Không chỉ nước Mỹ, cả thế giới đều biết tỷ phú Donald Trump không ưa
Trung Quốc.
Không chỉ nước Mỹ, cả thế giới bây giờ đều biết đứng sát bên cạnh vị tổng thống đắc cử Donald Trump là những người không chỉ chia sẻ quan điểm với ông về Trung Quốc, mà còn hết lòng ủng hộ Đài Loan, tin rằng tân chính phủ Hoa Kỳ phải quan tâm nhiều hơn đến quốc gia từng có thời là đồng minh, luôn bị Bắc Kinh đe dọa bằng võ lực.
Bốn mươi tám giờ đồng hồ sau khi ông Trump nhận điện thoại chúc mừng của nữ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn, dư luận khắp nơi vẫn tiếp tục bàn tán xôn xao về điều ông làm mà từ năm 1979 đến giờ chưa một vị tổng thống đương nhiệm hay tổng thống đắc cử nào của Hoa Kỳ làm cả.
Cú điện thoại đó đẩy Bắc Kinh tới chỗ phải lên tiếng phản đối thẳng với Tòa Bạch Ốc, nhưng mặt khác vẫn dịu giọng, dùng những lời lẽ thật từ tốn để trình bày quan điểm của họ. Theo lời Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị, chuyện dàn xếp gọi điện thoại chúc mừng ông Trump đắc cử “chỉ là một hành động nhỏ nhen” của người đang lãnh đạo Đài Loan, không ảnh hưởng gì tới chính sách Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, cũng chẳng làm sứt mẻ mối quan hệ cường quốc Mỹ-Trung.
Sáng Chủ Nhật, 4 Tháng Mười Hai, phó tổng tống đắc cử Mike Pence, đại diện ông Trump, lên tiếng giải bày qua những chương trình hội thoại trên truyền hình, cho rằng “đó chỉ là cú điện thoại chúc mừng bình thường,” tựa như hàng chục cú điện thoại chúc mừng khác mà ông Trump nhận sau ngày đắc cử.” Ngay ông Douglas Paal, cựu nhân viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, trước khi được Tổng Thống Cộng Hòa George W. Bush cử làm đại diện ở Đài Loan (2002-2006), cũng trấn an mọi người, cho hay theo những tin tức ông nhận được, ông Trump không có ý đánh đổi Trung Quốc lấy Đài Loan, “quan hệ giữa Washington với Bắc Kinh không thay đổi,” cho dù “Bắc Kinh phải lên tiếng phản đối” khiến chuyện trở thành sôi nổi hơn.
“Ông Trump không làm điều đó nếu không có sự thúc đẩy của dàn cố vấn chính trị,” theo một cựu viên chức hành pháp Hoa Kỳ, “đặc biệt là sự thúc đẩy của ông Edwin Feulner, một khuôn mặt quen thuộc của chính trường thủ đô, người chủ xướng một chính sách mới cho Đài Loan,” được ông Trump mời vào ban tham mưu từ lúc chưa đắc cử.
Nhân vật yêu cầu không nêu tên nhớ lại: “Edwin Feulner ủng hộ Đài Loan từ khi còn làm chuyên viên ở Quốc Hội, có quan hệ chặt chẽ với Đài Bắc sau ngày được Tổng Thống Richard Nixon cử làm phụ tá cho Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird, kết hợp những người cùng chí hướng thành một khối khi điều hành tổ chức Heritage Foundation của cánh bảo thủ Cộng Hòa.” Nhân vật này kể lại lần thấy ông Feulner giận dữ nhất “là hồi Tháng Mười, 2011, khi Tổng Thống Barack Obama quyết định không bán 66 chiếc F-16 cho Đài Loan, và ông chê bai Tổng Thống Obama không xứng đáng lãnh đạo thế giới tự do.”
Chuyện Tổng Thống Obama không bán F-16 cho Đài Loan “cũng là lần đầu tiên ông Trump lên tiếng bênh vực Đài Bắc, cho rằng chính phủ Obama sai lầm khi không hết lòng trợ giúp cho người bạn đồng minh cũ,” gọi quyết định của vị tổng thống Dân Chủ “là một thắng lợi cho Trung Quốc, vì gửi tín hiệu sai lầm, khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh nghĩ rằng Washington bao giờ cũng coi trọng Trung Quốc hơn Đài Loan.”
Ngoài ông Edwin Feulner, đứng gần tổng thống tân cử Trump còn có ông John Bolton, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, người từ lâu vẫn chủ trương Hoa Kỳ phải đi gần hơn với Đài Loan, và là người có mặt tại Trump Tower ở New York hôm ông Trump nói chuyện qua điện thoại với bà Thái.
Tháng Giêng năm nay, trong bài quan điểm đăng trên nhật báo The Wall Street Journal, ông Bolton tin rằng “chính sách thân thiện hơn với Đài Loan sẽ gây áp lực, buộc Trung Quốc bớt hung hăng ở Châu Á-Thái Bình Dương.” Trong bài này, ông Bolton đề nghị tân chính phủ Hoa Kỳ “nên bắt đầu bằng việc chỉ thị cho Bộ Ngoại Giao đón các nhà ngoại giao Đài Loan, chuyển văn phòng đại diện trao đổi thương mại-văn hóa đặt ở thủ đô hai phía thành văn phòng đại diện chính thức, không hoạt động với tính cách tư nhân như hiện giờ, đồng ý cho tổng thống Đài Loan được sang thăm Hoa Kỳ và dần dần đi đến chỗ hai bên nối lại quan hệ ngoại giao.”
Một cố vấn khác của ông Trump cũng thuộc nhóm “không ưa Trung Quốc, hết lòng với Đài Loan” là Giáo Sư Peter Navarro, người thường xuyên viết bài chỉ trích Tổng Thống Obama về chính sách mà ông gọi là “quá sai lầm” đối với Đài Loan. Trong bài viết được phổ biến chỉ một ngày trước khi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ diễn ra, ông Navarro cho rằng Đài Loan “không chỉ là ngọn hải đăng dân chủ ở Châu Á” mà “có thể còn là đồng minh quân sự quan trọng nhất của nước Mỹ.”
Chưa biết chính sách của Tổng Thống Trump đối với Trung Quốc và Đài Loan sẽ như thế nào, nhưng nhiều chính trị gia Dân Chủ lẫn Cộng Hòa lên tiếng ủng hộ việc làm của ông. Theo lời ông Andre Bauer, cựu phó thống đốc tiểu bang South Carolina, “đã tới lúc chính phủ Hoa Kỳ phải duyệt xét lại chính sách của mình đối với Đài Loan.” Ông Bauer, người đứng trong Ủy Ban Vận Động Tranh Cử cho ông Trump, giải thích: “Đài Loan hiện nay khác hẳn Đài Loan hồi 1979, bây giờ họ là một quốc gia dân chủ, nhân quyền được tôn trọng, tức họ (Đài Loan) chia sẻ những giá trị căn bản với chúng ta.”
Thượng Nghị Sĩ Tom Cotton (Cộng Hòa-Arkansas) cũng lên tiếng “hoan nghênh” việc làm của ông Trump khi nói chuyện với tổng thống Đài Loan, “điều đó tái khẳng định quyết tâm của chúng ta với nền dân chủ duy nhất trên lãnh thổ Trung Quốc.” Dân Biểu Peter King (Cộng Hòa-New York) cũng ngợi khen ông Trump, gọi việc ông vừa làm “là thông điệp mạnh mẽ gửi đến Trung Quốc,” báo hiệu “một ngày mới cho Châu Á.”
Thú vị nhất là nhận xét của một người thân cận với Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan. Trưa Thứ Bảy vừa rồi, trong buổi tiếp tân bỏ túi để đón các nhân viên mới làm việc với với các dân biểu Cộng Hòa, nhân vật này cho hay ông đồng ý với nhận định của Đại Sứ Bolton, tin rằng “chính sách thân thiết với Đài Loan sẽ khiến Trung Quốc phải vất vả đối phó, không có thì giờ để gây rối ở Biển Đông.” Hỏi ý kiến này có được ông Ryan chia sẻ hay không, ông này trả lời “ông sếp tôi ủng hộ tất cả những gì tổng thống đắc cử Trump làm, vì (ông) biết Tổng Thống Trump là người sẵn sàng làm tất cả mọi chuyện, miễn là đạt kết quả.”
http://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-hoa-ky/dai-loan-bao-ve-ong-trump/
Không chỉ nước Mỹ, cả thế giới bây giờ đều biết đứng sát bên cạnh vị tổng thống đắc cử Donald Trump là những người không chỉ chia sẻ quan điểm với ông về Trung Quốc, mà còn hết lòng ủng hộ Đài Loan, tin rằng tân chính phủ Hoa Kỳ phải quan tâm nhiều hơn đến quốc gia từng có thời là đồng minh, luôn bị Bắc Kinh đe dọa bằng võ lực.
Bốn mươi tám giờ đồng hồ sau khi ông Trump nhận điện thoại chúc mừng của nữ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn, dư luận khắp nơi vẫn tiếp tục bàn tán xôn xao về điều ông làm mà từ năm 1979 đến giờ chưa một vị tổng thống đương nhiệm hay tổng thống đắc cử nào của Hoa Kỳ làm cả.
Cú điện thoại đó đẩy Bắc Kinh tới chỗ phải lên tiếng phản đối thẳng với Tòa Bạch Ốc, nhưng mặt khác vẫn dịu giọng, dùng những lời lẽ thật từ tốn để trình bày quan điểm của họ. Theo lời Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị, chuyện dàn xếp gọi điện thoại chúc mừng ông Trump đắc cử “chỉ là một hành động nhỏ nhen” của người đang lãnh đạo Đài Loan, không ảnh hưởng gì tới chính sách Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, cũng chẳng làm sứt mẻ mối quan hệ cường quốc Mỹ-Trung.
Sáng Chủ Nhật, 4 Tháng Mười Hai, phó tổng tống đắc cử Mike Pence, đại diện ông Trump, lên tiếng giải bày qua những chương trình hội thoại trên truyền hình, cho rằng “đó chỉ là cú điện thoại chúc mừng bình thường,” tựa như hàng chục cú điện thoại chúc mừng khác mà ông Trump nhận sau ngày đắc cử.” Ngay ông Douglas Paal, cựu nhân viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, trước khi được Tổng Thống Cộng Hòa George W. Bush cử làm đại diện ở Đài Loan (2002-2006), cũng trấn an mọi người, cho hay theo những tin tức ông nhận được, ông Trump không có ý đánh đổi Trung Quốc lấy Đài Loan, “quan hệ giữa Washington với Bắc Kinh không thay đổi,” cho dù “Bắc Kinh phải lên tiếng phản đối” khiến chuyện trở thành sôi nổi hơn.
“Ông Trump không làm điều đó nếu không có sự thúc đẩy của dàn cố vấn chính trị,” theo một cựu viên chức hành pháp Hoa Kỳ, “đặc biệt là sự thúc đẩy của ông Edwin Feulner, một khuôn mặt quen thuộc của chính trường thủ đô, người chủ xướng một chính sách mới cho Đài Loan,” được ông Trump mời vào ban tham mưu từ lúc chưa đắc cử.
Nhân vật yêu cầu không nêu tên nhớ lại: “Edwin Feulner ủng hộ Đài Loan từ khi còn làm chuyên viên ở Quốc Hội, có quan hệ chặt chẽ với Đài Bắc sau ngày được Tổng Thống Richard Nixon cử làm phụ tá cho Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird, kết hợp những người cùng chí hướng thành một khối khi điều hành tổ chức Heritage Foundation của cánh bảo thủ Cộng Hòa.” Nhân vật này kể lại lần thấy ông Feulner giận dữ nhất “là hồi Tháng Mười, 2011, khi Tổng Thống Barack Obama quyết định không bán 66 chiếc F-16 cho Đài Loan, và ông chê bai Tổng Thống Obama không xứng đáng lãnh đạo thế giới tự do.”
Chuyện Tổng Thống Obama không bán F-16 cho Đài Loan “cũng là lần đầu tiên ông Trump lên tiếng bênh vực Đài Bắc, cho rằng chính phủ Obama sai lầm khi không hết lòng trợ giúp cho người bạn đồng minh cũ,” gọi quyết định của vị tổng thống Dân Chủ “là một thắng lợi cho Trung Quốc, vì gửi tín hiệu sai lầm, khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh nghĩ rằng Washington bao giờ cũng coi trọng Trung Quốc hơn Đài Loan.”
Ngoài ông Edwin Feulner, đứng gần tổng thống tân cử Trump còn có ông John Bolton, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, người từ lâu vẫn chủ trương Hoa Kỳ phải đi gần hơn với Đài Loan, và là người có mặt tại Trump Tower ở New York hôm ông Trump nói chuyện qua điện thoại với bà Thái.
Tháng Giêng năm nay, trong bài quan điểm đăng trên nhật báo The Wall Street Journal, ông Bolton tin rằng “chính sách thân thiện hơn với Đài Loan sẽ gây áp lực, buộc Trung Quốc bớt hung hăng ở Châu Á-Thái Bình Dương.” Trong bài này, ông Bolton đề nghị tân chính phủ Hoa Kỳ “nên bắt đầu bằng việc chỉ thị cho Bộ Ngoại Giao đón các nhà ngoại giao Đài Loan, chuyển văn phòng đại diện trao đổi thương mại-văn hóa đặt ở thủ đô hai phía thành văn phòng đại diện chính thức, không hoạt động với tính cách tư nhân như hiện giờ, đồng ý cho tổng thống Đài Loan được sang thăm Hoa Kỳ và dần dần đi đến chỗ hai bên nối lại quan hệ ngoại giao.”
Một cố vấn khác của ông Trump cũng thuộc nhóm “không ưa Trung Quốc, hết lòng với Đài Loan” là Giáo Sư Peter Navarro, người thường xuyên viết bài chỉ trích Tổng Thống Obama về chính sách mà ông gọi là “quá sai lầm” đối với Đài Loan. Trong bài viết được phổ biến chỉ một ngày trước khi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ diễn ra, ông Navarro cho rằng Đài Loan “không chỉ là ngọn hải đăng dân chủ ở Châu Á” mà “có thể còn là đồng minh quân sự quan trọng nhất của nước Mỹ.”
Chưa biết chính sách của Tổng Thống Trump đối với Trung Quốc và Đài Loan sẽ như thế nào, nhưng nhiều chính trị gia Dân Chủ lẫn Cộng Hòa lên tiếng ủng hộ việc làm của ông. Theo lời ông Andre Bauer, cựu phó thống đốc tiểu bang South Carolina, “đã tới lúc chính phủ Hoa Kỳ phải duyệt xét lại chính sách của mình đối với Đài Loan.” Ông Bauer, người đứng trong Ủy Ban Vận Động Tranh Cử cho ông Trump, giải thích: “Đài Loan hiện nay khác hẳn Đài Loan hồi 1979, bây giờ họ là một quốc gia dân chủ, nhân quyền được tôn trọng, tức họ (Đài Loan) chia sẻ những giá trị căn bản với chúng ta.”
Thượng Nghị Sĩ Tom Cotton (Cộng Hòa-Arkansas) cũng lên tiếng “hoan nghênh” việc làm của ông Trump khi nói chuyện với tổng thống Đài Loan, “điều đó tái khẳng định quyết tâm của chúng ta với nền dân chủ duy nhất trên lãnh thổ Trung Quốc.” Dân Biểu Peter King (Cộng Hòa-New York) cũng ngợi khen ông Trump, gọi việc ông vừa làm “là thông điệp mạnh mẽ gửi đến Trung Quốc,” báo hiệu “một ngày mới cho Châu Á.”
Thú vị nhất là nhận xét của một người thân cận với Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan. Trưa Thứ Bảy vừa rồi, trong buổi tiếp tân bỏ túi để đón các nhân viên mới làm việc với với các dân biểu Cộng Hòa, nhân vật này cho hay ông đồng ý với nhận định của Đại Sứ Bolton, tin rằng “chính sách thân thiết với Đài Loan sẽ khiến Trung Quốc phải vất vả đối phó, không có thì giờ để gây rối ở Biển Đông.” Hỏi ý kiến này có được ông Ryan chia sẻ hay không, ông này trả lời “ông sếp tôi ủng hộ tất cả những gì tổng thống đắc cử Trump làm, vì (ông) biết Tổng Thống Trump là người sẵn sàng làm tất cả mọi chuyện, miễn là đạt kết quả.”
http://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-hoa-ky/dai-loan-bao-ve-ong-trump/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire