Nhạc sĩ Thanh Phương lànhạc sĩ trưởng thành từ trước năm 1975,có những
sáng tác tiêu biểu trước năm 75 là Đêm Không Còn Tiếng Súng (Hương Lan
hát), Làm Nhà Cho Mẹ (Duy Khánh hát), Ngõ Hẻm Gặp Nhau (Thanh Tuyền
hát)…
Ngoài ra, theo người nhà của ông tiết lộ, thì bài đầu tay của ông chính là ca khúc rất nổi tiếng Dấu Chân Kỷ Niệm, nhưng để tên tác giả là Thúc Đăng (tức nhạc sĩ Mạnh Phát – là thầy dạy nhạc của ông) để bài hát dễ được phát hành và thu âm. Bài hát được ông sáng tác với sự hướng dẫn, trợ giúp của thầy Mạnh Phát. Tuy nhiên vì để tên tác giả là Thúc Đăng nên cho đến nay không có ai biết ông chính là đồng tác giả của ca khúc Dấu Chân Kỷ Niệm.
Nhạc sĩ Thanh Phương tên thật là Nguyễn Ngọc Ánh, sinh năm 1944,
nhưng khi chuyển từ quê hương Phan Thiết vào Sài Gòn học nhạc ở thầy là
nhạc sĩ Mạnh Phát khoảng năm 1964, ông đã khai lại năm sinh là 1950 để
khỏi phải đi lính. Thời điểm này ông cũng đổi tên trên giấy tờ thành
Nguyễn Thanh Phương. Thời điểm ông sáng tác mạnh nhất là khoảng năm
1965-1966, trong đó nhiều bài viết chung với Hàn Châu, Mạnh Phát. Thời
gian sau đó, ông có thời gian mở lớp dạy nhạc lý ở đường Bùi Hữu Nghĩa –
Gia Định.
Nhạc sĩ Thanh Phương lập gia đình khoảng năm 1968. Vợ ông sinh năm
1950, là nghệ sĩ cải lương Kiều Yến Nga trong đoàn Kim Chung, là đồng
môn của nghệ sĩ Kiều Mai Lý. Trước đó ông nhập ngũ và phục vụ ngành tâm
lý chiến cho đến năm 1975.
Trước khi lấy bút danh là Thanh Phương, ông sáng tác với tên Phương Anh (với ca khúc Một Căn Nhà Mướn). Sau khi học nhạc ở nhạc sĩ Mạnh Phát, nhạc sĩ Mạnh Phát đã đặt bút danh khác là Thanh Phương (cùng tên lót Thanh với một học trò khác của Mạnh Phát là ca sĩ Thanh Tuyền. Vì vậy có thể nói nhạc sĩ Thanh Phương là bạn đồng môn với ca sĩ Thanh Tuyền).
Sau
năm 1975, cuộc sống khó khăn, ông đi buôn nước mắm, cá khô từ quê nhà
Phan Thiết. Lúc rảnh rỗi, ông vẫn còn viết nhạc được cả trăm ca khúc,
nhưng thời điểm đó không thể phát hành được. Trước sự đổi đời đó, ông
trở nên thất chí và thường xuyên say xỉn, không quan tâm tới sự đời. Vợ
ông phải một mình cán đán cuộc sống gia đình khó khăn với 7 người
con. Có một thời gian khoảng tthập niên 1990, ông thường xuyên giao lưu
gặp gỡ Vinh Sử, Hàn Châu, Thanh Sơn, “Bộ tứ này” làm gì hoặc sáng tác ca
khúc nào cũng hỏi ý kiến nhau. Tuy nhiên trước hoàn cảnh khó khăn với 7
người con ngày càng lớn, không được học hành đến nơi đến chốn, 2 vợ
chồng ngày càng lớn tuổi, ông lại trở nên thất chí từ lúc đó đến cuối
đời. Trước khi qua đời, ông muốn được về lại quê nhà ở Phan Thiết nên
bán căn nhà lâu năm ở đường Bạch Đằng để trang trải cuộc sống và cả nhà
về Phan Thiết thuê nhà ở cho đến khi ông qua đời năm 2012. Vợ ông năm
nay 70 tuổi, vẫn còn ở tại ngôi nhà mướn đó.
Một trong những ca khúc đầu tiên của nhạc sĩ Thanh Phương tên là Một Căn Nhà Mướn (với bút danh Phương Anh), không ai ngờ là căn nhà cuối cùng mà ông ở trước khi qua đời cũng là một căn nhà mướn. Đó có phải là số mệnh đã được định trước?
Tuy nhiên, ca khúc Một Căn Nhà Mướn này đã bị nhạc sĩ VS “hô biến” thành của mình với bút danh Cô Phượng. Năm 2004, khi mà nhạc sĩ Thanh Phương còn sống, ca khúc Một Căn Nhà Mướn
này được ca sĩ Mạnh Quỳnh hát trên Paris By Night 72 với tên tác giả là
Cô Phượng (một bút danh của VS), điều này làm cho nhạc sĩ Thanh Phương
rất buồn. Một điều trớ trêu là lúc đó ông đang ở trong một căn nhà mướn ở
Phan Thiết, và bài hát tâm huyết của ông bị nhạc sĩ khác chiếm dụng,
được hát trên 1 trung tâm lớn ở hải ngoại nhưng ông thì không nhận được
đồng tiền tác quyền nào.
Một
điều hầu như không ai biết, theo tiết lộ của chị Phương Oanh, con gái
đầu của nhạc sĩ Thanh Phương, thì ông lá tác giả của 2 bài nhạc vàng rất
nổi tiếng là Hạ Thương và Dấu Chân Kỷ Niệm. Trước giờ giới yêu nhạc chỉ biết rằng bài Dấu Chân Kỷ Niệm là của nhạc sĩ Thúc Đăng (tức Mạnh Phát) và bài Hạ Thương là của nhạc sĩ Hàn Châu.
Đối với bài Hạ Thương, ca khúc được nhạc sĩ Thanh Phương sáng tác năm 1974, và danh ca Thái Thanh là người duy nhất hát bài này trước 1975. Ca khúc này viết về tâm sự của người lính như sau:
Hạ ơi! anh xa em mấy mùa phượng rồi
Giờ tạm dừng quân lần đầu tiên thương gửi về em
Lối xưa có còn những tà áo trắng tung bay
Cho anh ngây ngất ngàn ngày
Bên người tình nhân nhỏ bé
Hạ ơi! anh xa em mấy ngày thật dài
Hỏi người năm xưa giờ còn thương nhớ người con trai
Đã hơn những chiều hẹn hò
Anh đón anh đưa, bên ai quấn quít từng giờ
Ôi tình yêu rót mật thành thơ
Mùa hạ nay vắng anh chắc em sẽ buồn
Lối hẹn lối hò còn ai
Để đưa em đường vắng lối dài
Anh yêu em cũng trong mùa phượng vỹ
Mà giờ đây xa rồi, chợt buồn mênh mang
Giờ đây, anh lênh đênh bốn ngả đường dài
Lòng nặng niềm thương về người em bé bỏng hậu phương
anh sẽ trở về cũng mùa phượng vỹ đơm hoa
Em anh vui tuổi ngọc ngà
Ta bỏ đi nỗi buồn ngày qua
Như vậy ca khúc Hạ Thương được nhạc sĩ Thanh Phương sáng tác
cả nhạc lẫn lời trước năm 1975, đến năm 1994 thì được nhạc sĩ Hàn Châu
sửa lại 1 số câu để các ca sĩ hát sau này.
Đối với ca khúc Dấu Chân Kỷ Niệm,
gia đình nhạc sĩ Thanh Phương cũng cho biết đây là ca khúc được ông
sáng tác đầu tiên sau khi trở thành học trò của nhạc sĩ Mạnh Phát, và để
tên nhạc sĩ sáng tác là Thúc Đăng. Đây cũng là ca khúc kỷ niệm cho mối
tình với người vợ của ông.
Có
một chi tiết rất cảm động là sau khi nhạc sĩ Thanh Phương qua đời năm
2012, người vợ hiền của ông vì quá nhớ thương mà trở nên ngơ ngẩn, có
dấu hiệu chấn động tâm lý, và luôn miệng hát lại các bài hát của ông
Thanh Phương sáng tác, và hát nhiều lần nhất là Dấu Chân Kỷ Niệm.
Bà hát bài hát liên tục, cả khi ăn, khi ngủ, vừa hát vừa nhạt nhòa nước
mắt. Bài hát được ông viết từ thời tuổi trẻ, nay được bà hát như cho
chính cuộc chia ly thực sự của 2 người:
Ngoài ra, theo người nhà của ông tiết lộ, thì bài đầu tay của ông chính là ca khúc rất nổi tiếng Dấu Chân Kỷ Niệm, nhưng để tên tác giả là Thúc Đăng (tức nhạc sĩ Mạnh Phát – là thầy dạy nhạc của ông) để bài hát dễ được phát hành và thu âm. Bài hát được ông sáng tác với sự hướng dẫn, trợ giúp của thầy Mạnh Phát. Tuy nhiên vì để tên tác giả là Thúc Đăng nên cho đến nay không có ai biết ông chính là đồng tác giả của ca khúc Dấu Chân Kỷ Niệm.
Duy Khánh – Làm Nhà Cho Mẹ
*
* *
* *
Ca khúc Viết Trên Cao của nhạc sĩ Thanh Phương viết chung với Hàn Châu, ca sĩ Giang Tử hát trước năm 75
Ca khúc Chỉ Có Mình Anh của nhạc sĩ Thanh Phương viết chung với thầy là nhạc sĩ Thúc Đăng
Trước khi lấy bút danh là Thanh Phương, ông sáng tác với tên Phương Anh (với ca khúc Một Căn Nhà Mướn). Sau khi học nhạc ở nhạc sĩ Mạnh Phát, nhạc sĩ Mạnh Phát đã đặt bút danh khác là Thanh Phương (cùng tên lót Thanh với một học trò khác của Mạnh Phát là ca sĩ Thanh Tuyền. Vì vậy có thể nói nhạc sĩ Thanh Phương là bạn đồng môn với ca sĩ Thanh Tuyền).
Một trong những ca khúc đầu tiên của nhạc sĩ Thanh Phương tên là Một Căn Nhà Mướn (với bút danh Phương Anh), không ai ngờ là căn nhà cuối cùng mà ông ở trước khi qua đời cũng là một căn nhà mướn. Đó có phải là số mệnh đã được định trước?
Đối với bài Hạ Thương, ca khúc được nhạc sĩ Thanh Phương sáng tác năm 1974, và danh ca Thái Thanh là người duy nhất hát bài này trước 1975. Ca khúc này viết về tâm sự của người lính như sau:
Hạ ơi! anh xa em mấy mùa phượng rồi
Giờ tạm dừng quân lần đầu tiên thương gửi về em
Lối xưa có còn những tà áo trắng tung bay
Cho anh ngây ngất ngàn ngày
Bên người tình nhân nhỏ bé
Hạ ơi! anh xa em mấy ngày thật dài
Hỏi người năm xưa giờ còn thương nhớ người con trai
Đã hơn những chiều hẹn hò
Anh đón anh đưa, bên ai quấn quít từng giờ
Ôi tình yêu rót mật thành thơ
Mùa hạ nay vắng anh chắc em sẽ buồn
Lối hẹn lối hò còn ai
Để đưa em đường vắng lối dài
Anh yêu em cũng trong mùa phượng vỹ
Mà giờ đây xa rồi, chợt buồn mênh mang
Giờ đây, anh lênh đênh bốn ngả đường dài
Lòng nặng niềm thương về người em bé bỏng hậu phương
anh sẽ trở về cũng mùa phượng vỹ đơm hoa
Em anh vui tuổi ngọc ngà
Ta bỏ đi nỗi buồn ngày qua
Thái Thanh - Hạ Thương
Sau năm 1975, ca khúc này dĩ nhiên là không được phép phổ biến. Đến năm
1994, khi đó nhạc sĩ Thanh Phương chơi rất thân với nhạc sĩ Hàn Châu.
Lúc này nhạc sĩ Hàn Châu đã viết lại lời mới cho ca khúc này, bỏ đi các
chi tiết viết về người lính. Bài hát Hạ Thương với lời mới này
được ca sĩ Hương Lan hát trong CD Tình 22 gồm những tình khúc Hàn Châu –
Ngọc Sơn (nhạc sĩ). Sau đó ca khúc này cũng nổi tiếng qua tiếng hát
Ngọc Sơn.
Bản viết tay bài Hạ Thương năm 1994, khi nhạc sĩ Hàn Châu đã sửa lại lời khác
Vợ chồng nhạc sĩ Thanh Phương thời trẻ
Giao Linh – Dấu Chân Kỷ Niệm
Về thế giới xa nào
Cho đời hiu hắt
Như nghĩa trang…
Bài: Đông Kha (nguồn nhacxua.vn)
This way my associate Wesley Virgin's tale launches with this SHOCKING and controversial video.
RépondreSupprimerAs a matter of fact, Wesley was in the military-and soon after leaving-he revealed hidden, "SELF MIND CONTROL" secrets that the CIA and others used to get everything they want.
As it turns out, these are the EXACT same SECRETS many celebrities (notably those who "come out of nothing") and top business people used to become rich and famous.
You probably know that you utilize only 10% of your brain.
That's mostly because most of your brain's power is UNCONSCIOUS.
Maybe this thought has even taken place INSIDE OF YOUR very own mind... as it did in my good friend Wesley Virgin's mind around seven years ago, while riding an unregistered, beat-up trash bucket of a car without a driver's license and with $3 on his banking card.
"I'm very fed up with living check to check! When will I become successful?"
You've been a part of those those conversations, am I right?
Your very own success story is going to start. All you have to do is in YOURSELF.
WATCH WESLEY SPEAK NOW