Cơn sốt Obama trào lên từ nhiều vùng nhạy cảm trong tâm hồn người dân nước Việt thời hiện tại.
Trước hết, nước Mỹ nói chung đối với họ đáng tôn thờ hơn bất kì một quốc gia văn minh thịnh vượng nào khác. Nhật đáng kính trọng. Đức đáng nể. Anh, Úc, Canada đáng sống. Pháp, Ý thì đáng yêu. Các nước Bắc Âu đáng khâm phục. Hàn quốc cũng đáng học hỏi lắm. Song Mỹ là nhất. Là hình mẫu tuyệt đối của một thế giới đáng khao khát. Cái gì đến Việt Nam từ xứ cờ hoa, kể cả cà phê loãng, cũng mang thông điệp: Tôi chính là thứ bạn đang ao ước. Nho Mỹ ngọt hơn, kem Mỹ ngon hơn, sữa Mỹ bổ hơn, dao Mỹ sắc hơn, pin Mỹ bền hơn, học bổng Mỹ oai hơn, tiêu chuẩn Mỹ chuẩn hơn, tàu chiến Mỹ khủng hơn, dân biểu Mỹ danh giá hơn, thậm chí Việt kiều Mỹ nghe cũng hoành tráng hơn Việt kiều lung tung những nơi khác. Giấc mơ Mỹ chẳng những không đè nát cuộc đời Việt mà ngược lại, nó làm tổ trong lòng người Việt mọi tầng lớp, từ thượng tầng tinh hoa đến dân ngu khu đen, từ trí thức đến doanh nhân, từ đứa trẻ đến người già, từ cựu binh đánh Mỹ năm xưa đến cán bộ tuyên giáo vẫn chửi Mỹ năm này. Tổng thống Hoa Kỳ, ai không quan trọng, Obama hôm nay hay rất có thể Trump sắp tới, một anti-Obama, là đại diện cao nhất của chân trời mơ ước đó.
Thứ hai, cũng không liên quan tới cá nhân Obama, sự trở lại của người Mỹ lần này có cùng một động cơ như sự can dự của họ ở Việt Nam giữa thế kỉ trước: Trung Quốc. Lần trước, vì một nước Trung Hoa đỏ. Lần này, vì một nước Trung Hoa siêu cường. Bún chả Việt Nam tất nhiên ngon và hội chứng cuồng Obama ở Việt Nam chỉ thua ở quê cha đất tổ Kenya của chàng, song người Mỹ không đến thăm người Việt chỉ vì người Việt. Nụ hôn Hà Nội-Washington đậm vị Bắc Kinh. Một kẻ thứ ba mà ai cũng biết nhưng không được phép gọi tên luôn len vào vòng tay lớn Việt-Mỹ. Hai chữ “Trung Quốc” không một lần được nhắc trong bài diễn văn gần như đã thành huyền thoại của Obama tại Hà Nội, nhưng càng tránh điểm danh thì cái thế lực hắc ám kia càng lù lù ra đó. Nó hiện ra trong vẻ mặt cứng đờ của vị nguyên thủ nước chủ nhà. Trong lời trần tình hoa mỹ về việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí. Trong trích dẫn thơ “Nam quốc sơn hà”. Trong lời nhắn nhủ đầy ngụ ý và được cử tọa nồng nhiệt tán thưởng về nước lớn đừng ức hiếp nước nhỏ. Và trong ngưỡng vọng cháy bỏng của người Việt về một đồng minh hùng mạnh. Hơn cả đồng minh. Một người bảo trợ vĩ đại. Câu thơ nổi tiếng của Việt Phương nay có thể viết lại: trăng nước Mỹ tròn hơn trăng Trung Quốc. Tất cả những oán hờn ngàn năm và sự tổn thương của một dân tộc đầy kiêu hãnh về thành tích giữ nước trộn thành kỳ vọng khổng lồ gửi gắm vào nước Mỹ, dù Hoa Kỳ có thể quyết chống Hán đến người Việt cuối cùng, như đã từng ngược lại trong quá khứ. Song những bài học của lịch sử ít khi có giá trị. Obamamania những ngày này có phần là một phái sinh của sinophobia. Chỉ hình dung cho sắp tới đã phát kinh: ngay bây giờ rất nhiều người Việt đã mê Trump, vì ông này thường to mồm chửi Trung Quốc hãm hiếp Hoa Kỳ trong thương mại. “Cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp” của Nguyễn Huy Thiệp gửi lời chào đồng cảm sâu sắc.
http://baotreonline.com/ong-tay-den-den-tu-nha-trang/
Trước hết, nước Mỹ nói chung đối với họ đáng tôn thờ hơn bất kì một quốc gia văn minh thịnh vượng nào khác. Nhật đáng kính trọng. Đức đáng nể. Anh, Úc, Canada đáng sống. Pháp, Ý thì đáng yêu. Các nước Bắc Âu đáng khâm phục. Hàn quốc cũng đáng học hỏi lắm. Song Mỹ là nhất. Là hình mẫu tuyệt đối của một thế giới đáng khao khát. Cái gì đến Việt Nam từ xứ cờ hoa, kể cả cà phê loãng, cũng mang thông điệp: Tôi chính là thứ bạn đang ao ước. Nho Mỹ ngọt hơn, kem Mỹ ngon hơn, sữa Mỹ bổ hơn, dao Mỹ sắc hơn, pin Mỹ bền hơn, học bổng Mỹ oai hơn, tiêu chuẩn Mỹ chuẩn hơn, tàu chiến Mỹ khủng hơn, dân biểu Mỹ danh giá hơn, thậm chí Việt kiều Mỹ nghe cũng hoành tráng hơn Việt kiều lung tung những nơi khác. Giấc mơ Mỹ chẳng những không đè nát cuộc đời Việt mà ngược lại, nó làm tổ trong lòng người Việt mọi tầng lớp, từ thượng tầng tinh hoa đến dân ngu khu đen, từ trí thức đến doanh nhân, từ đứa trẻ đến người già, từ cựu binh đánh Mỹ năm xưa đến cán bộ tuyên giáo vẫn chửi Mỹ năm này. Tổng thống Hoa Kỳ, ai không quan trọng, Obama hôm nay hay rất có thể Trump sắp tới, một anti-Obama, là đại diện cao nhất của chân trời mơ ước đó.
Ông Tây Đen Đến Từ Nhà Trắng
Bình Luận của Phạm thị Hoài-Nguyên Khải trình bày
Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI
Thứ hai, cũng không liên quan tới cá nhân Obama, sự trở lại của người Mỹ lần này có cùng một động cơ như sự can dự của họ ở Việt Nam giữa thế kỉ trước: Trung Quốc. Lần trước, vì một nước Trung Hoa đỏ. Lần này, vì một nước Trung Hoa siêu cường. Bún chả Việt Nam tất nhiên ngon và hội chứng cuồng Obama ở Việt Nam chỉ thua ở quê cha đất tổ Kenya của chàng, song người Mỹ không đến thăm người Việt chỉ vì người Việt. Nụ hôn Hà Nội-Washington đậm vị Bắc Kinh. Một kẻ thứ ba mà ai cũng biết nhưng không được phép gọi tên luôn len vào vòng tay lớn Việt-Mỹ. Hai chữ “Trung Quốc” không một lần được nhắc trong bài diễn văn gần như đã thành huyền thoại của Obama tại Hà Nội, nhưng càng tránh điểm danh thì cái thế lực hắc ám kia càng lù lù ra đó. Nó hiện ra trong vẻ mặt cứng đờ của vị nguyên thủ nước chủ nhà. Trong lời trần tình hoa mỹ về việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí. Trong trích dẫn thơ “Nam quốc sơn hà”. Trong lời nhắn nhủ đầy ngụ ý và được cử tọa nồng nhiệt tán thưởng về nước lớn đừng ức hiếp nước nhỏ. Và trong ngưỡng vọng cháy bỏng của người Việt về một đồng minh hùng mạnh. Hơn cả đồng minh. Một người bảo trợ vĩ đại. Câu thơ nổi tiếng của Việt Phương nay có thể viết lại: trăng nước Mỹ tròn hơn trăng Trung Quốc. Tất cả những oán hờn ngàn năm và sự tổn thương của một dân tộc đầy kiêu hãnh về thành tích giữ nước trộn thành kỳ vọng khổng lồ gửi gắm vào nước Mỹ, dù Hoa Kỳ có thể quyết chống Hán đến người Việt cuối cùng, như đã từng ngược lại trong quá khứ. Song những bài học của lịch sử ít khi có giá trị. Obamamania những ngày này có phần là một phái sinh của sinophobia. Chỉ hình dung cho sắp tới đã phát kinh: ngay bây giờ rất nhiều người Việt đã mê Trump, vì ông này thường to mồm chửi Trung Quốc hãm hiếp Hoa Kỳ trong thương mại. “Cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp” của Nguyễn Huy Thiệp gửi lời chào đồng cảm sâu sắc.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire