LTS: Tháng Tư luôn là một ám ảnh của người
Việt, dù hải ngoại hay trong nước, và là nỗi băn khoăn, ray rứt cho cả
những người thế hệ sau chiến tranh. Trẻ xin được phép đăng lại bài phỏng
vấn người lính Phan Nhật Nam của “người thế hệ sau” Trần Vũ như một
chia sẻ đến quý độc giả một người đã trực tiếp bảo vệ cho nền tự do của
Miền Nam. Do diện tích trang báo giới hạn, bài phỏng vấn này sẽ được
chia làm 3 kỳ. Mời quý bạn đọc theo dõi…
Trần Vũ: Tất nhiên chúng ta không thể quay ngược quá khứ, nhưng tôi còn nhiều thắc mắc. Trong “Tù binh và Hòa bình”, Phan Nhật Nam viết về thân phận người tù sau giao tranh: Lồng ngực vạm vỡ, nở nang vì được nuôi dưỡng no đủ của tù binh Bắc Việt theo chính sách giam giữ ở Phú Quốc của VNCH; đối lại, gương mặt thất thần vì sợ hãi, trên thân thể xanh mướt của tù binh Nam Việt trao đổi ở Lộc Ninh. Đã chứng kiến tận mắt ở Ủy ban Liên hợp Quân sự 4 Bên như thế, sao anh vẫn quyết định ra trình diện? Chẳng lẽ các sĩ quan miền Nam không tham khảo quân sử, không am tường Hồng quân? 90,000 tù binh Đức tại Stalingrad, duy nhất 5,000 tìm lại quê quán. Từ 1946 đến 1954, Việt Minh trao trả 10,754 trên tổng số 36,979 tù binh quân đội Liên hiệp Pháp, chưa đến 29%, số còn lại biến mất, không bao giờ còn tin tức. Đó là những số liệu của Bernard Fall, trang 523 trong chương cuối cùng của tập “Un coin d’enfer” xuất bản năm 1968, mà bản dịch “Điện Biên Phủ, Một góc địa ngục” của Vũ Trấn Thủ, nxb Công An Nhân Dân đã cắt đi. Tôi muốn hiểu quyết định chấp nhận tập trung này, mà cho đến bây giờ đã ăn sâu quảng vào trong tâm khảm của khá đông những người tù cải tạo hãy còn uất ức.
Phan Nhật Nam: Câu trả lời cho câu trên coi như cũng có thể dùng trả lời cho câu hỏi nầy, nhưng thành thật ra thì phải nói như thế nầy: Thôi thì chấp nhận đi ở tù vài ba năm cho xong chuyện. Có gì cũng được ở lại trên đất nước mình, như quyết định có thật của Boris Pasternak. Đã sống, chiến đấu cạnh người Mỹ suốt cuộc chiến (Nhảy Dù VN là đơn vị đầu tiên phối hợp hành quân với các đơn vị Không Kỵ, Nhảy Dù Hoa Kỳ từ 1965), nếu không hiểu biết nhiều thì cũng có được vài nhận định khách quan thế nào là người Mỹ hay quân đội Mỹ. Từ 1973 lại ngồi chung với họ trong bàn Hội nghị Ban Liên hợp Quân sự ở Tân Sơn Nhất. Nhưng bao trùm tất cả là “quan niệm”: Là Người Việt với nhau, “hy vọng” sau chiến thắng chung cuộc rồi, người cộng sản “Cộng sản Việt Nam” hẳn cũng không đến nỗi nào? Trời đất! Đã chứng kiến Mậu Thân, 1968 ở Huế nhưng sao lại “vô tư” đến vậy? Cũng như đã tự tay đào hệ thống giao thông hào sâu ba thước nơi những cồn cát lẩn khuất sâu trong trại Long Giao trước ngày chuyển ra Bắc (19/6/1976) với tư thế “hăng say lao động”! Đứng dưới giao thông hào nhìn lên chỉ thấy một khoảng trời thu nhỏ đúng là của mộ huyệt tập thể! Sau tháng 2/1979, cũng đào những giao thông hào như thế ở trại Lam Sơn, Thanh Hóa. Người cộng sản đông-tây có bao giờ gượng tay khi có những quyết định tương tự trong suốt thế kỷ 20. Nhưng người Do Thái không hề sợ khi bước vào lò hơi ngạt ở Auschwitz để chết… Sống trước đó đáng sợ hơn. Đau thương thay, dân tộc Việt hình như tê liệt, vô cảm trong cảnh sống nầy. Ngay hiện tại ở Hà Nội với những cao ốc hiện đại theo mẫu của Mỹ, đồng thời khí trời, sông, suối… đồng bị nhiễm độc. Tàu vỏ sắt của Nhật không dám ghé bến sông Đồng Nai. Không một người cầm bút nào nói nên thành lời cho đủ dẫu đang trong nước; hải ngoại là tất nhiên vì thiếu chất men từ đất, người quê nhà. Họa hoằn lắm mới có một người như Phạm Lưu Vũ ở Hà Nội viết chuyện Chị Cả Bống… Nhưng không đủ, chuyện của Phạm Lưu Vũ viết bằng tiếng Việt, chỉ là một truyện ngắn (quá ngắn so với bi kịch (đúng ra là thảm kịch) của chị Bống), lại bị tịch thu. Ở Sàigòn mấy người đọc.
Nhưng bạn ơi, Thiên Chúa luôn có thật với Người – Tôi ngồi viết những trả lời nầy nơi đất Mỹ. Tại sao có thể như thế? Những ngày dài suốt thời gian từ 7/9/1981 đến 29/5/1988 tôi chỉ ao ước được đưa bàn tay ra khỏi khung cửa sổ nhà giam để xem gió mát như thế nào! Tôi thù hận ai đây? Mơ ước gì khi đã hiểu ra điều đơn giản cuối đời: Sự Thật lớn nhất là Cái Chết. En attendant Godot chăng? Không, con người chỉ chờ Cái Chết. Khác nhau chăng là chúng ta làm gì trong khi chờ lần chung kết kia.
Trần Vũ: 15 năm sau vượt biên tôi đi lại quốc lộ 1. Gần như để đối chất cảnh vật với những gì anh viết. Những địa danh, những thước đất hiện ra, lớp đất vàng khè chen giữa những bãi cát xám bên này dãy Trường Sơn. Dọc quốc lộ từ Hải Lăng lên đến cầu Hiền Lương là những nghĩa trang liệt sĩ san sát. Vết tích chiến tranh chưa mất. Nhà thờ La Vang tan nát. Phố chính Quảng Trị lỗ chỗ đạn. Khu tập thể tiêu điều ở Thạch Hãn, Cồn Thiên, Cam Lộ… Tất cả ngập dưới cái nóng điên người. Tôi cảm được điều anh đã viết: Nỗi quặn đau dai dẳng không chấm dứt. Rồi tôi tự hỏi: Phan Nhật Nam làm gì trong suốt bao năm ấy, từ lúc ra tù, anh có đi lại quốc lộ 1 lần nào chưa? Trong “Tù Binh và Hòa Bình” anh đã đặt câu hỏi: Hòa bình nghĩ gì, làm gì? Tôi còn nhớ anh ngao ngán với cảnh áo hoa nón đỏ sẽ phải vào Ty cảnh sát lãnh thằng ma cô có mụ tài-pán đỡ đầu… Hòa bình đến không giống như chúng ta chờ đón, nên tôi muốn biết anh nghĩ gì, sinh sống ra sao, trong một miền Nam đổi khác, sau khi đi tù về. Tôi muốn nghe anh kể về những ngày hậu chiến này.
Phan Nhật Nam: Sau 30 tháng 4, 1975 tôi đi dọc đường số 1 một lần. Lần độc nhất với đôi mắt khép lại để khỏi nhìn. Để đừng thấy. Tôi không nói quá – Lần trở về Nam ngày 29 tháng 5, 1988 sau mười-hai năm lưu đày đất Bắc. Tàu vào địa giới Miền Nam, qua Đông Hà, Ái Tử, Quảng Trị, La Vang… lúc trời mờ sáng. Tôi biết rõ tàu đang chạy qua những chốn nào. Vốn người gốc Quảng Trị, năm 1966-1967 hành quân từ Thừa Thiên ra Quảng Trị, tôi dẫn quân đi dọc Phá Tam Giang không cần xem bản đồ. Tàu đến Huế sáng 30 tháng 5 – ngày Phật đản. Những năm trước 1968, ngày Phật đản ở Huế là một quốc lễ. Chợ Đông Ba không bán thịt; bún bò gánh chỉ nấu bún chay. Và đêm đến, trên sông Hương người Huế làm lễ Phóng đăng. Nhánh sông nhỏ dưới khu Gia Hội bồng bềnh dải ánh sáng lấp lánh trên nước như cảnh thần tiên. Mọi người nói giọng thấp xuống, nhỏ lại, chen tiếng niệm Phật A di đà Phật… Nam mô bổn sư… Những người hung tợn nhất xóm hóa ra hiền từ, nhân ái. Chỉ một đoạn đường mấy trăm thước của đường Trung Bộ (nơi tôi ra đời, sau 1954 đổi thành Tô Hiến Thành) có đến bốn chùa, và nhiều am, miếu. Chùa lớn, Diệu Đế; am Mã Ông Trạng. Sáng 30 tháng 5, 1988 qua ga Huế (nơi lần cuối đưa mẹ đi Sàigòn 1960, em Bé ghìm tiếng khóc, thân người gầy gò run bần bật vì phải xa mẹ), loáng thoáng những người buôn đồ cũ chạy thất thanh giữa tiếng nạt nộ, xua đuổi của công an… En ơi… mấy en ơi… Có mền tù khôn… (không hiểu tại sao họ biết chúng tôi là đoàn tù cuối cùng trở về Nam). Một thoáng ngắn, tôi nhìn ra cửa sổ toa tàu, hướng núi Ngự Bình, nơi có phần mộ mẹ tôi và những người trong gia tộc. Lòng trống rốc. Mắt ráo hoảnh. Lúc tàu rời ga Nam Định tối hôm trước, tôi muốn được bật lên tiếng khóc nhưng khóc không nổi. Qua đèo Hải Vân, trong đầu loáng thoáng những câu thơ “Tôi về Hải Vân thân áo tù. Mười mấy năm dài nhục thấm dư. Nghe lạ đất trời lạnh vùng biển. Quê nhà còn không cơn mộng du…” Hiện thực rất chính xác, “tiên tri” của Mai Phương (Đỗ Ngọc Yến) viết trên báo Đại Dân Tộc, Sàigòn: “Người Nam Hà đầu tiên đến Miền Bắc, 4 tháng 3, 1973…”. Nay tôi là “một trong nhóm người Nam Hà cuối cùng rời miền Bắc từ trại Nam Hà”. Ngày 25 tháng 3, 1975 tôi đứng trên đèo nầy với Trung tá Đỉnh chụp hình người mẹ quê chạy từ Quảng Trị vào Đà Nẵng với xác con nhỏ ủ dưới vạt áo dài (tấm hình về sau đăng báo Độc Lập).
Đến Đà Nẵng vào buổi trưa, tàu đổi toán phục vụ (toán người Nam)… Cán bộ áp tải tù ra lệnh đóng cửa sổ toa tàu vì “sợ dân phẫn nộ ném đá”… Tàu ngừng khá lâu để xoay đầu máy ra hướng Huế (tôi quen sinh hoạt nầy từ đầu năm 50, nhà các bạn thân chung trường, chung lớp đều quanh khu nhà ga nầy). Dưới sân ga có những tiếng hoan hô… “Hoan hô tướng Lê Minh Đảo… Hoan hô lính Việt Nam Cộng Hòa… Hoan hô… hoan hô…” Một người trong toán phục vụ có lẽ do thấy tôi tương đối trẻ so với những người trong đám tù, thấp giọng thân mật: “Chú cấp bậc gì mà giờ nầy mới về? Đại úy! Trời đất, đại úy người ta về từ mười năm trước. Mà đại úy đơn vị chi… Đại úy Nhảy Dù… Vậy chú là nhà văn Phan… Chú muốn ăn, uống chi… Con đem tới…” Tôi uống hết một két mười hai chai bia cho đến chiều tàu tới ga Hàm Tân. Được tháo cùm tay, bước xuống xiêu ngã trên sân ga, nhìn chung quanh chập chờn… Cây cao su của Tiểu Đoàn 7 Dù, lối lên Hố Nai, ngã ba Tân Hiệp, Biên Hòa… Rừng cao su đặc thù của miền Nam mà tôi ngắm nhìn mê mải ngây ngất từ toa xe lửa buổi đầu đời vào Sàigòn, 1957. Có người đi tới… Ở đây chúng tôi biết cậu về… Cậu nhớ tôi không… Tôi lắc đầu, phần vì hơi bia, phần mệt mỏi đường đi… Thật sự không còn sức. Tôi Đông đây… Phan Lạc Giang đông. Tôi nhìn người bạn không cảm giác.
Với tâm cảnh như thế, ra tù 1989… Chỉ định cư trú về ở ấp Bình Nhâm, Lái Thiêu, Bình Dương, tôi dựng căn nhà tranh 4×4 thước giữa vườn cây măng cụt, nhà, đất do gia đình, bạn bè ở ngoài gởi về… Bạn lính, Mễ “Mê Linh”, Hải “khều” của Tiểu Đoàn 7; bạn văn, giới viết báo, Đỗ Ngọc Yến; có cả người chưa quen như vợ chồng bác sĩ Dzĩnh bên Canada… Hàng xóm không biết tôi là ai, do có những chiếc lu đựng nước mưa trước hiên nhà, họ đặt nên tên “Ông Út” hay “Út Lu”. Bạn bè không mấy ai, vì hầu hết đã ra đi, thỉnh thoảng hai người bạn niên trưởng, Như Phong và Doãn Quốc Sỹ (bên kia sông Sàigòn, vùng Thạnh Lộc, Nhị Bình, nơi chiến trường lớn của năm 1968) đi mobilette qua chơi. Tôi thường đi quanh quẩn trong vườn măng cho dù nửa đêm về sáng, nằm võng ngủ trước hiên nhà, chơi với các con trẻ nhà quê, dạy chúng học, đốt lửa trại, nấu chè đêm trung thu. Nếu phải về Sàigòn thì cũng lựa lúc ban chiều, trở lại Lái Thiêu vào buổi tối, qua cầu Ông Đụng, cầu Ba Thôn từ ngả Xóm Mới đi lên (không đi ngả quốc lộ 1 qua Thanh Đa, Bình Triệu)… Sự lựa chọn nầy có chủ đích: Nơi nầy, Tiểu Đoàn 2 bị đụng trận. Nguyễn Ngọc Khiêm oằn người chết trên cáng cứu thương do tôi kéo đi một đầu. Lái Thiêu lại là những ngày bình yên, dễ chịu nhất, mọi việc cần ở Sàigòn tôi nhờ gia đình thứ hai, Đằng Giao – Chu Vị Thủy giải quyết hộ… Cũng chỉ thấy vui đôi chút khi ngồi trên gác của căn nhà 104 Công Lý (tên cũ – không thể nào đọc lên tên mới “Nam Kỳ Khởi Nghĩa” mà không khỏi chạnh lòng) trước thương xá Crystal Palace, chung quanh những tranh sơn mài của Đằng Giao. Từ nhà 104 ra Lê Lợi không đầy 100 thước nhưng rất nhiều lần tôi không muốn bước ra chốn kia. Có những thú vui, thói quen sinh hoạt của trước 1975 hoàn toàn bị mất hẳn. Từ những năm 50, tôi đã là khán giả của rạp chớp bóng Morin (Huế và Đà Nẵng); sau nầy, Mini Rex là nơi nghỉ ngơi thú vị mỗi buổi trưa khi ở Sàigòn. Sau 30 tháng 4, thói quen, thú vui nầy mất hẳn. Nay 15 năm ở Mỹ cũng không thể phục hoạt. Cứ nhớ thanh âm rền rĩ bài nhạc đệm… “Giải phóng miền Nam…” từ những phim ảnh của xưởng phim giải phóng người cứ nổi gai như sắp bị hành hình. Cứ thế, tôi sống từng ngày qua đi không mấy khó khăn so với hơn 8 năm trong bóng tối hầm giam chờ đem đi bắn. Thật ra cán bộ cộng sản chỉ cốt ý dọa, vì bắn cũng vô ích, mà không có cớ gì để bắn! Cho dù kết án tử hình một người tù cũng chẳng gì khó khăn. Lê Đức Thịnh, chung T4, trại Long Giao (1975-1976), chỉ trong một thư gởi lén cho vợ, viết lời khẳng khái “Anh không chịu bó tay” mà phải ra pháp trường do hai ông chấp pháp tên Giáp, tên Dần nào đó ngồi xử trong vòng 10 phút. Vụ xử bắn cốt ý hù dọa… Phải, chỉ để dọa đám tù đã chịu bó tay quy hàng, không hơn, không kém. Còn khi (đã) muốn bắn thì đem bắn ngay xong vất hàng rào bảo rằng trốn trại như lần giết những sĩ quan an ninh quân đội trước khi số tù còn lại của trại Long Giao chuyển ra Bắc (19/6/1976). Hoá ra câu nói sáng 30/4 khi ném giấy tờ tùy thân, thẻ sĩ quan, thẻ lĩnh lương xuống chiếc cống trước nhà sách Khai Trí “Coi như mình đã chết!” là lời xác định đầy đủ, chung kết. Với tâm trạng nầy tôi đi Mỹ… Tôi đi Mỹ cứ như hắt cặn nước. Tôi đi Mỹ nhẹ tênh như vất điếu thuốc. Quê hương gầm gừ khinh miệt. Đất xa trọn chốn lưu đày… Trần Mạnh Hảo khi tiễn ra phi trường (5/11/1993) có lời cảm khích: “Thế nào ông cũng khóc khi ra khỏi nước!” Thế nhưng tôi đã không biết phi cơ cất cánh lúc nào, ngủ ngay khi vừa ngồi xuống ghế trên máy bay. Nhìn đâu ra Sàigòn của Miền Nam khi toàn phi hành đoàn phát âm giọng Bắc vùng Thanh, Nghệ… Nghe ngang ngang, cứng cứng; thái độ khinh khỉnh, xấc xược (do biết chuyến bay thuần là người tỵ nạn đi diện H.O). Những năm đầu tiên ở Mỹ (1994-1996) tôi luôn ở trên đường xa như nhân vật trong phim Forrest Gump… Cứ nhắm đằng trước mà chạy. Chạy mãi cuối cùng anh ta đứng lại, quay về nhà đã bỏ đi từ khi người vợ lâm tử. Tôi chẳng chạy trốn điều gì, nhưng cũng có lúc tự hỏi: Anh lái được bao lâu? Anh lái đi đến đâu? Cuối cùng dòng hiu quạnh. Exit ra ngả sầu… Khi một mình ngồi nơi một Rest area nào đó trên đường 10 vạn dặm xuyên nước Mỹ, chiều mưa lớn ở Louisiana. Tôi làm thơ như cách người ta tập thể dục, tập khí công mỗi ngày. Làm Thơ bất cứ nơi đâu… Tôi đọc thơ ông… Tự thân trống vơ trống vốc… Nơi phi trường York, vừa rời Houston… Phi trường… Xuống. Không một ai. Chỉ tập thơ ấm trong lồng ngực… Tôi đọc Thơ Tuyển của Tô Thùy Yên trong tình cảnh như thế. Từ đó hiểu ra Bùi Giáng phải điên, Tam Ích phải tự tử (1972). Cũng hiểu ra tại sao Nguyễn Chí Thiện không thể làm thơ được nữa. Trước khi chết, bất cứ ai cũng gặp phải tình trạng “flash back” – nhưng nếu không chết được thì người ta sẽ sống thản nhiên với tất cả mọi hoàn cảnh. Sự Thật lớn nhất là Cái Chết. Không phải triết học như lời của Albert Camus đâu mà đấy là Lý (giản dị) của Nghĩa Sống/Chết, không cần phải lên đến Hy Mã Lạp Sơn tu cách các Đạt Ma mới hiểu ra. Người Việt ai cũng cảm nhận được một lần nhưng không viết và nói ra như bạn với tôi đang vấn đáp với nhau. Cứ như thế tôi ở Mỹ đến năm thứ mười-lăm, đi gần hết các tiểu bang, đất đai trên thế giới… Lên thấu Alaska, xuống tới Nam bán cầu. Bạn còn muốn hỏi gì nữa hay chăng?
Trần Vũ: Câu chuyện đã khá dài, tuy tôi còn muốn hỏi thêm nhiều nữa, nhưng vẫn phải kết thúc. Trước khi chấm dứt, tôi muốn nhắc lại ảnh hưởng mà các tập bút ký chiến trường của anh đã để lại trong tôi. Chúng ám ảnh tôi đến mức tôi nóng ruột khoác lên người sự “nhiệm mầu” của người lính Cộng Hòa mà anh mô tả. Tuổi niên thiếu của tôi tràn ngập những buổi trưa của viên Thiếu úy Nam trở về doanh trại, trải tấm nệm lên chiếc giường hai chân chưa dựng, lắng nghe tiếng kèn của người lính gác vang lên giữa xao xác vắng vẻ. Tôi không mê “Sau 7 năm ở lính” của Nguyên Vũ, “Y sĩ tiền tuyến” của Trang Châu, “Tiền đồn” của Thế Uyên, “Tử thủ căn cứ hỏa lực 30 Hạ Lào” của Trương Duy Hy hay “Vỏ đạn” cho con trai đầu lòng của Nguyễn Đình Thiều, nhưng tôi ngã sấp mặt vào thế giới của Phan Nhật Nam. Cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu vì sao thời gian này tôi say mê anh như vậy. Thế giới của người lính ngồi trên sườn đồi uống bia không đá nhìn xuống con sông bốc mờ sương lam, của tân khóa sinh trong chuyến xe lửa đêm lên Đà Lạt lướt đi giữa rừng thông đầy mộng mị, của cả những bực dọc về Sàigòn dẹp biểu tình gác đường gác chợ như ăn mày hay tiếng khóc não lòng của người dân ngoài Trung trước mái nhà bị bắn sập… Tôi thuộc từng tên nhân vật, từng cấp bậc, từng thâm niên của từng người, thuộc cả tiếng chửi thề “chay me” thất vọng của viên Hạ sĩ Miên đấm vỡ chiếc nón bài thơ khi máy bay rời Phú Bài, thuộc đôi mắt nhẫn nhục vô hình của Trung úy Tạo, Tạo đen của 10 năm quân lao… Tôi cảm giác những trang bút ký của anh thời ấy giúp tôi sống với mọi người, cảm giác chúng truyền vào người mình nỗi đau của cả một miền đất nước, từ những tàn phá đến giận dữ. Sau này tôi vẫn đọc đi đọc lại “Dọc đường số 1”, “Dấu binh lửa”, “Dựa lưng nỗi chết” vì cảm giác thật mạnh đang sống với quê hương mình, trên từng thước đất, vào từng ngôi làng, “rờ” từng cái ấp. Có cái gì đó thật con người, cực kỳ cô độc lặng lẽ giữa sắt thép hỗn độn ầm vang trong thế giới của anh mà bây giờ phải đọc lại mới hiểu thấu hết tất cả những oan khiên của cuộc chiến vừa rồi.
Anh rất gần với “Cột mốc 125” và “Bão thép” của Ernst Junger, ở khía cạnh tiếng nổ của bom đạn, nhưng trong tác phẩm của Junger không có dân chúng, không có những làng mạc với xác những đứa bé chết thâm tím, không có tiếng kêu nặng nhọc của dân lành cố sức đi theo người lính xuôi Nam… Trong ký Phan Nhật Nam, ngược lại, xã hội dân sự hiện diện thường trực trong chiến tranh. Sau này, sang Hoa Kỳ, anh mất đi khá nhiều tố chất con người trong các bài viết, chính vì anh nghiêng nhiều về quân sử, số liệu, ngày tháng, đơn vị, khiến phần tập thể lấn át phần cá nhân.
Trước Phan Nhật Nam, tôi nghiêng về phía Cộng Hòa theo truyền thống giáo dục gia đình, sau “Dọc đường số 1”, “Dấu binh lửa”, “Mùa hè đỏ lửa”, “Tù binh và hòa bình” tôi trở thành người quốc gia vĩnh viễn. Anh mang trách nhiệm này, đã “biến” tôi thành người quốc gia vì đã dẫn tôi đi qua những thước đất của quê hương ngập tràn tai ương. Đáng lẽ tôi không nên đọc anh để dễ dàng thỏa hiệp với thực tại bây giờ, phải không? Muộn mất rồi. Tôi đã theo anh đi dọc đường số 1.
Phan Nhật Nam: Thật cảm động và rất hãnh diện khi biết có một người đọc, nhớ từng lời (do mình viết) như bạn đã tận ân tình đối với chữ nghĩa của tôi… Nhưng cũng có lần bà vợ tôi (yêu thương nhau từ 1964 chứ đâu phải mới chung sống ngày một ngày hai) nói ra lời chân thật (mà hẳn phải sau nhiều suy nghĩ vì bà ấy vốn kín đáo, nghiêm chỉnh): Sao ông cứ viết chuyện chiến tranh, tù tội như thế mãi… Bạn ơi, tôi trả lời sao đây? Tôi đi đâu nữa? Viết cái gì mới nữa? Tất cả đã thành sự. Chẳng cứ riêng tôi mà hầu như đối với tất cả những người cầm bút… Đây, lấy ví dụ, những “anh”, những “em” và những “tôi”… Bạn chỉ cho tôi xem trong ba cái cột trụ “tưởng như là quan trọng ghê gớm” kia có cái nào là “đáng để nói lên”? Bao nhiêu thế kỷ chữ nghĩa, văn chương người ta dùng đến độ đáng sợ cái tam giác (vô phương phá vỡ) ấy. Tuy nhiên, tôi vẫn… học, đọc, viết mỗi ngày. Ở Minnesota, tôi là một trong những sinh viên già nhất trường. Cứ như Sisyphe thôi. Nhưng biết đâu trên đường lăn đá lên đỉnh núi hắn ta (bắt buộc) nhận ra mình (Là ai? Làm gì?) với tất cả hùng vĩ đơn độc riêng. Mở chiếc máy lên, ngồi xuống với bàn gõ là lòng bình an, vui vui… Tôi không hề có nguồn vui lớn. Nói rất thật lòng để chấm dứt. Bạn không muốn hỏi nữa, tôi cũng đã quá mệt. Cám ơn bạn đã đọc kỹ, đã hỏi thật. Thế là đủ vì nhận được phần thúc giục: Ít ra chữ nghĩa (mình viết nên) không đến nỗi vô ích. Một người không cũng đủ. Rất cảm ơn.
Trần Vũ
thực hiện qua điện thư
http://baotreonline.com/gap-lai-phan-nhat-nam-tren-quoc-lo-1-ky-3/
Trần Vũ: Tất nhiên chúng ta không thể quay ngược quá khứ, nhưng tôi còn nhiều thắc mắc. Trong “Tù binh và Hòa bình”, Phan Nhật Nam viết về thân phận người tù sau giao tranh: Lồng ngực vạm vỡ, nở nang vì được nuôi dưỡng no đủ của tù binh Bắc Việt theo chính sách giam giữ ở Phú Quốc của VNCH; đối lại, gương mặt thất thần vì sợ hãi, trên thân thể xanh mướt của tù binh Nam Việt trao đổi ở Lộc Ninh. Đã chứng kiến tận mắt ở Ủy ban Liên hợp Quân sự 4 Bên như thế, sao anh vẫn quyết định ra trình diện? Chẳng lẽ các sĩ quan miền Nam không tham khảo quân sử, không am tường Hồng quân? 90,000 tù binh Đức tại Stalingrad, duy nhất 5,000 tìm lại quê quán. Từ 1946 đến 1954, Việt Minh trao trả 10,754 trên tổng số 36,979 tù binh quân đội Liên hiệp Pháp, chưa đến 29%, số còn lại biến mất, không bao giờ còn tin tức. Đó là những số liệu của Bernard Fall, trang 523 trong chương cuối cùng của tập “Un coin d’enfer” xuất bản năm 1968, mà bản dịch “Điện Biên Phủ, Một góc địa ngục” của Vũ Trấn Thủ, nxb Công An Nhân Dân đã cắt đi. Tôi muốn hiểu quyết định chấp nhận tập trung này, mà cho đến bây giờ đã ăn sâu quảng vào trong tâm khảm của khá đông những người tù cải tạo hãy còn uất ức.
Phan Nhật Nam: Câu trả lời cho câu trên coi như cũng có thể dùng trả lời cho câu hỏi nầy, nhưng thành thật ra thì phải nói như thế nầy: Thôi thì chấp nhận đi ở tù vài ba năm cho xong chuyện. Có gì cũng được ở lại trên đất nước mình, như quyết định có thật của Boris Pasternak. Đã sống, chiến đấu cạnh người Mỹ suốt cuộc chiến (Nhảy Dù VN là đơn vị đầu tiên phối hợp hành quân với các đơn vị Không Kỵ, Nhảy Dù Hoa Kỳ từ 1965), nếu không hiểu biết nhiều thì cũng có được vài nhận định khách quan thế nào là người Mỹ hay quân đội Mỹ. Từ 1973 lại ngồi chung với họ trong bàn Hội nghị Ban Liên hợp Quân sự ở Tân Sơn Nhất. Nhưng bao trùm tất cả là “quan niệm”: Là Người Việt với nhau, “hy vọng” sau chiến thắng chung cuộc rồi, người cộng sản “Cộng sản Việt Nam” hẳn cũng không đến nỗi nào? Trời đất! Đã chứng kiến Mậu Thân, 1968 ở Huế nhưng sao lại “vô tư” đến vậy? Cũng như đã tự tay đào hệ thống giao thông hào sâu ba thước nơi những cồn cát lẩn khuất sâu trong trại Long Giao trước ngày chuyển ra Bắc (19/6/1976) với tư thế “hăng say lao động”! Đứng dưới giao thông hào nhìn lên chỉ thấy một khoảng trời thu nhỏ đúng là của mộ huyệt tập thể! Sau tháng 2/1979, cũng đào những giao thông hào như thế ở trại Lam Sơn, Thanh Hóa. Người cộng sản đông-tây có bao giờ gượng tay khi có những quyết định tương tự trong suốt thế kỷ 20. Nhưng người Do Thái không hề sợ khi bước vào lò hơi ngạt ở Auschwitz để chết… Sống trước đó đáng sợ hơn. Đau thương thay, dân tộc Việt hình như tê liệt, vô cảm trong cảnh sống nầy. Ngay hiện tại ở Hà Nội với những cao ốc hiện đại theo mẫu của Mỹ, đồng thời khí trời, sông, suối… đồng bị nhiễm độc. Tàu vỏ sắt của Nhật không dám ghé bến sông Đồng Nai. Không một người cầm bút nào nói nên thành lời cho đủ dẫu đang trong nước; hải ngoại là tất nhiên vì thiếu chất men từ đất, người quê nhà. Họa hoằn lắm mới có một người như Phạm Lưu Vũ ở Hà Nội viết chuyện Chị Cả Bống… Nhưng không đủ, chuyện của Phạm Lưu Vũ viết bằng tiếng Việt, chỉ là một truyện ngắn (quá ngắn so với bi kịch (đúng ra là thảm kịch) của chị Bống), lại bị tịch thu. Ở Sàigòn mấy người đọc.
Nhưng bạn ơi, Thiên Chúa luôn có thật với Người – Tôi ngồi viết những trả lời nầy nơi đất Mỹ. Tại sao có thể như thế? Những ngày dài suốt thời gian từ 7/9/1981 đến 29/5/1988 tôi chỉ ao ước được đưa bàn tay ra khỏi khung cửa sổ nhà giam để xem gió mát như thế nào! Tôi thù hận ai đây? Mơ ước gì khi đã hiểu ra điều đơn giản cuối đời: Sự Thật lớn nhất là Cái Chết. En attendant Godot chăng? Không, con người chỉ chờ Cái Chết. Khác nhau chăng là chúng ta làm gì trong khi chờ lần chung kết kia.
Trần Vũ: 15 năm sau vượt biên tôi đi lại quốc lộ 1. Gần như để đối chất cảnh vật với những gì anh viết. Những địa danh, những thước đất hiện ra, lớp đất vàng khè chen giữa những bãi cát xám bên này dãy Trường Sơn. Dọc quốc lộ từ Hải Lăng lên đến cầu Hiền Lương là những nghĩa trang liệt sĩ san sát. Vết tích chiến tranh chưa mất. Nhà thờ La Vang tan nát. Phố chính Quảng Trị lỗ chỗ đạn. Khu tập thể tiêu điều ở Thạch Hãn, Cồn Thiên, Cam Lộ… Tất cả ngập dưới cái nóng điên người. Tôi cảm được điều anh đã viết: Nỗi quặn đau dai dẳng không chấm dứt. Rồi tôi tự hỏi: Phan Nhật Nam làm gì trong suốt bao năm ấy, từ lúc ra tù, anh có đi lại quốc lộ 1 lần nào chưa? Trong “Tù Binh và Hòa Bình” anh đã đặt câu hỏi: Hòa bình nghĩ gì, làm gì? Tôi còn nhớ anh ngao ngán với cảnh áo hoa nón đỏ sẽ phải vào Ty cảnh sát lãnh thằng ma cô có mụ tài-pán đỡ đầu… Hòa bình đến không giống như chúng ta chờ đón, nên tôi muốn biết anh nghĩ gì, sinh sống ra sao, trong một miền Nam đổi khác, sau khi đi tù về. Tôi muốn nghe anh kể về những ngày hậu chiến này.
Phan Nhật Nam: Sau 30 tháng 4, 1975 tôi đi dọc đường số 1 một lần. Lần độc nhất với đôi mắt khép lại để khỏi nhìn. Để đừng thấy. Tôi không nói quá – Lần trở về Nam ngày 29 tháng 5, 1988 sau mười-hai năm lưu đày đất Bắc. Tàu vào địa giới Miền Nam, qua Đông Hà, Ái Tử, Quảng Trị, La Vang… lúc trời mờ sáng. Tôi biết rõ tàu đang chạy qua những chốn nào. Vốn người gốc Quảng Trị, năm 1966-1967 hành quân từ Thừa Thiên ra Quảng Trị, tôi dẫn quân đi dọc Phá Tam Giang không cần xem bản đồ. Tàu đến Huế sáng 30 tháng 5 – ngày Phật đản. Những năm trước 1968, ngày Phật đản ở Huế là một quốc lễ. Chợ Đông Ba không bán thịt; bún bò gánh chỉ nấu bún chay. Và đêm đến, trên sông Hương người Huế làm lễ Phóng đăng. Nhánh sông nhỏ dưới khu Gia Hội bồng bềnh dải ánh sáng lấp lánh trên nước như cảnh thần tiên. Mọi người nói giọng thấp xuống, nhỏ lại, chen tiếng niệm Phật A di đà Phật… Nam mô bổn sư… Những người hung tợn nhất xóm hóa ra hiền từ, nhân ái. Chỉ một đoạn đường mấy trăm thước của đường Trung Bộ (nơi tôi ra đời, sau 1954 đổi thành Tô Hiến Thành) có đến bốn chùa, và nhiều am, miếu. Chùa lớn, Diệu Đế; am Mã Ông Trạng. Sáng 30 tháng 5, 1988 qua ga Huế (nơi lần cuối đưa mẹ đi Sàigòn 1960, em Bé ghìm tiếng khóc, thân người gầy gò run bần bật vì phải xa mẹ), loáng thoáng những người buôn đồ cũ chạy thất thanh giữa tiếng nạt nộ, xua đuổi của công an… En ơi… mấy en ơi… Có mền tù khôn… (không hiểu tại sao họ biết chúng tôi là đoàn tù cuối cùng trở về Nam). Một thoáng ngắn, tôi nhìn ra cửa sổ toa tàu, hướng núi Ngự Bình, nơi có phần mộ mẹ tôi và những người trong gia tộc. Lòng trống rốc. Mắt ráo hoảnh. Lúc tàu rời ga Nam Định tối hôm trước, tôi muốn được bật lên tiếng khóc nhưng khóc không nổi. Qua đèo Hải Vân, trong đầu loáng thoáng những câu thơ “Tôi về Hải Vân thân áo tù. Mười mấy năm dài nhục thấm dư. Nghe lạ đất trời lạnh vùng biển. Quê nhà còn không cơn mộng du…” Hiện thực rất chính xác, “tiên tri” của Mai Phương (Đỗ Ngọc Yến) viết trên báo Đại Dân Tộc, Sàigòn: “Người Nam Hà đầu tiên đến Miền Bắc, 4 tháng 3, 1973…”. Nay tôi là “một trong nhóm người Nam Hà cuối cùng rời miền Bắc từ trại Nam Hà”. Ngày 25 tháng 3, 1975 tôi đứng trên đèo nầy với Trung tá Đỉnh chụp hình người mẹ quê chạy từ Quảng Trị vào Đà Nẵng với xác con nhỏ ủ dưới vạt áo dài (tấm hình về sau đăng báo Độc Lập).
Đến Đà Nẵng vào buổi trưa, tàu đổi toán phục vụ (toán người Nam)… Cán bộ áp tải tù ra lệnh đóng cửa sổ toa tàu vì “sợ dân phẫn nộ ném đá”… Tàu ngừng khá lâu để xoay đầu máy ra hướng Huế (tôi quen sinh hoạt nầy từ đầu năm 50, nhà các bạn thân chung trường, chung lớp đều quanh khu nhà ga nầy). Dưới sân ga có những tiếng hoan hô… “Hoan hô tướng Lê Minh Đảo… Hoan hô lính Việt Nam Cộng Hòa… Hoan hô… hoan hô…” Một người trong toán phục vụ có lẽ do thấy tôi tương đối trẻ so với những người trong đám tù, thấp giọng thân mật: “Chú cấp bậc gì mà giờ nầy mới về? Đại úy! Trời đất, đại úy người ta về từ mười năm trước. Mà đại úy đơn vị chi… Đại úy Nhảy Dù… Vậy chú là nhà văn Phan… Chú muốn ăn, uống chi… Con đem tới…” Tôi uống hết một két mười hai chai bia cho đến chiều tàu tới ga Hàm Tân. Được tháo cùm tay, bước xuống xiêu ngã trên sân ga, nhìn chung quanh chập chờn… Cây cao su của Tiểu Đoàn 7 Dù, lối lên Hố Nai, ngã ba Tân Hiệp, Biên Hòa… Rừng cao su đặc thù của miền Nam mà tôi ngắm nhìn mê mải ngây ngất từ toa xe lửa buổi đầu đời vào Sàigòn, 1957. Có người đi tới… Ở đây chúng tôi biết cậu về… Cậu nhớ tôi không… Tôi lắc đầu, phần vì hơi bia, phần mệt mỏi đường đi… Thật sự không còn sức. Tôi Đông đây… Phan Lạc Giang đông. Tôi nhìn người bạn không cảm giác.
Với tâm cảnh như thế, ra tù 1989… Chỉ định cư trú về ở ấp Bình Nhâm, Lái Thiêu, Bình Dương, tôi dựng căn nhà tranh 4×4 thước giữa vườn cây măng cụt, nhà, đất do gia đình, bạn bè ở ngoài gởi về… Bạn lính, Mễ “Mê Linh”, Hải “khều” của Tiểu Đoàn 7; bạn văn, giới viết báo, Đỗ Ngọc Yến; có cả người chưa quen như vợ chồng bác sĩ Dzĩnh bên Canada… Hàng xóm không biết tôi là ai, do có những chiếc lu đựng nước mưa trước hiên nhà, họ đặt nên tên “Ông Út” hay “Út Lu”. Bạn bè không mấy ai, vì hầu hết đã ra đi, thỉnh thoảng hai người bạn niên trưởng, Như Phong và Doãn Quốc Sỹ (bên kia sông Sàigòn, vùng Thạnh Lộc, Nhị Bình, nơi chiến trường lớn của năm 1968) đi mobilette qua chơi. Tôi thường đi quanh quẩn trong vườn măng cho dù nửa đêm về sáng, nằm võng ngủ trước hiên nhà, chơi với các con trẻ nhà quê, dạy chúng học, đốt lửa trại, nấu chè đêm trung thu. Nếu phải về Sàigòn thì cũng lựa lúc ban chiều, trở lại Lái Thiêu vào buổi tối, qua cầu Ông Đụng, cầu Ba Thôn từ ngả Xóm Mới đi lên (không đi ngả quốc lộ 1 qua Thanh Đa, Bình Triệu)… Sự lựa chọn nầy có chủ đích: Nơi nầy, Tiểu Đoàn 2 bị đụng trận. Nguyễn Ngọc Khiêm oằn người chết trên cáng cứu thương do tôi kéo đi một đầu. Lái Thiêu lại là những ngày bình yên, dễ chịu nhất, mọi việc cần ở Sàigòn tôi nhờ gia đình thứ hai, Đằng Giao – Chu Vị Thủy giải quyết hộ… Cũng chỉ thấy vui đôi chút khi ngồi trên gác của căn nhà 104 Công Lý (tên cũ – không thể nào đọc lên tên mới “Nam Kỳ Khởi Nghĩa” mà không khỏi chạnh lòng) trước thương xá Crystal Palace, chung quanh những tranh sơn mài của Đằng Giao. Từ nhà 104 ra Lê Lợi không đầy 100 thước nhưng rất nhiều lần tôi không muốn bước ra chốn kia. Có những thú vui, thói quen sinh hoạt của trước 1975 hoàn toàn bị mất hẳn. Từ những năm 50, tôi đã là khán giả của rạp chớp bóng Morin (Huế và Đà Nẵng); sau nầy, Mini Rex là nơi nghỉ ngơi thú vị mỗi buổi trưa khi ở Sàigòn. Sau 30 tháng 4, thói quen, thú vui nầy mất hẳn. Nay 15 năm ở Mỹ cũng không thể phục hoạt. Cứ nhớ thanh âm rền rĩ bài nhạc đệm… “Giải phóng miền Nam…” từ những phim ảnh của xưởng phim giải phóng người cứ nổi gai như sắp bị hành hình. Cứ thế, tôi sống từng ngày qua đi không mấy khó khăn so với hơn 8 năm trong bóng tối hầm giam chờ đem đi bắn. Thật ra cán bộ cộng sản chỉ cốt ý dọa, vì bắn cũng vô ích, mà không có cớ gì để bắn! Cho dù kết án tử hình một người tù cũng chẳng gì khó khăn. Lê Đức Thịnh, chung T4, trại Long Giao (1975-1976), chỉ trong một thư gởi lén cho vợ, viết lời khẳng khái “Anh không chịu bó tay” mà phải ra pháp trường do hai ông chấp pháp tên Giáp, tên Dần nào đó ngồi xử trong vòng 10 phút. Vụ xử bắn cốt ý hù dọa… Phải, chỉ để dọa đám tù đã chịu bó tay quy hàng, không hơn, không kém. Còn khi (đã) muốn bắn thì đem bắn ngay xong vất hàng rào bảo rằng trốn trại như lần giết những sĩ quan an ninh quân đội trước khi số tù còn lại của trại Long Giao chuyển ra Bắc (19/6/1976). Hoá ra câu nói sáng 30/4 khi ném giấy tờ tùy thân, thẻ sĩ quan, thẻ lĩnh lương xuống chiếc cống trước nhà sách Khai Trí “Coi như mình đã chết!” là lời xác định đầy đủ, chung kết. Với tâm trạng nầy tôi đi Mỹ… Tôi đi Mỹ cứ như hắt cặn nước. Tôi đi Mỹ nhẹ tênh như vất điếu thuốc. Quê hương gầm gừ khinh miệt. Đất xa trọn chốn lưu đày… Trần Mạnh Hảo khi tiễn ra phi trường (5/11/1993) có lời cảm khích: “Thế nào ông cũng khóc khi ra khỏi nước!” Thế nhưng tôi đã không biết phi cơ cất cánh lúc nào, ngủ ngay khi vừa ngồi xuống ghế trên máy bay. Nhìn đâu ra Sàigòn của Miền Nam khi toàn phi hành đoàn phát âm giọng Bắc vùng Thanh, Nghệ… Nghe ngang ngang, cứng cứng; thái độ khinh khỉnh, xấc xược (do biết chuyến bay thuần là người tỵ nạn đi diện H.O). Những năm đầu tiên ở Mỹ (1994-1996) tôi luôn ở trên đường xa như nhân vật trong phim Forrest Gump… Cứ nhắm đằng trước mà chạy. Chạy mãi cuối cùng anh ta đứng lại, quay về nhà đã bỏ đi từ khi người vợ lâm tử. Tôi chẳng chạy trốn điều gì, nhưng cũng có lúc tự hỏi: Anh lái được bao lâu? Anh lái đi đến đâu? Cuối cùng dòng hiu quạnh. Exit ra ngả sầu… Khi một mình ngồi nơi một Rest area nào đó trên đường 10 vạn dặm xuyên nước Mỹ, chiều mưa lớn ở Louisiana. Tôi làm thơ như cách người ta tập thể dục, tập khí công mỗi ngày. Làm Thơ bất cứ nơi đâu… Tôi đọc thơ ông… Tự thân trống vơ trống vốc… Nơi phi trường York, vừa rời Houston… Phi trường… Xuống. Không một ai. Chỉ tập thơ ấm trong lồng ngực… Tôi đọc Thơ Tuyển của Tô Thùy Yên trong tình cảnh như thế. Từ đó hiểu ra Bùi Giáng phải điên, Tam Ích phải tự tử (1972). Cũng hiểu ra tại sao Nguyễn Chí Thiện không thể làm thơ được nữa. Trước khi chết, bất cứ ai cũng gặp phải tình trạng “flash back” – nhưng nếu không chết được thì người ta sẽ sống thản nhiên với tất cả mọi hoàn cảnh. Sự Thật lớn nhất là Cái Chết. Không phải triết học như lời của Albert Camus đâu mà đấy là Lý (giản dị) của Nghĩa Sống/Chết, không cần phải lên đến Hy Mã Lạp Sơn tu cách các Đạt Ma mới hiểu ra. Người Việt ai cũng cảm nhận được một lần nhưng không viết và nói ra như bạn với tôi đang vấn đáp với nhau. Cứ như thế tôi ở Mỹ đến năm thứ mười-lăm, đi gần hết các tiểu bang, đất đai trên thế giới… Lên thấu Alaska, xuống tới Nam bán cầu. Bạn còn muốn hỏi gì nữa hay chăng?
Trần Vũ: Câu chuyện đã khá dài, tuy tôi còn muốn hỏi thêm nhiều nữa, nhưng vẫn phải kết thúc. Trước khi chấm dứt, tôi muốn nhắc lại ảnh hưởng mà các tập bút ký chiến trường của anh đã để lại trong tôi. Chúng ám ảnh tôi đến mức tôi nóng ruột khoác lên người sự “nhiệm mầu” của người lính Cộng Hòa mà anh mô tả. Tuổi niên thiếu của tôi tràn ngập những buổi trưa của viên Thiếu úy Nam trở về doanh trại, trải tấm nệm lên chiếc giường hai chân chưa dựng, lắng nghe tiếng kèn của người lính gác vang lên giữa xao xác vắng vẻ. Tôi không mê “Sau 7 năm ở lính” của Nguyên Vũ, “Y sĩ tiền tuyến” của Trang Châu, “Tiền đồn” của Thế Uyên, “Tử thủ căn cứ hỏa lực 30 Hạ Lào” của Trương Duy Hy hay “Vỏ đạn” cho con trai đầu lòng của Nguyễn Đình Thiều, nhưng tôi ngã sấp mặt vào thế giới của Phan Nhật Nam. Cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu vì sao thời gian này tôi say mê anh như vậy. Thế giới của người lính ngồi trên sườn đồi uống bia không đá nhìn xuống con sông bốc mờ sương lam, của tân khóa sinh trong chuyến xe lửa đêm lên Đà Lạt lướt đi giữa rừng thông đầy mộng mị, của cả những bực dọc về Sàigòn dẹp biểu tình gác đường gác chợ như ăn mày hay tiếng khóc não lòng của người dân ngoài Trung trước mái nhà bị bắn sập… Tôi thuộc từng tên nhân vật, từng cấp bậc, từng thâm niên của từng người, thuộc cả tiếng chửi thề “chay me” thất vọng của viên Hạ sĩ Miên đấm vỡ chiếc nón bài thơ khi máy bay rời Phú Bài, thuộc đôi mắt nhẫn nhục vô hình của Trung úy Tạo, Tạo đen của 10 năm quân lao… Tôi cảm giác những trang bút ký của anh thời ấy giúp tôi sống với mọi người, cảm giác chúng truyền vào người mình nỗi đau của cả một miền đất nước, từ những tàn phá đến giận dữ. Sau này tôi vẫn đọc đi đọc lại “Dọc đường số 1”, “Dấu binh lửa”, “Dựa lưng nỗi chết” vì cảm giác thật mạnh đang sống với quê hương mình, trên từng thước đất, vào từng ngôi làng, “rờ” từng cái ấp. Có cái gì đó thật con người, cực kỳ cô độc lặng lẽ giữa sắt thép hỗn độn ầm vang trong thế giới của anh mà bây giờ phải đọc lại mới hiểu thấu hết tất cả những oan khiên của cuộc chiến vừa rồi.
Anh rất gần với “Cột mốc 125” và “Bão thép” của Ernst Junger, ở khía cạnh tiếng nổ của bom đạn, nhưng trong tác phẩm của Junger không có dân chúng, không có những làng mạc với xác những đứa bé chết thâm tím, không có tiếng kêu nặng nhọc của dân lành cố sức đi theo người lính xuôi Nam… Trong ký Phan Nhật Nam, ngược lại, xã hội dân sự hiện diện thường trực trong chiến tranh. Sau này, sang Hoa Kỳ, anh mất đi khá nhiều tố chất con người trong các bài viết, chính vì anh nghiêng nhiều về quân sử, số liệu, ngày tháng, đơn vị, khiến phần tập thể lấn át phần cá nhân.
Trước Phan Nhật Nam, tôi nghiêng về phía Cộng Hòa theo truyền thống giáo dục gia đình, sau “Dọc đường số 1”, “Dấu binh lửa”, “Mùa hè đỏ lửa”, “Tù binh và hòa bình” tôi trở thành người quốc gia vĩnh viễn. Anh mang trách nhiệm này, đã “biến” tôi thành người quốc gia vì đã dẫn tôi đi qua những thước đất của quê hương ngập tràn tai ương. Đáng lẽ tôi không nên đọc anh để dễ dàng thỏa hiệp với thực tại bây giờ, phải không? Muộn mất rồi. Tôi đã theo anh đi dọc đường số 1.
Phan Nhật Nam: Thật cảm động và rất hãnh diện khi biết có một người đọc, nhớ từng lời (do mình viết) như bạn đã tận ân tình đối với chữ nghĩa của tôi… Nhưng cũng có lần bà vợ tôi (yêu thương nhau từ 1964 chứ đâu phải mới chung sống ngày một ngày hai) nói ra lời chân thật (mà hẳn phải sau nhiều suy nghĩ vì bà ấy vốn kín đáo, nghiêm chỉnh): Sao ông cứ viết chuyện chiến tranh, tù tội như thế mãi… Bạn ơi, tôi trả lời sao đây? Tôi đi đâu nữa? Viết cái gì mới nữa? Tất cả đã thành sự. Chẳng cứ riêng tôi mà hầu như đối với tất cả những người cầm bút… Đây, lấy ví dụ, những “anh”, những “em” và những “tôi”… Bạn chỉ cho tôi xem trong ba cái cột trụ “tưởng như là quan trọng ghê gớm” kia có cái nào là “đáng để nói lên”? Bao nhiêu thế kỷ chữ nghĩa, văn chương người ta dùng đến độ đáng sợ cái tam giác (vô phương phá vỡ) ấy. Tuy nhiên, tôi vẫn… học, đọc, viết mỗi ngày. Ở Minnesota, tôi là một trong những sinh viên già nhất trường. Cứ như Sisyphe thôi. Nhưng biết đâu trên đường lăn đá lên đỉnh núi hắn ta (bắt buộc) nhận ra mình (Là ai? Làm gì?) với tất cả hùng vĩ đơn độc riêng. Mở chiếc máy lên, ngồi xuống với bàn gõ là lòng bình an, vui vui… Tôi không hề có nguồn vui lớn. Nói rất thật lòng để chấm dứt. Bạn không muốn hỏi nữa, tôi cũng đã quá mệt. Cám ơn bạn đã đọc kỹ, đã hỏi thật. Thế là đủ vì nhận được phần thúc giục: Ít ra chữ nghĩa (mình viết nên) không đến nỗi vô ích. Một người không cũng đủ. Rất cảm ơn.
thực hiện qua điện thư
http://baotreonline.com/gap-lai-phan-nhat-nam-tren-quoc-lo-1-ky-3/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire