Giới bình
luận mắc bệnh sợ Tầu thấy tái nhợt khi tổng thống tân cử Donald Trump
điện đàm với bà Thái Anh Văn – mà ông gọi là tổng thống Ðài Loan. Họ phê
phán đó là hành động ngoại giao dại dột – “blunder” vì ngu xuẩn, bất
cẩn hoặc dốt nát. Họ càng đả kích và cảnh báo rằng coi chừng Bắc Kinh
trả đũa khi ông Trump phóng lên trương mục Twitter của ông cho mười mấy
triệu người đọc, rằng “Trung Quốc có hỏi ý chúng ta khi họ phá giá đồng
bạc (làm doanh nghiệp Mỹ khó cạnh tranh), khi họ đánh thuế trên hàng của
chúng ta bán vào thị trường của họ (mà ta lại chẳng đánh thuế), và khi
họ thiết lập hệ thống quân sự giữa vùng biển Hoa Nam không? Tôi nghĩ
rằng không.”
Từ vụ này,
nhiều người lo sợ là sau khi đắc cử, Donald Trump sẽ áp dụng phong thái
tranh cử bất thường của ông vào lãnh vực ngoại giao nên có thể gây khủng
hoảng quốc tế. Nhưng chính nỗi lo sợ ấy mới bất thường vì phong thái
ngoại giao cổ điển này lại gây vấn đề cho Hoa Kỳ và các nước. Xin đi lại
từ đầu để hiểu tại sao…
Ðúng 45 năm trước, vào đầu năm 1972, Tổng Thống Richard Nixon mở cửa
cho Trung Quốc – để xứng kỳ đức, xin viết là Trung Cộng. Từ đó, Hoa Kỳ
có chánh sách ngoại giao nhập nhằng, là chỉ công nhận một nước Trung Hoa
với hàm ý – mà không chính thức, trời ơi – Trung Hoa Dân Quốc hay Ðài
Loan là một phần của Trung Quốc.
Ðấy là sự nhập nhằng vì Hoa Kỳ hết công nhận Ðài Loan, chính thức đoạn giao từ 1979 để Trung Cộng chiếm ghế Hội Viên Thường Trực của Trung Hoa Dân Quốc tại Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nhưng lại có Ðạo Luật Quan Hệ Ðài Loan (Taiwan Relation Act- TRA) do Quốc Hội biểu quyết và Tổng Thống Jimmy Carter ban hành đầu năm 1979 theo đó, Hoa Kỳ giữ quan hệ “không ngoại giao” với Ðài Loan nhưng có nhiệm vụ bảo vệ quốc đảo này về quân sự.
Từ đó, bang giao giữa Ðài Loan và Hoa Kỳ chỉ còn ý nghĩa thương mại, do “Viện Ðài Loan của Hoa Kỳ” (American Institute of Taiwan) phụ trách, nhưng vẫn được giới ngoại giao Mỹ đảm nhiệm. Ðạo Luật TRA là kết quả vận động của phe bảo thủ bên đảng Cộng Hòa nhằm tiếp tục bảo vệ Ðài Loan, rồi sau đó còn được tăng cường với Sáu Cam Kết (Six Assurances) được chính quyền Ronald Reagan tái khẳng định năm 1982. Từ đấy, Hoa Kỳ có chánh sách nước đôi về Ðài Loan do cả hai đảng cùng mặc nhiên tiến hành. Ngay trong cuộc tranh cử tổng thống năm nay, đại hội đảng Cộng Hòa vào Tháng Bảy tại Cleveland thuộc tiểu bang Ohio còn nhắc lại chủ trương rắc rối đó, là không công nhận nhưng vẫn bảo vệ Ðài Loan.
Tại sao Hoa Kỳ lại có chính sách bất thường này? Chúng ta phải trở về quá khứ…
Khi Richard Nixon có chuyến Hoa du đầu năm 1972, Hoa Kỳ đã mệt mỏi về cuộc chiến tại Việt Nam trong khi lại bị Liên Bang Xô Viết thách đố quyền lợi tại Âu Châu. Giữa Liên Xô và Trung Cộng, tình hình đã căng thẳng và có xung đột nặng từ năm 1969 trên bờ sông Ussuri (Ô Tô Lý giang) là biên giới giữa Tây Bá Lợi Á của Nga và đất Trung Hoa, khiến Bắc Kinh còn sợ bị Liên Xô tấn công bằng võ khí hạch tâm.
Vì Liên Xô có thể thách đó quyền lợi của Trung Cộng và của Hoa Kỳ tại Âu Châu, mà không thể cùng lúc đương đầu với cả Tầu lẫn Mỹ từ Ðông qua Tây, Chính quyền Nixon bèn lập mưu ly gián: hợp tác với Trung Cộng và được Bắc Kinh cung cấp thông tin tình báo về Liên Xô.
Thỏa thuận Mỹ-Hoa về Ðài Loan ra đời trong khung cảnh địa dư chính trị đó. Nó hết là ý thức hệ “Quốc-Cộng.”
Bắc Kinh thời Mao đòi Hoa Kỳ chỉ công nhận một nước Trung Hoa, nhưng cũng hứa sẽ không xâm chiếm (hay “giải phóng”) Ðài Loan như họ muốn từ năm 1949. Nhu cầu của Bắc Kinh giữa cơn loạn lạc của Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản Vĩ Ðại 1967-1976 là cho thần dân và đảng viên ở nhà thấy Hoa Kỳ đã nhượng bộ. Nhu cầu của Mỹ là cho Tầu hưởng thành quả ngoại giao đó, nhưng vẫn phải đóng chốt bảo vệ Ðài Loan.
Hơn 20 năm trước khi thương thuyết việc thu hồi Hồng Kông và Macao, Ðặng Tiểu Bình tái áp dụng chánh sách nhập nhằng với chủ trương “Nhất quốc lưỡng chế,” một quốc gia có hai chế độ tự do và cộng sản. Tự do tạm thời cho Hồng Kông, Ma Cao và Ðài Loan, miễn là Hoa Kỳ không coi Ðài Loan là một quốc gia độc lập. Vì vậy, lãnh đạo Hoa Kỳ không hề công nhận hay tiếp xúc với lãnh đạo Ðài Bắc, từ năm 1996 còn do người dân Ðài Loan trực tiếp bầu lên theo thể thức phổ thông, và cũng chẳng muốn Ðài Loan tuyên bố độc lập….
Tuần qua, khi Donald Trump nói chuyện với bà Thái Anh Văn, được bầu từ Tháng Giêng và nhậm chức tổng thống từ Tháng Năm, mà minh danh gọi bà là tổng thống Ðài Loan thì nhiều người lo sợ. Chuyện hão huyền của sự nhu nhược tối tăm!
Ngày nay, tình hình đã thay đổi so với 25 hay 45 năm trước. Liên Xô đã tan rã, Mao Ðặng đều xuôi sáu tấm, Trung Cộng trở thành cường quốc kinh tế có tham vọng quân sự và chiến lược tỏa rộng, lại còn xâm phạm quyền lợi Hoa Kỳ khi Mỹ vẫn tập trung chú ý vào hồ sơ Hồi Giáo. Chính là sự lớn mạnh kinh tế của Trung Cộng nhờ chánh sách hợp tác và chiều chuộng của các chính quyền Cộng Hòa lẫn Dân Chủ từ 45 năm qua đã gây khó khăn cho khu vực chế biến của Hoa Kỳ làm dân Mỹ bất mãn.
Sự bất mãn đến độ khủng hoảng xã hội đó được ứng cử viên Donald Trump cảm nhận và khéo diễn tả với phong thái thô lỗ thiếu ngoại giao. Ông đắc cử là nhờ vậy, với chủ trương ưu tiên bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ. Chúng ta vừa chứng kiến một cuộc cách mạng mà không hay!
Tổng thống tân cử Donald Trump trở thành biểu tượng của “Chủ Nghĩa Quốc Gia Hoa Kỳ” khi chủ nghĩa đó được đa số dân Mỹ đồng ý, trước sự ngạc nhiên của lãnh đạo của hai đảng lẫn đám học giả trí thức xưa nay vẫn chủ trương thỏa hiệp. Khi cần biểu hiện ý chí, Trump chọn Ðài Loan, một xứ thật ra độc lập, có quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh gắn bó với Hoa Kỳ, mà vẫn không được xưng danh là quốc gia.
Một giáo sư chính trị học hay nhà bình luận chiến lược chỉ là kẻ ngồi phê phán quyết định hay phát biểu của giới lãnh đạo, như ông Trump vi phạm nền tảng của quan hệ Mỹ-Hoa. Lãnh đạo phải nghĩ khác mà bất cần tới đám thầy bàn đó. Donald Trump nghĩ khác và còn nói thẳng rằng ông muốn thay đổi nền tảng của quan hệ Mỹ-Hoa được vun xới trong 45 năm qua. Ông ta không bất cẩn hay dại dột chẳng biết suy xét mà xúc phạm tự ái của Bắc Kinh vì cao hứng nói nhảm.
Ông muốn vạch lại luật chơi với Trung Cộng.
Kinh tế Trung Cộng vẫn quá lệ thuộc vào xuất cảng và vào nền kinh tế có sản lượng bằng một phần tư của toàn cầu với thị trường nhập cảng rất lớn, là Hoa Kỳ. Bắc Kinh đang gửi tàn sản vào Mỹ và nếu có phật ý vì vụ Ðài Loan thì phải để của trong các ngân hàng Âu Châu hay Nhật Bản. Rủi ro mất bạc thì ai chịu? Doanh gia Donald Trump rất hiểu bài toán bạc tiền đó! Từ nay, Bắc Kinh phải nghĩ lại và thương thuyết lại với Hoa Kỳ, trước sự hả hê của dân Mỹ… Khác với ngày xưa, giữa những khó khăn kinh tế trong nội bộ, lãnh đạo Bắc Kinh sẽ không gặp loại tổng thống dễ lừa dễ dọa. Họ gặp một con diều hâu.
Bắc Kinh có thể biểu dương võ khí nhưng chưa thể là đối thủ của Nhật Bản, đừng nói tới Hoa Kỳ. Mà Donald Trump không chuyển trục về Ðông Á để chơi, như chủ trương của Tổng Thống Barack Obama hay cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton, ông quyết định nâng số chiến hạm tới 350 đơn vị và bổ nhiệm ban tham mưu cho mục tiêu đó. Với Ðài Loan, ông cũng có quyết định yểm trợ dứt khoát hơn chính quyền Obama.
Trong 45 năm qua, chánh sách ngoai giao nhập nhằng về một nước Trung Hoa không làm thay đổi quan hệ căn bản của Hoa Kỳ với Ðài Loan nhưng lại bao che cho mưu đồ bành trướng của Bắc Kinh. Mưu đồ ấy đã rõ rệt ngoài Ðông Hải và càng trắng trợn khi Bắc Kinh chế diễu tôn chỉ “Nhất quốc lưỡng chế” mà thu hẹp quyền tự do của Hồng Kông 20 năm sau khi thu hồi đảo quốc này. Donald Trump có thể đóng kịch nhố nhăng, chứ ban tham mưu của ông đều biết dân Ðài Loan và Hồng Kông không muốn là công dân của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Và Chủ Nghĩa Dân Tộc Ðại Hán của Bắc Kinh đang cản trở Chủ Nghĩa Quốc Gia Hoa Kỳ! Tội gì mà nhịn?
Donald Trump mới chỉ điện thoại với tổng thống Ðài Loan, chứ chưa “xen lấn vào nội tình Trung Cộng” khi nêu vấn đề về Hồng Kông, hay trực tiếp gặp đức Ðạt Lai Lạt Ma của dân Tây Tạng!
Một tổng thống Mỹ là Richard Nixon đã gây ngạc nhiên 45 năm trước khi làm trò đảo điên cho Trung Cộng được hưởng. Ngày nay, Bắc Kinh nên tự chuẩn bị kinh ngạc khi một tổng thống Hoa Kỳ lại làm chuyện đảo điên khác: thu hồi món quà tặng của Nixon. Trước đó vài ngày, Donald Trump còn khéo đánh lừa các học giả và giới bình luận khi gặp riêng tay cò mồi quốc tế của Bắc Kinh là Henry Kissinger!
Trung Cộng cần thị trường Hoa Kỳ, nhưng không miễn phí mà phải thương thuyết lại từng lẽ lợi hại. Và ngoài Ðông Hải thì cũng chẳng thể tự tung tự tác vì dưới đôi mắt con buôn Donald Trump, kinh tế cũng là an ninh. Chỉ với một cú điện thoại, ông làm đám gian thương gian hùng gian tham tại Bắc Kinh phải tính lại!
Hèn gì, Ngoại Trưởng Vương Nghị của Trung Cộng lại phản ứng nhẹ nhàng hơn giới bình luận linh tinh của Mỹ…
http://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-hoa-ky/nhat-quoc-luong-che-dieu/
Ðấy là sự nhập nhằng vì Hoa Kỳ hết công nhận Ðài Loan, chính thức đoạn giao từ 1979 để Trung Cộng chiếm ghế Hội Viên Thường Trực của Trung Hoa Dân Quốc tại Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nhưng lại có Ðạo Luật Quan Hệ Ðài Loan (Taiwan Relation Act- TRA) do Quốc Hội biểu quyết và Tổng Thống Jimmy Carter ban hành đầu năm 1979 theo đó, Hoa Kỳ giữ quan hệ “không ngoại giao” với Ðài Loan nhưng có nhiệm vụ bảo vệ quốc đảo này về quân sự.
Từ đó, bang giao giữa Ðài Loan và Hoa Kỳ chỉ còn ý nghĩa thương mại, do “Viện Ðài Loan của Hoa Kỳ” (American Institute of Taiwan) phụ trách, nhưng vẫn được giới ngoại giao Mỹ đảm nhiệm. Ðạo Luật TRA là kết quả vận động của phe bảo thủ bên đảng Cộng Hòa nhằm tiếp tục bảo vệ Ðài Loan, rồi sau đó còn được tăng cường với Sáu Cam Kết (Six Assurances) được chính quyền Ronald Reagan tái khẳng định năm 1982. Từ đấy, Hoa Kỳ có chánh sách nước đôi về Ðài Loan do cả hai đảng cùng mặc nhiên tiến hành. Ngay trong cuộc tranh cử tổng thống năm nay, đại hội đảng Cộng Hòa vào Tháng Bảy tại Cleveland thuộc tiểu bang Ohio còn nhắc lại chủ trương rắc rối đó, là không công nhận nhưng vẫn bảo vệ Ðài Loan.
Khi Richard Nixon có chuyến Hoa du đầu năm 1972, Hoa Kỳ đã mệt mỏi về cuộc chiến tại Việt Nam trong khi lại bị Liên Bang Xô Viết thách đố quyền lợi tại Âu Châu. Giữa Liên Xô và Trung Cộng, tình hình đã căng thẳng và có xung đột nặng từ năm 1969 trên bờ sông Ussuri (Ô Tô Lý giang) là biên giới giữa Tây Bá Lợi Á của Nga và đất Trung Hoa, khiến Bắc Kinh còn sợ bị Liên Xô tấn công bằng võ khí hạch tâm.
Vì Liên Xô có thể thách đó quyền lợi của Trung Cộng và của Hoa Kỳ tại Âu Châu, mà không thể cùng lúc đương đầu với cả Tầu lẫn Mỹ từ Ðông qua Tây, Chính quyền Nixon bèn lập mưu ly gián: hợp tác với Trung Cộng và được Bắc Kinh cung cấp thông tin tình báo về Liên Xô.
Thỏa thuận Mỹ-Hoa về Ðài Loan ra đời trong khung cảnh địa dư chính trị đó. Nó hết là ý thức hệ “Quốc-Cộng.”
Bắc Kinh thời Mao đòi Hoa Kỳ chỉ công nhận một nước Trung Hoa, nhưng cũng hứa sẽ không xâm chiếm (hay “giải phóng”) Ðài Loan như họ muốn từ năm 1949. Nhu cầu của Bắc Kinh giữa cơn loạn lạc của Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản Vĩ Ðại 1967-1976 là cho thần dân và đảng viên ở nhà thấy Hoa Kỳ đã nhượng bộ. Nhu cầu của Mỹ là cho Tầu hưởng thành quả ngoại giao đó, nhưng vẫn phải đóng chốt bảo vệ Ðài Loan.
Hơn 20 năm trước khi thương thuyết việc thu hồi Hồng Kông và Macao, Ðặng Tiểu Bình tái áp dụng chánh sách nhập nhằng với chủ trương “Nhất quốc lưỡng chế,” một quốc gia có hai chế độ tự do và cộng sản. Tự do tạm thời cho Hồng Kông, Ma Cao và Ðài Loan, miễn là Hoa Kỳ không coi Ðài Loan là một quốc gia độc lập. Vì vậy, lãnh đạo Hoa Kỳ không hề công nhận hay tiếp xúc với lãnh đạo Ðài Bắc, từ năm 1996 còn do người dân Ðài Loan trực tiếp bầu lên theo thể thức phổ thông, và cũng chẳng muốn Ðài Loan tuyên bố độc lập….
Tuần qua, khi Donald Trump nói chuyện với bà Thái Anh Văn, được bầu từ Tháng Giêng và nhậm chức tổng thống từ Tháng Năm, mà minh danh gọi bà là tổng thống Ðài Loan thì nhiều người lo sợ. Chuyện hão huyền của sự nhu nhược tối tăm!
Ngày nay, tình hình đã thay đổi so với 25 hay 45 năm trước. Liên Xô đã tan rã, Mao Ðặng đều xuôi sáu tấm, Trung Cộng trở thành cường quốc kinh tế có tham vọng quân sự và chiến lược tỏa rộng, lại còn xâm phạm quyền lợi Hoa Kỳ khi Mỹ vẫn tập trung chú ý vào hồ sơ Hồi Giáo. Chính là sự lớn mạnh kinh tế của Trung Cộng nhờ chánh sách hợp tác và chiều chuộng của các chính quyền Cộng Hòa lẫn Dân Chủ từ 45 năm qua đã gây khó khăn cho khu vực chế biến của Hoa Kỳ làm dân Mỹ bất mãn.
Sự bất mãn đến độ khủng hoảng xã hội đó được ứng cử viên Donald Trump cảm nhận và khéo diễn tả với phong thái thô lỗ thiếu ngoại giao. Ông đắc cử là nhờ vậy, với chủ trương ưu tiên bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ. Chúng ta vừa chứng kiến một cuộc cách mạng mà không hay!
Tổng thống tân cử Donald Trump trở thành biểu tượng của “Chủ Nghĩa Quốc Gia Hoa Kỳ” khi chủ nghĩa đó được đa số dân Mỹ đồng ý, trước sự ngạc nhiên của lãnh đạo của hai đảng lẫn đám học giả trí thức xưa nay vẫn chủ trương thỏa hiệp. Khi cần biểu hiện ý chí, Trump chọn Ðài Loan, một xứ thật ra độc lập, có quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh gắn bó với Hoa Kỳ, mà vẫn không được xưng danh là quốc gia.
Một giáo sư chính trị học hay nhà bình luận chiến lược chỉ là kẻ ngồi phê phán quyết định hay phát biểu của giới lãnh đạo, như ông Trump vi phạm nền tảng của quan hệ Mỹ-Hoa. Lãnh đạo phải nghĩ khác mà bất cần tới đám thầy bàn đó. Donald Trump nghĩ khác và còn nói thẳng rằng ông muốn thay đổi nền tảng của quan hệ Mỹ-Hoa được vun xới trong 45 năm qua. Ông ta không bất cẩn hay dại dột chẳng biết suy xét mà xúc phạm tự ái của Bắc Kinh vì cao hứng nói nhảm.
Ông muốn vạch lại luật chơi với Trung Cộng.
Kinh tế Trung Cộng vẫn quá lệ thuộc vào xuất cảng và vào nền kinh tế có sản lượng bằng một phần tư của toàn cầu với thị trường nhập cảng rất lớn, là Hoa Kỳ. Bắc Kinh đang gửi tàn sản vào Mỹ và nếu có phật ý vì vụ Ðài Loan thì phải để của trong các ngân hàng Âu Châu hay Nhật Bản. Rủi ro mất bạc thì ai chịu? Doanh gia Donald Trump rất hiểu bài toán bạc tiền đó! Từ nay, Bắc Kinh phải nghĩ lại và thương thuyết lại với Hoa Kỳ, trước sự hả hê của dân Mỹ… Khác với ngày xưa, giữa những khó khăn kinh tế trong nội bộ, lãnh đạo Bắc Kinh sẽ không gặp loại tổng thống dễ lừa dễ dọa. Họ gặp một con diều hâu.
Bắc Kinh có thể biểu dương võ khí nhưng chưa thể là đối thủ của Nhật Bản, đừng nói tới Hoa Kỳ. Mà Donald Trump không chuyển trục về Ðông Á để chơi, như chủ trương của Tổng Thống Barack Obama hay cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton, ông quyết định nâng số chiến hạm tới 350 đơn vị và bổ nhiệm ban tham mưu cho mục tiêu đó. Với Ðài Loan, ông cũng có quyết định yểm trợ dứt khoát hơn chính quyền Obama.
Trong 45 năm qua, chánh sách ngoai giao nhập nhằng về một nước Trung Hoa không làm thay đổi quan hệ căn bản của Hoa Kỳ với Ðài Loan nhưng lại bao che cho mưu đồ bành trướng của Bắc Kinh. Mưu đồ ấy đã rõ rệt ngoài Ðông Hải và càng trắng trợn khi Bắc Kinh chế diễu tôn chỉ “Nhất quốc lưỡng chế” mà thu hẹp quyền tự do của Hồng Kông 20 năm sau khi thu hồi đảo quốc này. Donald Trump có thể đóng kịch nhố nhăng, chứ ban tham mưu của ông đều biết dân Ðài Loan và Hồng Kông không muốn là công dân của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Và Chủ Nghĩa Dân Tộc Ðại Hán của Bắc Kinh đang cản trở Chủ Nghĩa Quốc Gia Hoa Kỳ! Tội gì mà nhịn?
Donald Trump mới chỉ điện thoại với tổng thống Ðài Loan, chứ chưa “xen lấn vào nội tình Trung Cộng” khi nêu vấn đề về Hồng Kông, hay trực tiếp gặp đức Ðạt Lai Lạt Ma của dân Tây Tạng!
Một tổng thống Mỹ là Richard Nixon đã gây ngạc nhiên 45 năm trước khi làm trò đảo điên cho Trung Cộng được hưởng. Ngày nay, Bắc Kinh nên tự chuẩn bị kinh ngạc khi một tổng thống Hoa Kỳ lại làm chuyện đảo điên khác: thu hồi món quà tặng của Nixon. Trước đó vài ngày, Donald Trump còn khéo đánh lừa các học giả và giới bình luận khi gặp riêng tay cò mồi quốc tế của Bắc Kinh là Henry Kissinger!
Trung Cộng cần thị trường Hoa Kỳ, nhưng không miễn phí mà phải thương thuyết lại từng lẽ lợi hại. Và ngoài Ðông Hải thì cũng chẳng thể tự tung tự tác vì dưới đôi mắt con buôn Donald Trump, kinh tế cũng là an ninh. Chỉ với một cú điện thoại, ông làm đám gian thương gian hùng gian tham tại Bắc Kinh phải tính lại!
Hèn gì, Ngoại Trưởng Vương Nghị của Trung Cộng lại phản ứng nhẹ nhàng hơn giới bình luận linh tinh của Mỹ…
http://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-hoa-ky/nhat-quoc-luong-che-dieu/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire