu hoàn cảnh, việc làm của Đài Loan và VN hải ngoại cho thấy cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN không có gì đáng bi quan. Người Việt Hải Ngoại không có lãnh thổ quốc gia nhưng có lá phiếu, có nhiều những nhà ngoại giao “bình dân”, có xu thế tự do kinh tế và dân chủ của thời đại yểm trợ. Chưa bao giờ CS Hà Nội bị Quốc Hội các siêu cường, các tổ chức phi chánh phủ của các siêu cường bao vây ngoại giao như bây giờ. Quốc kỳ VN được các thành phố nửa dân số Mỹ cư ngụ thừa nhận, được xuất hiện khắp ba châu trong nhiều lễ hội quốc tế, quốc gia, và công đồng người Việt Hải Ngoại. Lửa đấu tranh nhờ con đường kinh tế đã chuyển và bắt đầu cháy ở VN ngoài dân lẫn trong đảng.
Người Việt Hải Ngoại đã thành công trong quốc tế vận cho cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, tức gián tiếp chống CS. Cuộc đấu tranh của người dân Việt đã biến qui trình tự do, dân chủ, nhân quyền VN, là qui trình không thể đảo ngược được, dù là CS Hà Nội hay bất cứ một chánh quyền ngoại quốc nào muốn giữ Hà Nội làm tay sai.
Sự nghiệp ấy đòi hỏi kiên nhẫn vì hữu chí mới cánh thành. Nào ai đoán được sự đột quị, sụp đổ của CS Liên xô mới có 74 tuổi, về quân sự có lúc mạnh hơn Mỹ, về ảnh hưởng sắp chiếm gần phân nửa Nhân Loại./.(VA)
https://vietbao.com/a262603/nhin-dai-loan-nghi-vn
Lời bà tuyên bố được đưa ra sau khi Bà có cuộc điện đàm trực tiếp với TT đắc cử của Mỹ là Ô Trump. Một cuộc điện đàm làm cho TC tức cành hông, vì đã bất chấp nguyên tắc “một nước TQ duy nhứt”, Đài Loan chỉ là một tỉnh của TQ. Một nguyên tắc khiến suốt 40 năm không một tổng thống Mỹ và Đài Loan nào gọi điện thoại cho nhau.
Đứng trên phương diện ngoại giao, cuộc điện đàm ấy là một thành công xuất sắc trong công tác Mỹ vận của Đài Loan. Đứng trên phương diện tình nghĩa đồng minh, đây là Mỹ hồi tâm, chuyển ý, sửa sai một quyết định chánh trị cực kỳ thực dụng của Mỹ đã bỏ bạn cũ Đài Loan khi có bạn mới lớn mạnh hơn là TC. Đứng trên phương diện chiến lược quân sự, là sự phục hồi quốc gia Đài Loan, hậu thân của Trung Hoa quốc gia, là một cách tái tạo niềm tin của các nước Á châu Thái bình dương đối với Mỹ, trong đầu thế kỷ 21 là thế kỷ của Á châu.
Việt Nam Cộng hoà cũng là một Quốc gia đồng minh của Mỹ bị Mỹ bỏ rơi như Đài Loan khi Mỹ bắt tay được với TC hồi năm 1972. Hoàn cảnh VN Cộng hoà thời Mỹ bỏ rơi còn thê thảm hơn Đài Loan nữa. Đất nước bị CS chiếm cứ và thống trị. Dân VNCH thất quốc sa bang. Hàng triệu người di tản tỵ nạn CS, chết dứơi ngoài biển cả, trong rừng sâu.Thế giới rung động. Mỹ hối hận về sai lầm của mình bỏ rơi bạn, dang tay ra cứu khổn phò nguy, chấp nhận và giúp cho định cư cả triệu rưởi người, nhiều nhứt so với các nước.
Quân, dân, cán chính VNCH di tản ra hải ngoại không có lãnh thổ, không có chánh quyền lưu vong. Nhưng có cảm nghĩ thuộc về nhau, cùng máu mủ của Mẹ VN, cùng hồn thiêng sông núi Tổ quốc VN, mà quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ là biểu tượng. Nhờ khoa hoc kỹ thuật tin học của thời đại, các cộng đồng Việt ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc châu liên kết nhau thành một Việt Nam Hải ngoại, như Pháp Quốc Hải Ngoại thời Pháp bị Đức Quốc Xã chiếm đóng.
Kinh nghiệm phục quốc của Đài Loan đáng cho dân chúng Việt Nam hải ngoại và người Việt Quốc gia trong nước rút kinh nghiệm. Đài Loan tồn tại và phát triển được trước chiến lược của TC triệt tiêu và thôn tính, sáp nhập Đài Loan, là nhờ chống TC. Chống TC trên nhiều phương diện và hình thức và với kiên tâm bền chí. Biểu tình là hình thức thường làm. Chống CS bằng dân vận, quân vận, địch vận và quốc tế vận. Chống hoà giải hoà hợp với CS. Chống xảo thuật đảng cử dân bầu của Đảng CS. Chống văn hoá vận của TC len lỏi xâm nhập vào Đài Loan. Dân chúng Đài Loan vững tin tưởng chỉ có tranh đấu, chiến đấu mới có tự do, dân chủ. Không có nơi nào dân chúng bị trị hoà giải hoà hợp với Đảng Nhà Nước CS để lập chánh phủ liên hiệp với CS cả.
Nhớ báo Foreign Policy (FP) có lần mở cuộc phỏng vấn Bà Phó Tổng Thống Đài Loan, Annette Lu. Báo này ví Bà là Nelson Mandela của Đài Loan vì Bà là nhà tranh đấu đối lập bị giam cầm nhiều năm dưới thời Quốc Dân Đảng nắm chánh quyền. Một số cảm nghĩ và kinh nghiệm của Bà về lý do và công cuộc đấu tranh dai dẳng -- lâu dài hơn VN -- chống Trung Cộng đang ngự trị nước nhà của Bà bên kia bờ đảo quốc có nhiều điểm tương đồng với những người Việt yêu tự do, dân chủ. Những ý kiến của Bà thiết nghĩ có thể là niềm an ủi cho người Việt đấu tranh không thấy cô đơn, thất vọng trên con đường dài chống Cộng đến nay đã ròng rã hơn 40 năm trời.
Người Đài Loan chống Cộng có nhiều ưu thế hơn người Việt ở hải ngoại nhiều. Sau khi bị Mỹ bỏ rơi để đi với TC về ngoại giao, Đài loan mất thế ngoại giao nhưng còn tương quan thực tế với Mỹ. Nhứt là còn một phần lãnh thổ và có chánh quyền lưu vong và khoảng hơn 20 nước thừa nhận.
Còn người Việt Hải Ngoại, không quốc gia, không chánh quyền, không ngân sách, chỉ có khoảng 3 triệu rưởi người, đại đa số hiện là công dân của các nước định cư. Người Việt Hải ngoại chống Cộng trên quốc gia quê hương mới, qua chánh quyền của nước mới nhập tịch thành công dân, chống Cộng bằng tiền túi nhưng với quyết tâm cao và ý chí mạnh và lòng kiên nhẫn thế hệ này không thành thế hệ sau sẽ thành. Vì thế cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, cho đồng bào trong nước đang nằm trong gọng kềm CS, công cuộc chống CS ấy bên ngoài có vẻ như châu chấu chống xe, lại kéo dài đến nay được hơn 40 năm.
Ở hải ngoại công cuộc đấu tranh trở thành một thế trận quốc tế vận làm lung lay chiếc xe ngoại giao của CS. Còn bên trong nước việc chuyển lửa về quê hương sắp biến thành trận bão lửa đấu tranh của các tôn giáo và đồng bào kinh thượng, trí thức, nông dân cả ba miền sắp đốt cháy cơ đồ CS.
Trả lời Báo FP, Bà Annette Lu nói. Tương quan Trung Quốc và Đài Loan về văn hóa là đồng bào, về địa lý là láng giềng. Đồng bào thì không nên đánh nhau. Láng giềng thì nên sống chung và cộng tác. Thế nhưng Bắc Kinh nói “chúng ta” cùng một nhà nhưng đối xử với Đài Loan còn tệ hơn kẻ thù nữa.
CS Hà Nội cũng thế. Họ cần tiền bạc, chất xám của người Việt Hải Ngoại thì gọi là “Việt Kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm của quê hương, bộ phận của dân tộc không thể tách rời; miệng CS Hà Nội kêu gọi hòa giải hòa hợp; nhưng ai đi về bằng đầu gối thì cho, ai có ý kiến khác thì chụp mũ “lực lượng thù địch.”
Phân tích và đối chiếu hoàn cảnh, việc làm của Đài Loan và VN hải ngoại cho thấy cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN không có gì đáng bi quan. Người Việt Hải Ngoại không có lãnh thổ quốc gia nhưng có lá phiếu, có nhiều những nhà ngoại giao “bình dân”, có xu thế tự do kinh tế và dân chủ của thời đại yểm trợ. Chưa bao giờ CS Hà Nội bị Quốc Hội các siêu cường, các tổ chức phi chánh phủ của các siêu cường bao vây ngoại giao như bây giờ. Quốc kỳ VN được các thành phố nửa dân số Mỹ cư ngụ thừa nhận, được xuất hiện khắp ba châu trong nhiều lễ hội quốc tế, quốc gia, và công đồng người Việt Hải Ngoại. Lửa đấu tranh nhờ con đường kinh tế đã chuyển và bắt đầu cháy ở VN ngoài dân lẫn trong đảng.
Người Việt Hải Ngoại đã thành công trong quốc tế vận cho cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, tức gián tiếp chống CS. Cuộc đấu tranh của người dân Việt đã biến qui trình tự do, dân chủ, nhân quyền VN, là qui trình không thể đảo ngược được, dù là CS Hà Nội hay bất cứ một chánh quyền ngoại quốc nào muốn giữ Hà Nội làm tay sai.
Sự nghiệp ấy đòi hỏi kiên nhẫn vì hữu chí mới cánh thành. Nào ai đoán được sự đột quị, sụp đổ của CS Liên xô mới có 74 tuổi, về quân sự có lúc mạnh hơn Mỹ, về ảnh hưởng sắp chiếm gần phân nửa Nhân Loại./.(VA)
https://vietbao.com/a262603/nhin-dai-loan-nghi-vn
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire